1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần CMC

49 525 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 216,94 KB

Nội dung

Đến nay, công ty vẫn là một trong những đơn vị sản xuất gạch ốp lát Ceramic có tên tuổi và thương hiệu trong nhóm top 5 của cả nước.công ty cổ phần CMC cũng là một trong số ít các doanh

Trang 1

MỤC LỤC

SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 1 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời gian học tập tại trường, sinh viên được cung cấp rất nhiều kiến thức chuyên ngành Tuy nhiên, những kiến thức này mang tính lý thuyết làm cho sinh viên thường gặp khó khăn khi làm việc thực tế Để cải thiện tình trạng này và giúp sinh viên tiếp cận, cập nhập kiến thức mới, luyện tập những kiến thức được học trong nhà trường vào thực tế, nhà trường đã tổ chức cho sinh viên tham gia vào khóa kiến tập cơ

sở ngành tại các doanh nghiệp Đợt thực tập cơ sở ngành này đã giúp sinh viên rèn luyện được kỹ năng giao tiếp xã hội, xây dựng được quan hệ ban đầu tốt với đơn vị thực tập, đồng thời ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ giáo trình vào trong các hoạt động của doanh nghiệp, củng cố được kiến thức và kỹ năng đã được học, đồng thời giúp cho việc nghiên cứu kiến thức chuyên sâu của ngành học Sinh viên cũng có được những kiến thức cơ sở phục vụ cho báo cáo thực tập tốt nghiệp năm tới

Qua sự chỉ dẫn của GVHD và sự giúp đỡ của người thân, em đã kiến tập tại Công ty Cổ phần CMC Công ty Cổ phần CMC có rất nhiều ngành nghề kinh doanh nhưng mạnh nhất là lĩnh vực sản xuất kinh doanh gạch men Ceramic Trong quá trình kiến tập, em đã nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình của rất nhiều người, giúp em hoàn thành bài báo cáo này

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo NGUYỄN THỊ HẢI YẾN đã tận tình hướng

dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thiện báo cáo

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần CMC

đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian kiến tập tại Công ty

Báo cáo kiến tập gồm 3 chương với nội dung cụ thể của các chương như sau:Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần CMC

Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần CMC

Chương 3: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện cho Công ty Cổ phần CMC

SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 2 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Trang 3

SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CMC

1.1Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần CMC

Công ty Cổ phần CMC hiện là đơn vị liên kết với Tổng Công ty Sông Hồng

Công ty là doanh nghiệp độc lập được thành lập theo hình thức chuyển từ Doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Công nghiệp Bê tông và Vật liệu Xây dựng thành Công ty

Cổ phần CMC theo quyết định số 489/QĐ-BXD ngày 23/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/11/2005

Công ty Công nghiệp Bê tông và Vật liệu Xây dựng tiền thân là Nhà máy Bê tông Việt Trì được thành lập từ những năm 1960 thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng – Bộ Xây dựng Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng là một Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập lại tại quyết định số 126A/BXD-TCLĐ ngày 26/03/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Là một đơn vị có truyền thống và bề dày trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam, có sản phẩm uy tín mang thương hiệu CMC, sản phẩm uy tín nhất là các loại gạch ốp lát Đến nay, công ty vẫn là một trong những đơn vị sản xuất gạch ốp lát Ceramic có tên tuổi và thương hiệu trong nhóm top 5 của cả nước.công ty cổ phần CMC cũng là một trong số ít các doanh nghiệp được đầu tư dây chuyền đồng bộ xuất

sứ từ Châu Âu 100% Cho đến nay, Công ty cổ phần CMC chủ yếu sản xuất gạch ốp lát Ceramic theo công nghệ Italia đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng

Tên pháp định : Công ty Cổ phần CMC

Tên quốc tế : CMC Joint Stock Company

Tên viết tắt : CMC JSC

Biểu tượng (Logo) :

Trụ sở chính : Phố Anh Dũng – Phường Cát Tiên – Việt Trì – Phú Thọ

Điện thoại : 0210-846.206

Fax : 0210-384.77.29

SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 5 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Trang 6

Số cổ phiếu đang lưu hành : 7,794,100 cp

Số cổ phiếu đang niêm yết : 8,000,000 cp

Phương thức sở hữu : Công ty Cổ phần

1.2 Những mốc thời gian quan trọng phản ánh sự phát triển của Công

ty Cổ phần CMC

- Năm 1965, Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển nhà máy trực thuộc công

ty kiến trúc Việt Trì (BXD) và mang tên Xí nghiệp bê tông Việt Trì

- Năm 1983, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng nhà máy A-pa-tit Lao Cai trực thuộc BXD Công ty kiến trúc Việt Trì đổi tên thành Tổng Công ty xây dựng Vĩnh Phú-Hoàng Liên Sơn và đặt trụ sở tại Lào Cai-Hoàng Liên Sơn

- Năm 1991, Tổng công ty chuyển trụ sở về Việt Trì và đổi tên thành Tổng công

ty xây dựng Sông Hồng

- Ngày 05/11/1995, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra quyết định số 2727/BXD-TCLĐ với nội dung đổi tên XN bê tông Việt Trì thành Công ty Công nghiệp Bê tông và Vật liệu xây dựng

