1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy 1500m cho nam đội tuyển điền kinh trường THPT a hải hậu nam định

55 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 531,55 KB

Nội dung

Lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy 1500m cho nam đội tuyển điền kinh trường thpt a hảI hậu – nam định khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Cử nhân khoa học

Trang 1

Lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy 1500m cho nam đội tuyển điền kinh trường thpt a hảI hậu

– nam định

khóa luận tốt nghiệp đại học

Chuyên ngành: Cử nhân khoa học sư phạm GDTC - GDQP

Hướng dẫn khoa học: Người thực hiện:

Th.s: dương văn vĩ Phạm văn tuấn

Hà Nội – 2010

Trang 2

Tên tôi là: Phạm Văn Tuấn

Sinh viên lớp: K32 – GDTC Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học này là của tôi Những vấn

đề chúng tôi đưa ra và bàn luận đều là những vấn đề mang tính cấp thiết và đúng với thực tế cũng như điều kiện khách quan của trường THPT A Hải Hậu – Nam Định Đề tài cũng không trùng kết quả nghiên cứu với bất cứ đề tài nào trước đây

Hà Nội, ngày tháng năm 2010

Sinh viên

Phạm văn tuấn

Trang 4

Bảng 3.1 Kết quả quan sát về thực trạng huấn luyện cự ly chạy 1500m cho

nam VĐV đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định

Bảng 3.2: Thực trạng sử dụng các test đánh giá SBCM cự ly chạy 1500m cho

nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định Bảng 3.3 Nội dung và các yếu tố quan trọng phát triển SBCM trong chạy

1500m cho nam đội tuyển điền kinh Trường THPT A Hải Hậu (n=20)

Bảng 3.4 Kết quả phỏng vấn các bài tập phát triển SBCM

Bảng 3.5 So sánh kết quả 3 test đánh giá SBCM trong chạy 1500m cho nam

đội tuyển Điền kinh ở hai nhóm thực nghiệm (nA = 10) và đối chiếu (nB = 10) trước thực nghiệm

Bảng 3.6 Kế hoạch huấn luyện SBCM trong chạy 1500m cho nam đội tuyển

Điền kinhTrường THPT A Hải Hậu - Nam Định

Bảng 3.7 So sánh kết quả 3 test đánh giá SBCM trong chạy 1500m của hai

nhóm thực nghiệm (nA = 10) và đối chiếu (nB = 10) sau thực nghiệm

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ biểu thị thành tích chạy 100m (tính ra giây) trước và sau

Trang 5

Mục lục

Trang

đặt vấn đề 1

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 4

1.1 Khái niệm và tính đa dạng của sức bền 4

1.2 Cơ sở lý luận khoa học huấn luyện sức bền chuyên môn

trong quá trình chạy cự ly 1500m 6

1.3 Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh trung học phổ thông 10

1.4 Đặc điểm hoạt động nội khóa, ngoại khóa và đội tuyển

Điền kinh trường THPT A Hải Hậu 12

Chương 2: Nhiệm vụ - Phương pháp và

tổ chức nghiên cứu 14

2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 14

2.2 Phương pháp nghiên cứu 14

2.3 Tổ chức nghiên cứu 17

Chương 3: Kết quả và phân tích kết quả 19

3.1 Lựa chọn hệ thống các bài tập phát triển SBCM trong chạy

1500m cho nam đội tuyển điền kinh trường THPT A Hải Hậu 19

3.2 ứng dụng và đánh giá hiệu quả hệ thống các bài tập

phát triển SBCM trong chạy 1500m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu – Nam Định 30

Kết luận và kiến nghị 39

Kết luận 39

Kiến nghị 39

tài liệu tham khảo 41

PHụ LụC

Trang 6

đặt vấn đề

Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận của nền văn hoá xã hội là một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản của nó là các bài tập thể chất nhằm nâng cao sức khoẻ cho con người, nâng cao thành tích thể thao và mang lại vinh quang cho đất nước

Sinh thời Hồ Chủ Tịch dạy rằng: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi

ích trăm năm trồng người" (trích thư gửi các cháu nhân ngày tựu trường của

Chủ Tịch Hồ Chí Minh) Ngày nay Đảng và chính phủ đã quán triệt lấy tư

tưởng đó làm nền tảng cho công tác giáo dục thế hệ tương lai của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ trong đó giáo dục về đức, trí, thể, mỹ được coi là vấn đề quan trọng nhằm giáo dục, hình thành nhân cách học sinh, sinh viên những chủ nhân tương lai của đất nước Theo Chỉ thị số 17/CT- TƯ ra ngày 23/10/2001 của Ban Bí thư TW Đảng và phát triển TDTT đến năm 2010: “Vấn đề giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ cần phải giáo dục toàn diện: Đức dục, trí dục, thể dục,

mỹ dục”[1]

Trong sự nghiệp giáo dục thì giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên trong nhà trường, giáo dục thể chất là phương tiện có hiệu quả nhất để phát triển hài hòa, cân đối thể hình, nâng cao năng lực thể chất của người học

Trong quá trình phát triển thể lực cho học sinh tố chất sức bền cụ thể là sức bền chung, sức bền chuyên môn (SBCM) được các trường trung học phổ thông (THPT) coi như một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu, vì đây

là một tố chất làm cơ sở nền tảng cho sự phát triển nhiều năng lực khác của con người Nó không chỉ là tiền đề cho sự phát triển các tố chất thể lực mà còn là yếu tố để con người có thể lao động bền bỉ với năng suất cao Ngoài ra, việc rèn luyện sức bền còn góp phần tích cực bồi dưỡng những phẩm chất tâm

