Hiệu quả kinh tế các nhóm cây trồng trên bờ bao

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên đất bờ bao trong mô hình tôm – lúa tại xã hõa tö 1, huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 48 - 50)

Mô hình trồng màu bờ bao phát triển khá tốt trong thời gian qua giúp nông hộ tận dụng đƣợc nguồn lao động dƣ thừa mà không đòi hỏi diện tích canh tác quá rộng, kỹ thuật sản xuất cao mà chi phí đầu tƣ cho lao động và vật tƣ cũng tƣơng đối thấp. Thấp nhất là nhóm cây khoai môn và cây đậu bắp – đậu que với dƣới 25 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, năm 2013 thời tiết bất lợi nhƣ sâu bệnh nhiều,…dẫn đến chi phí vật tƣ và lao động tăng cao, cao nhất là nhóm bầu - bí và nhóm cây ớt với hơn 30 triệu đồng/ha/năm.

Tổng chi phí cao nhất là nhóm cây bầu - bí với 89,60 triệu đồng/ha/năm, cao hơn đến vài chục triệu đồng/ha/năm so với nhóm khác. Trong khi đó, các nhóm cây khoai môn, đậu bắp- đậu que có tổng chi phí thấp nhất trong các nhóm cây. Theo giải thích của nông dân, sở dĩ tổng chi phí của nhóm cây bầu - bí cao hơn những loại cây trồng khác là do thời gian canh tác kéo dài vì thế phải bỏ chi phí cho phân, thuốc tƣới tiêu nhiều hơn. Ngoài ra, quá trình canh tác dễ gặp sâu bệnh nên cũng làm cho tổng chi phí này tăng lên đáng kể.

Tổng thu nhập của nông hộ phụ thuộc vào giá bán cũng nhƣ năng suất cây trồng, cao nhất là nhóm cây bầu - bí với 276,38 triệu đồng/ha/năm, tiếp đến là nhóm cây ớt và nhóm trồng cỏ nuôi bò. Thu nhập của nhóm cây cao lƣơng dù có cao hơn nhóm cây khoai môn nhƣng tổng thu nhập vẫn còn thấp chỉ khoảng 60,52 triệu đồng/ha/năm.

Các khoản chi phí và lợi nhuận Đơn giá Thành tiền

Chi giống 3,30 29,7

Chi chuồng 0,40 3,60

Chi phí tiêm ngừa 0,10 1,80 Chi phối giống 0,35 3,15 Chi phí lao động 0,10 36,50

Chi phí khác 0,10 1,20

Tổng chi phí / 75,95

Tổng nhập 12,0 137,70

Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế các nhóm cây trồng trên bờ bao

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha/năm

Nhóm cây Ớt Bầu- bí Dƣa leo - khổ qua Đậu bắp-đậu que Khoai môn Cao lƣơng Trồng cỏ nuôi bò Mức ý nghĩa Chi vật tƣ 23,17 44,40 26,35 16,39 9,45 14,87 39,45 ns Chi lao động 34,07ab 45,20a 26,15ab 16,03b 22,91b 16,04ab 36,50b ** Tổng chi 57,24 89,60 52,50 32,42 32,36 50,91 75,95 ns Tổng thu 148,82b 276,38a 132,72b 57,29b 49,82b 60,52b 137,70b *** Lợi nhuận 91,59ab 186,78a 80,21ab 24,87b 17,47b 9,61b 61,95b ** HQĐV 1.27 2.82 2.22 0.61 0.54 0.19 0.81 ns HQĐTVT 2.26ab 6.68a 3.88ab 0.21b 0.86 b -0.35b 0.57b * HQĐTLĐ 1.20ab 4.55a 3.17ab 0.26ab -0.24 b -0.73b 0.69ab *

Nguồn: Kết quả điều tra tại ấp Hòa Đê, xã Hòa Tú 1, 2013

Ghi chú: Ns = không có khác biệt, * = khác biệt ở mức 10%, ** = khác biệt ở mức 5% , ***= khác biệt ở mức 1

% . Các chữ cái (a,b) cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mô hình qua phép thử Duncan.

Lợi nhuận có ý nghĩa quan trong đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình, trong quá trình sản xuất cây màu vấn đề ngƣời sản xuất quan tâm trên hết là làm thế nào để giảm tối đa chi phí sản xuất mà lợi nhuận mang về lại cao. Vì vây, riêng mỗi nông hộ sẽ có các chiến lƣợc canh tác phù hợp để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Xét về lợi nhuận, dẫn đầu về lợi nhuận là nhóm cây bầu - bí với 186,78 triệu đồng/ha/năm, cao hơn gấp hai lần so với nhóm cây ớt và nhóm cây dƣa leo - khổ qua. Cây trồng lợi nhuận thấp là nhóm cây cao lƣơng và nhóm cây khoai môn. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận thấp là do giá bán cỏ trên thị trƣờng còn rất thấp dù năng suất rất cao. Bên cạnh đó, cao lƣơng là cây trồng mới đƣợc thử nghiệm tại địa phƣơng nên thị trƣờng đầu vào chƣa có, kỹ thuật sản xuất còn nhiều hạn chế dẫn đến năng suất cây trồng chƣa cao.

Hiệu quả đồng vốn cũng cho thấy có sự chênh lệch giữa các nhóm cây trồng. Các nhóm có hiệu quả đồng vốn cao nhƣ nhóm cây bầu – bí , nhóm cây dƣa leo – khổ qua và nhóm cây ớt, với việc bỏ ra 1 đồng vốn sẽ thu đƣợc tƣơng đƣơng là 2,82; 2,22 và 1,27 đồng lời so với đồng vốn ban đầu. Trong khi đó, các nhóm khác đồng lời thu về dƣới 1 đồng và thấp nhất là nhóm cây cao lƣơng chỉ có 0,19 đồng lời.

Về hiệu quả đầu tƣ vật tƣ và hiệu quả đầu tƣ lao động là hai chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá hiệu quả sản xuất trồng màu. Giá trị thu về từ việc bỏ ra 1 đồng vốn đầu tƣ cho vật tƣ hoặc lao động sẽ cho biết con số đồng lời thu đƣợc. Qua phân tích cho thấy, cao nhất là đối là nhóm cây bầu – bí với đồng lời thu đƣợc gấp từ 4 - 6 lần đồng vốn ban đầu, nhóm cây dƣa leo – khổ qua cao gấp hơn 3 lần đồng vốn ban đầu. Trong khi đó, các nhóm cây cao lƣơng, nhóm cây khoai môn đầu tƣ không có lời, đôi khi còn thua lỗ do mang các giá trị âm.

Tóm lại, các yếu tố về năng suất, giá bán và thời tiết sẽ ảnh hƣởng rất nhiều đến hiệu quả kinh tế của các nhóm cây màu, việc có chiến lƣợc sản xuất đúng đắn và biện pháp canh tác phù hợp là rất cần thiết trong việc giảm đƣợc chi phí sản xuất, hạn chế dịch bệnh, gia tăng lợi nhuận cũng nhƣ nâng cao giá trị sử dụng đất bờ bao nông hộ. Qua kiểm định t thì tổng thu có khác biệt mức ý nghĩa 1%, chi phí lao động, lợi nhuận có khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, hiệu quả đầu tƣ vật tƣ và hiệu quả đầu tƣ lao động khác biệt ở mức ý nghĩa 10% .

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên đất bờ bao trong mô hình tôm – lúa tại xã hõa tö 1, huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)