- Năm 1995, 1996, công ty đầu tư thêm 2 trạm trộn bê tông và 1 dây chuyền sản xuất gạch ốp lát Ceramic theo công nghệ Italia Năm 1999 và 2002, Công ty lần lượt đầu tư dây chuyền sản xuất gạch thứ 2 và thứ 3

- Công ty đã mở thêm chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng

- Tháng 4/2006, công ty chính thức chuyển đổi từ Công ty Nhà nước thành Công

ty Cổ phần theo quyết định số 489/QĐ-BXD ngày 23/03/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng

Công ty đã đạt các giải thưởng Huy chương vàng về sản phẩm đạt chất lượng cao ngành xây dựng (1998), Huy chương vàng hội chợ quốc tế(2003), Huân chương lao SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 6 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Trang 7

động hạng nhất (2003), Giải quả cầu vàng (2004-2005), Giải môi trường xanh bền vững (2008)

- Ngày 05/11/2009, cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội

1.3 Tổng kết những chỉ tiêu quan trọng của công ty giai đoạn 2010-2012

Bảng 1.1 Bảng thống kê một số chỉ tiêu của công ty

1 Doanh thu các hoạt động (Triệu

2 Lợi nhuận sau thuế (Triệu đồng) 30.332 20.659 11.773

3 Thuế phải nộp Nhà nước (Triệu

Đại học và trên Đại học (người)

Cao đẳng, Trung cấp (người)

Sơ cấp và đào tạo khác (người)

43097131112

394112177105

38411017698

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần CMC)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm

có sự thay đổi không đồng đều Cụ thể là: Doanh thu năm 2011 tăng lên 16.256 (triệu đồng) tương ứng tỷ lệ 6 % so với năm 2010, năm 2012 tăng lên 27.556 (triệu đồng) tương ứng tỷ lệ tăng 1.02 % so với năm 2010 và tăng 11.300 (triệu đồng) với tỷ lệ tăng tương ứng là 4.17% Trong khi đó lợi nhuận sau thuế năm 2011 giảm 9.673 (triệu đồng) tương đương 30,75% so với năm 2010, năm 2012 giảm 18.559 (triệu đồng) tương ứng 64,09% so với năm 2010 và giảm 8,886 (triệu đồng) tương ứng giảm 44.12

% so với năm 2011 Chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ tăng của doanh thu là rất nhỏ so với tỷ lệ giảm của lợi nhuận Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã có những chính sách điều chỉnh không phù hợp với sự phát triển của thị trường khiến chi phí tăng làm lợi nhuận giảm trong khi doanh thu vẫn tăng Ta cũng thấy rằng tỷ lệ tăng doanh thu năm

2012 chậm hơn so với năm 2011 Nguyên nhân có thể là do những năm gần đây nền kinh tế có nhiều biến đổi khó khăn, thị trường xây dựng và nhà đất ngày càng lạnh xuống, nhu cầu của người dân về xây dựng nhà cửa đã hạ thấp đáng kể, bên cạnh đó Nhà nước đã hủy bỏ rất nhiều dự án xây dựng

SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Trang 8

Tổng vốn của công ty qua các năm 201-2012 đã có sự tăng lên Đến năm 2012, tổng vốn của công ty đã tăng lên gấp 2 lần so với năm 2010 Từ đó có thể thấy quy mô công ty đang ngày càng mở rộng

Sự biến động của số lượng công nhân viên trong giai đoạn có xu hướng giảm Năm 2010, công ty có 430 người, đến năm 2011 giảm còn 394 người, năm 2012 lại giảm xuống chỉ còn 384 người Nguyên nhân của sự sụt giảm này có thể là do năm

2012, tình hình hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn,

để duy trì hoạt động có hiệu quả, công ty đã cắt giảm biên chế khiến số lao động giảm đáng kể

Từ chỉ tiêu trình độ của người lao động ta thấy được chất lượng công nhân viên

có sự biến động, số người có trình độ chuyên nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động của công ty: lao động trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học năm 2010 chỉ chiếm 50% thì đến năm 2011 và 2012 đã tăng lên hơn 70% Đây là một dấu hiệu tích cực đối với công ty, cho thấy chất lượng lao động của công ty đang ngày càng tăng

SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 8 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Trang 9

1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần CMC

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty Cổ phần CMC)

Quan hệ trực tuyến:

Quan hệ chức năng:

- Đại Hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ

quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo Đại hội đồng cổ đông

sẽ bầu ra Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát của Công ty

- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là bộ

phận quản lý cao nhất trong công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc và những người quản lý khác Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 9 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

CHI NHÁ

NH HC M

NH

HÀ NỘI

CHI NHÁ

NH

ĐÀ NẴN G

NHÀ MÁ

Y GẠC H

XÍ NGH IỆP

XD

SỐ 1

XÍ NGH IỆP BAO BÌ

P

KIỂ

M TRA CHẤ

T LƯỢ NG

P

THỊ TRƯ ỜNG

P

KIN

H

TẾ VẬT TƯ

P

KẾ HOẠ

CH

KỸ THU ẬT

Trang 10

chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định Hiện tại HĐQT Công ty Cổ phần CMC có 07 thành viên, nhiệm kỳ là 5 năm.

- Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra Ban Kiểm

soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc Hiện tại, Ban kiểm soát của Công ty gồm 03 thành viên, nhiệm kỳ là 5 năm

- Ban giám đốc: Ban Giám đốc của Công ty gồm có Giám đốc và 03 Phó Giám

đốc

Giám đốc là người điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao

Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty

Các phòng chuyên môn nghiệp vụ, bộ phận thư ký giúp việc cho Hội đồng quản trị, ban giám đốc, bao gồm:

- Phòng Thị trường: Lập kế hoạch quảng cáo, kinh doanh tiếp thị, đề xuất xây

dựng các chính sách bán hàng; thiết kế mẫu mã định hướng tham mưu sản xuất các sản phẩm phù hợp với thị trường

- Phòng Tài chính kế toán: Quản lý vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp, thanh

quyết toán với khách hàng của công ty, lập báo cáo tài chính theo niên độ quyết toán, báo cáo quyết toán thuế, phí và lệ phí theo quy định của Nhà nước

- Phòng Kinh tế vật tư: Xây dựng chiến lược, quản lý hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty Quản lý tất cả các loại vật tư, phụ tùng thiết bị, nguyên vật liệu của công ty, tìm kiếm khai thác các thị trường mua và bán các loại vật tư, nguyên vật liệu đầu vào Thẩm định, trình giá mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh

- Phòng Tổ chức hành chính: Tổ chức cán bộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân

lực, giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động Xây dựng đơn giá tiền lương

và công tác thi đua khen thưởng, công tác quản trị văn thư lưu trữ, bảo hộ và vệ sinh lao động, công tác bảo vệ

- Phòng Kế hoạch kỹ thuật: Trực tiếp điều hành công nghệ để bảo đảm chất

lượng sản xuất sản phẩm Nghiên cứu và ứng dụng cải tiến kỹ thuật đưa vào trong dây

SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 10 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Trang 11

chuyền sản xuất, xem xét kế hoạch mua vật tư và nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất.

- Phòng Kiểm tra chất lượng: Có trách nhiệm về chất lượng sản phẩm,kiểm tra

,giám sát kịp thời phát hiện và tổ chức sửa những sai xót trên sản phẩm để đạt kỹ thuật cao

- Các trung tâm kinh doanh và các đơn vị trực thuộc: là những đơn vị hạch

toán phụ thuộc, có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Công ty theo quy định tại điều lệ công ty

1.5 Tổ chức và hạch toán tại công ty

1.5.1 Vẽ sơ đồ bộ máy kế toán của công ty và giải thích mối quan hệ

Hình 1.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty cổ phần CMC

(Nguồn:phòng tài chính kế toán công ty cổ phần CMC) Giải thích mối quan hệ:

- Kế toán trưởng : có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán của

công ty,tham gia kí duyệt các hợp đồng kinh tế hạch toán và phân tích kế toán trong công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước giám đốc về các thông tin kế toán

-Kế toán thuế: Có trách nhiệm theo dõi và lập các báo cáo thuế.

-Kế toán vật tư TSCĐ: Có trách nhiệm theo dõi tình hình tăng giảm vật tư, TSCĐ

trong toàn bộ công ty

-Kế toán thanh toán: có trách nhiệm các khoản thu – chi, xuất – nhập – tồn quỹ tiền

mặt của công ty

- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lí tiền của công ty Thực hiện việc xuất – nhập – tồn quỹ

khi có lệnh, ghi chép sổ sách, báo cáo tập hợp chứng từ để cung cấp cho kế toán tổng hợp

SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 11 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

KẾ TOÁN TRƯỞNG

THỦ QUỸ

KẾ TOÁN THUẾ

KẾ TOÁN VẬT

TƯ TSCĐ

KẾ TOÁN

THANH

TOÁN

Trang 12

1.5.2 Hình thức kế toán mà đơn vị áp dụng

Hình thức mà công ty áp dụng là kế toán nhật ký chung trên máy vi tính.Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước ghi nhiệm vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung Sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật

ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu đơn vị có mở sổ thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

Trường hợp công ty mở các sổ nhật ký hàng ngày , căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan Tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, định kỳ tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu ghi vào tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi loại trừ số trùng lặp do ghi vào đồng thời nhiều sổ nhật ký đặc biệt

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái , lập bảng cân đối số phát sinh Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp , đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính

Hình 1.3 Sơ đồ ghi sổ hình thức nhật ký chung

Sổ nhật ký đặc biệt

Sổ nhật ký chi tiết

Sổ nhật ký chungBảng tập hợp chi tiết

Sổ cáiBảng cân đối số phát sinh

(Nguồn:Phòng tài chính kế toán Công Ty Cổ Phần CMC)

Trang 13

- Phiếu nhập, xuất kho

- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa

- Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ

- Phiếu chi

- Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

- Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

- Sổ Nhật ký chung

- Sổ cái…

1.6 Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

1.6.1 Các loại dịch vụ của công ty

- Sản xuất kinh doanh: vật liệu xây dựng( gạch ngói, các loại tấm lợp…), đường ống thoát nước và phụ kiện nước, thiết bị gia công chế biến gỗ dân dụng và xâu dựng, cấu kiện đúc sẵn, bê tông thương phẩm;

- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp giao thông, thủy lợi, hạ tằng kỹ thuật, đường dây và trạm biến áp, lắp đặt đường điện chiếu sáng, trang trí nội thất, ngoại thất;

- Gia công, lắp đặt thiết bị trong các ngành công nghiệp, thủy lợi, dân dụng, giao thông và chuyên ngành cấp thoát nước;

- Kinh doanh than, nhiên liệu, chất đốt;

- Kinh doanh vận tải, bốc xếp hàng hóa đường bộ;

- Kinh doanh bất động sản;

- Kinh doanh vật liệu xây dựng: xi măng, sắt, thép;

- Kinh doanh kim khí, vật liệu điện;

- Kinh doanh thương mại tổng hợp;

Sản phẩm chính của Công ty cổ phần CMC là các loại gạch men hoặc Ceramic ốp tường, gạch lát nền và gạch viền trang trí Các sản phẩm này đều đạt tiêu chuẩn Châu

Âu chất lượng tốt, kích thước và mẫu mã đa dạng

SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 13 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Trang 14

1.6.2 Quy trình sản xuất gạch ốp lát

Hình 1.4 Sơ đồ công nghệ sản xuất gạch ốp lát

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kỹ thuật)

Ghi chú:

Sản phẩm sản xuất tại Công ty Cổ phần CMC là gạch Ceramic được sử dụng cho xây dựng nhà dân dụng, các công trình công nghiệp Để sản xuất ra sản phẩm gạch SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 14 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Trang 15

Ceramic, Công ty sử dụng công nghệ tự động hoá, tráng men, nung một lần ở nhiệt độ cao của Italy và Tây Ban Nha theo quy trình dưới đây: (theo sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch Ceramic):

- Giai đoạn làm xương: Theo công nghệ này, đầu tiên các nguyên liệu làm

xương như: đất sét, Fenspar (FBN) và phụ gia được xe xúc tự hành đưa vào cân định lượng để xác định cấp phối từng loại nguyên liệu Sau đó, các nguyên liệu này sẽ được băng chuyền đưa vào máy nghiền bi với một khối lượng nước nhất định Máy nghiến

bi sẽ thực hiện nghiền với thời gian 4h đến 6h rồi xả xuống bể chứa Sau đó dùng bơm cánh đẩy đưa lên tháp sấy phun với nhiệt độ 600C đến 650C để sấy hồ, lúc này hợp chất nguyên liệu ở dạng bột mịn và được băng chuyền đưa vào Elevasto và đưa xuống thùng chứa Sau đó được băng tải đưa vào khuôn để máy ép thủy lực ép thành viên gạch mộc và đưa sang lò sấy đứng để sấy với nhiệt độ từ 350 0C đến 300 0C

- Giai đoạn làm men: các nguyên liệu men như pirit cộng với phụ gia sau khi

được cân định lượng và nước đo bằng đồng hồ nước được băng chuyền tự động đưa vào máy nghiền bi nghiền với thời gian từ 6h đến 6h30phút và đạt các chỉ tiêu kỹ thuật đặt ra, sau đó lọc qua sàng siêu mịn và được bơm lên thùng chứa men

- Giai đoạn tráng men và in: gạch mộc sau khi sấy xong được hệ thống băng

chuyền đưa sang khu vực tráng men và in hoa văn, sau đó được máy xếp dỡ đưa vào lò nung con lăn với thời gian 50 đến 55 phút và nhiệt độ từ 1.100C đến 1.200C Sau đó được băng chuyền đưa ra hệ thống, máy phân loại để phân loại và đóng gói sản phẩm.Nhìn chung, công nghệ sản xuất gạch với lò nung thanh lăn là một công nghệ hiện đại mang tính tự động hóa cao được sử dụng ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới

Ưu điểm của công nghệ này mang tính tự động hóa cao, sản phẩm có sức bền cơ lý cao vì được ép với lực ép lớn và nung ở nhiệt độ cao, mẫu mã, hoa văn đa dạng, phong phú

SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 15 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Trang 16

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN CMC 2.1 Công tác maketing và tiêu thụ sản phẩm của công ty

2.1.1 Công tác maketing tại công ty

Để trở thành một công ty sản xuất lớn như hiện nay thì công ty cổ phần CMC

đã có những chiến lược maketing hiệu quả

 Chiến lược sản phẩm

Với CMC, sản phẩm được xác định là nhân tố sống còn của Công ty Chiến lược sản phẩm của CMC là tập trung vào các vấn đề cơ bản như chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm…

Hiện tại, sản phẩm của Công ty Cổ phần CMC trên thị trường rất đa dạng về kích thước và mẫu mã (CMC đang đồng thời sản xuất 160 mẫu sản phẩm với 4 cấp độ chất lượng), thường xuyên đưa ra các mẫu mới phù hợp với thị hiếu, sở thích và thu nhập của khách hàng ở từng khu vực thị trường

