Tình hình chăn nuôi bò ở Mỹ Xuyên

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên đất bờ bao trong mô hình tôm – lúa tại xã hõa tö 1, huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 25 - 26)

Mỹ Xuyên có nhiều điều kiện phát triển mạnh về chăn nuôi, trong những năm qua với chủ trƣơng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi thì trồng cỏ nuôi bò đang ngày càng phát triển, đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Khắc phục những ảnh hƣởng của dịch bệnh, rủi ro trong chăn nuôi, đảm bảo ổn định về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng đàn. Tổng đàn năm 2013 là 7.740 con (trong đó: đàn bò sữa là 1.540 con và bò lai Sind là 6.200 con bò) tập trung chủ yếu tại hai xã có tiềm năng lớn về chăn nuôi bò là xã Tham Đôn và xã Đại Tâm. Phần lớn do diện tích đồng cỏ khá đa dạng cùng với việc tận dụng các sản phẩm hoa màu trong trồng trọt, nguồn thức ăn đƣợc đáp ứng tốt cho việc chăn nuôi nên số lƣợng bò có xu hƣớng tăng. Diện tích đất có cỏ chủ yếu là bờ bao ruộng tôm cùng với các diện tích cỏ xung quanh nhà ở đƣợc tận dụng tốt để trồng cỏ nuôi bò. Phần lớn, nông hộ chƣa canh tác hoa màu trên bờ bao thƣờng tận dụng đồng cỏ tự nhiên cho việc chăn nuôi bởi do công lao động ít mà mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 2.2: Tình hình chăn nuôi bò ở huyện Mỹ Xuyên 2013

Đơn vị tính: Con

Đơn vị Tổng đàn bò Bò sữa Bò lai Sind

TT. Mỹ Xuyên 134 0 134 Tham Đôn 1.261 1.071 190 Đại Tâm 1.629 443 1.186 Thạnh Phú 1.278 24 1.254 Thạnh Quới 1.394 0 1.394 Gia Hòa 1 450 0 450 Gia Hòa 2 255 0 255 Hòa Tú 1 621 0 621 Hòa Tú 2 116 0 116 Ngọc Tố 222 2 220 Ngọc Đông 380 0 380 Tổng 7.740 1.540 6.200

Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Mỹ Xuyên, 2013

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên đất bờ bao trong mô hình tôm – lúa tại xã hõa tö 1, huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)