Khi đi vào hoạt động nhà máy là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, mặt hàng sản xuất chính trong giai đoạn đầu này là hàng may mặc, mục đích là để đáp ứng nhu cầu của thị trường và giảm
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trường đại học, mỗi sinh viên đều cần có một thời gian thực tập Đây là một quá trình quan trọng để sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã được học tại nhà trường vào thực tế, rút ra cho bản thân những kinh nghiệm quý báu cho công việc sau này Đây là đợt tổng kết cuối cùng của mỗi sinh viên trước khi ra trường Với mục đích đó em đã được khoa quản trị kinh doanh giới thiệu đến thực tập tại Công ty cổ phần may Đông Mỹ Hanosimex
Báo cáo thực tập tổng hơp là những nhìn nhận chung nhất, những đánh giá khái quát về hoạt động của công ty trong đợt thực tập đầu tiên của em tại đây Báo cáo cũng là tiền đề để em có thể làm nền tảng viết báo cáo chuyên đề sau này
Nội dung báo cáo thực tập tổng hợp của em gồm 3 phần:
Phần 1: Những vấn đề chung về Công ty cổ phần may Đông Mỹ Hanosimex.
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Đông Mỹ Hanosimex.
Phần 3: Những đánh giá và ý kiến đề xuất.
Do còn nhiều hạn chế về tài liệu và kinh nghiệm nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự hướng dẫn và góp ý của các thầy cô để em
có thể hoàn thành tốt báo cáo thực tập của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2Phần 1: Những vấn đề chung về công ty cổ phần may Đông Mỹ
Công ty cổ phần may Đông Mỹ là một trong những công ty thành viên của công ty Dệt may Hà Nội thuộc tập đoàn Dệt may Hà Nội Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm dệt kim phục vụ trong và ngoài nước
1.1 Giới thiệu chung về công ty dệt may Hà Nội:
Ngày thành lập: 21-11-1984
Tên giao dịch của công ty viết tắt là: HANOSIMEX
Địa chỉ: Số 1 Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 8.624.916 - 8.621.032
Fax: (844): 8.622.334
Email: hanosimex@ hn.vnn.vn
Website:http://www.hanosimex.com.vn
Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước
Cơ quan quản lý cấp trên: Tổng công ty Dệt May Việt Nam
Bí thư Đảng uỷ – tổng giám đốc: Nguyễn Khánh Sơn
Tổng số cán bộ công nhân viên: 5.200 người
Giấy phép thành lập số: 105927 cấp ngày: 2/4/1993
Vốn pháp định: 128.239.554.910 đồng
Vốn điều lệ: 161.304.334.701 đồng
Vốn kinh doanh: 1.611.304.334.701 đồng
Cho đến nay, Công ty Dệt May Hà Nội bao gồm các thành viên:
+ Tại quận Hoàng Mai, Hà Nội: Nhà máy Sợi, Nhà máy Dệt Nhuộm, Nhà máy May, Nhà máy Cơ Điện
+ Tại huyện Thanh Trì, Hà Nội: Nhà máy May Đông Mỹ
+ Tại thị xã Hà Đông, Hà Tây: Nhà máy Dệt Hà Đông
+ Tại thành phố Vinh, Nghệ An: Nhà máy Sợi Vinh
+ Cửa hàng thương mại dịch vụ: các đơn vị dịch vụ khác
Trang 31.2 Giới thiệu về công ty dệt may Đông Mỹ
Ngày thành lập: 10-10-1995
Tên giao dịch: HANOSIMEX-DMG
Trụ sở chính: Đông Mỹ - Thanh Trì – Hà Nội
+ Kinh doanh hàng may mặc
+ Kinh doanh nguyên liệu phụ tùng may mặc
1.3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty may Đông Mỹ
Công ty cổ phần may Đông Mỹ là đơn vị thành viên thuộc công ty dệt may
Hà Nội Công ty thành lập ngày 10 tháng 10 năm 1995 tại xã Đông Mỹ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội với tên gọi cũ là nhà máy may thêu Đông Mỹ Khi đi vào hoạt động nhà máy là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, mặt hàng sản xuất chính trong giai đoạn đầu này là hàng may mặc, mục đích là để đáp ứng nhu cầu của thị trường và giảm bớt thiếu hụt mặt hàng may mặc của Công ty dệt may