Bộ phận chịu trách nhiệm chính nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của Công

ty là bộ phận thiết kế mẫu thuộc phòng Thị trường và phòng Kỹ thuật Dựa vào những nghiên cứu thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước, thị hiếu, sở thích của khách hàng, từ đó bộ phận thiết kế mẫu mới triển khai thực hiện Với mục tiêu không chỉ dừng lại ở chất lượng tốt, mà còn phải đáp ứng được cả về tính thẩm mỹ, Công ty đã dành một mức nhất định cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Công ty cũng đặt mục tiêu sản xuất các sản phẩm mà hiện tại trong nước chưa sản xuất, hiện đang nhập khẩu để tăng mẫu mã và mở rộng thị trường tiêu thụ, cạnh tranh với các công ty nước ngoài

Đồng thời, các sản phẩm của Công ty đều được sản xuất trên dây chuyền tự động của Italy, công nghệ sản xuất của Tây Ban Nha, chất lượng luôn là thế mạnh của công ty

Để đảm bảo lòng tin người tiêu dùng và giữ vững thị trường hiện có, Công ty đã đăng ký quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 với Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT Hệ thống được đưa vào áp dụng từ năm 2000 Từ năm

2007 sản phẩm của Công ty Cổ phần CMC đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn châu Âu EN159 đối với gạch ốp và EN177 đối với gạch lát

Bộ phận chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty hiện tại là Phòng Kiểm tra chất lượng Với tình hình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt của mình, SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 16 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Trang 17

Công ty đã ngày càng tạo được niềm tin của khách hàng và đã tạo nên một chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu gạch CMC.

Nhãn hiệu và bao bì sản phẩm không được công ty coi trọng lắm vì đây là sản phẩm thuộc hàng xây dựng, bao bì được sử dụng để bảo vệ sản phẩm và chất liệu được công ty sử dụng là bìa cứng Tuy nhiên, trên các sản phẩm công ty có in rõ tên nhãn hiệu, tên công ty, nơi sản xuất, mã sản phẩm, loại sản phẩm, ca và ngày sản xuất…giúp phân biệt sản phẩm của công ty và tạo thuận lợi cho khách hàng khi chọn lựa sản phẩm cũng như khẳng định thương hiệu của công ty CMC có một xí nghiệp sản xuất bao bì sản phẩm cho toàn công ty nhằm hỗ trợ các thành viên chủ động trong kiểu dánh và mẫu mã bao bì sản phẩm

Với sự nỗ lực không ngừng đó, sản phẩm của CMC luôn được khách hàng đánh giá là có uy tín, chất lượng tốt, có sự khác biệt với các doanh nghiệp khác

Theo chính sách định vị sản phẩm của Công ty, đối với mặt hàng vật liệu xây dựng có tính chất trang trí và thẩm mỹ cao như gạch ốp lát Ceramic, Công ty đã thiết

kế sản phẩm theo hai hướng riêng biệt: hàng cao cấp phục vụ cho khách hàng có thu nhập cao ( > 10 triệu đồng), và hàng bình dân phục vụ cho đối tượng khách hàng nhập trung bình (5-10 triệu đồng) và thấp (< 5 triệu đồng)

 Chiến lược thị trường

đô, thị trấn, thị xã… Bên cạnh đó, công ty cũng đang hướng tới đối tượng khách hàng

là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp- đây là thị trường tiềm năng vì dân số nông thôn nước ta vẫn chiếm tỷ lệ lớn

Với nhóm khách hàng là tổ chức (gồm các chủ thầu, các tổ chức đấu thầu, các công ty xây dựng), công ty xác định đây là nhóm khách hàng tiêu thụ số lượng lớn sản phẩm vì các công trình thường có quy mô lớn Số lượng tiêu thụ của nhóm này chiếm khoảng 60% sản lượng tiêu thụ hàng năm Đặc điểm của họ là khi mua chịu sự ảnh hưởng từ nhiều phía, đó là cả hội đồng chứ không đơn thuần là các kiến trúc sư hay các nhà tư vấn Do đó, uy tín và giá cả sản phẩm, các hoạt động khuyến mại, chiết khấu thường có tác động mạnh đến sự lựa chọn sản phẩm và quyết định mua của họ Dựa vào phân tích đặc điểm của từng nhóm khách hàng, công ty có thể đưa ra những chính sách phù hợp

SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 17 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Trang 18

- Thị trường tiêu thụ:

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tập trung vào thị trường nội địa Dựa vào tiêu thức địa lý, công ty chia làm ba khu vực để tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo thị phần phủ khắp cả nước đồng thời cũng đảm bảo việc chăm sóc khách hàng được chu đáo Qua đó, Công ty có thể cung cấp sản phẩm được thuận tiện, nhanh chóng nhằm thoả mãn những yêu cầu của khách hàng về sản phẩm của mình

+ Thị trường miền Bắc do Công ty trực tiếp bán hàng ra thị trường thông qua các

hệ thống Tổng đại lý tại khắp các tỉnh thành từ Hà Tĩnh trở ra Đây là thị trường tiêu thụ chủ yếu, chiếm hơn 60% sản lượng tiêu thụ của công ty, do đây là thị trường lâu năm

+ Thị trường miền Trung: Từ Hà Tĩnh đến hết miền Trung Bộ và miền Trung Tây Nguyên

+ Thị trường miền Nam, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh nam bộ

