NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Nhận xét và xác nhận của cán bộ hướng dẫn về đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên đất bờ bao trong mô hình tôm - lúa tại xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyê
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
- -
LÊ QUANG THOẠI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT
BỜ BAO TRONG MÔ HÌNH TÔM – LÖA TẠI
XÃ HÕA TÖ 1, HUYỆN MỸ XUYÊN,
TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CẦN THƠ, 12/2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
- -
LÊ QUANG THOẠI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT
BỜ BAO TRONG MÔ HÌNH TÔM – LÖA TẠI
XÃ HÒA TÚ 1, HUYỆN MỸ XUYÊN,
`
CẦN THƠ, 12/2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và có sử dụng một phần số liệu của dự án nghiên
cứu “Phát triển nông nghiệp và môi trường thích nghi với biến đổi khí hậu ở tỉnh Sóc Trăng”
Tác giả
Lê Quang Thoại
Trang 4THÔNG TIN CÁ NHÂN
Ngày sinh: 10/03/1993
Lớp: Phriển nông thôn (CA11X5A1), khóa 37
MSSV: 4114970
Quê quán: Châu Thành – Hậu Giang
Địa chỉ liên lạc: Ấp Đông Phú, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Trang 5NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Nhận xét và xác nhận của cán bộ hướng dẫn về đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên đất bờ bao trong mô hình tôm - lúa tại xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng”, do sinh viên Lê Quang Thoại lớp Phát triển nông thôn CA11X5A1 –
K37, Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ 8/2013 đến 12/2014
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn:
Cần Thơ, ngày……tháng…….năm 2014
Cán bộ hướng dẫn
ThS Võ Văn Hà
Trang 6NHẬN XÉT CỦA BỘ MÔN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP
Nhận xét và xác nhận của Bộ môn Hệ thống nông nghiệp về đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên đất bờ bao trong mô hình tôm - lúa tại xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng”, do sinh viên Lê Quang Thoại lớp Phát Triển
Nông Thôn CA11X5A1 – K37, Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ 8/2013 đến 12/2014
Ý kiến của Bộ môn Hệ thống nông nghiệp:
Cần Thơ, ngày… tháng……năm 2014
Bộ môn Hệ thống nông nghiệp
Trang 7NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp chứng nhận chấp nhận báo cáo với đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên đất bờ bao trong mô hình tôm - lúa tại xã Hòa
Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng”, do sinh viên Lê Quang Thoại lớp Phát
Triển Nông Thôn CA11X5A1 – K37, Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ 8/2013 đến 12/2014
Báo cáo luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức………
Ý kiến hội đồng: ………
………
………
………
………
………
………
………
………
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014
Chủ tịch hội đồng
Trang 8LỜI CẢM TẠTrong thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên đất bờ bao trong mô hình tôm – lúa tại xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô và bạn bè tôi
xin chân thành cảm ơn:
- Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ đã luôn quan tâm, lo lắng, động viên, đặc biệt luôn hỗ trợ về tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ
- Cảm ơn Thầy cố vấn học tập Nguyễn Công Toàn đã dìu dắt và nâng đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
- Thầy hướng dẫn Võ Văn Hà, thầy Nguyễn Hồng Tín, chị Tô Lan Phương, anh Huỳnh Cẩm Linh, anh Trần Hữu Tuấn cùng với các thầy cô, các anh chị thuộc Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long đã tận tình chỉ dẫn tôi trong quá trình làm luận văn, đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Võ Văn Hà, giáo viên hướng dẫn cũng là người đồng hành với tôi trong suốt quá trình làm đề tài đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý cô chú, anh chị trong tổ hợp tác cùng với các anh chị cán bộ ở xã Hòa Tú 1 và huyện Mỹ Xuyên đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại địa phương Đặc biệt, gia đình anh Mã Văn Hồng đã hỗ trợ, chỉ dạy tôi rất nhiều trong quá trình thu thập và hoàn tất số liệu
- Cảm ơn tất cả các bạn sinh viên lớp Phát triển nông thôn khóa 37, những người
đã luôn khích lệ, động viên, chia sẻ và cho tôi những kỉ niệm đẹp nhất trong suốt quãng đời sinh viên
Cần Thơ, ngày… tháng…….năm 2014
Sinh viên thực hiện
Lê Quang Thoại
Trang 9Đề tài tiến hành bố trí thử nghiệm, lấy mẫu cỏ và đất bờ bao để phân tích, thực hiện phỏng vấn nông hộ để khảo sát thực trạng, hiệu quả kinh tế của mô hình trồng màu và trồng cỏ nuôi bò Thực hiện phương pháp thống kê mô tả, phân tích tần số, hạch toán kinh tế toàn phần và sử dụng phép thử Duncan, T- test để xác định sự khác biệt trung bình giữa các mô hình Sau đó, tiến hành phân tích SWOT tại vùng nghiên cứu để đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả cho mô hình
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Nhìn chung, tình hình sản xuất cây màu và trồng
cỏ nuôi bò trên bờ bao mang lại hiệu quả Tuy nhiên, diện tích đất bờ bao chưa khai thác còn nhiều, dịch bệnh hại cây màu, thiếu vốn cho chăn nuôi vẫn còn xảy ra gây nhiều trở ngại cho người sản xuất; (2) Kết quả thử nghiệm cho thấy, cây cao lương phù hợp với điều kiện của địa bàn nghiên cứu, so với nghiệm thức không tủ rơm thì trồng cao lương có tủ rơm cho chiều cao và năng suất cao hơn hẳn Bên cạnh đó, trồng cỏ cho năng suất rất cao là 173 tấn/ha đủ để nuôi 18 con bò/ha/năm, cho thu nhập và lợi nhuận khá cao Qua kết quả phân tích cũng cho thấy, đất bị nhiễm phèn và mặn, để canh tác cần bón thêm vôi CaCO3 để cải thiện môi trường đất tốt hơn; về thành phần năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế có sự khác nhau giữa các loại cây màu Cao nhất là nhóm cây bầu - bí kể cả trồng kết hợp với cây cao lương đều cho thu nhập cao (hơn 200 triệu đồng/ha/năm), lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha/năm cao hơn rất nhiều
so với các loại cây khác; (3) Để nhằm thúc đẩy mô hình trồng màu hoặc trồng cỏ trên
bờ bao mang lại hiệu quả kinh tế cao cần có biện pháp nâng cao kỹ thuật, biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, giảm chi phí đầu tư sản xuất Bên cạnh đó, các nông hộ cần chủ động học hỏi, nâng cao trình độ và kinh nghiệm của mình, không lạm dụng phân thuốc hóa học trong quá trình sản xuất tránh gây tổn hại đến môi trường sinh thái
Trang 10MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
THÔNG TIN CÁ NHÂN ii
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN iii
NHẬN XÉT CỦA BỘ MÔN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP iv
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG v
TÓM LƯỢC vii
MỤC LỤC viii
DANH SÁCH BẢNG……… ….…xi
DANH SÁCH HÌNH xii
DANH SÁCH HỘP THÔNG TIN xiii
DANH MỤC VIẾT TẮT xiv
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4 ĐỊA BÀN, THỜI GIAN VÀ GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1.4.1 Địa bàn nghiên cứu 2
1.4.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.4.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu 3
1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI 3
1.6 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG 3
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4
2.1 TỔNG QUAN TỈNH SÓC TRĂNG 4
2.1.1 Vị trí địa lý 4
2.1.2 Điều kiện tự nhiên 4
Trang 112.1.3 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội 5
2.2 TỔNG QUAN HUYỆN MỸ XUYÊN 6
2.2.1 Vị trí địa lý 6
2.2.2 Điều kiện tự nhiên 7
2.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 8
2.2.4 Sản xuất cây màu và chăn nuôi của huyện Mỹ Xuyên 8
2.2.4.1 Tình hình sản xuất cây màu 8
2.2.4.2 Tình hình chăn nuôi bò ở Mỹ Xuyên 9
2.3 CÂY CAO LƯƠNG 10
2.3.1 Nguồn gốc và đặc điểm sinh học 10
2.3.2 Yêu cầu về sinh thái của cao lương 10
2.3.3 Khả năng sử dụng của cao lương 11
2.3.4 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cao lương 11
2.4 MÔ HÌNH TRỒNG MÀU VÀ TRỒNG CỎ NUÔI BÕ TRÊN BỜ BAO 12
2.4.1 Mô hình trồng màu 12
2.4.1.1 Môi trường đất trong sản xuất cây màu 12
2.4.1.2 Hiệu quả của mô hình trồng màu trên bờ bao 13
2.4.1.3 Kỹ thuật trồng cây màu 14
2.4.2 Mô hình trồng cỏ nuôi bò 15
2.4.2.1 Hiệu quả mô hình trồng cỏ nuôi bò 15
2.4.2.2 Thành phần cỏ trong nuôi bò sinh sản 16
2.4.2.3 Kỹ thuật trồng cỏ voi nuôi bò sinh sản 17
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 19
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.2.1 Chọn vùng nghiên cứu 20
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 20