Hà Nội Do yêu cầu của từng thời kì khác nhau nên đến năm 2003 Công ty đã cho xây dựng thêm nhà xưởng để lắp đặt thêm một số máy thêu tại nhà máy Đến ngày 31/12/2005 nhà máy vẫn chưa hạch toán độc lập, chưa có con dấu riêng , mọi công văn giấy tờ vẫn phải chuyển lên Công ty dệt may Hà Nội để đợi lí duyệt Các hoạt động trong nhà máy phải báo cáo hoàn toàn với Công ty dệt may Hà Nội và chịu
sự điều hành của Công ty dệt may Hà Nội thông qua hệ thống văn bản, chỉ thị, quyết định Từ ngày 1/1/2006 đến nay thực hiện chế độ đổi mới doanh nghiệp của Chính Phủ nhà máy đổi thành Công ty cổ phần may Đông Mỹ - Hanosimex, chính thức đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp
Qua 15 năm phát triển công ty đã có một đội ngũ công nhân đông đảo có trình độ tay nghề Công ty gồm 7 tổ chịu sự lãnh đạo của ban lãnh đạo công ty Ngày 1 tháng 1 năm 2006, công ty thực hiện cổ phần hóa, tuy có một số thay đổi
về mặt hành chính nhưng nhờ đó các hoạt động sản xuất ngày càng được chuyên môn hóa hơn đảm bảo về cả số lượng và chất lượng cho những sản phẩm của công ty
Trang 4Với tinh thần “đảm bảo chất lượng sản phẩm và những điều cam kết với khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của công ty” Ban lãnh đạo công ty
đã từng bước khắc phục những khó khăn trở ngại để dẫn bước cho anh chị em công nhân hướng tới nền công nghiệp chuyên môn hóa, đem lại đời sống no ấm cho nhân viên và công nhân trong công ty
Từ khi thành lập đến nay mặc dù quy mô nhỏ gọn nhưng lãnh đạo công ty
đã chủ động tìm kiếm, khai thác các nguồn hàng trong nước sản xuất theo hình thức gia công chứ không chỉ phụ thuộc vào những đơn đặt hàng xuất khẩu mà Tổng công ty dệt may Hà Nội đưa xuống Tính từ năm 1995 tới nay công ty may Đông Mỹ luôn là một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả với 70% tổng doanh thu
là hàng may mặc xuất khẩu
Việc tổ chức các phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đề ra, các chiến dịch thi đua như: Năng suất – chất lượng – giao hàng đúng tiến độ được duy trì thường xuyên đã có tác dụng động viên kịp thời người lao động trong công ty
Mặc dù thị trường lao động ngành dệt may đang gặp nhiều biến động nhưng
số công nhân đi làm trong công ty luôn đạt trên 98% Có được diều đó là do công
ty luôn thực hiện tốt thỏa ước lao động tập thể, quy chế dân chủ, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, môi trường làm việc luôn được cải thiện, công đoàn phối hợp với chính quyền tạo điều kiện tốt cho người lao động tăng năng suất đảm bảo chất lượng Trả lương đúng kỳ hạn cho công nhân, thực hiện chế độ tiền lương, thưởng, thu nhập công khai, công bằng và trích nộp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế theo đúng quy định Để chia sẻ khó khăn cho người lao động công ty đã hỗ trợ 50% tiền thuê nhà cho những lao động ngoại tỉnh, công đoàn tổ chức bữa ăn giũa ca cho công nhân, đảm bảo đủ dinh dưỡng đủ định lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm với mỗi suất ăn là 7000đ/bữa Hưởng ứng phong trào tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, công đoàn đã tổ chức các chương trình thực hiện tiết kiệm chi phi sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào và điện năng để giảm chi phí sản xuất Công tác vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ được duy trì và đảm bảo thường xuyên 100% công nhân đến làm việc tại doanh nghiệp đều mặc đồng phục, đeo khẩu trang
