1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần licogi 12.doc

29 844 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 420,5 KB

Nội dung

Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần licogi 12

Trang 1

PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨCCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 12

1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Tên công ty: Công ty Cổ phần LICOGI 12.

- Tên giao dịch Quốc tế: LICOGI 12 Join Stock Company.

- Trụ sở chính: Số nhà 210 đường Giải Phóng – Phường Phương Liệt – Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội.

- Mã số thuế: 0100106433.

- Lịch sử hình thành và phát triển:

+ Thành lập ngày 24/2/1981, là doanh nghiệp nhà nước với tên gọi Xí nghiệp thi công cơ giới số 12 tại Hoà Bình Nhiệm vụ chính là tham gia thi công các hạng mục chính của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

+ Năm 1990: Đổi tên thành Xí nghiệp Cơ giới và xây lắp số 12, chuyển trụ sở và địa bàn hoạt động về Hà Đông, Hà Tây (nay là Hà Nội).

+ Năm 1995: Đổi tên thành Công ty Cơ giới và Xây lắp số 12 và chuyển trụ sở về Hà Nội.

+ Tháng 9/2004: Cổ phần hoá, chuyển thành Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây lắp số 12 trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng - LICOGI LICOGI 12 là một trong các doanh nghiệp cổ phần hoá đầu tiên của Bộ Xây dựng

+ Tháng 9/2005: Nhận Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 của QUACERT.

+ Tháng 8/2006: Đổi tên thành Công ty cổ phần LICOGI 12.

+ Tháng 1/2010: Tập đoàn công nghiệp xây dựng Việt Nam (VNIC) được thành lập, LICOGI 12 trở thành công ty liên kết.

- Vốn điều lệ của Công ty: 50.000.000.000 VNĐ (Năm mươi tỷ Việt Nam đồng).

- Số lượng lao động: Công ty hiện có gần 700 cán bộ công nhân viên, trong đó 230

người có trình độ Đại học và trên Đại học, 470 người là công nhân kĩ thuật lao động lành nghề.

Trang 2

1.2 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần LICOGI 12

Trang 3

Phòng banChức năng nhiệm vụ

Đại hội đồngcổ đông

- Thông qua báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị - Thông qua báo cáo của Ban kiểm soát.

- Thông qua kế hoạch phát triển định hướng kinh doanh và đầu tư của Công ty

- Quyết định bầu, bãi nhiệm, ấn định lương thưởng cho các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Hội đồngquản trị

- Quyết định chiến lược phát triển của Công ty.

- Quyết định phương án đầu tư.

- Quyết định cơ cấu tổ chức; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ…

Ban kiểmsoát

- Thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành của Công ty.

Ban giámđốc

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị - Điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh - Kí kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế.

Phòng Cơgiới Vật tư

- Quản lý toàn bộ công tác cơ giới, vật tư xưởng sửa chữa và quản lý cơ giới ngành dọc từ Công ty xuống các xí nghiệp, đội, công

- Hoạch định, tuyển dụng và sử dụng nhân lực hiệu quả - Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho người lao động.

- Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính kế toán của toàn doanh nghiệp.

- Thực hiện và hướng dẫn các bộ phận của Công ty thực hiện các công tác tài chính kế toán theo đúng quy định của luật kế toán.

Phòng Kĩ

Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực: quản lý kĩ thuật

Trang 4

thuật thi công, quản lý dự án đầu tư, đấu thầu các công trình xây dựng,

quản lý sử dụng các thiết bị đo lường.

Phòng KCS Lập kế hoạch, quản lý và thực hiện công tác kiểm tra, nghiệm thu

các công trình công ty nhận thầu, đảm bảo chất lượng các gói thầu.

Phòng dự ánđầu tư

- Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Công ty theo đúng quy định.

- Giúp Ban Tổng Giám đốc Công ty thực hiện hoặc tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án.

Trang 5

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦACÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 12

2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh

Công ty Cổ phần LICOGI 12 đã có giấy phép kinh doanh và hoạt động trong một

- Xây dựng các công trình thủy điện, nhiệt điện, xây lắp đường dây và trạm biến thế điện, hệ thống điện, điện lạnh, hệ thống thông tin liên lạc.

- Đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà ở, hạ tầng khu đô thị, hạ tầng khu công nghiệp - Sản xuất, chế biến, khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng (Đá xây dựng, bê

tông thương phẩm, cấu kiện bê tông đúc sẵn)

- Sản xuất và kinh doanh sản phẩm cơ khí, kết cấu thép, vât tư và thiết bị xây dựng, sản xuất cầu trục và thiết bị nâng.

