Hải Hậu – Nam Định.
3.2.1. Tổ chức thực nghiệm.
Để xác định hiệu quả của một số bài tập nhằm phát triển SBCM trong chạy 1500m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định, thực nghiệm sư phạm được tiến hành theo hình thức song song trên hai nhóm đối tượng: Nhóm thực nghiệm (nA) và nhóm đối chiếu (nB), (mỗi nhóm 10 người).
- Nhóm nA là nhóm thực nghiệm, tập luyện theo giáo án của chúng tôi. - Nhóm nB là nhóm đối chứng, tập luyện theo giáo án của giáo viên thể dục trường THPT A Hải Hậu - Nam Định.
Để xác định được tính đồng đều của hai nhóm thực nghiệm và đối chiếu, trước khi thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra SBCM cự ly chạy 1500m và là cơ sở đánh giá kết quả sau 6 tuần của cả hai nhóm thông qua 3 test đã được lựa chọn đó là.
- Chạy 100m (tính ra giây). - Chạy 800m (tính ra phút). - Chạy 1500m (tính ra phút).
Bảng 3.5. So sánh kết quả 3 test đánh giá SBCM trong chạy 1500m cho nam đội tuyển Điền kinh ở hai nhóm thực nghiệm (nA = 10) và đối chứng (nB = 10) trước thực nghiệm. Nhóm Chỉ số 100m 800m 1500m nA nB nA nB nA nB x 13.20 13.11 2.30 2.29 5.23 5.22 0.82 0.76 0.11 0.09 0.02 0.05 ttính 0.25 0.22 0.58 tbảng 2.101 p 0.05
Qua bảng 3.5 cho thấy tất cả các chỉ tiêu của 2 nhóm thực nghiệm và đối chiếu đều có ttinh nhỏ hơn tbảng = 2.101, P = 0.05 nên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P = 0.05 chứng tỏ sự phân nhóm trước thực nghiệm (nhóm thực nghiệm và đối chứng) là hoàn toàn ngẫu nhiên và khách quan.
Thực nghiệm được tiến hành trong 6 tuần theo hình thức ngoại khóa (từ ngày 1 tháng 3 năm 2010 đến tháng 4 năm 2010) mỗi tuần 3 buổi vào các chiều thứ 3, thứ 5, thứ 7.
+ ở nhóm đối chứng: Nội dung tập luyện chính là những bài tập phát triển SBCM cự ly chạy 1500m thông thường đã được áp dụng thường xuyên trong giáo án huấn luyện của đội tuyển điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định.
+ ở nhóm thực nghiệm: Để phát triển SBCM cự ly chạy 1500m, nội dung, chương trình tập luyện là do đề tài lựa chọn và áp dụng các bài tập đã được lựa chọn ở chương 3, bảng 3.4.
Cơ sở khoa học xây dựng kế hoạch huấn luyện.
Kế hoạch huấn luyện SBCM cự ly chạy 1500m cho nam đội tuyển điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định được xây dựng trong giai đoạn thi đấu. Căn cứ vào các cơ sở sau:
- Căn cứ vào trình độ cũng như chế độ tập luyện kết hợp với nghỉ ngơi đối với VĐV đội tuyển trường.
- Căn cứ vào tổng lượng vận động và số lượng bài tập.
- Căn cứ vào đặc điểm cá nhân của tiết tấu sinh học và phản ứng lượng vận động huấn luyện.
Như vậy: Căn cứ vào các cơ sở trên, đề tài đã đưa ra kế hoạch huấn luyện như sau:
Chúng tôi sử dụng phương pháp thi đấu, trò chơi vận động nhằm gây cảm giác hứng thú, hưng phấn trong tập luyện cho các em, với hình thức này sẽ nâng cao tính tự giác, tích cực trong tập luyện.
Các bài tập chạy việt dã trên địa hình tự nhiên, chạy biến tốc chúng tôi áp dụng ở phần đầu cơ bản buổi tập, còn các bài tập chạy lập lại và hỗn hợp
cần có sự cố gắng, nỗ lực cao chúng tôi áp dụng vào cuối phần cơ bản của buổi tập.