và găng tay đầy đủ Môi trường làm việc luôn sạch sẽ thoáng mát
Công ty cổ phần May Đông Mỹ-Hanosimex là công ty hoạt động trong các lĩnh vực; thiết kế sản xuất, kinh doanh hàng may mặc, kinh doanh nguyên liệu phụ tùng hàng may mặc Trong các lĩnh vực hoạt động của mình thì doanh thu chiếm tỉ trọng lớn nhất là hàng may mặc May mặc là một lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng
mà sản phẩm chính của lĩnh vực này phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp nhau theo dây truyền công nghệ khép kín (cắt, thiêu, may, là, đóng gói…) sản phẩm của giai đoạn này là đối tượng chế biến của giai đoạn tiếp theo, sản phẩm của từng giai đoạn lại được chia cho nhiều người sản xuất, mỗi công nhân chỉ thao tác một hoặc một vài chi tiết sản phẩm, cuối cùng nối ghép thành sản phẩm hoàn chỉnh Vì vậy sản phẩm của Công ty sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục
Trang 5Coi chất lượng sản phẩm là sự sống còn trong sự phát triển của Công ty Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường cũng như nhằm mục tiêu nâng cao
uy tín cho doanh nghiệp Công ty đã không ngừng đầu tư, cải tiến nâng cao năng lực sản xuất của mình Lãnh đạo Công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty cam kết thực hiện sản xuất thỏa mãn yêu cầu như đã cam kết với khách hàng, luôn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Do vậy, Công ty duy trì một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000
1.4 Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng : Là doanh nghiệp hoạt động về ngành may mặc, chức năng chủ yếu của công ty là thiết kế, sản xuất ra các sản phẩm hàng may mặc Kinh doanh nguyên phụ liệu may mặc, gia công các hợp đồng may mặc và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật mà công ty đã đăng ký
Nhiệm vụ : Các phòng ban trong công ty có nhiệm vụ tổ chức các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng mặt hàng để thực hiện đúng những mục tiêu mà công ty đã đề ra
Xây dựng thị trường ổn định cho đầu ra sản phẩm hiện tại và tăng cường mở rộng thị trường mới cho công ty để không những hoàn thành các kế hoạch sản xuất
mà còn tạo đà phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai
Tổ chức tốt công tác cán bộ phù hợp với doanh nghiệp và thực tế phát triển
để đem lại hiệu quả cao trong quản lý doanh nghiệp, tạo sự đoàn kết giữa các thành viên, đưa doanh nghiệp phát triển
Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đặc biệt là sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh hiện tại và thu hút thêm vốn kinh doanh từ các cổ đông trong công ty
Không ngừng củng cố trang thiết bị kỹ thuật, sửa chữa máy móc thiết bị, phương thức vận chuyển để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
Tuân thủ các chính sách của Đảng và nhà nước, các quy định của pháp luật
có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh của công ty Chịu trách nhiệm trước pháp luật
về những hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Có nghĩa vụ đảm bảo đời sống thu nhập của người lao động và có trách nhiệm nộp ngân sách nhà nước
Trang 61.5 Cơ cấu tổ chức của công ty
1.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần may Đông Mỹ
Hội đồng quản trịHội đồng quản
Giám đốctrịGiám đốc
Ban kiểm soát
5 tổ may
Tổ hoàn thành
Tổ bảo toàn
Tổ chất lượng
Tổ
kế toán
Trang 71.5.2 Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban:
1.5.2.1 Giám đốc công ty
Chức năng:
1/ Điều hành phụ trách chung toàn bộ các hoạt động của công ty