- Đầu tư kinh doanh dịch vụ khách sạn, khu du lịch, vui chơi giải trí - Đầu tư xây dựng và kinh doanh các công trình thủy điện vừa và nhỏ.

- Xuất nhập khẩu thiết bị, vật liệu xây dựng Tổ chức đưa lao động Việt Nam đi lao động có thời hạn tại nước ngoài.

- Tư vấn thiết kế, giám sát các công trình xây dựng.

- Thí nghiệm vật liệu xây dựng, khảo sát địa chất công trình.

- Xây dựng hệ thống thiết bị công nghiệp, kinh doanh xăng, dầu, mỡ - Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

Trang 6

2.2 Qui trình hoạt động của Công ty Cổ phần LICOGI 12

Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện hợp đồng kinh tế của Công ty Cổ phần LICOGI 12

Phòng Kế hoạch, Kĩ thuật, Kế toán

Phòng Kế hoạch, Kĩ thuật, Kế toán

(Nguồn: Phòng Kinh tế Kế hoạch)

Trang 7

Chi tiết về quy trình kí kết hợp đồng kinh tế:

- Tiếp nhận thông tin:

+ Thu thập thông tin về dự án và yêu cầu của khách hàng qua việc tiếp nhận thư mời thầu và tổ chức đấu thầu.

- Đấu thầu: Trên cơ sở các yêu cầu của hồi sơ mời thầu và các thông tin về dự án do

chủ đầu tư cung cấp, lãnh đạo Công ty chỉ đạo trực tiếp trưởng phòng Kế hoạch tổ chức kế hoạch triển khai: tham quan hiện trường, thu thập thông tin về đối tác và thị trường… để lựa chọn giải pháp hợp lý nhất Sau khi hoàn tất công việc, phụ trách bộ phận sẽ kiểm tra và nghiệm thu hồ sơ dự thầu để trình Giám đốc ký duyệt Sau khi được kí duyệt, hồ sơ dự thầu được lưu lại bản sao tại công ty, rồi được niêm phong và tham gia đấu thầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.

- Trúng thầu: Phòng Kế toán tiếp nhận kết quả và chuyển cho phòng Kế hoạch

( Trường hợp không trúng thầu thì kết quả mở thầu, các biên bản kiểm tra, hồ sơ lưu sẽ là cơ sở để tìm biện pháp khắc phục, phòng ngừa và tạo ra những ưu thế cạnh tranh, Phòng Kế toán sẽ thực hiện việc phân tích các nguyên nhân trượt thầu.)

- Đàm phán: Phòng Kế hoạch tiến hành đàm phán với đối tác kí kết hợp đồng về

các nội trong hợp đồng, xem xét sự phù hợp giữa các nội dung trong hợp đồng với chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Công ty, tính hợp pháp, hợp lệ và tính khả thi của hợp đồng.

- Kí hợp đồng: Sau khi hai bên đã thống nhất những yêu cầu, tiến hành soạn thảo

hợp đồng theo nội dung đã thỏa thuận Phòng Kế hoạch trình Giám đốc Công ty hoặc người được ủy quyền xem xét kí duyệt.

- Hợp đồng giao khoán: Căn cứ vào điều kiện Hợp đồng kinh tế, đơn giá hợp đồng,

điều kiện thi công thực tế của công trình, phòng Kế hoạch sẽ lập hợp đồng giao khoán đề xuất đơn giá hay định mức giao khoán trình Giám đốc duyệt Sau đó lập hợp đồng giao khoán giữa hai bên giao – nhận Hợp đồng giao khoán hay định mức giao khoán sẽ được lập thành 04 bộ và giao cho: Phòng Kế hoạch, phòng Tài chính kế toán, phòng Kỹ thuật và bên nhận giao khoán.

- Theo dõi thực hiện hợp đồng:

+ Theo dõi, giám sát tiến độ thi công, kỹ mỹ thuật, khối lượng, chất lượng, an toàn lao động, phát sinh trong quá trình thi công, chi phí sản xuất và phàn nàn của khách hàng.

Trang 8

+ Các phòng ban của Công ty kết hợp với bộ phận kỹ thuật của ban điều hành tiến hành theo dõi thường xuyên và liên tục, sau đó báo cáo về toàn bộ tình hình đang diễn ra trên công trình do Công ty quản lý.

- Nghiệm thu, thanh quyết toán:

+ Tạm ứng: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã kí kết với khách hàng, phòng Kế

hoạch sẽ làm đề nghị tạm ứng trình Giám đốc kí duyệt, sau đó chuyển cho phòng Kế toán đi làm thủ tục để thanh toán với bên đối tác.