Trang 7

lý và ý chí Điều này đã được đề cập đến trong nhiều tài liệu và được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học

ý nghĩa - tầm quan trọng của vấn đề nêu trên trong chiến lược phát triển con người cũng được các nước trên thế giới, châu lục và khu vực quan tâm Đáp lại lời dạy của Người hàng năm Bộ Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Uỷ Ban TDTT nay là tổng cục TDTT quy định hệ thống thi đấu thể thao trong trường phổ thông từ các cấp cơ sở đến toàn quốc Trong đó điền kinh là một môn thể thao mũi nhọn của nước ta, đồng thời là môn bắt buộc trong các trường học, với hệ thống thi đấu tiêu biểu dành cho học sinh nam THPT trong

đó phải kể đến chạy cự ly 1500m

Chạy cự ly 1500m nhằm động viên, cổ vũ, rèn luyện cho học sinh đức tính bền bỉ, vượt khó, biết vươn lên trong học tập, ham thích tập luyện TDTT giúp học sinh phấn đấu thực hiện chế độ rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn được quy định trong các trường phổ thông, thiết thực tăng cường sức khoẻ cho học sinh góp phần thi đua học tập tốt và giáo dục toàn diện Nhằm tăng cường tình đoàn kết giữa thanh thiếu niên của các trường toàn quốc, cũng như góp phần tăng cường tình hữu nghị với thanh thiếu niên quốc tế Vì vậy thi đấu chạy cự ly 1500m đã trở thành nội dung thi truyền thống trong các trường phổ thông và trong các giải thi đấu Điền kinh trên toàn quốc Nó đón chào một tương lai thể thao Việt Nam không chỉ phát triển chiều rộng mà còn phát triển chiều sâu

Trường THPT A Hải Hậu - Nam Định là một trong những trường có bề dày thành tích thể thao nhiều năm Song thành tích chạy cự ly 1500m dành cho nam vẫn chưa cao Qua quan sát, điều tra chúng tôi nhận thấy thành tích chạy 1500m của nam đội tuyển trường chưa cao, vì sức bền chuyên môn của các em còn yếu

Trang 8

Trong quá trình nghiên cứu tổng hợp tài liệu chúng tôi thấy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài sức bền chuyên môn, tuy nhiên trường THPT A Hải Hậu - Nam Định chưa có đề tài đề cập đến lĩnh vực này

Với những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn

bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy 1500m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định”

* Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài nghiên cứu nhằm lựa

chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn trong chạy 1500m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam

Định

Trang 9

Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 1.1 Khái niệm và tính đa dạng của sức bền

1.1.1 Khái niệm sức bền

Trong bất kỳ một hoạt động nào, kể cả hoạt động trí óc lẫn hoạt động chân tay, theo thời gian con người đều cảm thấy mệt mỏi Mệt mỏi có thể biểu hiện ra bằng thái độ như sự giảm sút ý chí, toát mồ hôi, các thao tác hoạt động không còn chính xác và dẫn tới hiệu suất công việc bị giảm sút Người ta gọi trạng thái giảm sút tạm thời khả năng vận động do hoạt động gây nên là trạng thái mệt mỏi

Mệt mỏi diễn ra theo hai giai đoạn:

- Giai đoạn xuất hiện mệt mỏi nhưng nhờ nỗ lực ý chí mà con người vẫn có thể duy trì được cường độ hoạt động ở mức tương đối cao, gọi là giai đoạn mệt mỏi có bù

- Tiếp theo đó dù có cố gắng đến mấy thì cường độ vận động vẫn bị giảm sút và tới mức phải dừng công việc, gọi là giai đoạn mệt mỏi mất bù

Có khi hai người cùng thực hiện một công việc như nhau, nhưng lại thấy các thời điểm xuất hiện mệt mỏi khác nhau Bởi vì mỗi người có một sức bền riêng

Từ đó có định nghĩa sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó [11]

1.1.2 Tính đa dạng của sức bền [11]

Sức bền có liên quan chặt chẽ tới mệt mỏi Mà mệt mỏi có cơ chế rất phức tạp, có bao nhiêu loại mệt mỏi thì có bấy nhiêu loại sức bền

Trang 10

Phân loại sức bền có thể phân loại theo căn cứ sau:

* Căn cứ vào số lượng sợi cơ tham gia hoạt động:

- Nếu có khoảng 1/3 số sợi cơ tham gia hoạt động gọi là hoạt động cục

bộ hay sức bền cục bộ Loại hoạt động này không đòi hỏi sự hoạt động tích cực của hệ tuần hoàn, hô hấp, không gây những biến đổi sâu sắc

- Nếu có khoảng 2/3 số sợi cơ tham gia hoạt động trở lên gọi là hoạt động toàn bộ hay sức bền chung Loại hoạt động này đòi hỏi hệ tuần hoàn hô hấp hoạt động ở mức tương đối khẩn trương đảm bảo cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động Muốn hoạt động được như vậy trong thời gian dài cần phát triển tốt các chức năng thực vật Người ta gọi đó là sức bền chung (sức bền thực vật)

Sức bền chung là sức bền trong các hoạt động kéo dài với cường độ thấp có sự tham gia phần lớn hệ cơ Sức bền chung có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống và khả năng chuyển động lớn, là tiền đề của quá trình hình thành SBCM