2/ Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực
3/ Tổ chức cán bộ
4/ Kế toán tài chính, hach toán thống kê
5/ Công tác phân phối tiền lương, thu nhập
6/ Quản lý và điều hành công tác đào tạo
7/ Chiến lược và kế hoạch SXKD trong ngắn hạn dài hạn
8/ Thi đua khen thưởng kỷ luật
9/ Quản Lý thương hiệu
10/Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
11/Công tác đầu tư, xây dựng cải tạo sửa chữa thiết bị nhà xưởng
12/Công tác đời sống
13/Bảo vệ an ninh quốc phòng quân sự
14/Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình
15/Trách nhiệm xã hội và các đánh giá của khách hàng
• Thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế
Trang 8• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh quản lý trong Công ty thuộc thẩm quyền trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
• Xây dựng chiến lược phát triển, khai thác nguồn lực của Công ty, các phương án huy động vốn, các quy chế quản lý nội bộ cho Công ty để trình Hội đồng quản trị
• Xây dựng và trình hội đồng quản trị phê duyệt cơ cấu tổ chức và phương
án thay đổi tổ chức, thành lập hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Công ty
• Hàng năm Giám đốc phải trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp cũng như kế hoạch 5 năm
• Báo cáo chính xác đầy đủ các thông tin về tình hình hoạt động SXKD của Công ty với các cơ quan quản lý, với Tổng công ty CP Dệt may Hà Nội và với các
cổ đông
• Thực hiện tất cả các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ công ty, các quy chế của Công ty, các nghị quyết của Hội đồng quản trị, hợp đồng lao động của Giám đốc và pháp luật
• Giám đốc có quyền từ chối thực hiện những quyết định của Hội đồng quản trị nếu quyết định này trái với pháp luật, Điều lệ Công ty và các quyết định của Đại hội đồng cổ đông Việc từ chối này phải được làm văn bản gửi cho Hội đồng quản trị
• Giám đốc công ty được ủy quyền cho các Phó giám đốc hoặc người khác thay mặt mình giải quyết một số công việc của Công ty và chịu trách nhiệm pháp
lý trước việc ủy quyền của mình
• Được đề nghị Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp bất thường để giải quyết những vấn đề vượt quyền hạn Giám đốc hoặc những biến động lớn trong Công ty
• Được đưa ra những quyết định vượt quá thẩm quyền của mình trong các trường hợp khẩn cấp như: Thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, sự cố…và phải chịu trách nhiệm về những quyết định đó, đồng thời phải báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị
để giải quyết tiếp
Trang 91/ Kế hoach điều độ sản xuất
2/ Quản lý và điều hành công tác kỹ thuật và chất lượng
3/ Công tác định mức kinh tế kỹ thuật
4/ Dự trù mua sắm nguyên phụ liệu, vật tư phục vụ cho sản xuất
5/ Công tác quản lý thiết bị
6/ Công tác mã hóa thiết bị phụ tùng nguyên liệu và sản phẩm
7/ Công tác an toàn phòng chống cháy nổ cà vệ sinh công nghiệp
8/ Công tác quản trị mạng máy tính
Trực tiếp phụ trách: Phong điều hành sản xuất và phân xưởng sản xuất
Sinh hoạt tại phòng Điều hành sản xuất
• Chỉ đạo công tác xây dựng dự trù các vật tư nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất
• Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Công ty để bố trí đầy đủ các điều kiện cho sản xuất đảm bảo cân đối nhịp nhàng
• Chỉ đạo việc chuẩn bị các điều kiện về kỹ thuật và chất lượng phục vụ cho triển khai sản xuất
Trang 10• Lập phương án quản lý các kho, thủ tục nhập xuất đảm bảo đúng nguyên tắc.