Các bài tập trên chúng tôi cho các em tập vào các buổi thứ 3, 5, 7 hàng tuần với thời gian khoảng 45 phút. Tỷ lệ chuyên môn chiếm 60%, các trò chơi thi đấu chiếm 40% buổi tập.
Cấu trúc của một buổi tập:
- Khởi động: Khởi động chung và chuyên môn (10 phút)
- Cơ bản: Cho các em chơi trò chơi vận động nhằm giáo dục và phát triển sức bền.
Sau đó cho các em tập các bài tập chuyên môn đã lựa chọn với lượng vận động tăng dần (chạy việt dã, chạy biến tốc, chạy lập lại …) 30 phút.
- Kết thúc: Các em chạy nhẹ nhàng thả lỏng, làm các động tác hồi phục cơ thể (5 phút).
Lượng vận động như trên là thích hợp để phát triển SBCM và các tố chất kèm theo cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu. Chúng tôi căn cứ vào mạnh đập, trạng thái biểu hiện của các em để điều chỉnh lượng vận động một cách khoa học, hợp lý vì tập luyện chưa đủ lượng vận động hoặc quá sức sẽ làm cho việc giáo dục và phát triển sức bền kém hiệu quả và không có lợi cho các VĐV đội tuyển.
Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp, các nguyên tắc của quá trình giáo dục thể chất trong quá trình tiến hành thực nghiệm.
Bảng 3.6. Kế hoạch huấn luyện SBCM trong chạy 1500m cho nam đội tuyển Điền kinh Trường THPT A Hải Hậu - Nam Định.
TT Tuần Nội dung Giáo án … 1 2 3 4 5 6 … 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
1 Chạy việt dã trên địa hình tự nhiên chạy
3 – 4 km + + + +
2
Chạy biến tốc các đoạn 200m nhanh + 200m chậm (với cự ly 800m) 3 đến 4 lần
+ + + +
3 Chạy lặp lại các đoạn 200m - 500m x 3
- 4 lần + + + +
4 Chạy lặp lại các đoạn (600m - 800m -
100m) x 4 - 5 lần + + +
5 Chạy hỗn hợp 30 - 40 phút trên địa
hình tự nhiên, chạy thay đổi tốc độ + + +
3.2.3 Kết quả thực nghiệm.
Để xác định hiệu quả ứng dụng trong thực tiễn các bài tập nhằm nâng cao SBCM cự ly 1500m cho nam đội tuyển Điền kinh Trường THPT A Hải Hậu, đề tài đã tổ chức đo lại 2 test (chạy 100m XPC và chạy 800mXPC), còn test chạy 1500m XPC đề tài lấy thành tích thi đấu tại giải điền kinh tổ chức tại Nam Định ngay sau khi kết thúc kế hoạch huấn luyện thực tập. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.4.
- Chạy 100m (tính ra giây). - Chạy 800m (tính ra phút). - Chạy 1500m (tính ra phút).
Bảng 3.7. So sánh kết quả 3 test đánh giá SBCM trong chạy 1500m của hai nhóm thực nghiệm (nA = 10) và đối chứng (nB = 10) sau thực nghiệm.
Nhóm Chỉ số 100m 800m 1500m nA nB nA nB nA nB x 12.91 12.97 2.27 2.25 5.17 5.20 0.26 0.14 0.03 0.06 0.01 0.04 ttính 0.66 0.95 2.307 tbảng 2.101 p 0.05
Kết quả bảng 3.7 cho thấy:
- Thành tích chạy 100m của cả hai nhóm không có sự khác biệt ở ngưỡng xác suất P = 5% vì ttính = 0.66 < tbảng = 2.101.
- Thành tích chạy 800m của cả hai nhóm cũng không có sự khác biệt ở ngưỡng xác suất P = 5% vì ttính = 0.95 < tbảng = 2.101.
- Thành tích chạy 1500m của cả hai nhóm đã có sự khác biệt ở ngưỡng xác suất P < 5% vì ttính = 2.307 > tbảng = 2.101.