SBCM tốt sẽ giúp người tập chống lại mệt mỏi của cơ thể khi thực hiện một lượng vận động nhất định nào đó VD: SBCM trong cự ly trung bình

* Căn cứ vào thời gian hoạt động, sức bền gồm ba loại:

- Từ 11 phút trở lên gọi là sức bền trong thời gian dài Thành tích phụ thuộc vào khả năng hoạt động ưa khí

- Từ 2 đến 11 phút gọi là sức bền trong thời gian trung bình Thành tích phụ thuộc vào cả khả năng hoạt động ưa và yếm khí

- Từ 40 giây đến 2 phút gọi là sức bền trong thời gian ngắn Thành tích phụ thuộc vào khả năng hoạt động yếm khí

* Căn cứ vào tố chất thể lực:

Trang 11

Sức bền được chia thành nhiều loại nhưng chủ yếu là sức bền chung và sức bền chuyên môn

Sức bền chung là sức bền trong hoạt động kéo dài và cường độ trung bình có sự tham gia phần lớn hệ cơ

Sức bền đối với một hoạt động nhất định được lựa chọn làm đối tượng chuyên sâu gọi là sức bền chuyên môn

* Từ các quan điểm trên, ta đi tới khái niệm SBCM trong chạy 1500m như sau: SBCM trong chạy 1500m là sức bền đặc trưng tương ứng với cự ly chạy 1500m

1.2 Cơ sở lý luận khoa học huấn luyện sức bền chuyên môn trong quá trình chạy cự ly 1500m

1.2.1 Cơ sở sinh lý của sức bền

Sức bền là khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động nào đó Khái niệm sức bền như một tố chất thể lực, vì vậy, có tính tương đối rất cao, nó được thể hiện trong một loạt hoạt động nhất định Hay nói cách khác, sức bền là một khái niệm chuyên biệt thể hiện khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động chuyên môn nhất định

Trong sinh lý TDTT, sức bền thường đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động thể lực kéo dài liên tục từ 2 - 3 phút trở lên, với sự tham gia của một khối lượng cơ bắp lớn (từ 1/2 toàn bộ lượng cơ bắp của cơ thể), nhờ sự hấp thụ oxy để cung cấp năng lượng cho cơ chủ yếu hoặc hoàn toàn bằng con

đường ưa khí Như vậy sức bền trong thể thao là khả năng thực hiện lâu dài

hoạt động cơ bắp toàn thân hoàn toàn hoặc chủ yếu mang tính ưa khí [4] Đó

là tất cả những hoạt động ưa khí, như chạy 1500m trở lên, đi bộ thể thao, đua

xe đạp bằng đường dài, bơi từ 400m trở lên…

Sức bền phụ thuộc vào: 1) Khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO2max) của

cơ thể và 2) Khả năng duy trì lâu dài mức hấp thụ oxy cao

Trang 12

Mức hấp thụ oxy tối đa của một người quyết định khả năng làm việc trong điều kiện ưa khí của họ VO2max càng cao thì công suất hoạt động ưa khí tối đa sẽ càng lớn Ngoài ra, VO2max càng cao thì cơ thể thực hiện hoạt động ưa khí càng dễ dàng và được lâu hơn Như vậy, về bản chất sức bền chính là khả năng hấp thụ oxy tối đa của cơ thể Điều đó giải thích tại sao các VĐV có thành tích thể thao cao trong các môn sức bền lại có VO2max rất cao (5 - 6 lít/phút)

1.2.2 Cơ sở sinh lý trong hoạt động sức bền chuyên môn

Theo Pharaghen: Các bài tập định lượng được chia làm hai nhóm chính

đó là các bài tập có chu kỳ Các bài tập được chia ra thành các nhóm phụ thuộc vào công suất tối đa, dưới tối đa, lớn và trung bình Chạy 1500m là hoạt động công suất dưới tối đa nên có những đặc điểm về biến đổi sinh lý như sau:

Yêu cầu về lực và tốc độ cơ trong chạy 1500m không đạt mức cao nhất Hoạt động của toàn bộ cơ thể thay đổi mạnh lúc bắt đầu hoạt động và tiếp tục tăng nhanh nhất là cuối của chạy 1500m Máu trong chạy 1500m có những thay đổi rõ rệt số lượng máu tham gia vào tuần hoàn tăng lên do được huy động từ kho dự trữ số lượng hồng cầu, bạch cầu Hêmôglobin một đơn vị thể tích máu tăng lên

Thành phần của huyết tương cũng thay đổi, làm lượng glucô huyết tăng lên do quá trình phân giải glucogen trong gan được tăng cường hàm lượng axitlactic trong máu tăng do quá trình phân giải yếm khí, glucoza làm cho phản ứng của máu trở thành axit, độ PH giảm làm cho trạng thái nội môi tăng lên nhanh chóng đạt 180 - 200 lần/phút Huyết áp tăng 180 - 200 mmHg, huyết áp tối thiểu hơi tăng hoặc không thay đổi, thể tích tâm thu tăng rất mạnh

so với mức yên tĩnh Sau 3 - 4 phút hoạt động thể tích phút đạt 35 - 40

Trang 13

lần/phút Tần số hệ hô hấp và thể tích hô hấp tăng nhanh và sau khi chạy kết thúc thời gian hoạt động chạy (1500m) sẽ đạt mức tối đa của mỗi người