• Chỉ đạo công tác quản lý lao động và sử dụng lao động
• Thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc của Công ty khi Giám đốc
đi vắng (theo ủy quyền cụ thể), chịu trách nhiệm pháp lý trước Giám đốc và pháp luật về những công việc mình làm và không được ủy quyền cho người khác
• Được quyền giải quyết những công việc đúng lĩnh vực được phân công
• Báo cáo trực tiếp cho Giám đốc Công ty
1.5.2.3 Phòng nghiệp vụ tổng hợp:
Chức năng:
Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về công tác tổ chức cán bộ, tuyển chọn, bố trí, sắp xếp, điều chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, đào tạo chế độ chính sách bảo vệ an ninh, đổi mới doanh nghiệp
Nhiệm vụ:
• Quản lý và thực hiện chế độ chính sách liên quan đến người lao động Xây dựng các nội quy, quy chế liên quan đến chế độ chính sách trong toàn Công
ty
• Triển khai tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng lao động, các quy chế
về bảo hiểm xã hội, chế độ thi đua khen thưởng và kỉ luật trong toàn Công ty
• Quản lý và thực hiện công tác đào tạo mới, đào tạo kiêm nghề, đào tạo yếu nghề
• Tổ chức và thực hiện xét nâng bậc và thi đua bậc hàng năm
• Theo dõi việc xếp chuyển lương, đăng ký thang bảng lương với Sở lao động thương binh và xã hội
• Quan lý hồ sơ đất đai, giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty
• Quản lý công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố lực lượng bảo vệ, tự vệ vững mạnh
• Quản lý việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra vào, nhập xuất hàng hóa, bảo vệ tài sản, kho tang, nhà xưởng trong Công ty
• Quản lý việc thực hiện chất lượng bữa ăn cho cán bộ công nhân viên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 11• Quản lý và thực hiện công tác ISO và SA trong toàn Công ty.
Quyền hạn:
• Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc được giao
• Chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên trong Phòng được trình bày theo bản mô tả công việc cá nhân
1.5.2.4 Phòng kỹ thuật và kiểm tra chất lượng:
- Thực hiện triển khai công nghệ của các mã hàng Công ty đang sản xuất
- Tiếp nhận các thông tin từ Lãnh đạo Công ty hoặc khách hàng, triển khai đến phân xưởng sản xuất về phạm vi được phân công
- Quản lý và triển khai công tác thiết kế, chế thử sản phẩm mẫu, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, công tác gia công
- Thực hiện việc quản lý chất lượng sản phẩm trong Công ty
- Thực hiện công tác quản trị mạng máy tính, mã hóa vật tư, thiết bị phụ tùng
- Trực tiếp tham gia chuẩn bị sản xuất cho các mã hàng mới, các mã hàng đang sản xuất
- Quản trị công tác thương hiệu
1.6 Môi trường kinh doanh của công ty
1.6.1 Môi trường kinh doanh bên ngoài
1.6.1.1 Môi trường vĩ mô
- Yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế có tác động rất lớn tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty Các yếu tố kinh tế bao gồm các tác nhân trong và ngoài nước ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi các chính sách phát triển của đất nước nói chung và của ngành dệt may nói riêng Hiện nay Việt Nam đã gia nhâp WTO đó vừa là cơ hội cũng đem đến nhiều thách thức mới cho ngành dệt may nước ta bởi lẽ chúng ta được tiếp cận với một thị trường rộng lớn lượng khách hàng đông đảo và đa dạng do đó sẽ tăng lượng sản phẩm bán ra đến những thị trường mới cùng với đó là sự tiếp thu những công nghệ kỹ thuật tiến tiến cũng giúp dệt may của nước ta ngày càng trở nên có chất lượng cao hơn, tìm được chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường Nhưng cùng với những thuận lợi thì chúng ta cũng phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh mới không những lớn về quy mô mà còn mang nhiều ưu thế về chất lượng Đây cũng là thách thức mới để dệt may Việt Nam có thể từng bước vươn lên tầm cao