3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp 20
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp 21
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 22
3.2.3.1 Mục tiêu 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất trên bờ bao 22
3.2.3.2 Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất trên bờ bao 23 3.2.3.3 Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả cho mô hình sản xuất trên bờ bao 24
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
Trang 124.1 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT TRÊN BỜ BAO TẠI XÃ HÕA TÖ 1 25
4.1.1 Tình hình sản xuất cây màu tại xã Hòa Tú 1 25
4.1.2 Tình hình chăn nuôi bò ở xã Hòa Tú 1 25
4.1.3 Nguồn lực lao động của nông hộ 26
4.1.4 Nguồn lực đất đai trong nông hộ 27
4.1.5 Lịch bố trí mùa vụ trên bờ bao 27
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT TRÊN BỜ BAO 28
4.2.1 Đánh giá thử nghiệm trồng cao lương và theo dõi mẫu cỏ và mẫu đất 28
4.2.1.1 Mô hình thử nghiệm trồng cao lương 28
4.2.1.2 Theo dõi mẫu cỏ trên bờ bao 29
4.2.1.3 Theo dõi chỉ tiêu môi trường đất 29
4.2.2 Phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất trên bờ bao 30
4.2.2.1 Giá bán, năng suất và ngày công chăm sóc cây màu 30
4.2.2.2 Hiệu quả kinh tế nuôi bò sinh sản trong nông hộ 31
4.2.2.3 Hiệu quả kinh tế các nhóm cây trồng trên bờ bao 32
4.2.2.4 Hiệu quả kinh tế các nhóm mô hình kết hợp 34
4.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TRÊN BỜ BAO 36
4.3.1 Phân tích SWOT 36
4.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình sản xuất trên bờ bao 37
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
5.1 KẾT LUẬN 39
5.2 KIẾN NGHỊ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHỤ LỤC 1 45
PHỤ LỤC 2 62
PHỤ LỤC 3 65
Trang 13DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Tình hình sản xuất rau màu huyện Mỹ Xuyên năm 2013…… 9
Tình hình chăn nuôi bò ở huyện Mỹ Xuyên 2013……… …………10
Thang đánh giá độ pH(KCL) của đất trồng màu ……….……… 12
Thang đánh giá chất hữu cơ ……… ….….13
Thành phần cơ giới trong đất vùng trồng màu tại Mỹ Xuyên- Sóc Trăng 13
Khả năng ăn một số loại thức ăn chính của trâu, bò……….… 17
Hiện trạng sản xuất cây màu tại xã Hòa Tú 1 năm 2012 – 2014…… … 25
Nguồn lực lao động trong nông hộ……… 26
Sử dụng tài nguyên đất đai trong nông hộ……… ….… 27
Thành phần năng suất cao lương ở 2 nghiệm thức……….…… 29
Phân tích sinh khối cỏ voi trên bờ bao trong năm……… …29
Chỉ tiêu lý hoá tính đất trồng màu trên bờ bao ……… ………… 30
Giá, năng suất và công lao động của các loại cây trồng ………… … 31
Hạch toán kinh tế nuôi bò sinh sản trong nông hộ ………… … 32
Hiệu quả kinh tế các nhóm cây trồng trên bờ bao ……… 33
Hệu quả kinh tế các mô hình canh tác kết hợp 35
Ma trận SWOT của mô hình canh tác trên bờ bao tại xã Hòa Tú 1… ….37
Trang 14DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang
Trang 15DANH SÁCH HỘP THÔNG TIN
Hộp thông tin 1: Phỏng vấn 1 nông dân về hiệu quả kinh tế của trồng cỏ nuôi bò 16 Hộp thông tin 2: Phỏng vấn 1 nông dân về hiệu quả kinh tế của trồng màu trên bờ bao
mô hình tôm –lúa……… ……… 36 Hộp thông tin 3: Phỏng vấn 1 cán bộ phòng NN & PTNT huyện Mỹ Xuyên về giải
pháp nâng cao hiệu quả của trồng màu trên bờ bao……… 38
Trang 16DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung chữ viết tắt
AUSAID Australian Agency for International Development – Cơ quan phát
triển của Öc ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
KH & ĐT Kế hoạch & Đầu tư
HQĐTLĐ Hiệu quả đầu tư lao động
HQĐTVT Hiệu quả đầu tư vật tư
KIP Key Informal Panel – Phỏng vấn chuyên gia
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
PRA Paticipatory Rural Appraisal – Đánh giá nông thôn có sự tham gia
SWOT Strengths Weakness Oppprtunities Threat – Điểm mạnh; Điểm yếu
Cơ hội; Rủi ro
UNDP United Nations Development Programme – Chương trình trình Phát
triển Liên Hiệp Quốc USDA United States Department of Agriculture – Bộ nông nghiệp Hoa Kì
WB World bank – Ngân hàng thế giới
Trang 17CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, là một vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm của đất nước ĐBSCL cung cấp hơn 50% sản lượng thủy sản cho cả nước và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu (tổng cục thống kê, 2011) Kinh tế vùng khá phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 12,2%, thu nhập bình quân đầu người năm
2010 đạt 20,79 triệu đồng/ha/năm (Bộ KH & ĐT, 2011) Trong những năm qua, tốc
độ xoá đói giảm nghèo và tăng thu nhập ở vùng ĐBSCL còn chậm hơn so với các vùng khác trong cả nước, đây là mối lo ngại là khu vực đang mất dần lợi thế cạnh tranh Người nghèo có rất ít cơ hội thoát khỏi nghèo một cách bền vững vì có một số trở ngại lớn là ít hoặc không có đất sản xuất, việc kinh doanh ở địa phương phát triển chậm và trở ngại trong tìm kiếm việc làm trong khu vực nông thôn (UNDP và AusAID, 2004)
Sóc Trăng có diện tích tự nhiên 3.331 km2, chiếm 8,05% diện tích vùng ĐBSCL và 0,96% diện tích cả nước, dân số 1.303.700 người với mật độ dân số là 391 người/km2(cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2011) Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng xác định thủy sản
là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội; trong đó nghề nuôi thủy sản như tôm được xem là đối tượng chủ lực góp phần không nhỏ trong tiến trình phát triển của tỉnh Bên cạnh nuôi trồng thủy sản việc áp dụng mô hình canh tác luân canh tôm – lúa kết hợp trồng màu trên bờ bao được xem là mô hình phổ biến nhất được người dân ở tỉnh Sóc Trăng áp dụng rộng rãi ở các vùng trũng hiện nay bởi hiệu quả sử dụng đất cao, khả năng đầu tư hợp lí Hình thức canh tác kết hợp này được đánh giá là có hiệu quả về kinh tế và phù hợp với môi trường Mặc dù, thời gian ban đầu mô hình có nhiều hiệu quả cao, góp phần đáng kể vào nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người Song song đó, tốc độ xóa đói giảm nghèo của tỉnh còn chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch Biểu hiện chính của việc nghèo đói
là tính dễ bị tổn thương trước các biến động tiêu cực của thiên tai và thiếu khả năng đối phó với các biến động đó (WB, 2001) Tính dễ bị tổn thương của người nghèo là thiếu tiến trình tích luỹ, thiếu sự kết hợp giữa các hoạt động sản xuất cũng như sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên đất trong nông hộ, đặc biệt là nguồn đất trên bờ bao
có thể mang lại thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ
Huyện Mỹ Xuyên có diện tích canh tác tôm – lúa và bờ bao lớn nhất tỉnh Nhiều năm qua mô hình sản xuất trên bờ bao đã đem lại nguồn thu lớn cho người dân trong huyện, góp phần cải thiện cuộc sống, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế và vươn lên thoát nghèo Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn đối với người sản xuất như các yếu tố
Trang 18đầu vào, trình độ kỹ thuật sản xuất, dịch bệnh thường xuyên xảy ra,… Đặc biệt là khó khăn trong việc định hướng, lựa chọn những chủng loại cây trồng và việc bố trí lại sản xuất phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao
Cho đến nay ở tỉnh Sóc Trăng nói chung cũng như huyện Mỹ Xuyên nói riêng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về hoạt động trồng màu hoặc trồng cỏ nuôi bò trên bờ bao
mô hình tôm – lúa để góp phần nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo của nông hộ
Nhận thấy sự cần thiết từ những vấn đề đặt ra, đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả
sử dụng tài nguyên đất bờ bao trong mô hình tôm - lúa tại xã Hòa Tú 1, huyện
Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng” là cơ hội để giúp người dân bố trí lại mô hình canh tác
bờ bao, giảm được rủ ro trong sản xuất, nâng cao thu nhập cải thiên đời sống và đóng góp tích cực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo bền vững Nghiên cứu này cũng bao hàm việc cải thiện khả năng thích ứng của người dân trong thực hiện mô hình tôm - lúa đối phó với các biến động bất ngờ trong cuộc sống và sản xuất, đồng thời cũng có thể vận dụng vào các chương trình xoá đói giảm nghèo và phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững trong tương lai
(1) Đánh giá hiện trạng sản xuất trên bờ bao mô hình tôm – lúa
(2) Phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất trên bờ bao trong nông hộ
(3) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho mô hình
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Hiện trạng sản xuất trên bờ bao diễn ra như thế nào?