Tỷ lệ của các thành phần nợ ôxy trong các bài tập dưới cực đại biến đổi khác nhau phụ thuộc vào thời gian hoạt động Trong chạy 1500m thời gian kéo dài từ 5 - 6 phút sự phân giải ATP và CP chỉ chiếm 20% và 50% do phân giải yếm khí và 25% do các quá trình ưa khí Nguồn cung cấp glucogen trong máu ở đây rất hạn chế Việc tiêu hao năng lượng trong các bài tập dưới cực đại phụ thuộc vào thời gian và tính chất hoạt động cụ thể 25 - 40kcal/phút Hoạt động của cơ quan bài tiết thay đổi đáng kể mồ hôi ra, thân nhiệt tăng rõ rệt quá trình điều nhiệt bằng hơi Nguyên nhân mệt mỏi trong quá trình chạy 1500m là do các sản phẩm trao đổi chất tích lũy nhiều trong cơ thể làm giảm

độ PH và nội môi về phía axit

Như vậy, chạy 1500m yêu cầu tương đối cao khả năng yếm khí cũng như ưa khí của các em học sinh, vì vậy chạy 1500m còn được gọi là hoạt động trạng thái ưa - yếm khí hay là bài tập mang tính hỗn hợp

1.2.3 Phương pháp phát triển SBCM

Phương pháp phát triển SBCM có hai đặc điểm chung Một là nếu SBCM được phát triển chủ yếu thông qua các bài tập có chu kỳ, thì trong phát triển SBCM người ta sử dụng bài tập chuyên môn hóa của VĐV là chính Hai

là các bài tập để phát triển SBCM được thực hiện với cường độ gần với cường

độ lúc thi đấu, nếu thấp hơn thì sẽ không có hiệu quả Nếu trong huấn luyện nâng cao sức bền chung mà thời gian kéo dài và khối lượng bài tập có ý nghĩa quyết định, thì điều quan trọng đối với SBCM là xác định tương quan tối ưu giữa cường độ và khối lượng bài tập căn cứ vào cự ly chuyên môn hóa của VĐV như thế nào thì trước khi huấn luyện SBCM cần phải xây dựng nền vững chắc của nó là sức bền chung

Trang 14

Phát triển SBCM trong các môn có chu kỳ: Trong các môn thể thao có chu kỳ mà thời gian hoạt động với tốc độ tối đa dưới 1 phút thì các quá trình yếm khí sẽ chiếm ưu thế Vì vậy đối với các môn này, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là nâng cao khả năng yếm khí Phương pháp chủ yếu ở đây có hai loại: Một là, thực hiện toàn vẹn bài tập bằng cự ly thi đấu (có thời gian dưới 1 phút); hai là thực hiện lặp lại các đoạn (một phần) của cự ly thi đấu với cường

độ gần tối đa với đoạn cự ly đó, nghỉ giữa 2 - 3 phút hoặc ngắn hơn Số lần lặp lại tùy thuộc vào trình độ tập luyện của VĐV, sao cho số lần lặp lại cuối cùng tốc độ chưa bị giảm đi Cũng có thể xác định các yếu tố của lượng vận động sao cho tốc độ di chuyển trên các đoạn cự ly cao hơn trung bình của tốc

độ thi đấu trên cả cự ly, còn tổng số lần lặp lại các đoạn cự ly thì bằng hoặc dài hơn cự ly thi đấu một chút Để tăng lượng vận động có thể áp dụng cách chia cả bài tập thành các nhóm, giữa mỗi nhóm có các quãng nghỉ tương đối dài

Đối với các cự ly chuyên môn hóa trong vùng cường độ lớn và trung bình thì phải giải quyết đồng thời ba nhiệm vụ: nâng cao khả năng yếm khí (chủ yếu là thành phần gluco phân của chúng); nâng cao khả năng ưa khí; nâng cao các giới hạn sinh lý và tâm lý để duy trì tính bền vững của cơ thể đối với những biến đổi nội môi bất lợi Ngoài bài tập trên cự ly thi đấu, cần sử dụng nhiều bài tập lặp lại (giãn cách) trên các đoạn cự ly rút ngắn, với số lần lặp lại tùy thuộc vào cự ly thi đấu Ví dụ, đối với các VĐV chuyên môn hóa ở các cự ly dài có trình độ cao, cần chạy lặp lại các đoạn 200 - 400m từ 40 - 80 lần Tất nhiên khi xác định lượng vận động phải căn cứ vào độ dài cự ly chuyên môn hóa, nhưng cũng cần tính đến trình độ tập luyện và đặc điểm cá nhân của VĐV

Trang 15

Trong huấn luyện nâng cao về sức bền, việc nâng cao khả năng điều hòa, phối hợp vận động của các hệ thống cơ thể trong điều kiện hoạt động căng thẳng cũng có ý nghĩa rất quan trọng

Chúng ta biết rằng, xét từ góc độ tiêu hao năng lượng thì hoạt động với tốc độ đều là có hiệu quả cao nhất Song, do những yêu cầu chiến thuật trong điều kiện thi đấu, VĐV thường phải thay đổi tốc độ khá nhiều và điều đó làm cho sự phối hợp hoạt động của các quá trình trong cơ thể tạm thời bị rối loạn (thể hiện sự mất cân đối giữa nhu cầu của cơ thể và mức hoạt động của hệ thống thực vật và sự không ăn khớp giữa các chỉ số sinh lý khác nhau do mỗi chỉ số sinh lý chuyển sang mức độ hoạt động mới với tốc độ khác nhau)