- Yếu tố văn hóa: May mặc mang bản sắc riêng của mỗi dân tộc.Cách thức
Trang 12ăn mặc chỉ riêng có ở những dân tộc khác nhau tạo nên những nét đẹp riêng, những niềm tự hào riêng Điều này tạo nên sự đa dạng trong nhu cầu ăn mặc ở mỗi thị trường Nó không chỉ là thách thức mà còn đem đến nhiều cơ hội mới Hiểu được mong muốn của mỗi thị trường là cách để chinh phục những khách hàng ở đó, đáp ứng một cách tốt nhất mong muốn của họ Điều này đòi hỏi phải có chính sách riêng đối với mỗi quốc gia, mỗi thị trường riêng Một khi hiểu được văn hóa của họ
ta mới có thể tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc
- Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà quốc gia xuất khẩu tham gia
- Các quy định nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ làm ăn
- Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan tới việc xuất khẩu (ví dụ Công ước Viên 1980; Incoterm 1990, 2000 )
- Ngoài những vấn đề nói trên, Chính phủ còn thực hiện các chính sách ngoại thương khác như: hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan
Chính sách ngoại thương của Chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi Sự thay đổi đó có thể là những bất lợi lớn đối với các nhà kinh doanh xuất khẩu Vì vậy, họ phải nắm được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu hướng vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước
- Các yếu tố khác: sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ, tài nguyên, dân số,…
1.6.1.2 Môi trường vi mô:
- Khách hàng:
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Mỹ, EU, Nhật Công ty chủ yếu gia công cho khách hàng từ Mỹ như Dicks, Perry Ellis và các khách hàng khác như Sumikin, Sanmar, Itochu của Nhật Gap.Sears, Express, Lands End của Châu
Âu Công ty còn gia công cho công ty Lifung của Trung Quốc
Ngoài ra công ty còn nhận gia công cho các khách hàng là các công ty may trong nước như Sơn Chinh, may Thăng Long Các đơn hàng gia công từ tổng công
ty là một phần không thể thiếu của đầu ra sản phẩm
- Các nhà cung cấp của công ty:
Là các đối tác liên doanh trong cùng Công ty dệt may Hà Nội như Công ty dệt Hà Nội, công ty may 1, công ty may 2 Ngoài ra, công ty còn có một vài những đối tác cung cấp như Dệt 8-3, Dệt Vinh và một số đối tác từ Trung Quốc
Trang 13Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladet.
- Nguồn lực của công ty:
Công ty cổ phần may Đông Mỹ hoạt động trên tổng diện tích 9.950m2 trong
đó diện tích nhà xưởng, văn phòng, kho là 3.283m2, đường đi bộ là 2.449m2, diện tích sân vườn là 4.218m2 Công ty có 2 xưởng gồm xưởng may, xưởng cắt, phôi nhuộm và nhà kho Tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty là 11.329.190.676 đồng trong đó nhà nước nắm giữ là 49%, cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp chiếm 30,58%, cổ phần ngoài doanh nghiệp chiếm 20,42% Cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghiệp như sau:
+ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 7.193.703.442 đồng
+ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 4.135.487.234 đồng
Công ty gồm 5 tổ may được trang bị các thiết bị của Nhật như Juki, Yamoto, Kansai, Pegasus,… và các hang nổi tiếng khác từ Đài Loan và Hàn Quốc Thành công của công ty có công rất lớn của đội ngũ công nhân viên là 360 người trong đó cán bộ có trình độ đại học, trên đại học và trung cấp là 20 người, công nhân kỹ thuật là 340 người Đội ngũ công nhân viên này đã gắn bó với công ty từ những năm đầu thành lập Đó là những công nhân có kinh nghiệm và tay nghề cao đem lại một lợi thế rất lớn cho công ty