(2) Hiệu quả kinh tế mà các mô hình sản xuất trên bờ bao như thế nào?
(3) Giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho mô hình trồng màu trên bờ bao?
1.4 ĐỊA BÀN, THỜI GIAN VÀ GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.4.1 Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại ấp Hòa Đê, xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014
Trang 191.4.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hiện trạng canh tác trên bờ bao mô hình tôm - lúa, đánh giá môi trường đất (tập trung phân tích tính chất lý hóa của đất), thử nghiệm cây cao lương và phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất trên bờ bao tại địa bàn
ấp Hòa Đê, xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng Đồng thời phân tích những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, rủi ro trong quá trình canh tác của nông hộ Các số liệu điều tra thực địa chỉ thể hiện tình trạng thu nhập và sản xuất của nông hộ tại thời điểm nghiên cứu (2013) Đề tài chỉ phân tích hiệu quả kinh tế của sử dụng tài nguyên đất bờ bao, không đi sâu nghiên cứu về phân tích các tác động của môi trường đất đến tính hiệu quả mô hình trồng màu Đề tài không tiến hành phân tích rủi ro cho từng mô hình canh tác trên bờ bao
1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Từ việc phân tích nghiên cứu sâu về các hoạt động sản xuất trong nông hộ có ảnh hưởng như thế nào đến tính hiệu quả cho mô hình tôm – lúa ở xã Hòa Tú 1 huyện Mỹ
Xuyên tỉnh Sóc Trăng Đề tài nghiên cứu hi vọng sẽ xác định được mô hình canh tác
nào trên bờ có đóng góp cao cho thu nhập của nông hộ, định hướng cho sự phát triển
mô hình canh tác phù hợp ở địa bàn nghiên cứu, cải thiện chất lượng môi trường sinh thái nông nghiệp, cũng như đưa ra được một số kiến nghị phù hợp nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho đề tài
1.6 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Nông dân là đối tượng thụ hưởng chính trong kết quả của nghiên cứu này Nghiên cứu mang lại cho họ nhiều giải pháp hơn trong quá trình sản xuất trong nông hộ, cải thiện hiệu quả của mô hình canh tác trên bờ bao cũng như khai thác có hiệu quả hơn nguồn
tài nguyên sẵn có trong nông hộ góp phần tối đa hóa thu nhập của họ
Trang 20Địa bàn nghiên cứu
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 TỔNG QUAN TỈNH SÓC TRĂNG
2.1.1 Vị trí địa lý
Sóc Trăng tọa lạc ở tọa độ 9012’-9056’ vĩ Bắc và 105033’-106023’ kinh Đông, phía Bắc và Tây Bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Nam giáp biển Đông Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Sóc Trăng và các huyện/Thị xã gồm: Châu Thành, Kế Sách, Mỹ
Tú, Cù Lao Dung, Long Phú, Thị xã Ngã Năm, Thạnh Trị, Thị xã Vĩnh Châu, Trần Đề (quyết định thành lập cuối năm 2009) và huyện Mỹ Xuyên (UBND tỉnh Sóc Trăng, 2014)
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng
(Nguồn: UBND tỉnh Sóc Trăng, 2014)
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,5 - 1 m so với mực nước biển, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài Phần lớn lãnh thổ của tỉnh thuộc vùng đất liền Phần còn lại là các dãi cù lao nằm kẹp giữa hai nhánh sông Hậu Nhìn chung, địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo, cao ở phía sông
Trang 21Hậu và biển Đông, thấp dần vào nội địa, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc Khu vực phía Nam huyện Mỹ Tú và huyện Thạnh Trị là vùng trũng dưới dạng lòng chảo
có cao trình rất thấp Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi triều cường lên (UBND tỉnh Sóc Trăng, 2014)
Khí hậu
Sóc Trăng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 26,70C Lượng mưa trung bình 1.799,5 mm/năm Tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 2.372 giờ; tổng lượng bức xạ trung bình năm đạt 140 –
150 kcal/cm2; độ ẩm trung bình là 86% Nhìn chung, khí hậu của tỉnh Sóc Trăng rất thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và phát triển diện tích một số cây rau màu trên bờ bao ruộng tôm - lúa (UBND tỉnh Sóc Trăng, 2014)
Đất đai
Đất đai Sóc Trăng khá màu mỡ, thích hợp cho việc trồng lúa, cây công nghiệp hằng năm, cây lương thực và cây ăn trái Đất nông lâm nghiệp của tỉnh chiếm 83,5% tổng diện tích tự nhiên; Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 62,83%, đất nuôi trồng thuỷ sản 54.485 ha (chiếm 16,45%), đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 1,01% (Niêm giám thông kê Tỉnh Sóc Trăng, 2011)
2.1.3 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Sóc Trăng có nhiều chuyển biến tích cực Tính trong năm 2011, GDP trên địa bàn tỉnh là 12.587,3 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 476,6 triệu USD Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu tỉnh ngày càng được mở rộng trên 30 nước với các thị trường lớn như Mỹ, Nhật,
EU, Hàn Quốc, Canada, Trung Đông Sản lượng lương thực có hạt năm 2011 là 2,1 triệu tấn Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân mỗi năm 15,94%, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của tỉnh hơn 0,19 triệu tấn, đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011 là 439,2 triệu USD (chiếm 92,15% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh) Trong năm 2012, tình hình xã hội được quan tâm thực hiện và có nhiều tiến bộ;
Trang 22Công tác phòng, chống dịch bệnh được tăng cường; Việc tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được quan tâm thực hiện tốt, đúng định hướng của tỉnh; Việc triển khai các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thường xuyên, góp phần cải thiện và ổn định cuộc sống nhân dân (UBND tỉnh Sóc Trăng, 2014)
2.2 TỔNG QUAN HUYỆN MỸ XUYÊN
2.2.1 Vị trí địa lý
Mỹ Xuyên là một huyện nằm ở phía Nam của thành phố Sóc Trăng có diện tích lớn thứ 3 trong tỉnh (khoảng 37,095 km2, chiếm 11,20 % diện tích của tỉnh), sau Thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề Phía Bắc giáp Thành phố Sóc Trăng và huyện Mỹ Tú, phía Nam giáp Thị xã Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi của tỉnh Bạc Liêu, phía Tây giáp huyện Thạnh Trị, phía Đông giáp huyện Trần Đề Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Mỹ Xuyên và 12 xã: Đại Tâm, Thạnh Phú, Thạnh Quới, Tham Đôn, Hòa Tú 1, Hòa Tú 2, Gia Hòa 1, Gia Hòa 2, Ngọc Tố và Ngọc Đông
Hình 2.2: Bản đồ hành chính huyện Mỹ Xuyên
(Nguồn: UBND huyện Mỹ Xuyên, 2014)