+ Thanh toán hàng kì: Căn cứ vào Biên bản nghiệm thu cho từng giai đoạn, phụ trách công trình sẽ lên bảng thanh toán, chuyển về phòng Kế hoạch xem xét rồi trình lên Giám đốc kí duyệt.

Khi bảng thanh toán hàng kì được đối tác phê duyệt, phụ trách công trình phải chuyển 02 bản gốc của toàn bộ hồ sơ liên quan đến đợt thanh toán về phòng Kế hoạch, phòng Kế hoạch có trách nhiệm chuyển 01 bộ hồ sơ về phòng Kế toán để làm thủ tục cần thiết với bên đối tác về việc chuyển tiền.

+ Quyết toán công trình: Căn cứ vào Biên bản nghiệm thu từng giai đoạn và Biên bản nghiệm thu toàn bộ công trình, căn cứ vào đơn giá hợp đồng và giá cả thỏa thuận, căn cứ chi phí sản xuất cũng như các giấy tờ có liên quan, phụ trách công trình sẽ lên bảng quyết toán khối lượng thực hiện, chuyển về phòng Kế hoạch xem xét, trình lên Giám đốc kí duyệt rồi chuyển sang bên đối tác phê duyệt.

Căn cứ vào giá trị thực hiện hai bên đã thống nhất và các căn cứ có liên quan khác, phòng Kế hoạch sẽ làm thanh lý hợp đồng với bên đối tác.

Sau khi có thanh lý hợp đồng, trong vòng 03 ngày, phòng Kế hoạch có trách nhiệm chuyển 01 bộ hồ sơ quyết toán hợp đồng cho phòng Kế toán.

Phòng Kế toán tiếp nhận hồ sơ quyết toán hợp đồng và hoàn thiện nốt các thủ tục còn lại với bên đối tác.

- Lưu hồ sơ: Nhân viên lưu trữ sẽ lập file hồ sơ riêng để để lưu lại những giấy tờ

liên quan đến hợp đồng được kí kết song song với việc lưu giữ tại các phòng ban có liên quan khác như phòng Kế hoạch, phòng Kĩ thuật, phòng Kế toán…

Trang 9

2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các năm qua

2.3.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán năm 2009 và 2010

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2009 VÀ 2010

Trang 10

nghìn đồng Sang năm 2010, tổng tài sản của công ty là 389.825.182.175nghìn đồng,

trong đó tổng TSNH là 322.576.504.966 nghìn đồng Ta thấy, năm 2009 có quy mô

tổng tài sản tương đối lớn, sang năm 2010 Công ty vẫn tăng tổng tài sản thêm 12,33%so với năm 2009 là một con số đáng kể, trong đó TSNH tăng 20,6% còn TSDH lạigiảm 15,48% Tuy nhiên, Công ty thuộc lĩnh vực xây dựng nhưng lại có sự chuyển

dịch ngày càng lớn từ nhóm TSDH sang TSNH.

+ Năm 2010, TSDH giảm 15,48% so với năm 2009 do hai nguyên nhân chính:

thứ nhất là do TSCĐ giảm bởi Công ty cũng tiến hành thanh lý một số loại máy móc

Trang 11

thiết bị không cần thiết trong sản xuất trong khi giá trị những máy móc mua thêm là không đáng kể Thứ hai là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm bởi trụ sở mới của Công ty tại Giáp Bát và văn phòng Công ty tại C1 Giải Phóng đã được hoàn thành trong năm 2010.

+ Nhóm Tiền luôn được công ty duy trì ở mức thấp, chỉ chiếm khoảng 5-6% so

với tổng tài sản Năm 2010, mặc dù mức dự trữ tiền có tăng lên so với năm 2009

nhưng không đáng kể (tăng 3,69%) Chính sách này có ưu điểm là giúp cho nguồn lực

của doanh nghiệp luôn được tận dụng tối đa có thể, không gây nên tình trạng dư thừa tiền lãng phí Tuy nhiên, việc dự trữ tiền quá thấp có thể khiến Công ty dẫn đến mất khả năng thanh toán, nhất là trong lĩnh vực xây dựng với tình hình giá cả luôn biến động như hiện nay, có thể dẫn đến những luồng tiền ra phát sinh mà doanh nghiệp chưa thể ứng phó kịp thời, việc huy động vốn từ nguồn vốn vay sẽ dẫn đến chi phí tài chính cho doanh nghiệp.