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng diễn ra phức tạp và gay gắt, Nguyên nhân chủ yếu là nhu cầu về gạch trên thị trường không tăng đáng kể, trong khi tổng cung ngày một lớn với sự ra đời của các sản phẩm mới, thương hiệu mới và sản phẩm thay thế

Trang 19

Bảng 2.1 Danh sách các công ty sản xuất gạch men chủ yếu ở Việt Nam năm 2012

(triệu m 2 )

Địa điểm

( Nguồn: Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam)

Trên đây là danh sách 10 công ty sản xuất gạch ốp lát có tên tuổi và có mức sản lượng đáng kể tại Việt Nam Ngoài ra còn rất nhiều công ty khác với năng lực sản xuất dưới 2 triệu m2 /năm Một đặc điểm đáng chú ý là hầu hết các công ty đều tại miền Bắc

và miền Nam, tập trung ở các tỉnh thành lớn như miền Bắc là Hà Nội và Vĩnh Phúc, miền Nam tập trung ở các tỉnh thành có các khu công nghiệp như Bình Dương hoặc Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần CMC có sản lượng tiêu thụ khoảng 5 triệu m2 /năm, xếp ở

nhóm các công ty có sản lượng khá Thị trường tiêu thụ của CMC chủ yếu là miền Bắc Trên thị trường sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng hiện nay có thể kể đến 05 đối thủ cạnh tranh chính của CMC bao gồm cả đối thủ hiện tại và tiềm ẩn đó là: Tập đoàn Prime, công ty gạch ốp lát Viglacera, công ty gạch Việt Anh, Công ty gạch men Hồng Hà, công ty gạch men Mikado Ngoài ra còn rất nhiều nhà máy, thương hiệu khác cũng đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp đe dọa đến việc phát triển mở rộng thị phần của CMC như: Công ty gạch men Thanh Hà, Gạch ToKu, công ty gạch men Ngọc Sơn, Công ty gạch men Taicera, Bạch Mã, Đồng Tâm,… Các công ty này ngoài

sử dụng những công cụ cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã sản phẩm thì hiện nay còn hướng đến phát triển dịch vụ bán hàng để tạo nên lợi thế cạnh tranh Hiện tại, các nhà sản xuất thường đưa sản phẩm ra thị trường theo từng bộ, giúp người tiêu dùng không phải mất nhiều thời gian để lựa chọn Một số công ty đã có bộ phận thiết SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 19 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Trang 20

kế để phục vụ miễn phí cho khách hàng từ việc tư vấn, chọn gạch ốp lát phối hợp theo bản vẽ đến việc tính toán chính xác số lượng gạch cần sử dụng cho mỗi loại

Hiện nay, ngoài các đối thủ cạnh tranh chính từ trong nước, CMC còn phải đối mặt với các sản phẩm thay thế là các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Tây Ban Nha…, các loại vật liệu tương đương được sản xuất trong nước và các loại ván sàn gỗ, các loại gạch, đá Granit nhân tạo và tự nhiên

Như vậy để nâng cao vị thế và uy tín trên thị trường CMC phải liên tục đầu tư, nghiên cứu cải tiến công nghệ, phát triển mẫu mã và đa dạng hóa các dòng sản phẩm, tăng cường các dịch vụ bán hàng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng Hiện tại thế mạnh của CMC là thương hiệu hàng hoá cao, sản xuất được những sản phẩm mà hiện nay trên toàn quốc không đơn vị nào sản xuất được như gạch ốp tường kích thước 40cmx60cm

 Chính sách giá tại công ty

Việc xác lập chính sách giá cả một cách đùng đắn là một nội dung quan trọng trong chiến lược marketing đối với các công ty nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, có hiệu quả và chiếm lĩnh thị trường Yếu tố giá là một nhân tố quan trọng góp phầm dẫn đến quyết định mua của khách hàng và là một vũ khí cạnh tranh được Công ty cổ phần CMC sử dụng khá tốt trong việc phát triển thị trường tiêu thụ của mình

Trong quá trình định giá sản phẩm, căn cứ định giá của Công ty dựa trên chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, chi phí bán hàng, chất lượng sản phẩm cũng bị ảnh hưởng và lợi nhuận mục tiêu, sau đó dựa vào doanh số cũng như việc hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính của nhà phân phối

Trong thị trường có sự cạnh tranh gay gắt về giá như hiện nay, CMC cũng bị ảnh hưởng nhiều song Công ty luôn xác định không chạy đua về giá bán mà phải đi vào củng cố và xây dựng được thương hiệu, chất lượng sản phẩm ổn định từ đó định giá cho từng dòng sản phẩm của mình Với mặt hàng gạch men Ceramic là mặt hàng "thời trang mang tính công nghiệp", giá cả đôi khi chưa phải là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự lựa chọn của khách hàng mà yếu tố then chốt là mẫu mã bắt mắt hợp thị hiếu và có chất lượng cao, ổn định tốt

Việc xác định giá của công ty dựa trên sự phân tích hợp lý chi phí sản xuất và thị trường và thường xuyên có sự điều chỉnh hợp lý khi có những biến động của thị trường và các nhân tố môi trường khác.Hiện tại, do giá xăng dầu tăng ảnh hưởng mạnh tới giá thành sản phẩm, Công ty đã liên tục có sự điều chỉnh giá bán sản phẩm cho phù hợp và có thể cạnh tranh được

SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 20 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Trang 21

Bảng 2.2 Bảng giá một số sản phẩm gạch ceramic của công ty

( Nguồn: Phòng Thị trường Công ty Cổ phần CMC)

Nhìn chung, giá các sản phẩm của công ty là trung bình, thấp hơn các sản phẩm của một số công ty lớn như Đồng Tâm, Prime, Viglacera…Công ty có những sản phẩm Ceramic giá thấp, khoảng 45 nghìn đồng/m2, dành cho đối tượng tiêu dùng ở vùng đô thị nhỏ, nông thôn và các khu vực miền núi; có những sản phẩm cao cấp giá cao hơn

từ 60-100 nghìn đồng/m2 dành cho khách hàng ở các đô thị lớn Các sản phẩm của công ty với các mức giá đa dạng phù hợp với nhiều nhóm khách hàng trên các khu vực thị trường Đây chính là một trong các yếu tố giúp công ty đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt

Công ty có sự điều chỉnh giá linh hoạt, khéo léo để phù hợp với từng vùng trên thị trường, từng thời điểm trong năm để đẩy nhanh tốc độ bán hàng, tăng khả năng phát triển và chiếm giữ thị phần của công ty

Công ty đã đưa ra các mức giá khác nhau tùy theo khối lượng hàng và khu vực thị trường Công ty thường giảm giá hoặc tặng thêm sản phẩm trong trường hợp khách hàng mua khối lượng lớn, khách hàng quen…, tùy vào vị trí địa lý, mức thu nhập và mục tiêu chiến lược của công ty đối với khu vực thị trường đó

 Chính sách phân phối

Hệ thống phân phối là một yếu tố quan trọng giúp công ty có thể giữ và gia tăng thị phần của mình trên thị trường hiện tại cũng như tiến hành phát triển thị trường mới.SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 21 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Trang 22

Hiện nay, ngoài một phần nhỏ phân phối trực tiếp, Công ty sử dụng chủ yếu kênh phân phối gián tiếp thông qua nhà phân phối trung gian và hệ thống bán lẻ rồi mới đến tay người tiêu dùng Hầu hết các nhà phân phối trung gian của Công ty đều là những tổ chức cá nhân có uy tín, tài chính vững chắc và có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, các nhà phân phối sẽ chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm tại các địa bàn do Công ty quy định Tại mỗi địa bàn đều có nhân viên Marketing của Công ty quản lý theo dõi và thường xuyên báo cáo về tình hình thị trường, tiêu thụ, thanh toán của nhà phân phối Tại mỗi vùng thị trường, Công ty giao cho các nhà phân phối được toàn quyền khai thác độc quyền những mặt hàng của Công ty, do vậy sẽ đảm bảo được sự ổn định về giá bán.

Hình 2.1 Mô hình kênh phân phối của Công ty Cổ phần CMC

Kênh 2 và kênh 3 là hai kênh bán hàng chủ yếu của công ty do mặt hàng gạch lát

là thường khối lượng một lần mua lớn Kênh 2 chiếm khoảng 23% trong tổng doanh thu bán hàng toàn hệ thống Kênh 3 là kênh chiếm tỷ trọng lớn nhất (66%), có khả năng bao phủ thị trường lớn khi có sự tham gia của các nhà phân phối, các đại lý lớn

và các trung gian phân phối này sẽ tiếp tục phân phối hàng tới các nhà bán lẻ hay người tiêu dùng trực tiếp

Hiện tại mạng lưới tiêu thụ của Công ty được trải dài từ Bắc đến Nam Thị trường miền Bắc của Công ty hiện có khoảng trên 30 nhà phân phối Mạng lưới của hai Chi nhánh còn lại cũng đang tiếp tục được mở rộng và phủ kín các tỉnh trong địa bàn từ khu vực Quảng Bình trở vào trong

Sản phẩm gạch men Ceramic của Công ty Cổ phần CMC luôn thuộc nhóm có mặt đầu tiên tại Việt Nam

SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 22 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Người tiêu dùng cuối cùng

Trang 23

 Chính sách xúc tiến bán hàng

Trong nền kinh tế hiện nay, hoạt động xuc tiến sẽ làm cho cung và cầu của thị trường gặp nhau, giúp cho khách hàng có nhiều thông tin hơn về hàng hóa và công ty.Hiện nay Công ty đang hỗ trợ các nhà phân phối thông qua các chính sách bán hàng như sau:

- Chiết khấu hỗ trợ vận chuyển theo từng địa bàn: với mỗi địa bàn tuỳ thuộc ở vị trí địa lý xa hay gần Công ty hỗ xây dựng mức hỗ trợ vận tải theo từng dòng sản phẩm khác nhau

- Chiết khấu theo doanh số mua hàng, mua càng nhiều thì mức chiết khấu càng cao, mức chiết khấu hiện nay Công ty đang áp dụng từ 3-6%