Vị trí địa lý huyện Mỹ Xuyên có nhiều điều kiện thuận lợi và cơ hội phát triển kinh tế
- xã hội như có nguồn tài nguyên dồi dào; giao thông bộ và thủy đều thuận lợi; cơ sở
hạ tầng đang được đầu tư phát triển; có truyền thống lao động, học tập; có sự quan tâm của Nhà nước Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi có được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Mỹ Xuyên cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách
Địa bàn nghiên cứu
Trang 23thức như: Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ và đạt chuẩn quy định; địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; nguồn nhân lực có trình độ còn hạn chế; vấn đề môi trường và xóa đói giảm nghèo còn nhiều yếu kém (UBND huyện Mỹ Xuyên, 2014)
2.2.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Mỹ Xuyên có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao - thấp ít chênh lệch Cao trình đất biến thiên từ 0,3 – 1 m Nhiều nơi có giồng cát cổ trải dài như các giồng cát ở Đại Tâm, Tham Đôn, Thạnh Phú, thị trấn Mỹ Xuyên Đất đai của huyện đa phần bị nhiễm phèn và mặn ở mức trung bình nên vẫn có thể khai thác để sử dụng được (UBND huyện Mỹ Xuyên, 2014)
Thủy văn
Mỹ Xuyên có hệ thống kênh, rạch phát triển, đan xen thành mạng lưới dày đặc vừa cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, tháo chua rửa mặn, vừa là tuyến giao thông thủy quan trọng trong phát triển kinh tế Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của nguồn nước sông Mỹ Thanh Các kênh đào lớn như: Thạnh Mỹ, 19/5, Thanh Nhàn, Phú Thuận, Các con sông, rạch lớn như: Dù Tho, Cổ Cò, Nhu Gia, Góp phần trong việc phát triển hệ thống nông nghiệp, đặc biệt mô hình trồng rau màu trên
bờ kinh thủy lợi ngày càng khẳng định được hiệu quả kinh tế cao (UBND huyện Mỹ Xuyên, 2014)
Tài nguyên đất đai
Mỹ Xuyên là huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, với địa hình chủ yếu
là đất nhiễm mặn, với 2 vùng nước mặn - lợ và ngọt Theo thống kê, toàn huyện có 32.573 ha đất nông nghiệp (chiếm 85,33% diện tích đất tự nhiên) Trong đó, diện tích đất sản xuất lúa là 10.725 ha, đất nuôi trồng thủy sản – trồng lúa là 17.900 ha (chiếm 33,71%), đất trồng màu là 3.491 ha Tiềm năng phát triển kinh tế huyện rất đa dạng, ngoài con tôm, cây lúa, chăn nuôi thì trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày cũng khá phát triển, đặc biệt là phát triển diện tích màu trên bờ bao nuôi tôm và màu xuống chân ruộng, diện tích này ngày càng được mở rộng (Phòng NN & PTNT huyện
Mỹ Xuyên, 2013)
Tài nguyên nước
Sông Mỹ Thanh chảy ngang qua địa phận huyện Mỹ Xuyên đã cung cấp nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện thông qua hệ thống kênh rạch Nguồn nước ngầm cũng có vai trò quan trọng cho việc sinh hoạt của nhân dân trong huyện chủ yếu bằng giếng khoan Chất lượng nước ngầm còn phụ thuộc vào từng độ sâu của giếng khoan Để sử dụng được về tính chất lý, hóa, sinh
Trang 24trong nước như sau: pH = 7 – 8,5, hàm lượng sắt từ 0,1 – 0,8 g/lít, độ mặn 100 – 200 mg/lít; tầng sâu 300 m chất lượng tốt hơn nhưng khai thác tốn kém nên ít được khai thác (UBND huyện Mỹ Xuyên, 2014)
2.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ trong năm là 470,260 tỷ đồng Thủy lợi kết hợp với giao thông nông thôn thực hiện được trên 216.000 m3
, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và dịch vụ tiện dụng xã hội trên 4,6 tỷ đồng Mỹ Xuyên là huyện có đa dạng cộng đồng dân tộc sinh sống, vì thế nguồn lao động trong huyện cũng khá dồi dào Số người trong độ tuổi lao động chiếm 104.518 người Trong đó nam chiếm 53.704 người, còn lại nữ chiếm 50.814 người Tuy nhiên, phần lớn lao động huyện chỉ làm nông nghiệp (trên các lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) và lao động phổ thông nên trình độ tay nghề còn thấp (UBND huyện Mỹ Xuyên, 2014)
2.2.4 Sản xuất cây màu và chăn nuôi của huyện Mỹ Xuyên
2.2.4.1 Tình hình sản xuất cây màu
Trồng rau màu đã và đang trở thành một ngành quan trọng góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân, như đáp ứng được nhu cầu tự cung nguồn thực phẩm hàng ngày, giúp nông hộ sử dụng tài nguyên đất đai có hiệu quả hơn Diện tích trồng màu trong năm 2013 đạt 6.907 ha (trong đó chiếm diện tích lớn nhất là màu thực phẩm với 6,777 ha, màu dưới ruộng là 475 ha và màu lương thực là 120 ha), tập trung nhiều nhất ở xã Tham Đôn và Đại Tâm với diện tích 1.635 ha Loại cây màu chủ yếu được trồng nhiều nhất là cây dưa hấu Ngoài ra, còn có một số loại cây khác như đậu bắp, khổ qua, dưa leo, cà chua, bí hồ lô và các loại rau củ khác Tuy nhiên, so với tổng diện tích đất bờ bao của tỉnh thì diện tích trồng màu của huyện còn rất nhỏ Bên cạnh đó, trong canh tác cũng có những thiệt hại trong sản xuất (như sâu bệnh nhiều, màu chết
do ngập úng,…) do ảnh hưởng của mùa mưa kéo dài tập trung chủ yếu tại các xã như Đại Tâm, Thạnh Quới, Thạnh Phú nhưng vì giá cả rau màu trên thị trường khá ổn định nên tạo điều kiện cho nông dân phát triển cây màu góp phần vào tăng thu nhập kinh tế
hộ (Phòng NT & PTNT huyện Mỹ Xuyên, 2013)
Trang 25Bảng 2.1: Tình hình sản xuất rau màu ở huyện Mỹ Xuyên năm 2013
Đơn vị tính: ha
Đơn vị Diện tích gieo
trồng
Màu chân ruộng
Màu lương thực Màu thực
Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Mỹ Xuyên, 2013
2.2.4.2 Tình hình chăn nuôi bò ở Mỹ Xuyên
Mỹ Xuyên có nhiều điều kiện phát triển mạnh về chăn nuôi, trong những năm qua với chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi thì trồng cỏ nuôi bò đang ngày càng phát triển, đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân Khắc phục những ảnh hưởng của dịch bệnh, rủi ro trong chăn nuôi, đảm bảo ổn định về số lượng cũng như chất lượng đàn Tổng đàn năm 2013 là 7.740 con (trong đó: đàn bò sữa là 1.540 con và bò lai Sind là 6.200 con bò) tập trung chủ yếu tại hai xã có tiềm năng lớn về chăn nuôi bò là xã Tham Đôn và
xã Đại Tâm Phần lớn do diện tích đồng cỏ khá đa dạng cùng với việc tận dụng các sản phẩm hoa màu trong trồng trọt, nguồn thức ăn được đáp ứng tốt cho việc chăn nuôi nên số lượng bò có xu hướng tăng Diện tích đất có cỏ chủ yếu là bờ bao ruộng tôm cùng với các diện tích cỏ xung quanh nhà ở được tận dụng tốt để trồng cỏ nuôi
bò Phần lớn, nông hộ chưa canh tác hoa màu trên bờ bao thường tận dụng đồng cỏ tự nhiên cho việc chăn nuôi bởi do công lao động ít mà mang lại hiệu quả kinh tế cao