+ Nhóm Phải thu khách hàng và Hàng tồn kho luôn duy trì ở mức cao Phải thu

khách hàng năm 2010 tăng 23,03% so với năm 2009 Việc gia tăng quy mô này khá

lớn cho thấy Công ty đang sử dụng chính sách tín dụng nới lỏng, để cho khách hàng chiếm dụng vốn của mình khá lớn, ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn, hoặc có thể dẫn đến rủi ro do không thu hồi được vốn Nhưng xét theo khía cạnh khác, khá nhiều công trình do Công ty Cổ phần LICOGI 12 thi công trong hai năm vừa qua là những công trình do Nhà nước là chủ đầu tư, vì vậy những khoản phải thu khách hàng này cũng đạt được mức độ tin cậy nhất định Hàng lưu kho cũng được duy trì ở mức

tương tự, năm 2010 còn tăng 21,72% so với năm 2009 Thực tế này đặt ra câu hỏi về

hiệu quả quản lý hàng lưu kho của công ty Bởi lẽ, điều này sẽ phát sinh rất nhiều chi phí trong việc lưu giữ, bảo quản cũng như bảo vệ nguồn tài sản này, chưa kể đến những thiệt hại do hỏng hóc trong quá trình lưu giữ chưa kịp sử dụng đến Nhưng có thể đây cũng là giải pháp giúp Công ty được chủ động về mặt đầu vào trong tình hình vật giá luôn biến động, có thể giảm thiểu được việc đội chi phí của các công trình lên vượt quá mức cho phép.

+ Năm 2010, TSNH khác có xu hướng tăng 84,4% so với 2009, trong khi TSDHkhác lại giảm 42,5% Điều này cho thấy Công ty đang có xu hướng chuyển dần từ đầu

tư vào TSDH sang TSNH Số liệu này phản ánh một thực tế là: các doanh nghiệp xây lắp có xu hướng chuyển dần một phần từ việc đầu tư vào TSCĐ sang thuê hoạt động, bởi lẽ phương án này giúp doanh nghiệp có thể phần nào giải quyết được vấn đề về tiến bộ khoa học kĩ thuật cũng như tránh phải đầu tư một lượng tiền lớn vào TSCĐ trong cùng một lúc Thêm vào đó, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp là không giới

Trang 12

hạn, ở khắp mọi miền Tổ quốc, cho nên việc di chuyển máy móc thiết bị cũng là một hạn chế của doanh nghiệp.

Điều mâu thuẫn trên được giải thích bởi trong hai năm qua, Công ty đang và sẽ có

nhiều công trình xây dựng lớn (như Công trình thủy điện Sơn La, công trình thủy điện Dakmi 4…) với vòng đời dự án dài nên việc thu hồi khoản phải thu bị kéo dài, thậm chí còn bị chậm trễ rất lâu sau khi kết thúc dự án, hàng lưu kho lớn để đảm bảo cho tiến độ những dự án đang và sẽ thực hiện được thông suốt

- Về mặt Nguồn vốn:

+ Quy mô Nợ phải trả của năm 2010 tăng 13,93% so với năm 2009, trong đó tỉ lệNợ ngắn hạn tăng 15,92% còn tỉ lệ Nợ dài hạn giảm 16,52% Trong phần Nợ ngắn

hạn, quy mô các khoản mục thành phần cũng có sự thay đổi với việc giảm tỉ lệ các nguồn nợ từ khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải nộp nhà nước và chi phí phải trả, trong khi đó tăng tỉ lệ các nguồn từ vay ngắn hạn, phải trả người lao động, các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác, và đặc biệt là nguồn lợi nhuận chưa phân phối năm trước đã chú trọng gia tăng vào quỹ khen thưởng phúc lợi

là 83,75% Việc doanh nghiệp chuyển từ chiếm dụng nguồn vốn của người bán và

phải trả nhà nước như sang tận dụng nguồn phải trả từ bên trong (thông qua hình thức như trả chậm lương) có thể khiến đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp cảm thấy không hài lòng với chế độ đãi ngộ dẫn đến chất lượng công việc không được hiệu quả như mong muốn.

+ Nợ ngắn hạn năm 2010 tăng 15,92% so với năm 2009, ở cả hai năm, nợ ngắn

hạn đều chiếm từ 94 – 96% tổng số nợ phải trả Điều này khá là hợp lý bởi như phân tích ở trên, Công ty đầu tư chủ yếu là vào nhóm tài sản ngắn hạn nên cần được tài trợ từ nguồn nợ ngắn hạn, trong đó vay ngắn hạn chiếm từ 24 – 26% tổng số nợ phải trả.

