Kỹ thuật trồng cỏ voi nuôi bò sinh sản

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên đất bờ bao trong mô hình tôm – lúa tại xã hõa tö 1, huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 33)

Cỏ là sinh vật dễ trồng và sinh sôi phát triển mạnh mẻ với chu kỳ kinh tế của cỏ voi lên đến 3 - 4 năm (tức là trồng một lần thu hoạch đƣợc 3 - 4 năm). Nếu chăm sóc tốt có thể cho năng suất cao trong 10 năm liền. Tuy nhiên để có đƣợc năng suất cao cũng nhƣ chất lƣợng cỏ tốt cho chăn nuôi bò thì đòi hỏi phải áp dụng nhiều kỹ thuật sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo Đinh Văn Cải (2007) thì kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ voi bao gồm:

Chuẩn bị đất: Chọn nơi đất cao không ngập úng, không chua, phèn, đủ ánh sáng không bị râm rợp dƣới tán những cây khác. Cày sâu, bừa kĩ để diệt cỏ dại. Bón nhiều phân chuồng trƣớc khi trồng. Ruộng chua thì phải bón thêm vôi.  Bón phân: Tùy theo tính chất đất, công thức phổ biến cho 1 ha trồng màu:

Phân chuồng 20 - 25 tấn (hoặc hơn), super Lân: 250 - 300kg, sulfat Kali: 200 - 250kg, urea: 50kg , vôi: 500kg. Phân urea bón thúc sau khi trồng 15 - 20 ngày.  Giống: Cỏ đƣợc trồng phổ biến bằng hom. Hom lấy từ cây mẹ có giống tốt, độ

già vừa phải (60 - 80 ngày). Chặt hom dài 25 - 30cm, mỗi hom có 3 - 4 mắt mầm. Ƣớc tính trung bình khoảng 3 - 4 tấn hom cho 1ha.

Cách trồng: Trồng theo hàng, rạch đất hàng cách hàng 50 - 60cm (sâu 15cm). Sau khi bón phân lót, đặt hom dọc theo hàng nối tiếp nhau, đầu gốc của hom đặt sâu dƣới đất còn đầu ngọn thì nhô lên trên mặt đất. Có thể đặt hom chìm hẳn xuống đất sâu 8-10cm, sau đó lấp kín đất lại.

Chăm sóc: Sau 10 - 15 ngày mầm cỏ mọc cao lên trên mặt đất thì trồng dặm vào những chỗ mất, xới xáo cỏ dại. Khi cỏ mọc thấy cây cách cây 40 - 50cm là vừa.

Thu hoạch: Lứa đầu thu hoạch khi cỏ đƣợc 50 - 60 ngày tuổi. Các lứa sau cắt cách nhau khoảng 40 ngày. Cắt cách mặt đất 2 - 3cm. Không cắt quá non vì sẽ mất đi thành phần chất khô cũng không cắt quá già vì cỏ cứng và khô làm bò không thích ăn. Mỗi lần cắt xong phải làm sạch cỏ dại, lá khô và xới đất; mùa khô phải tƣới cho cỏ, cách 3 ngày tƣới đẫm nƣớc một lần; chăm sóc tốt mỗi lứa cắt thu 40-50 tấn/ha. Trung bình một năm sẽ cắt đƣợc 8 lứa, khi đó 1 ha cỏ voi trồng mỗi năm sẽ thu từ 320 - 400 tấn đủ để nuôi 25 con bò.

Sử dụng cỏ voi cho chăn nuôi bò: Lƣợng cỏ cho mỗi con trung bình 30 - 35 kg/ngày. Khi cho trâu bò ăn cỏ non nên kèm thêm 2 - 3kg rơm khô/con/ngày. Thân cỏ voi khá cứng vì vậy để bò ăn hết cần phải chặt ngắn, đập dập. Nếu chặt bằng tay thì độ dài khoảng 5 - 8cm, nếu dùng máy băm thì băm ngắn 2 - 5cm, không để dài cả cây vì bò chỉ lựa chọn ăn phần lá, bỏ lại phần thân và gốc. Mùa mƣa khi dƣ thừa cỏ voi ta có thể dự trữ bằng phƣơng pháp ủ chua.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Mô hình tôm – lúa nhìn chung đã mang lại hiệu quả thoát nghèo cao cho ngƣời dân, giúp họ dần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lƣợng cuộc sống. Tuy vây, trong quá trình canh tác của ngƣời dân cũng gặp không ích những khó khăn, biến cố xảy ra nên tính hiệu quả của mô hình cũng ngày càng bị mai một. Vì thế, trong điều kiện thiếu thuận lợi đòi hỏi nông dân phải có các biện pháp sinh kế phù hợp để nhằm thích nghi với tác động xấu của các yếu tố ảnh hƣởng đến họ (Nguyễn Thị Ngoan, 2014). Việc tận dụng bờ bao trống để trồng các loại cây màu phù hợp với điều kiện địa phƣơng là hƣớng mang lại hiệu quả kinh tế góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ. Song song đó tạo nên sự đa dạng về sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, hiệu quả cải thiện chất lƣợng môi trƣờng sinh thái. Để hiểu thêm về các vấn đề cần phân tích ta cần tìm hiểu các khái niệm sau:

Tài nguyên đất: Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con ngƣời, là thổ nhƣỡng, mặt bằng để sản xuất nông nghiệp. Thƣờng giá trị tài nguyên đất đƣợc đo bằng số lƣợng diện tích (ha, km2) và độ phì (độ màu mỡ thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lƣơng thực).

Hiệu quả kinh tế của sản xuất cây trồng: là mối tƣơng quan so sánh giữa tổng thu nhập nhận đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra. Một phƣơng án có hiệu quả kinh tế cao là phƣơng án đạt đƣợc tƣơng quan tối ƣu giữa kết quả mang lại và chi phí đầu tƣ. Hiệu quả kinh tế của sản xuất cây trồng thể hiện qua các chỉ tiêu nhƣ: chi phí đầu tƣ sản xuất trên một đơn vị diện tích đất, và lợi nhuận thu đƣợc trên một đơn vị diện tích đất hay là tỷ suất lợi nhuận/chi phí.

Yếu tố đầu tƣ: bao gồm các yếu tố lao động, máy móc, nguyên liệu (giống, phân thuốc, thức ăn,…). Trong thời kỳ hiện nay, các yếu tố đầu tƣ tăng cao thì ngƣời dân cần phải tối thiểu hóa các chi phí đầu vào nhằm nâng cao lợi nhuận.

Giá cả: là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lƣợng tiền phải trả cho hàng hoá đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó.

Sản phẩm đầu ra: là mọi thứ có thể mua bán trên thị trƣờng để sử dụng hay tiêu dùng, có thể thỏa mãn đƣợc một hoặc nhiều mong muốn, nhu cầu nào đó.

Tổng chi phí: Là toàn bộ chi phí mà nông hộ bỏ ra cho quá trình sản xuất và thu hoạch một loại cây trồng.

Tổng thu nhập: là số tiền mà ngƣời sản xuất thu đƣợc sau khi bán sản phẩm cây trồng.

Lợi nhuận: là phần lãi mà ngƣời đầu tƣ nhận đƣợc sau khi đã trừ đi các khoảng chi phí liên quan đến đầu tƣ đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.

Hiệu quả đồng vốn (HQĐV): Đây là chỉ tiêu cần để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất trong nông nghiệp của các nông hộ. Tức là bỏ ra một đồng vốn sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng lời. BCR càng cao tức là mang lại nhiều lợi tức mô hình này so với mô hình khác.

Hiệu quả đầu tƣ lao động (HQĐTLĐ): Tức là đầu tƣ một đồng vốn lao động sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng lời.

Hiệu quả đầu tƣ vật tƣ (HQĐTVT): Tức là đầu tƣ một đồng vốn vật tƣ sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng lời.

3.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Chọn vùng nghiên cứu 3.2.1 Chọn vùng nghiên cứu

Chọn huyện: Mỹ Xuyên là một huyện nông nghiệp, phần lớn ngƣời dân làm nghề nông, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn cao. Nghề nuôi trồng thủy sản ở huyện phát triển mạnh, chiếm 33,71% diện tích đất tự nhiên (niêm giám thông kê huyện Mỹ Xuyên, 2010). Quá trình áp dụng hệ thống canh tác tôm – lúa cũng phát triển khá sớm. Song đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng ngày càng hoàn thiện góp phần không nhỏ vào tiến trình phát triển kinh tế xã hội (UBND huyện Mỹ Xuyên, 2014). Chọn xã: Hòa Tú 1 là một xã nghèo của huyện Mỹ Xuyên. Trong những năm qua, tốc độ xóa đói giảm nghèo của xã còn tƣơng đối chậm, thu nhập chủ yếu của nông hộ phần là nuôi tôm do điều kiện vùng nƣớc lợ và quá trình chuyển đổi sang mô hình tôm – lúa cũng đang diễn ra sôi nổi. Bên cạnh đó, ngƣời dân sớm nhận thức đƣợc đất đai trên bờ bao hoàn toàn phù hợp với điều kiện trồng màu cũng nhƣ trồng cỏ kết hợp chăn nuôi để mang lại hiệu quả cao, tăng thu nhập gia đình.