Trang 26Bảng 2.2: Tình hình chăn nuôi bò ở huyện Mỹ Xuyên 2013
Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Mỹ Xuyên, 2013
2.3 CÂY CAO LƯƠNG
2.3.1 Nguồn gốc và đặc điểm sinh học
Cây Cao lương là một chi của rất nhiều loài cỏ, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của tất cả các lục địa ngoài ở phía tây nam Thái Bình Dương và Úc Cao lương có chiều cao từ 0,6 – 5 m, đường kính thân 5 - 30 mm tùy thuộc vào giống, điều kiện canh tác và môi trường Đặc điểm thực vật học cũng như thời gian sinh trưởng của cây cao lương tương tự như cây ngô và các cây ngủ cốc khác Số lượng lá trên cây tương quan với thời gian sinh trưởng, thông thường trên thân có từ 7 - 18 lá hoặc hơn
Lá ngắn và rộng hơn lá ngô, mỗi lá được sinh ra từ một đốt, số lá ở thời kỳ trưởng thành tương đương với số đốt trên thân
2.3.2 Yêu cầu về sinh thái của cao lương
Cao lương là loại cây có tính thích nghi rất rộng nhờ có bộ rễ rất mạnh, ăn sâu và rộng nên có khả năng hút nước mạnh và nhờ có thân lá được cấu tạo đặc biệt nên cao lương
có thể trồng được ở vùng đất khô cằn, có tính chịu mặn, chịu úng khá, sống được ở pH
từ 4 - 8,5, đất có độ mặn từ 0,3 - 0,6% và có khả năng chịu ngập nước khi cây đã trưởng thành Nhiệt độ trung bình 25 - 300C thì thích hợp cho cây cao lương và lượng nước tối đa cho chu trình sinh trưởng là 1000 lít
Theo Nguyễn Danh Đạt (1977), cao lương còn có khả năng thích nghi với các loại trồng đất khác nhau kể cả đất sét nặng, ánh sáng cao, chịu được độ mặn vừa phải và thích nghi được với đất có pH < 5,7 Cao lương còn có khả năng chịu hạn cao và chịu được úng, nhất là trong giai đoạn sinh trưởng cuối
Trang 272.3.3 Khả năng sử dụng của cao lương
Cao lương là một trong những loại ngủ cốc quan trọng trên thế giới, hạt cao lương được dùng làm bánh, lấy sáp, lấy dầu, làm hồ dán, chưng cất rượu, dextrose, hạt còn được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, thân cao lương dùng chế biến alcool, sirop, lấy đường, làm đồng cỏ trong chăn nuôi, lá ủ lấy phân, phát hoa có thể dùng làm chổi Cao lương được lấy làm thức ăn trong chăn nuôi bao gồm nhiều bộ phận khác nhau (như lá, thân, hạt, ) Về mặt trồng trọt, cao lương có khả năng chịu hạn, năng suất cao
có khả năng tái sinh sau khi chặt, thường cao lương được trồng với khoảng cách 20
-40 cm giữa hàng để chăn thả hoặc trồng cách hàng khoảng -40 -50 cm để ăn xanh, có thể chặt xanh cho gia súc hay chặt khi bắt đầu ngậm sữa rồi ủ xanh hoặc thả cho gia súc ăn trực tiếp 2 - 3 lần năng suất khoảng 15 tấn chất khô/ha
Theo Nguyễn Văn Khôi và Dương Hữu Thời (1981) thì các bộ phận tươi của cao lương thường chứa một lượng glucozit xianodene đây là chất có thể gây ngộ độc cho gia súc Hàm lượng glucozit xianodene rất thay đổi tùy theo loại, giống và thời kỳ thu hoạch, điều kiện khí hậu, đất đai và phân bón, đặc biệt ở các loại Shorghum halepense
và S.almum Tốt nhất chỉ nên cho gia súc ăn cây cao lương dưới dạng ủ xanh vì cây đã qua hai tháng ủ hàm lượng glucozit xianodene đã bay hơi và cây được thu hoạch khi
đã hình thành hạt non Ta có thể cho ăn ngô hay thức ăn tinh có bột trước khi cho ăn cao lương, để chất glucozit giảm bớt tốc độ hình thành axit xianhydric trong dạ cỏ
2.3.4 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cao lương
Thời vụ trồng: Cây cao lương có thể trồng được quanh năm, nhưng việc canh
tác cao lương trên bờ bao ruộng tôm – lúa chỉ có thể canh tác vào mùa mưa do tận dụng nguồn nước mưa cho tưới tiêu, cũng như quá trình tháo chua và rửa mặn đất diễn ra thuận lợi hơn
Gieo trồng: Đất phải được chuẩn bị kỹ, cần được dọn cỏ tạo môi trường đất tơi
xốp thuận lợi cho cao lương sinh trưởng và phát triển Việc bón vôi trước khi trồng là điều rất cần thiết vì đất trên bờ bao thường có độ mặn, phèn cao để nhằm cải thiện môi trường đất tốt hơn Thông thường, diện tích đất bờ bao khá nhỏ và hẹp nên việc chuẩn bị đất trồng chủ yếu sử dụng lao động gia đình Ngoài ra, việc tận dụng rơm rạ (sau khi thu hoạch lúa) để tủ cho đất sẽ tạo môi trường đất phì nhiêu hơn, giữ nước tốt, hiệu quả kinh tế cao hơn Lượng giống cho sản xuất loại cây này khá thấp vào khoảng 8 – 10 kg/ha; mật độ khoảng 110.000 – 120.000 cây/ha; khoảng cách trồng 60 cm x 15 cm (số hạt mỗi hóc 2 -3 hạt/hốc) Tuy nhiên, cũng có thể sạ tay bằng cách rãi đều trên bề mặt đất nhưng với mật độ phù hợp Biện pháp xử lý hạt giống trước khi gieo cũng rất cần thiết trog việc ngừa sâu bệnh hại Có thể dùng 2 gam thuốc Carbendazim
Trang 28trộn đều cho 1 kg hạt Ngoài ra, có thể xử lý khi có kiến bằng các loại thuốc như sử dụng 20 kg/ha Carbofuran 3 % G ở lúc gieo
Phân bón: Lượng phân bón cho cao lương khá khiêm tốn, chủ yếu các loại
phân cơ bản cần cho sự phát triển của cây như: vôi (CaCO3) trung bình 33 kg/ha, đạm (ure) vào khoảng 80 kg/ha, và phân hỗn hợp (NPK) khoảng 40 kg/ha Có 2 phương pháp bón phân: bón lót ½ N trước khi trồng sau đó bón thúc ½ N còn lại vào giai đoạn 30 – 35 ngày sau khi trồng Vào giai đoạn 45 –
50 ngày sau trồng bón NPK
Phòng trừ sâu bệnh: có hai loài sâu hại chính trên cây cao lương Đối với sâu
đục thân, phun 12 – 15 kg/ha carbofuran 3% G ở 30 ngày sau trồng để phòng sâu đục thân; Đối với Rầy mềm thì chỉ phun thuốc khi mật độ rầy mềm quá cao, phun các loại thuốc như: Actara, Sherpa, Polytrin, Trebon Bệnh hại chính trên cây là bệnh lem hạt Trồng cao lương vụ mùa mưa có thể sử dụng thuốc Captan 0,2% để phun phòng ngừa khi cây trổ cờ và trước khi hạt chín sinh lý
10 ngày Ngoài ra, trên cây còn có đốm vằn xuất hiện, trong trường hợp này nên dùng Anvil để phun với liệu lượng 320-600 lít/ha
Thu hoạch: Cao lương thu hoạch vào khoảng 35 -40 ngày sau khi cây trổ cờ,
tại thời điểm này hạt chín sinh lý khi rốn hạt màu đen xuất hiện ở phía dưới của hạt ở 1/2 chùy
2.4 MÔ HÌNH TRỒNG MÀU VÀ TRỒNG CỎ NUÔI BÕ TRÊN BỜ BAO 2.4.1 Mô hình trồng màu
2.4.1.1 Môi trường đất trong sản xuất cây màu
Độ chua của đất: pH đất là chỉ tiêu đánh giá quan trọng, Theo Trần Thị Ba và
ctv (1999) và Võ Thị Gương (2004) thì độ pH thích hợp cho sự phát triển của rau màu từ 5,5 - 7, khi pH thấp từ 4,5 - 5 nếu muốn trồng rau thì phải bón thêm vôi Ở độ pH thấp thì sự khoáng hóa của đạm (N) kém, lân (P) hữu dụng, Ca,
Mg thấp, các vi sinh vật gây hại hoạt động tốt hơn là điều kiện bất lợi của đất kém, cây yếu, dễ bị sâu bệnh tấn công.