1.7 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
1.7.1 Những thuận lợi trong sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty có vị trí khá thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hóa Công ty nằm ngay trên trục đường giao thông Công ty là thành viên của Công ty dệt may Hà Nội nên có mối quan hệ hợp tác lâu năm với các công ty thành viên từ đó tạo ra nhiều thuận lợi trong giao dịch Công ty đươc Hanosimex đỡ đầu, quản lý, hướng dẫn, tạo điều kiện trong kinh doanh với nhiều hợp đồng đặt hàng sự giúp đỡ từ tổng công ty Công ty đã đầu tư cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm tăng uy tín và thu hút khách hàng
Mặt khác Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên gắn bó lâu năm, có kinh nghiệm trong sản xuất và quản lý Đội ngũ công nhân có tay nghề cao được đào tạo cơ bản đối với những công nhân mới tuyển dụng, công nhân có tinh thần trách nhiệm cao là những lợi thế rất lớn Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức hợp lý tạo thuận lợi cho các hoạt động giúp giảm chi phí trong công tác điều hành sản xuất
1.7.2 Những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của Công ty
Thiết bị và công nghệ sản xuất của ngành dệt may còn lạc hậu nhiều, riêng có dệt kim đã được đổi mới tương đối đồng bộ So với ngành dệt thì nhành may được trang
bị nhiều máy móc hiện đại hơn, hầu hết các đơn vị sản xuất hàng may XK lớn đều đuợc trang bị máy móc hoàn toàn hiện đại
Công ty vẫn chưa có phòng Marketing do đó còn phụ thuộc rất nhiều vào Công ty dệt may Hà Nội Trong khi mọi hoạt động kinh doanh được phòng nghiệp
vụ tổng hợp phụ trách Điều này chưa tạo ra được khả năng tiếp cận những khách hàng tiềm năng
Trang 14Nhà cung cấp cho Công ty còn hạn chế dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào làm giảm khả năng sản xuất cũng như doanh thu của Công ty.
Đồng thời địa điểm của Công ty nằm khá xa nhà cung ứng dẫn đến việc gia tăng chi phí vận chuyển Mặt khác các công ty may mặc Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với sức cạnh tranh rất lớn từ may mặc thế giới Công ty cổ phần may Đông Mỹ cũng không thể tránh khỏi khó khăn này
1.8 Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần may Đông Mỹ
Nguồn vốn là một trong những điều kiện quan trọng để Công ty cổ phần may Đông Mỹ phát triển sản xuất kinh doanh Công ty đã huy động và sử dụng hợp lý các nguồn vốn và ngày càng đầu tư nhiều vào mua sắm máy móc thiết bị làm tăng nguồn vốn cố định, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
Bảng 1: Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần may Đông Mỹ
Năm 2008 Công ty đầu tư vốn lên 10918,08 triệu đồng Trong đó vốn lưu động chiếm 41,12% tương đương 4539,73 triệu đồng và vốn cố định chiếm 58,88% tương đương 6379,35 triệu đồng Điều này cho thấy theo đà tăng của doah thu, công ty đã tăng mức đầu tư cho các hoạt động sản xuất, cùng với đó là sự tin tưởng đầu tư của các nhà đầu tư hiện tại
Năm 2009 tổng vốn cả năm là 11136,44 triệu đồng trong đó 5011,41 triệu đồng là vốn lưu động Vốn cố định 6125,03 triệu đồng
Lượng vốn kinh doanh của Công ty tăng lên hàng năm cho thấy mức độ đầu
tư vào sản phẩm ngày càng được chú trọng
Trang 151.9 Các chiến lược và kế hoạch kinh doanh của Công ty
Trong thời gian tới Công ty sẽ cố gắng gia tăng thị phần và giá trị trong gia công sản phẩm Để đạt được điều này, Công ty đã vạch ra cho mình chiến lược kinh doanh cụ thể:
- Nâng cao và bổ sung trang thiết bị
- Đề ra các mục tiêu chất lượng
- Nâng cao trình độ quản lý trong doanh nghiệp
- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên
- Huy động thêm nguồn vốn, thu hút và tìm kiếm thêm các đối tác mới