Để giải quyết nhiệm vụ này, trong tập luyện cần áp dụng các bài tập có cường độ biến đổi, tức là thực hiện các đoạn tăng tốc khác nhau về độ dài cũng như về cường độ, theo xu hướng tăng dần cả hai yếu tố này Đó chính là phương pháp biến đổi liên tục và biến đổi giãn cách

Việc giáo dục các phẩm chất ý chí bằng các biện pháp thuyết phục, khích lệ, làm cho VĐV hiểu được ý nghĩa của bài tập để chủ động cố gắng tiếp tục hoạt động, vượt qua mệt mỏi đang tăng dần, có vai trò quan trọng

Trong một số trường hợp, việc hoàn thiện các cơ chế sức bền cục bộ đối với những nhóm cơ chịu lượng vận động chính cũng có ý nghĩa quan trọng

1.3 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông

1.3.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông

ở lứa tuổi này các em tỏ ra mình là người lớn, đòi hỏi mọi người xung quanh phải tôn trọng mình, tỏ ra mình là người hiểu biết không phải là trẻ con như lứa tuổi trước, các em đã biết tìm nhiều biết rộng, ưu hoạt động hơn, hoạt động có nhiều hoài bão Do quá trình hưng phấn chiếm ưu thế hơn quá trình

ức chế nên các em tiếp thu cái mới nhanh, nhưng lại chóng chán, chóng quên

Trang 16

và các em dễ bị môi trường tác động và thường tạo ra sự đánh giá cao về mình, khi thành công tạo nên sự kiêu và khi thất bại các em trở nên tự ty, rụt

rè, sự đánh giá cao đó sẽ gây tác động không tốt trong tập luyện thể thao cho lứa tuổi này Vì vậy cần phải uốn nắn nhắc nhở, chỉ bảo, định hướng và động viên các em hoàn thành tốt các nhiệm vụ, kèm theo khen thưởng động viên đúng mức Trong quá trình giảng dạy dần dần từng bước động viên những học sinh tiếp thu chậm Từ đó các em tỏ ra không chán nản, có định hướng và hiệu quả bài tập được nâng lên

1.3.2 Đặc điểm sinh lý của học sinh trung học phổ thông

ở lứa tuổi này các em phát triển mạnh mẽ về các cơ quan cũng như yếu

tố thể lực để tiến tới sự hoàn thiện chức năng nên có những biểu hiện về sinh

lý như sau:

Hệ xương:

Thời kỳ này hệ xương của các em lớn lên một cách đột ngột cả chiều dài và chiều dày, đàn tính xương giảm, tăng lượng canxi trong xương Xuất hiện sự cốt hóa ở một số bộ phận của xương như mặt (cột xương sống) Các

tổ chức sụn được thay thế bằng các mô xương, nên cùng với sự biến đổi của cột sống không giảm mà trái lại tăng lên và có thể có xu hướng cong vẹo

Hệ tuần hoàn:

ở lứa tuổi này đang trên đà phát triển, kích thước của tim tương đối lớn, tần số co bóp của tim đã giảm và tương đối ổn định, có em nhịp tim xuống tiềm năng hoạt động đã đạt ở mức độ cao

Hệ tim mạch của cơ thể các em ở lứa tuổi này đã thích nghi với sự tăng công suất hoạt động Sự hồi phục tim mạnh sau khi hoạt động thể lực tất nhiên là phụ thuộc vào độ lớn của lượng vận động Song đối với các em nam

sự phục hồi cũng tương đối nhanh, thể tích phút của dòng máu đã giảm, thể tích tâm thu và thể tích phút tăng cao

Trang 17

Hệ máu:

Hoạt động cơ bắp làm cho hệ máu có những thay đổi nhất định sau: Thời gian tập luyện lâu dài và căng thẳng ở các em học sinh nam lứa tuổi này đã tăng Khối lượng máu tỷ lệ với trọng lượng cơ thể tăng ở mức hoàn thiện Lượng hồng cầu trong máu tăng, sau các hoạt động kéo dài lượng hồng cầu giảm đi và quá trình hồi phục xảy ra nhanh

Hệ hô hấp:

ở lứa tuổi này có sự thay đổi rõ nét về độ dài của chu kỳ hô hấp Tỷ lệ thở ra hít vào, thay đổi độ sâu và tần số hô hấp, dung tích sống và thông khí phổi tối đa tăng, khả năng hấp thụ ôxy tối đa lớn

Hệ cơ:

ở giai đoạn này hệ cơ phát triển với tốc độ nhanh, nhưng vẫn chậm so với hệ xương biểu hiện là các em cao, gầy Khối lượng cơ tăng nhanh, đàn tính của cơ tăng, nhưng cơ tăng không đều và chủ yếu là các cơ nhỏ dài, độ phì đại của cơ chưa cao Do đó khi hoạt động chóng dẫn đến mệt mỏi Vì vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải chú ý phát triển cơ bắp các em nhằm phát triển một cách hoàn thiện cho hệ cơ

Hệ thần kinh:

Bộ não của các em thời kỳ này tiếp tục phát triển và đưa đến hoàn thiện khả năng tư duy nhất là khả năng phân tích tổng hợp trừu tượng hóa Phát triển rất thuận lợi cho việc hình thành phản xạ có điều kiện Ngoài ra do sự hoạt động mạnh của các tuyến giáp, trong các tuyến sinh dục, tuyến yên làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế và ức chế không cân bằng ảnh hưởng đến hoạt động TDTT Tuy nhiên với một số bài tập đơn điệu cũng làm cho học sinh chóng mệt mỏi Vì vậy thay đổi nhiều hình thức tập luyện, tận dụng các hình thức trò chơi thi đấu Hoàn thành tốt các bài tập đã đề ra