Bảng 2.4: Thang đánh giá độ chua pH (KCL) của đất trồng màu (tỉ lệ đất/KCl =1/2,5)
Trang 29 Chất hữu cơ trong đất: Chất hữu cơ góp phần cải thiện các tính chất lý, hoá
và sinh học đất và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng (Prihar và ctv, 1985) Theo Trần Thành Lập (1999) thì đất ĐBSCL thường có hàm lượng chất hữu cơ vào độ trung bình Đất giàu hữu cơ nhất ở ĐBSCL là đất than bùn, có hàm lượng hữu cơ đến 25%, đất phèn cũng giàu chất hữu cơ ở tầng mặt Ngoài
ra, hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ làm tăng ẩm độ đất, cải thiện cấu trúc đất tăng khả năng đệm của đất
Bảng 2.5: Thang đánh giá chất hữu cơ của đất trồng màu
Hàm lượng chất hữu cơ (%) Đánh giá
Nguồn: Lê Văn Căn, 1998
Thành phần cơ giới đất: Về thành phần cơ giới đất qua điều tra và nghiên cứu
của Nguyễn Thị Phương (2006) tại 2 điểm thí nghiệm trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên cho thấy, đất tại hai địa điểm khảo sát phần lớn là đất sét pha thịt
Bảng 2.6: Thành phần cơ giới trong đất vùng trồng màu tại Mỹ Xuyên- Sóc Trăng
Vị trí nghiên cứu % Cát % Thịt % Sét Phân loại USDA
Mỹ Xuyên 1 – Sóc Trăng 4 46 50 Sét pha thịt
Mỹ Xuyên 2 – Sóc Trăng 15 45 40 Sét pha thịt
Nguồn: Nguyễn Thị Phương, 2006
2.4.1.2 Hiệu quả của mô hình trồng màu trên bờ bao
Theo nghiên cứu của Ngọc Khuê (2014) thì ngoài những xã có truyền thống trồng
màu như Tham Đôn, Đại Tâm, Thạnh Phú, Thạnh Quới,… hiện các xã chuyên tôm như Hòa Tú 1, Ngọc Đông, Gia Hòa 1, Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên nhờ áp dụng thành công mô hình 1 vụ tôm, 1 vụ lúa kết hợp trồng màu trên bờ bao mà nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu Từ năm 2011 đến nay, tình hình nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng gặp khó khăn, thì mô hình trồng màu trên bờ bao phát huy hiệu quả, cải thiện thu nhập đáng kể cho nông hộ Tuy phong trào này phát triển mạnh chỉ vài năm trở lại đây, nhưng đã khẳng định được hiệu quả đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập trên cùng diện tích đất sản xuất cho nông dân
Theo Nguyễn Phú (2011) thì việc tận dụng bờ bao vuông tôm, các khoảng trống trong vườn để trồng hoa màu đã giúp nhiều hộ dân không chỉ vươn lên thoát nghèo mà đang tiến đến khá giàu Những năm gần đây nhờ trồng hoa màu trên bờ bao vuông tôm mà
Trang 30nhiều hộ dân ấp Xẻo Sâu, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân vươn lên khá giàu Phần lớn bà con tận dụng bờ bao vuông nuôi tôm trồng các loại rau màu ngắn ngày, không chỉ giải quyết được việc làm trong lúc nhàn rỗi mà còn đa dạng hóa mô hình sản xuất trên địa bàn Do rau màu trồng vào mùa mưa không phải tưới nước nên không tốn nhiều công sức Hơn nữa, những cây rau màu này lại có tác dụng chống sạt
lở, ngăn không cho xói mòn bờ bao
Theo báo cáo của Hội LHPN Hồng Dân (2014) cho thấy, mô hình trồng hoa màu trên liếp vườn, bờ vuông, bờ lộ đang được chị em phát triển Trồng hoa màu vừa cải thiện bữa ăn vừa tăng thu nhập cho gia đình Đây là mô hình ít đầu tư vốn chi phí lại thấp, phù hợp với sức lao động của chị em và có thu nhập ổn định Thời gian tới, Hội LHPN huyện sẽ tăng cường công tác tuyên truyền vận động để mô hình này được nhân rộng trong toàn huyện, đặc biệt là trong hội viên phụ nữ
2.4.1.3 Kỹ thuật trồng cây màu
Muốn đạt được năng suất cao, sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, nông dân cần nắm vững các biện pháp kỹ thuật cơ bản về trồng màu như làm đất, gieo trồng, bón phân tưới tiêu, phòng trừ sâu bênh hại cây trồng
Làm đất: Theo Trịnh Thị Thu Hương (2003) thì mặc dù đất nào cũng có thể
trồng màu nhưng tốt nhất là đất cát pha thịt nhẹ hoặc trung bình có tầng canh tác 20 -30 cm Tùy vào từng loại đất mà có cách làm đất khác nhau; cày sâu, bừa kỹ sẽ giúp rễ cây phát triển nhưng không nêm làm đất quá nhuyễn vì đất dễ
bị lèn mặt sau này
Tưới tiêu: Cây màu rất cần đủ nước, đồng thời lại rất sợ bị úng Hàm lượng
nước trong cây rất lớn (chiếm từ 75 - 95%) vì thế nó có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của nông sản hơn các yếu tố khác Nếu thiếu nước cây sẽ sinh trưởng kém, còi cọc và có thể chết Nếu thừa nước cây sẽ mềm yếu, non và dễ hư hỏng (Dương Hồng Dật, 2003)
Có thể tham khảo công thức sau để xác định lượng nước tưới phù hợp cho cây màu (Tạ Thu Cúc, 2005)
m = 100 *H*A(B-R) Trong đó:
- m: Lượng nước cần tưới (m3/ha)
- H: độ sâu (m)
- A: Tỷ trọng đất (tấn/m3)
- R: Độ ẩm đất (%)
Trang 31Riêng các khu vực canh tác cây màu trên bờ bao mô hình tôm - lúa, chủ yếu vào mùa mưa nên cần chú ý tưới tiêu hợp lý tránh gây ngập úng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây trồng
Phân bón: Phần lớn các loại cây màu có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn
nhưng lại cho một khối lượng sản phẩm (năng suất, sản lượng) rất cao Do đó đòi hỏi cần một lượng phân bón nhiều và đất trồng phải màu mỡ (Mai Thị Phương Anh, 1999) Đối với canh tác các loại màu, nguyên tắc chung là cần bón phối hợp nhiều thành phần phân bón (vô cơ và hữu cơ), nhưng phải đúng liều lượng, cân đối và đúng thời kì sinh trưởng của cây Có hai cách bón phân là: (1) Bón lót phân chuồng, phân vô cơ như kali, lân và vôi, cùng với một phần đạm ở giai đoạn cây con (từ 1/4 - 1/3 lượng đạm cần thiết là đủ); và (2) Bón thúc cho cây trong thời kì đang sinh trưởng và tạo sản phẩm Thường dùng các loại phân dễ hòa tan như phân chuồng, phân đạm hoặc kali
Phòng trừ sâu bệnh: Trồng cây màu rất dễ bị sâu bệnh, cho nên việc ứng phó
trước diễn biến sâu bệnh là rất cần thiết Theo Phạm Hồng Cúc và ctv (2001), cho rằng việc áp dụng phương pháp phòng trị hữu hiệu sâu bệnh hại sẽ góp phần nâng cao năng suất cây màu lên thêm 30% Theo nghiên cứu của Trần Thị