3.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu

3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các ngành chức năng có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, bao gồm: Báo cáo của UBND huyện Mỹ Xuyên, UBND xã Hòa Tú, số liệu thống kê về tình hình trồng trọt và nuôi trồng thủy sản ở huyện Mỹ Xuyên. Các báo cáo nghiên cứu từ tạp chí khoa học, luận văn thạc sĩ, luận văn đại học, các giáo trình, báo cáo khoa học trong và ngoài nƣớc có liên quan đến tình hình trồng hoa màu và trồng cỏ, chăn nuôi. Thu thập các số liệu về diện tích, sản lƣợng, giá cả, chi phí của

trồng màu, chăn nuôi và các số liệu khác có liên quan trên địa bàn ĐBSCL, tỉnh Sóc Trăng và huyện Mỹ Xuyên.

3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Để đánh giá đƣợc thực trạng của sản xuất, đánh giá môi trƣờng đất, so sánh và phân tích hiệu quả kinh tế cũng nhƣ đề ra các giải pháp phù hợp cho các hoạt động canh tác trên bờ bao nông hộ. Quá trình thu thập sô liệu sơ cấp đƣợc sử dụng các công cụ sau:

 Công cụ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham (PRA) nhằm nắm bắt thông tin tổng quan về điểm khảo sát, xác định sơ bộ về điều kiện canh tác, sinh sống của ngƣời dân, các khó khăn, cơ hội của vùng nghiên cứu:

- Sơ lƣợc về lịch sử sản xuất trên bờ bao của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu; - Thảo luận nhóm để tìm hiểu về thực trạng sản xuất của nông hộ;

- Tìm hiểu về quy mô sản xuất và lịch bố trí mùa vụ nông hộ;

- Phân tích SWOT: nhằm để giúp xác định những yếu tố ảnh hƣởng “ bên trong” (mặt mạnh: Strengths; mặt yếu: Weaknesses) và những ảnh hƣởng “bên ngoài” (Cơ hội: Opportunities; rủi ro: Threats). Từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn, hạn những chế rủi ro và mang lại hiệu quả cao cho đề tài.

 Phỏng vấn bán cấu trúc (KIP): Phỏng vấn những ngƣời cung cấp thông tin chủ yếu để thu thập những thông tin đặc biệt. Phỏng vấn trực tiếp một cán bộ tại phòng NN & PTNN huyện Mỹ Xuyên về số liệu trồng trọt, chăn nuôi. Phỏng vấn một cán bộ khuyến nông tại xã Hòa Tú 1, một cán bộ kỹ thuật đại diện trong tổ hợp tác xã nông nghiệp tại địa phƣơng nhằm khai thác các thông tin về các hƣớng quy hoạch mới, các kỹ thuật canh tác,…thông qua phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu đã đƣợc chuẩn bị trƣớc.

 Phỏng vấn nông hộ bằng phiếu câu hỏi: Phỏng vấn 28 nông hộ thực hiện trồng màu bờ bao mô hình tôm - lúa tại ấp Hòa Đê, xã Hòa Tú 1. Với các nội dụng cụ thể sau:

- Thông tin chung về nông hộ (đất đai, nguồn lực, các hoạt động sinh kế chủ yếu, thu nhập,…);

- Phƣơng tiện sản xuất và kết quả sản xuất của nông hộ trong năm trƣớc (năm 2012 và 2013);

- Lịch mùa vụ của trồng màu hay trồng cỏ chăn nuôi bò;

- Chi phí đầu vào, thu nhập, năng suất và lợi nhuận từ trồng màu và trồng cỏ nuôi bò trên bờ bao;

- Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của trồng màu và trồng cỏ kết hợp chăn nuôi trên bờ bao nông hộ thực hiện mô hình tôm – lúa.

Thử nghiệm trồng cao lƣơng

- Trong 6 nông hộ thực hiện mô hình tôm – lúa tại địa bàn ấp Hòa Đê, chọn ra 3 hộ để tiến hành thử nghiệm trồng cây cao lƣơng trên bờ bao với 2 nghiệm thức có tủ rơm và không tủ rơm trên mỗi hộ. Bố trí và theo dõi số liệu 2 tuần/lần theo bảng nhật ký nông hộ gồm: các chi phí (giống, phân bón, thuốc hóa học, chăm sóc,…), thu nhập, lợi nhuận, giá cả, năng suất; phân tích về thành phần năng suất, đo chiều cao cây, mật độ (cây/m2

) sau khi thu hoạch với hai trƣờng hợp riêng biệt. Tiến trình đƣợc thực hiện kéo dài suốt một chu trình sản xuất của hệ thống canh tác trong khoảng 1 năm.