Trang 18

1.4 Đặc điểm hoạt động nội khóa, ngoại khóa và đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu

Hiện nay theo phân phối trương trình trung học phổ thông thì một năm học có tất cả 70 tiết thể dục như vậy một tuần chỉ có 2 tiết Vì vậy việc phát triển thể lực cho học sinh nói chung và giáo dục sức bền nói riêng còn nhiều hạn chế

Về nhiệm vụ giảng dạy nội khóa: Đa số các giờ học nhằm giải quyết nhiệm vụ trọng tâm là giảng dạy kĩ thuật động tác và giới thiệu luật thi đấu Mặt khác trong một tiết học học sinh phải học tới 2 đến 3 nội dung thì việc nắm kỹ thuật cũng chưa đủ thời gian chứ chưa nói đến tổ chức tập luyện và phát triển thể lực cho học sinh

Về hình thức, nội dung học ngoại khóa: Nội dung này mang tính tự nguyện không bắt buộc, không có kiểm tra đánh giá mà hoàn toàn phụ thuộc vào tính tự giác, nhu cầu và hứng thú của học sinh nên hiệu quả phát triển thể lực không cao Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thể lực đặc biệt là yếu tố sức bền Sức bền luôn chiếm một vị trí quan trọng hơn cả so với các yếu tố thể lực khác Nó là nền tảng cho mọi hoạt động giáo dục thể chất Tuy nhiên việc giáo dục sức bền cho nam đội tuyển điền kinh trường THPT A Hải Hậu còn gặp nhiều hạn chế

Hoạt động ngoại khóa của đội tuyển Điền kinh trường: Hàng năm trường tổ chức tập ngoại khóa cho đội tuyển khoảng một tháng trước khi thi đấu giải điền kinh được tổ chức hàng năm của Tỉnh Trong một tháng đó ngoài giờ học nội khóa một tuần 2 tiết trên lớp ra, các em đội tuyển được huấn luyện thêm 1 tuần là 6 buổi chiều cho tất cả các nội dung thi đấu (trừ ngày chủ nhật được nghỉ), đối với bài tập chạy cự ly 1500m thì thường được tập vào các buổi chiều thứ 3, 5, 7 (hoặc thứ 2, 4, 6) Những bài tập mà giáo

Trang 19

viên trường thường áp dụng trong giáo án huấn luyện của đội tuyển, chủ yếu tập chung vào phát triển thể lực chung và sức bền chung cho đội tuyển Các bài tập mà giáo viên trường đưa ra còn hạn chế về số lượng và tính đa dạng

Vì vậy, đề tài đã xác định mục đích nghiên cứu là: Lựa chọn và ứng dụng bài tập nhằm phát triển SBCM trong chạy 1500m cho nam đội tuyển điền kinh trường, để khắc phục tính đơn điệu của bài tập mà giáo viên trường đưa ra, đặc biệt là phát triển SBCM cho cự ly chạy 1500m nói riêng

chương 2 Nhiệm vụ - Phương pháp và tổ chức nghiên cứu

2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để giải quyết mục đích nghiên cứu đã đề ra đề tài xác định giải quyết 2

nhiệm vụ sau:

* Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng và lựa chọn bài tập phát triển sức

bền chuyên môn trong chạy 1500m của nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định

Trang 20

* Nhiệm vụ 2: ứng dụng và đánh giá hiệu quả hệ thống các bài tập nhằm

phát triển sức bền chuyên môn cho học sinh, vận dụng trong thực tế tập luyện

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu trên, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học Phương pháp này giúp cho việc hệ thống hoá các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài thu thập và nghiên cứu nhiều tài liệu

có liên quan: Các văn bản pháp quy về công tác giáo dục thể chất trường học, các sách, tạp chí, tài liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguồn tài liệu chủ yếu được thu thập từ thư viện Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội

2

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm

Là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi - trả lời giữa nhà nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu về vấn đề quan tâm Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn gián tiếp và trực tiếp với đối tượng lựa chọn Đối tượng phỏng vấn

là các chuyên gia thể thao, các giảng viên và giáo viên thể dục

Để đảm bảo cho đề tài mang tính khoa học cao và thực tiễn, chúng tôi

đã tiến hành hỏi một số ý kiến của các thầy cô giáo giảng dạy TDTT có kinh nghiệm và các huấn luyện viên có trình độ cao, để tìm ra các bài tập hợp lý nhằm phát triển SBCM, từ đó có những nhận định liên quan đến đề tài

2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát sư phạm là phương pháp nhận thức đối tượng nghiên cứu trong quá trình giáo dục - giáo dưỡng, mà không làm ảnh hưởng đến quá trình

đó Hay nói một cách khác, đó là phương pháp tự giác có mục đích một hiện

Trang 21

tượng giáo dục nào đó để thu lượm những số liệu, sự kiện, cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của hiện tượng đó

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp quan sát sư phạm để quan sát các buổi tập của nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định nhằm đánh giá thực trạng SBCM cự ly chạy 1500m của đối tượng nghiên cứu

2.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm

Phương pháp này nhằm mục đích kiểm tra đánh giá SBCM trong chạy 1500m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định một cách chính xác và khách quan thông qua những test đã lựa chọn Trên cơ

sở đó có những nhận xét về việc phân nhóm trong quá trình thực nghiệm, cũng như nhận xét hiệu quả các bài tập đã lựa chọn trong việc phát triển SBCM cho đối tượng nghiên cứu

