4.4.2.1. Phân loại và thu gom
Phân loại chất thải rắn: Bệnh viện đã tiến hành phân loại CTR theo 5
nhóm theo đúng quy định của Bộ y tế. Chất thải rắn bệnh viện được phân làm 5 loại là chất thải hóa học nguy hại, chất thải lây nhiễm, bình chứa áp suất, chất thải tái chế và chất thải thông thường.
Các loại thùng chứa rác thải túi đựng rác thải và yêu cầu phân loại rác thải được thiết lập theo quyết định số 43/2007/QĐ – BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ y tế, về việc ban hành quy chế Quản lý chất thải y tế. Cụ thể quy định theo mã màu sắc:
– Màu vàng: đựng chất thải lây nhiễm
– Màu đen: đựng chất thải hóa học nguy hại và chất thải phóng xạ – Màu xanh: đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ – Màu trắng: đựng chất thải tái chế
– Sử dụng thùng kháng thủng để đựng vật sắc nhọn
Túi đựng chất thải: bệnh viện đã sử dụng đúng các tiêu chuẩn về chất
liệu, ký hiệu và kích cỡ của túi đựng chất thải. Việc sử dụng túi đúng màu sắc sẽ thuận lợi hơn cho quá trình thu gom chất thải, nhân viên thu gom sẽ không nhầm lẫn giữa các loại chất thải. Vì vậy, bệnh viện đã trang bị đầy đủ các loại
túi nilon có màu sắc và chất liệu cũng như kí hiệu trên túi nilon đúng như quy định của Bộ y tế .
Hộp đựng vật sắc nhọn: hiện tại bệnh viện đang sử dụng là hộp kháng
thủng làm bằng i lốc sau mỗi lần sử dụng đều được vệ sinh và dùng lại nhiều lần (hộp này đã được trình bày tại hội thảo năm 2005) tại bệnh viện y học lao động và vệ sinh môi trường được các chuyên gia của Bộ y tế, chuyên gia Thụy Điển công nhận là phù hợp trong điều kiện kinh tế khó khăn. Hộp kháng thủng này cũng được công nhận bằng kháng kiến của thành phố Hà Nội.
Bệnh viện đã trang bị đầy đủ các hộp đựng vật sắc nhọn theo đúng quy định và các hộp này cũng được dán nhãn “hộp đựng vật sắc nhọn” và vạch định mức ¾. Các hộp này sau khi đựng đầy ¾ thì được các nhân viên môi trường đậy nắp dán kỹ và vận chuyển đi xử lý cùng chất thải lây nhiễm.
Hoạt động thu gom chất thải của bệnh viện được thực hiện bởi tổ vệ sinh, hàng ngày họ thực hiện việc thu gom chất thải từ các khoa phòng là 2 lần/ ngày. Thời gian thu gom như sau:
Buổi sáng: từ 8 giờ - 10 giờ
Hình 4.5 : Sơ đồ phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn bệnh viện
Đây là sơ đồ phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn của bệnh viện theo đúng quy định của bộ y tế đề ra.
Chất thải bệnh viện (nơi phát sinh) CT hóa học nguy hại (túi đen) CT lây nhiễm (túi vàng) Vật sắc nhọn (thùng kháng thủng) CT tái chế (túi trắng) CT thông thường (túi xanh) CT giải phẫu Không lây nhiễm Sắc nhọn Đội vệ sinh thu gom trong ngày Bán cho công ty tái chế rác Do công ty môi trường đô thị xử lý Tái chế, tái sử dụng Khử trùng Khử trùng
Lưu giữ trong nhà (không quá 48 tiếng) Thiêu đốt thủ công ngoài trời Tro Trả lại nơi sản xuất ban đầu Xử lý ngay tại nguồn nơi phát sinh
Dưới đây là sơ đồ hệ thống thu gom và tập trung chất thải rắn trong bệnh viện:
CTR độc hại đặc biệt CTR thông thường CTR lây nhiễm
Hình 4.6 : Sơ đồ thu gom và tập trung CTR trong bệnh viện.
4.4.2.2. Vận chuyển chất thải y tế
Rác thải tại các khoa phòng được các nhân viên môi trường trong bệnh viện vận chuyển đến điểm tập trung rác. Phương tiện để vận chuyển hiện nay
Nhà ăn, khu hành chính, khuôn viên
Phòng bệnh nhân
Giặt là
Khu tập trung chất thải rắn
Khoa lây Khu phẫu thuật Phòng cấp cứu Các khoa điều trị Quản xác, phẫu thuật tử thi
là xe trở rác thải thông thường chuyên dụng và thùng trở rác loại 2 bánh xe có nắp đậy dung tích 0,3m3.