+ Khoản Phải trả người bán chiếm tỷ trọng vừa phải và có xu hướng giảm dần xuống Năm 2009, Phải trả người bán chiếm khoảng 1/3 trong số tổng nợ phải trả,

nhưng sang đến năm 2010 thì giảm xuống chỉ còn khoảng 1/5 (giảm 24,57%) Điều

này cho thấy Công ty không quá chú trọng vào việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, bỏ qua một kênh huy động vốn khá hiệu quả mà không tốn kém chi phí Đổi lại, Công ty giữ được uy tín lâu dài với nhà cung cấp, đây chính là điều mà công ty cố gắng duy trì để có thể đảm bảo được các đầu vào cần thiết luôn luôn được cung ứng đầy đủ và kịp thời cho những công trình mà công ty đang thi công.

+ Vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng 5,86% so với năm 2009 hoàn toàn là do tăng từ

nguồn lợi nhuận sau khi đã trừ đi khoản trả cổ tức cho năm 2009, không có sự tăng

Trang 13

thêm của nguồn vốn góp Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty rất hiệu quả và từng bước tăng trưởng rõ rệt.

2.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 và 2010

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Trang 14

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)

- Nhìn chung, các chỉ tiêu Doanh thu thuần, Giá vốn hàng bán cũng như Lợi

nhuận gộp của năm 2010 tăng trung bình 10,3% so với năm 2009 Con số tuyệt đốicủa các chỉ tiêu này là khá lớn, vì vậy việc gia tăng thêm được 10,3% là một kết quả

khá thành công doanh nghiệp trong năm vừa qua Tuy nhiên, doanh số này chỉ đạt 73% so với kế hoạch mà Công ty đặt ra trong năm 2009 Nguyên nhân doanh thu không như dự tính là do các dự án công trình giao thông nằm trong kế hoạch thực hiện của công ty gặp vướng mắc như gặp khó khăn trong việc triển khai, giải phóng mặt bằng, điều động máy móc… trong khi đó thì hiệu quả đem lại không cao nên Công ty đã chủ động cắt giảm

- Năm 2009, doanh nghiệp có khoản giảm trừ doanh thu bằng 163.619.047 do tài

khoản giảm giá hàng bán tăng Sang đến năm 2010, giá trị khoản giảm trừ doanh thu

này bằng 0 cho thấy rằng chất lượng các công trình, dịch vụ mà doanh nghiệp cung

cấp cho khách hàng ngày càng hoàn thiện và đạt được sự tín nhiệm cao từ phía đối tác.

- Lợi nhuận thuần năm 2010 tăng mạnh 49,62% là do Doanh thu hoạt động tài chínhtăng đột biến lên những 2978,95% Doanh thu này bắt nguồn từ việc doanh nghiệp thu

lãi khoảng 3390 triệu từ chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Cổ phần thủy điện IAHAO, phần còn lại là doanh thu từ tiền lãi mà Công ty đem nguồn tiền nhàn rỗi cho các doanh nghiệp khác vay và hưởng lãi suất Đây là một chính sách khá linh hoạt của ban lãnh đạo để có thể giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trước mắt Tuy nhiên việc này cũng khiến cho các chỉ tiêu về khả năng thanh toán cũng như khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp luôn bị duy trì ở mức thấp, dễ làm mất lòng tin của những nhà cung cấp, ngân hàng và những chủ nợ khác.

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.3.1. Bảng cân đối kế toán - Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần licogi 12.doc
2.3.1. Bảng cân đối kế toán (Trang 9)
Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản- nguồn vốn - Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần licogi 12.doc
Bảng 2.4 Cơ cấu tài sản- nguồn vốn (Trang 15)
Bảng 2.5: Chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản - Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần licogi 12.doc
Bảng 2.5 Chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản (Trang 17)
Bảng 2.6: Bảng các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời - Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần licogi 12.doc
Bảng 2.6 Bảng các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời (Trang 17)
2.5. Tình hình người lao động - Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần licogi 12.doc
2.5. Tình hình người lao động (Trang 18)
- Bên cạnh chế độ khen thưởng, các hình thức kỉ luật cũng được đề đạt nhằm hoàn thiện tính kỉ luật trong mọi công việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, góp  phần hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch được giao phó và nâng cao hiệu quả hoạt động  của  - Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần licogi 12.doc
n cạnh chế độ khen thưởng, các hình thức kỉ luật cũng được đề đạt nhằm hoàn thiện tính kỉ luật trong mọi công việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch được giao phó và nâng cao hiệu quả hoạt động của (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w