Theo dõi mẫu cỏ bờ bao

- Thu mẫu cỏ hàng tháng trên bờ bao của 3 nông hộ đang trồng cỏ và chăn nuôi bò (bố trí thu mẫu trên 2 m2/hộ). Cân trọng lƣợng tƣơi, khô (sau khi sấy khô) để tính tỉ lệ khô/tƣơi, tính tổng sản lƣợng, thành phần năng suất cỏ thu đƣợc trong một năm. Qua phân tích và tính toán với thành phần sản lƣợng cỏ nhƣ vậy sẽ định hƣớng số bò nuôi cho nông hộ để nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Phân tích các chỉ tiêu môi trƣờng đất bờ bao

Chọn 3 nông hộ (với 2 mẫu đất/hộ) để tiến hành phân tích các chỉ tiêu đất, tiến hành lấy mẫu đất lần 1 vào đầu mùa mƣa (từ tháng 8), lần 2 sau khi trồng cao lƣơng 60 ngày (tháng 10) và lần 3 sau khi thu hoạch cao lƣơng (120 ngày sau khi trồng). Các chỉ tiêu phân tích gồm có: độ pH và độ mặn của đất, hàm lƣợng đạm (N), lân hữu dụng (P), Kali (K), và chất hữu cơ trong đất.

3.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft Office Exel 2003 và SPSS 20.0 để phân tích phƣơng sai ANOVA và dùng các phép thử Duncan và T-test để so sánh các sự khác biệt.

3.2.3.1 Mục tiêu 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất trên bờ bao

Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả kết hợp với kết quả công cụ PRA để đánh giá. Với các nội dung nhƣ: Thông tin nông hộ, hiện trạng sử dụng đất, lịch thời vụ, diễn biến về năng suất, sản lƣợng qua từng giai đoạn, những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố khác có liên quan đến đến đề tài nghiên cứu.

3.2.3.2 Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất trên bờ bao

Phân tích kết quả trồng thử nghiệm cây cao lƣơng:

Đo chiều cao cây: Tiến hành đo chiều cao ngẫu nhiên 10 cây lúc thu hoạch từ gốc cây đến chóp hoa, sau đó tính trung bình chiều cao cây trong từng trƣờng hợp.

Tính năng suất hạt: sau khi sấy khô và làm sạch ở ẩm độ 14%. Trọng lƣợng hạt sẽ đƣợc quy về độ ẩm chuẩn bằng công thức:

- W(ẩm độ chuẩn) : Trọng lƣợng qui về ẩm độ chuẩn - Wcân : Trọng lƣợng lúc cân

Tính mật độ cây/m2: đếm tổng số cây trên 1m2 diện tích gieo trồng để tính mật độ cây/m2.

Các công việc trên đƣợc thực hiện với cả hai nghiệm thức khác nhau, sau đó dùng phép thử T-test để kiểm định sự khác biệt.

Phân tích các mẫu cỏ trên bờ bao mô hình tôm – lúa: Cân trọng lƣợng cỏ sau khi thu mẫu/2 m2, sau đó sấy khô để cân trọng lƣợng khô, từ đó tính năng suất cỏ tƣơi và khô trên ha/năm. Sau đó suy ra số bò tối đa mà nông hộ cần nuôi trên 1 ha đất trồng cỏ/năm.

Phân tích các yếu tố trong môi trƣờng đất: Tất cảc các mẫu thu về đều đƣợc phân tích tính chất lý hóa tại phòng thí nghiệm chuyên sâu của trƣờng Đại học Cần Thơ. Và kết quả phân tích trên sẽ dùng phƣơng pháp thống kê mô tả để xử lý.

Phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất trên bờ bao

Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng màu hoặc trồng cỏ trên bờ bao đƣợc phân tích dựa trên sự so sánh các chỉ tiêu kinh tế của các loại cây trồng (trồng màu, trồng cỏ chăn nuôi) thông qua sự điều tra nông hộ và theo phƣơng pháp đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế và kết hợp dùng phép thử Duncan để kiểm định sự khác biệt.

 Lợi nhuận từ mô hình canh tác bờ bao

W [ẩm độ chuẩn (14%)] = [Wcân x (100 - ẩm độ đo lúc cân)]/86

 Hiệu quả đồng vốn của mô hình

 Hiệu quả đầu tƣ vật tƣ của mô hình

 Hiệu quả đầu tƣ lao động của mô hình

3.2.3.3 Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả cho mô hình sản xuất trên bờ bao

Dựa trên các kết quả phân tích các mục tiêu trên để từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đề tài.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên đất bờ bao trong mô hình tôm – lúa tại xã hõa tö 1, huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)