Đối với rác thải thông thường được nhân viên môi trường của bệnh viện thu gom và vận chuyển tới nơi tập kết rùi được công ty môi trường đô thị vận chuyển hằng ngày từ nhà chứa rác thải bệnh viện đến khu tập chứa rác thải thành phố.
Đối với chất thải rắn nguy hại, các hộ lý trực tiếp tập hợp ở chính các khoa phòng họ làm việc, cột kín bỏ vào thùng và do nhân viên môi trường vận chuyển tới nơi tập trung lưu giữ chất thải y tế bằng xe đẩy tay. Rác thải sau khi được nhân viên môi trường dùng xe đẩy tay để vận chuyển theo lối đi riêng tới nơi tập kết. Thì chất thải y tế nguy hại sau khi thu gom được cho vào lò đốt để xử lý, phần tro được xử lý như rác thải thông thường do công ty môi trường đô thị xử lý thu gom và chôn lấp ở bãi rác tập trung của thành phố.
Nhân lực phục vụ cho quản lý chất thải của bệnh viện được thể hiện ở:
Bảng 4.3: Nhân lực phục vụ cho quản lý chất thải tại bệnh viện
Các chỉ số Nhân viên Số lượng người
Tổng số nhân viên tham gia quản lý chất thải
10 Phân loại, thu gom, vận chuyển
chất thải
Điều dưỡng, hộ lý 6 Nhân viên xử lý chất thải rắn Điều dưỡng 2
Nhân viên xử lý nước thải Điều dưỡng 2
4.4.2.3.Lưu giữ chất thải y tế
Nơi lưu giữ: bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ y tế, có tường rào bao quanh có nơi lưu giữ riêng rẽ chất thải nguy hại, bệnh viện còn có lò đốt chất thải rắn y tế lây nhiễm; nguy hại công suất 150. Tổ chức đốt chất thải hằng ngày vào các buổi chiều cả các ngày lễ.
Thời gian lưu giữ: 24 giờ. Chất thải tái chế được công ty trách nhiệm Bảo Ngọc thu mua theo hàng quý hoặc trường hợp khu quá đầy. Chất thải nguy hiểm nguy hại (có chứa các kim loại nặng) chất phóng xạ được lưu giữ riêng và được đem đi định kì do công ty trách nhiệm Eruco10. Riêng chất thải lỏng trong quá trình xử lý phim ảnh được cô lập trong can 20 lít có dãn mã:”Bệnh viện đa khoa Đông Anh, chất thải rửa phim XQ” 190106.
– Tình hình các biện pháp xử lý đang được áp dụng tại bệnh viện
Quá trình tìm hiểu thực tế cho thấy, hiên nay bệnh viện đa khoa Đông Anh áp dụng 4 phương pháp cho xử lý chất thải rắn khác nhau, đó là phương pháp đốt thủ công ngoài trời cho chất thải rắn lây nhiễm; phương pháp chôn lấp phía sau khuôn viên bệnh viện cho các loại bệnh phẩm, rau thai,... phương pháp chôn lấp cho chất thải thông thường tại bãi rác thị trấn Đông Anh và phương pháp bán chất thải tái chế, tái sử dụng cho công ty thu mua phế thải. Thành phần khối lượng chất thải rắn áp dụng cho từng phương pháp tương ứng với thành phần, phần trăm khối lượng các loại chất thải rắn đã được phân loại tại bệnh viện.
Trong khi đó hiện nay, phần lớn các bệnh viện trong cả nước,đặc biệt là các bệnh viện lớn như bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên chỉ sử dụng 3 phương pháp chủ yếu là phương pháp đốt chất thải rắn trong lò đốt chuyên dụng cho chất thải lây nhiễm; chất thải thông thường do công ty môi trường đô thị thu gom và xử lý tại bãi rác; bán chất thải tái chế cho các công ty được cấp phép hoạt động tái chế chất thải. Đây cũng chính là quy định của bộ y tê trong xử lý chất thải rắn bệnh viện hiện nay.
Như vậy, phương pháp đốt thủ công ngoài trời cho chất thải lây nhiễm và chôn lấp bệnh phẩm trong khuôn viên bệnh viện là 2 phương pháp thủ công và lạc hậu trong thời điểm hiện nay và trong thời gian tới, gây ô nhiễm
môi trường. Nguyên nhân của nó chính là bệnh viện không có kinh phí để xây dựng lò đốt chất thải chuyên dụng cho xử lý chất thải rắn.
Hiện nay theo quy định chất thải rắn nguy hại của bệnh viện phải được xử lý ban đầu trước khi đưa đi tiêu hủy cuối cùng.