Ba và ctv (1999) thì có nhiều biện pháp phòng trừ sâu bệnh như: khử hạt giống, cải thiện môi trường, luân canh, xen canh, dùng thuốc hóa học,
2.4.2 Mô hình trồng cỏ nuôi bò
2.4.2.1 Hiệu quả mô hình trồng cỏ nuôi bò
Theo nghiên cứu của Thanh Tòng (2014) cho thấy rằng, ở Sóc Trăng khi đàn bò ngày càng tăng thì nhu cầu cỏ làm thức ăn bò cũng ngày càng lớn hơn trong khi đồng cỏ tự nhiên ngày càng thu hẹp Chính vì vậy, vấn đề trồng cỏ trong chăn nuôi bò là một giải pháp rất quan trọng Thực tế cho thấy sự thiếu hụt cỏ trong chăn nuôi thường diễn ra vào những tháng khô hạn nên đòi hỏi phải có lượng thức ăn dự trữ và phải chọn giống
cỏ có năng suất và chất lượng cao mới có thể đáp ứng nhu cầu chăn nuôi gia súc trong tỉnh Hiện nay ở Sóc Trăng có trồng một số giống cỏ cho năng suất và chất lượng cao như cỏ VA06, cỏ voi, cỏ sả và cỏ Nhật Bên cạnh đó Ban quản lý Dự án bò Sóc Trăng đang triển khai trồng thử nghiệm các giống cỏ mới có sản lượng như: cỏ Stylo, cỏ Mulato, cỏ Mombasa guinea và cỏ Ruzi Nhìn chung các giống cỏ phát triển rất tốt thích hợp với điều kiện khí hậu ở Sóc Trăng
Trang 32Theo Nguyễn Văn Sang (2014) thì cho thấy rằng, với mô hình “trồng cỏ – nuôi bò – nuôi trùn quế” hiện đã có một số trang trại đang bắt đầu áp dụng, có thể sử dụng phân
bò vào việc nuôi trùn quế, rồi lấy trùn quế sấy khô lại cho bò sử dụng, phân trùn quế
có thể bón cỏ giúp cỏ lớn nhanh và tốt hơn Toàn bộ phân bò đều chuyển hóa thành thức ăn cho bò thông qua con trùn quế, giúp ta tiết kiệm rất nhiều chi phí thức ăn chăn nuôi, thực sự có hiệu quả hơn rất nhiều so với mô hình chỉ “trồng cỏ và nuôi bò” Đây
sẽ là mô hình phát triển ngày càng hiệu quả trong thời gian tới
2.4.2.2 Thành phần cỏ trong nuôi bò sinh sản
Giá trị dinh dưỡng của cỏ: Giá trị dinh dưỡng được thể hiện qua các chỉ tiêu
khối lượng chất xanh, vật chất khô, khối lượng protein, tổng giá trị năng lượng, vitamin và khoáng mà con vật có thể ăn được tính trên một đơn vị diện tích (Đinh Văn Cải, 2007) Đa số các giống cỏ hòa thảo trồng hiện nay cho năng suất 180 - 200 tấn chất xanh trên 1ha, tương đương với 30 - 35 tấn vật chất khô mỗi năm đủ nuôi hơn 14 con bò Bên cạnh chỉ tiêu năng suất cao, điều quan trọng đối với đồng cỏ chăn thả là thời gian sinh trưởng của cỏ kéo dài qua các tháng trong năm Nhờ vậy mà giúp ta kéo dài thời gian chăn thả bò trên đồng
cỏ
Xây dựng khẩu phần ăn cho bò: Do khả năng ăn vào của con vật có giới hạn
vì vậy chất dinh dưỡng yêu cầu cho con vật sẽ được tập trung trong thức ăn của khẩu phần mà số lượng thức ăn này không được vượt quá khả năng ăn vào của con vật trong một ngày đêm Số lượng thức ăn mà bò có thể ăn vào (quy ra chất khô) phụ thuộc vào: khối lượng cơ thể bò; loại thức ăn (cỏ non, cỏ già, rơm hay
Hộp thông tin 1: Phỏng vấn 1 nông dân về hiệu quả kinh tế của trồng cỏ nuôi bò Theo anh Nguyễn Văn Phú, nông dân xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên,
tỉnh Sóc Trăng chia sẻ “Trồng voi vốn đầu tư rất ít nhưng hiệu quả kinh tế rất cao, cao hơn nhiều so với trồng lúa Như gia đình tôi, với trên 0,2 ha đất trồng
cỏ, mỗi năm thu về khoảng 34 tấn cỏ, mà vốn đầu tư chưa đến 0,2 triệu đồng tiền phân bón Với 0,1 ha đất trồng cỏ có thể nuôi trên 2 con bò Tính ra, số cỏ của tôi có thể nuôi một lúc được 4 con bò Năm qua, do vốn đầu tư ít, chưa đến
20 triệu đồng, gia đình tôi chỉ mua được 2 con cái Hiện nay, bò cái của tôi đã
có chửa, chuẩn bị đẻ 2 con Nếu không có gì thay đổi, từ nay đến cuối năm, tôi
sẽ có 2 con bê con, thu lãi trên 5 triệu đồng” Qua thông tin đó cho thấy, mô hình trồng cỏ voi nuôi bò đã ngày càng khẳng định được hiệu quả kinh tế của
nó
Trang 33thức ăn tinh); chất lượng thức ăn (tốt, xấu, được chế biến hay chưa chế biến) Trong thực tế ta thường tính trung bình lượng chất khô khẩu phần bằng 2,2% khối lượng cơ thể (Đinh Văn Cải, 2007)
Bảng 2.7: Khả năng ăn một số thức ăn chính của trâu, bò
Đơn vị tính: % so với khối lượng cơ thể
Nguồn: John Chesworth, 1992
2.4.2.3 Kỹ thuật trồng cỏ voi nuôi bò sinh sản
Cỏ là sinh vật dễ trồng và sinh sôi phát triển mạnh mẻ với chu kỳ kinh tế của cỏ voi lên đến 3 - 4 năm (tức là trồng một lần thu hoạch được 3 - 4 năm) Nếu chăm sóc tốt
có thể cho năng suất cao trong 10 năm liền Tuy nhiên để có được năng suất cao cũng như chất lượng cỏ tốt cho chăn nuôi bò thì đòi hỏi phải áp dụng nhiều kỹ thuật sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao Theo Đinh Văn Cải (2007) thì kỹ thuật trồng
và chăm sóc cỏ voi bao gồm:
Chuẩn bị đất: Chọn nơi đất cao không ngập úng, không chua, phèn, đủ ánh
sáng không bị râm rợp dưới tán những cây khác Cày sâu, bừa kĩ để diệt cỏ dại Bón nhiều phân chuồng trước khi trồng Ruộng chua thì phải bón thêm vôi
Bón phân: Tùy theo tính chất đất, công thức phổ biến cho 1 ha trồng màu:
Phân chuồng 20 - 25 tấn (hoặc hơn), super Lân: 250 - 300kg, sulfat Kali: 200 - 250kg, urea: 50kg , vôi: 500kg Phân urea bón thúc sau khi trồng 15 - 20 ngày
Giống: Cỏ được trồng phổ biến bằng hom Hom lấy từ cây mẹ có giống tốt, độ
già vừa phải (60 - 80 ngày) Chặt hom dài 25 - 30cm, mỗi hom có 3 - 4 mắt mầm Ước tính trung bình khoảng 3 - 4 tấn hom cho 1ha
Cách trồng: Trồng theo hàng, rạch đất hàng cách hàng 50 - 60cm (sâu 15cm)
Sau khi bón phân lót, đặt hom dọc theo hàng nối tiếp nhau, đầu gốc của hom đặt sâu dưới đất còn đầu ngọn thì nhô lên trên mặt đất Có thể đặt hom chìm hẳn xuống đất sâu 8-10cm, sau đó lấp kín đất lại
Chăm sóc: Sau 10 - 15 ngày mầm cỏ mọc cao lên trên mặt đất thì trồng dặm
vào những chỗ mất, xới xáo cỏ dại Khi cỏ mọc thấy cây cách cây 40 - 50cm là vừa