Để có cơ sở đánh giá kết quả bài tập đã lựa chọn chúng tôi tiến hành thực nghiệm 20 em nam học sinh đội tuyển điền kinh trường, ở đây chúng tôi chia làm 2 nhóm:

- Nhóm nA là nhóm thực nghiệm, tập luyện theo giáo án của chúng tôi

- Nhóm nB là nhóm đối chứng, tập luyện theo giáo án của giáo viên thể

dục trường THPT A Hải Hậu - Nam Định

Để xác định được SBCM trong chạy 1500m của nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định, chúng tôi đã sử dụng 3 test sau đây:

Trang 22

Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu mà người ta đưa vào quá trình giảng dạy - huấn luyện những nhân tố mới được nghiên cứu và phải

làm sáng tỏ tính ưu việt của chúng so với nhân tố khác

Để xác định được hiệu quả lựa chọn bài tập phát triển SBCM trong chạy 1500m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm cho nam đội tuyển Điền kinh của trường Đối tượng thực nghiệm được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm, mỗi nhóm 10 người, trong số đối tượng tham gia là 20 người Trước thực nghiệm,

đề tài kiểm tra SBCM thông qua 3 test: chạy 100m XPC, chạy 800m XPC, chạy 1500m XPC

Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong vòng 6 tuần, mỗi tuần 3 buổi (vào các buổi chiều thứ 3, thứ 5 và thứ 7)

- Nhóm đối chứng: Nội dung áp dụng chính là bài tập phát triển SBCM thông thường đã được áp dụng thường xuyên trong các buổi tập luyện

- Nhóm thực nghiệm: Để phát triển SBCM cự ly chạy 1500m, các bài tập và hình thức tập luyện do chúng tôi lựa chọn

2.2.6 Phương pháp toán học thống kê

Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các công thức sau:

- Tính trung bình cộng:

n

x x

n i i

Trang 23

2.3.1 Thời gian nghiên cứu:

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/2009 đến tháng 5/2010 theo ba giai đoạn cơ bản sau

Giai đoạn 1: Từ tháng 11/2009 đến tháng 12/2009

Nhiệm vụ của giai đoạn này là nghiên cứu các cơ sở lý luận của đề tài, thu thập và xử lý số liệu, xác định quan điểm, định hướng nghiên cứu, xác định nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu, các vấn đề cần thiết làm sáng tỏ trong quá trình nghiên cứu, nhằm chuẩn bị đối tượng, phương tiện cần thiết để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài

Giai đoạn 2: Từ tháng 1/2010 đến tháng 4/2010

Hoàn thành 2 nhiệm vụ:

* Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng và lựa chọn bài tập phát triển sức

bền chuyên môn trong chạy 1500m của nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định

* Nhiệm vụ 2: ứng dụng và đánh giá hiệu quả hệ thống các bài tập nhằm

phát triển sức bền chuyên môn cho học sinh, vận dụng trong thực tế tập luyện

Giai đoạn 3: Tháng 5/2010

Hoàn chỉnh việc xử lý số liệu, dự thảo kết quả nghiên cứu, sửa chữa và hoàn thiện khóa luận, chuẩn bị bảo vệ khóa luận

2.3.2 Địa điểm nghiên cứu

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Trang 24

Trường THPT A Hải Hậu - Nam Định

2.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy 1500m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định

Chương 3 Kết quả và phân tích kết quả

3.1 Đánh giá thực trạng và lựa chọn hệ thống các bài tập phát triển SBCM trong chạy 1500m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu

Để lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy 1500m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định, đề tài đã tiến hành giải quyết ba vấn đề sau:

Một là: Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện SBCM trong chạy

1500m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định

Hai là: Lựa chọn test đánh giá SBCM trong chạy 1500m cho nam đội

tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định

Trang 25

Ba là: Lựa chọn bài tập phát triển SBCM trong chạy 1500m cho nam

đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định

3.1.1 Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện SBCM trong chạy 1500m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định.

Để đạt được mục đích này, đề tài tiến hành quan sát sư phạm 6 buổi trong 2 tuần cuối của giai đoạn chuẩn bị đối với nam VĐV đội tuyển Điền

kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định và nhận thấy:

- Số buổi tập trong một tuần là 6 buổi (trừ ngày chủ nhật được nghỉ) Thời gian cho một buổi tập là 120 phút (từ 14h30' - 16h30'), trong đó thời gian nhận lớp và khởi động là 20', thời gian phần trọng tâm là 90', còn lại là thời gian thả lỏng và nhận xét buổi tập 10 phút

- Đối với bài tập cự ly chạy 1500m, được tập vào nửa phần cuối buổi tập 45 phút vào các chiều thứ 3, thứ 5 và thứ 7 (phần đầu buổi tập được dùng

để tập các nội dung nhảy cao hoặc đẩy tạ )

- Về nhóm VĐV nam có 20 em (các em này phần lớn đều là các VĐV năng khiếu được lựa chọn và đào tạo từ cấp trung học cơ sở)

Thông qua quan sát 6 buổi tập trong 2 tuần, đề tài đã thống kê khá đầy

đủ nội dung giáo án huấn luyện cự ly chạy 1500m của ban huấn luyện Kết quả quan sát được trình bày tại bảng 3.1

Bả ng 3.1: Kết quả quan sát về thực trạng huấn luyện cự ly chạy 1500m cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định