– Xử lý ban đầu tại bệnh viện
Công việc xử lý chất thải rắn nguy hại ban đầu được bệnh viện thực hiện tương đối tốt theo đúng quy định của Bộ y tế. Tại bệnh viện các loại chất thải rắn có độ lây nhiễm cao như găng tay, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng máu, các vật sắc nhọn, các bệnh phẩm cắt bỏ... đều được xử lý (khử khuẩn) trước khi cho vào túi màu vàng để vận chuyển đi xử lý. Phương pháp được sử dụng chủ yếu là khử khuẩn bằng hóa chất (Foormol 10% Cloramin B 1 – 2%).
– Tiêu hủy cuối cùng chất thải rắn
Do bệnh viện được xây dựng đã lâu và quy mô nhỏ, không đủ kinh phí để lắp đặt một hệ thống lò đốt chất thải chuyên dụng. Bệnh viện lại chưa ký được hợp đồng thu gom, xử lý chất thải rắn nguy hại với công ty môi trường đô thị. Vì vậy, phương pháp tiêu hủy cuối cùng chất thải rắn lây nhiễm của bệnh viện là thiêu đốt thủ công ngoài trời cho chất thải lây nhiễm sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn và chôn lấp trong khuôn viên đối với các loại bệnh phẩm.
Trong công tác quản lý chất thải y tế của bệnh viện, bên cạnh yếu tố công nghệ thì yếu tố con người cũng rất quan trọng. Cho dù có hệ thống xử lý hiện đại nhưng cán bộ, nhân viên trong bệnh viện và cộng đồng không nhận thức rõ các tác hại của chất thải y tế với môi trường và sức khỏe, chưa hiểu rõ tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải y tế thì hệ thống đó hoạt động cũng không hiệu quả.
Để đánh giá được sự hiểu biết của nhân viên môi trường trong bệnh viện về tình hình vệ sinh môi trường và thực trạng thu gom chất thải y tế trong bệnh viện tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu điều tra đối với nhân viên môi trường trong bệnh viện, với 30 phiếu được phỏng vấn.
Từ kết quả phỏng vấn nhân viên môi trường trong bệnh viện về thực trạng thu gom chất thải cho thấy: theo ước tính của nhân viên cho rằng một ngày có khoảng 650 bệnh nhân đến khám chữa bệnh và 280 bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện nên một ngày lượng chất thải phát sinh ra khoảng 170 kg đến 220 kg. Bệnh viện đã có thùng, túi đựng rác thải y tế, số lần thu gom trong ngày là 2 lần và chất thải trong các khoa phòng cũng đã được phân loại theo từng loại chất thải vào từng loại túi đựng khác nhau. Chất thải được vận chuyển đi theo lối riêng không đi qua khu vực bệnh nhân tránh làm rơi vãi, bốc mùi làm ảnh hưởng đến bệnh nhân. Bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải riêng được xây dựng cách xa với những khu bệnh nhân hay qua lại, xe vận chuyển rác thì đều có nắp đậy.
Theo kết quả phỏng vấn người bệnh và người nhà bệnh nhân về tình hình vệ sinh môi trường trong bệnh viện và kết hợp quan sát thực tế cho thấy: nhìn chung đại đa số người được hỏi cho rằng bệnh viện đã thực hiện công tác vệ sinh khoa phòng hàng ngày như phổ biến nội quy của bệnh viện chiếm 86,7 % không phổ biến nội quy chiếm 13,3%, 100% các phòng có thùng đựng rác trong mỗi buồng bệnh và buồng bệnh đều được vệ sinh hàng ngày, chất thải được thu gom hàng ngày, bệnh viện có bảng hướng dẫn nội quy buồng bệnh 100%. Đa phần bệnh nhân được hỏi đều nói là có nhìn thấy nhân viên thu gom chất thải phân loại rác theo từng loại nhưng không biết đúng không vì chúng tôi không biết về cách phân từng màu như thế nào.
Kết quả phỏng vấn y tá, bác sỹ tại bệnh viện cho ta thấy đa phần có ý kiến cho rằng môi trường chung của bệnh viện bình thường chiếm 63,3%, còn 36,7% cho rằng là sạch sẽ. 100% ý kiến của các y tá, bác sỹ tại bệnh viện cho là thời gian thu gom CTRYT đã phù hợp đối với bệnh viện hiện nay. Hệ thống quản lý CTR y tế của bệnh viện đa phần có ý kiến tốt chiếm 66,7% và 33,3% ý kiến cho rằng là bình thường.
Hình 4.7: Sơ đồ hệ thống quản lý CTRYT của bệnh viện Giám đốc Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn BV 4 phòng chức năng 4 khoa cận lâm sàng 9 khoa lâm sàng Rác thải thông thường Rác thải nguy hại Công ty môi trường đô thị xử lý Hộ lý thu gom Kho lưu giữ Đốt bằng lò đốt tại bệnh viện