Trang 34 Thu hoạch: Lứa đầu thu hoạch khi cỏ được 50 - 60 ngày tuổi Các lứa sau cắt
cách nhau khoảng 40 ngày Cắt cách mặt đất 2 - 3cm Không cắt quá non vì sẽ mất đi thành phần chất khô cũng không cắt quá già vì cỏ cứng và khô làm bò không thích ăn Mỗi lần cắt xong phải làm sạch cỏ dại, lá khô và xới đất; mùa khô phải tưới cho cỏ, cách 3 ngày tưới đẫm nước một lần; chăm sóc tốt mỗi lứa cắt thu 40-50 tấn/ha Trung bình một năm sẽ cắt được 8 lứa, khi đó 1 ha cỏ voi trồng mỗi năm sẽ thu từ 320 - 400 tấn đủ để nuôi 25 con bò
Sử dụng cỏ voi cho chăn nuôi bò: Lượng cỏ cho mỗi con trung bình 30 - 35
kg/ngày Khi cho trâu bò ăn cỏ non nên kèm thêm 2 - 3kg rơm khô/con/ngày Thân cỏ voi khá cứng vì vậy để bò ăn hết cần phải chặt ngắn, đập dập Nếu chặt bằng tay thì độ dài khoảng 5 - 8cm, nếu dùng máy băm thì băm ngắn 2 - 5cm, không để dài cả cây vì bò chỉ lựa chọn ăn phần lá, bỏ lại phần thân và gốc Mùa mưa khi dư thừa cỏ voi ta có thể dự trữ bằng phương pháp ủ chua
Trang 35CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Mô hình tôm – lúa nhìn chung đã mang lại hiệu quả thoát nghèo cao cho người dân, giúp họ dần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống Tuy vây, trong quá trình canh tác của người dân cũng gặp không ích những khó khăn, biến cố xảy ra nên tính hiệu quả của mô hình cũng ngày càng bị mai một Vì thế, trong điều kiện thiếu thuận lợi đòi hỏi nông dân phải có các biện pháp sinh kế phù hợp để nhằm thích nghi với tác động xấu của các yếu tố ảnh hưởng đến họ (Nguyễn Thị Ngoan, 2014) Việc tận dụng bờ bao trống để trồng các loại cây màu phù hợp với điều kiện địa phương là hướng mang lại hiệu quả kinh tế góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ Song song
đó tạo nên sự đa dạng về sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng đất đai, hiệu quả cải thiện chất lượng môi trường sinh thái Để hiểu thêm về các vấn đề cần phân tích ta cần tìm hiểu các khái niệm sau:
Tài nguyên đất: Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người, là thổ
nhưỡng, mặt bằng để sản xuất nông nghiệp Thường giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì (độ màu mỡ thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực)
Hiệu quả kinh tế của sản xuất cây trồng: là mối tương quan so sánh giữa tổng
thu nhập nhận được và lượng chi phí bỏ ra Một phương án có hiệu quả kinh tế cao
là phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả mang lại và chi phí đầu tư Hiệu quả kinh tế của sản xuất cây trồng thể hiện qua các chỉ tiêu như: chi phí đầu
tư sản xuất trên một đơn vị diện tích đất, và lợi nhuận thu được trên một đơn vị diện tích đất hay là tỷ suất lợi nhuận/chi phí
Yếu tố đầu tư: bao gồm các yếu tố lao động, máy móc, nguyên liệu (giống, phân
thuốc, thức ăn,…) Trong thời kỳ hiện nay, các yếu tố đầu tư tăng cao thì người dân cần phải tối thiểu hóa các chi phí đầu vào nhằm nâng cao lợi nhuận
Giá cả: là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả
cho hàng hoá đó Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch
vụ, hay một tài sản nào đó
Sản phẩm đầu ra: là mọi thứ có thể mua bán trên thị trường để sử dụng hay tiêu
dùng, có thể thỏa mãn được một hoặc nhiều mong muốn, nhu cầu nào đó
Tổng chi phí: Là toàn bộ chi phí mà nông hộ bỏ ra cho quá trình sản xuất và thu
hoạch một loại cây trồng
Trang 36 Tổng thu nhập: là số tiền mà người sản xuất thu được sau khi bán sản phẩm cây
trồng
Lợi nhuận: là phần lãi mà người đầu tư nhận được sau khi đã trừ đi các khoảng
chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí
Hiệu quả đồng vốn (HQĐV): Đây là chỉ tiêu cần để đánh giá hiệu quả kinh tế của
các mô hình sản xuất trong nông nghiệp của các nông hộ Tức là bỏ ra một đồng vốn sẽ thu được bao nhiêu đồng lời BCR càng cao tức là mang lại nhiều lợi tức
mô hình này so với mô hình khác
Hiệu quả đầu tư lao động (HQĐTLĐ): Tức là đầu tư một đồng vốn lao động sẽ
thu được bao nhiêu đồng lời
Hiệu quả đầu tư vật tư (HQĐTVT): Tức là đầu tư một đồng vốn vật tư sẽ thu
được bao nhiêu đồng lời
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Chọn vùng nghiên cứu
Chọn huyện: Mỹ Xuyên là một huyện nông nghiệp, phần lớn người dân làm nghề nông, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn cao Nghề nuôi trồng thủy sản ở huyện phát triển mạnh, chiếm 33,71% diện tích đất tự nhiên (niêm giám thông kê huyện Mỹ Xuyên, 2010) Quá trình áp dụng hệ thống canh tác tôm – lúa cũng phát triển khá sớm Song
đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng ngày càng hoàn thiện góp phần không nhỏ vào tiến trình phát triển kinh tế xã hội (UBND huyện Mỹ Xuyên, 2014) Chọn xã: Hòa Tú 1 là một xã nghèo của huyện Mỹ Xuyên Trong những năm qua, tốc
độ xóa đói giảm nghèo của xã còn tương đối chậm, thu nhập chủ yếu của nông hộ phần là nuôi tôm do điều kiện vùng nước lợ và quá trình chuyển đổi sang mô hình tôm – lúa cũng đang diễn ra sôi nổi Bên cạnh đó, người dân sớm nhận thức được đất đai trên bờ bao hoàn toàn phù hợp với điều kiện trồng màu cũng như trồng cỏ kết hợp chăn nuôi để mang lại hiệu quả cao, tăng thu nhập gia đình
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các ngành chức năng có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, bao gồm: Báo cáo của UBND huyện Mỹ Xuyên, UBND xã Hòa Tú, số liệu thống kê về tình hình trồng trọt và nuôi trồng thủy sản ở huyện Mỹ Xuyên Các báo cáo nghiên cứu từ tạp chí khoa học, luận văn thạc sĩ, luận văn đại học, các giáo trình, báo cáo khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến tình hình trồng hoa màu
và trồng cỏ, chăn nuôi Thu thập các số liệu về diện tích, sản lượng, giá cả, chi phí của