Giáo án

Nội dung giảng dạy

1 2 3 4 5 6

Thời gian dành cho các nội dung (phút)

Tỷ lệ phần

%

Trang 26

Chạy lập lại các đoạn

200m - 600m + + + +

Chạy việt dã trên địa hình

tự nhiên chạy 3 – 4km + +

Qua bảng 3.1 cho thấy:

- Tổng thời gian tập cự ly chạy 1500m cho 6 giáo án là 270 phút (chiếm

25% tổng thời gian giáo án) Với lượng thời gian khá lớn, nhưng nội dung

giáo án, các biện pháp, phương pháp huấn luyện còn đơn giản: Hệ thống bài

tập không phong phú, không gây được hứng thú đối với người tập

3.1.2 Lựa chọn test đánh giá SBCM trong chạy 1500m cho nam đội

tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định

Để đánh giá SBCM của đối tượng nghiên cứu, đề tài đã tiến hành lựa

chọn các test thông qua các cơ sở sau:

1 Phân tích cơ sở lý luận có liên quan

2 Điều tra thực tiễn về việc sử dụng các test này thông qua hình thức phỏng vấn

Thứ nhất: Qua việc nghiên cứu, phân tích nguồn tài liệu chuyên môn,

đề tài đã xác định được 5 test, sử dụng trong việc đánh giá SBCM cự ly chạy

1500m cho nam đội tuyển Điền kinh đó là: Chạy 100m XPC (s), chạy 500m

XPC (s), chạy 800m XPC (phút), chạy 1500m XPC (phút) và chạy 3000m

XPC (phút) trong đó:

- Chạy 100m XPC và chạy 500m XPC nhằm phát triển sức bền yếm

khí hệ glucophân Đây là hệ năng lượng chủ yếu cung cấp cho cơ thể hoạt

động ở cự ly 1500m

Trang 27

- Chạy 800m XPC, chạy 1500m XPC và chạy 3000m XPC nhằm phát triển sức bền ưa khí

Thứ hai: Qua việc điều tra thực tiễn về việc sử dụng các test này thông qua hình thức phỏng vấn bằng cách gửi phiếu hỏi sẵn cho 20 giáo viên thể dục và chuyên gia về Điền kinh, phiếu hỏi được soạn thảo yêu cầu trả lời theo hình thức khẳng định hoặc phủ định (có hoặc không có) Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.2:

Bảng 3.2: Thực trạng sử dụng các test đánh giá SBCM cự ly chạy 1500m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu – Nam Định

Như vậy: Từ lý luận và thực tiễn phỏng vấn bằng cách gửi phiếu đề tài

đã xác định được 3 test đánh giá SBCM cự ly 1500m cho đối tượng nam đội tuyển điền kinh đó là: Chạy 100m, chạy 800m và chạy 1500m

3.1.3 Lựa chọn bài tập phát triển SBCM trong chạy 1500m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định

Để tìm hiểu thực tiễn việc sử dụng bài tập nhằm phát triển SBCM cự ly chạy 1500m cho nam vận động viên đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định, đề tài đã tiến hành phỏng vấn bằng cách gửi phiếu hỏi sẵn

Ngày đăng: 16/11/2015, 12:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Đại Dương, Nguyễn Quang Hưng (1996-2000), "Điền kinh", NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điền kinh
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
3. Dương Nghiệp Chí, Võ Đức Phùng (1975), "Điền kinh", NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điền kinh
Tác giả: Dương Nghiệp Chí, Võ Đức Phùng
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 1975
4. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), "Sinh lý học TDTT”, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học TDTT
Tác giả: Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 1995
5. Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà (1994), "Huấn luyện thể thao", NXB TDTT Hà Nội - 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huấn luyện thể thao
Tác giả: Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội - 2003
Năm: 1994
6. Nguyễn Quang Hưng biên soạn (2006) “Điền kinh trong trường phổ thông” NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Điền kinh trong trường phổ thông”
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
7. Bùi Tử Liêm, Phạm Xuân Tâm (1978), "Các tố chất thể lực VĐV", NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tố chất thể lực VĐV
Tác giả: Bùi Tử Liêm, Phạm Xuân Tâm
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 1978
8. Nguyễn Xuân Sinh (1999), "Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học", NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tác giả: Nguyễn Xuân Sinh
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 1999
9. Trịnh Hồng Thanh (1999), "Đặc điển sinh lý các môn thể thao", NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điển sinh lý các môn thể thao
Tác giả: Trịnh Hồng Thanh
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 1999
10. Vũ Đức Thu, Trương Anh Tuấn (1998), "Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất”, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất
Tác giả: Vũ Đức Thu, Trương Anh Tuấn
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 1998
11. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), "Lý luận và phương pháp thể dục thể thao", NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp thể dục thể thao
Tác giả: Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 2006
12. Đồng Văn Triệu (2000), "Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong trường học", NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong trường học
Tác giả: Đồng Văn Triệu
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 2000
13. Nguyễn Đức Văn (2000), “Phương pháp thống kê trong TDTT”, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương pháp thống kê trong TDTT”
Tác giả: Nguyễn Đức Văn
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 2000
14. Lê Văn Xem (2006), “Giáo trình tâm lý học TDTT” NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học TDTT”
Tác giả: Lê Văn Xem
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 2006
1. Chỉ thị số 17/CT- TƯ ra ngày 23/10/2001 của Ban Bí thư TW Đảng và phát triển TDTT đến năm 2010 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w