- Chiết khấu thanh toán áp dụng cho các nhà phân phối có thành tích thanh toán nhanh, đúng hạn; Công ty áp dụng chính sách tín dụng đối với hệ thống đại lý các nhà tiêu thụ lớn với cả hai hình thức: mua hàng thanh toán ngay và mua hàng được phép thanh toán vào cuối tháng, số tiền cho phép các đại lý được dư nợ tối đa không vượt quá số tiền mà các đại lý đã ký quỹ vào Công ty hoặc theo một tỷ lệ nhất định tính theo từng mức doanh số mua hàng trong tháng

- Giảm giá bán cho nhà phân phối khi bán sản phẩm vào công trình với số lượng lớn (khoảng từ 1.5 ÷ 2%);

Việc áp dụng các chính sách bán hàng trên đã tạo ra cho Công ty một cơ chế bán hàng tương đối linh hoạt, tăng thêm được lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường bị ảnh hưởng quá nhiều của cơn bão tài chính và lạm phát như hiện nay

 Quảng cáo và khuyến mại:

Công tác quảng cáo được Công ty khá chú trọng thông qua việc quảng cáo trên báo chí, tạp chí, truyền hình, các đài truyền hình địa phương Ngoài ra Công ty còn đa dạng hóa các hình thức quảng cáo như quảng cáo trên báo chí, tập san, thực hiện các catalo, tờ rơi giới thiệu sản phẩm, phát hành đĩa DVD giới thiệu mô hình sản phẩm và quảng cáo bằng biển hiệu tại các nơi công cộng Bên cạnh đó, Công ty cũng tích cực tham gia các chương trình hội trợ nhằm mục đích tiếp cận khách hàng mục tiêu và để củng cố uy tín, hình ảnh sản phẩm trên thị trường, đồng thời qua tìm hiểu được tập quán tiêu dùng, sự thỏa mãn các sản phẩm của công ty với người tiêu dùng để có những điều chỉnh cho phù hợp

Đối với hoạt động khuyến mại, Công ty thường xuyên có những hình thức khuyến mãi cho khách hàng Với người tiêu dùng cuối cùng, Công ty áp dụng các hình thức như tặng thêm khối lượng sản phẩm, tặng quà…, đặc biệt vào các dịp Lễ, Tết Đối với các nhà phân phối, Công ty có những chính sách khuyến mại riêng nhằm đẩy SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 23 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Trang 24

mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích những khách hàng đạt chỉ tiêu về kế họach tiêu thụ sản phẩm bằng cách thưởng tiền.

2.1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty

Các khách hàng thương xuyên của công ty bao gồm các công ty xây dựng cầu đường, hệ thống đại lý trên toàn quốc

Với mức sản xuất và tiêu thụ trung bình là hơn 300.000 triệu đồng/năm giai đoạn 2010-2012 cho thấy quy mô vững chắc của doanh nghiệp Uy tín ngày càng tăng cao thể hiện ở hầu hết các khách hàng của công ty là khách hàng cũ đã từng hợp tác với công ty Đồng thời, với phương thức quảng bá rộng rãi hiệu quả trên thị trường, công

ty cũng có thêm rất nhiều khách hàng mới, tăng cao sản lượng tiêu thụ của công ty

Bảng 2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 2011-2012

2 Doanh thu thuần bán thành phẩm (triệu

3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

hàng hóa dịch vụ (triệu đồng)

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán).

Qua bảng thống kê trên ta có thể thấy rằng sản lượng tiêu thụ, lợi nhuận gộp và doanh thu thuần của công ty ngày càng tăng lên Cụ thể là sản lượng tiêu thụ năm 2012 tăng lên 10.181 triệu đồng tương đương tăng 3.65% so với năm 2011, doanh thu thuần bán thành phẩm năm 2012 tăng lên 12.046 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 4.25%

và lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 2.022 triệu đồng tương đương

tỷ lệ tăng là 3.99% Điều này cho thấy quy mô và năng suất lao động của công ty tăng lên qua các năm

2.2 Công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong công ty

Do đặc thù sản phẩm chính của Công ty là vật liệu xây dựng, gạch men Vậy nên, Công ty cần các loại nguyên vật liệu chủ yếu sau:

SV: Trần Thị Kim Oanh – TCNH 2 – K5 24 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Ngày đăng: 17/11/2015, 17:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Nguyễn Thị Hồng Nga, Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp , Đại học Công nghiệp Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp
6. Lưu Thị Minh Ngọc, Quản trị nhân lực, Đại học Công nghiệp Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nhân lực
7. Thân Thanh Sơn, Thống kê doanh nghiệp, Đại học Công nghiệp Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê doanh nghiệp
8. Khoa Kinh tế Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đề cương thức tập và các quy định về thực tập cơ sở ngành Kinh tế, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương thức tập và các quy định về thực tập cơ sở ngành Kinh tế
9. Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam, Danh sách thống kê các công ty sản xuất gạch men chủ yếu ở Việt Nam, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh sách thống kê các công ty sản xuất gạch men chủ yếu ở Việt Nam
1. Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Cổ phần CMC năm 2011, 2012 Khác
2. Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần CMC năm 2011, 2012 Khác
3. Thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp Công ty Cổ phần CMC năm 2012 Khác
4. Giấy phép đăng ký kinh doanh số 1803000395 ra ngày 20/04/2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w