Như vậy ta nói rằng SBCM của nhóm thực nghiệm tốt hơn SBCM của nhóm đối chứng, điều đó cho phép chúng ta khẳng định:
Các bài tập mà chúng tôi lựa chọn và đưa vào để phát triển SBCM trong chạy 1500m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu là tốt hơn hẳn các bài tập và phương pháp của giáo viên trường THPT A Hải Hậu.
Cần nhấn mạnh rằng: Kết quả này hoàn toàn khách quan vì đối tượng và điều kiện sân bãi giống nhau chỉ khác bài tập.
Và điều này thể hiện rõ qua các biểu đồ 3.1; 3.2; 3.3.
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ biểu thị thành tích chạy 100m (tính ra giây) trước và sau thực nghiệm.
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ biểu thị thành tích chạy 800m (tính ra phút) trước và sau thực nghiệm.
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ biểu thị thành tích chạy 1500m (tính ra phút) trước và sau thực nghiệm.
Qua các biểu đồ trên, cho ta một cái nhìn rất toàn diện, đầy đủ và một lần nữa chứng minh tác động của hệ thống bài tập mà đề tài áp dụng đối với nhóm thực nghiệm là rất có ý nghĩa.
Kết luận và kiến nghị Kết luận:
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng tôi đi đến kết luận như sau:
Sức bền chuyên môn là một yếu tố quan trọng, quyết định đến thành tích chạy 1500m. Vì vậy trong công tác giảng dạy và đặc biệt là trong công tác huấn luyện đội tuyển phải chú ý đến việc nâng cao sức bền chuyên môn cho nam học sinh chạy cự ly 1500m.
Dựa trên cơ sở khoa học và nguyên tắc lựa chọn, phỏng vấn và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đề tài đã lựa chọn ra 6 bài tập phát triển SBCM trong chạy 1500m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT A Hải Hậu - Nam Định. Đó là:
- Chạy việt dã trên địa hình tự nhiên chạy 3 - 4 km
- Chạy biến tốc các đoạn 200m nhanh + 200m chậm (với cự ly 800m) 3 đến 4 lần.
- Chạy lập lại các đoạn 200m - 500m x 3 - 4 lần.
- Chạy lập lại các đoạn (600m - 800m - 100m) x 4 - 5 lần.
- Chạy hỗn hợp 30 - 40 phút trên địa hình tự nhiên, chạy thay đổi tốc độ.
- Chạy trên cự ly thi đấu.
Hệ thống các bài tập được chúng tôi đề cập đến trong đề tài là những bài tập có hiệu quả cao và được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Hệ thống các bài tập mà chúng tôi lựa chọn có thể áp dụng rộng rãi đối với học sinh phổ thông trong phạm vi rộng.
- Để có điều kiện phát triển sức khỏe tốt và thành tích thể thao ngày càng cao, các ngành, các cấp, các địa phương, các trường cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất và phương tiện tập luyện.
- Các giáo viên cũng như các huấn luyện viên ngoài việc bồi dưỡng các kỹ năng, kỹ xảo vận động còn cần phải giáo dục thể lực cho các em nhằm phát triển con người toàn diện.
- Chúng tôi mong rằng những người làm công tác thể dục thể thao luôn nghiên cứu và đưa ra những bài tập phù hợp đem lại kết quả ngày càng tốt hơn trong công tác giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ.
- Do đề tài rộng, trình độ hiểu biết có hạn, thời gian nghiên cứu còn hạn chế và tiến hành trên số ít các em học sinh nên độ chính xác chưa cao, đề nghị các đồng nghiệp góp ý và xây dựng những phần sai thiếu của đề tài để cho đề tài có kết quả cao hơn nữa.
tài liệu tham khảo
1. Chỉ thị số 17/CT- TƯ ra ngày 23/10/2001 của Ban Bí thư TW Đảng và phát triển TDTT đến năm 2010.
2. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Đại Dương, Nguyễn Quang Hưng (1996-2000), "Điền kinh", NXB TDTT Hà Nội.
3. Dương Nghiệp Chí, Võ Đức Phùng (1975), "Điền kinh", NXB TDTT Hà Nội.
4. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), "Sinh lý học TDTT”, NXB TDTT Hà Nội.
5. Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà (1994), "Huấn luyện thể thao", NXB TDTT Hà Nội - 2003.
6. Nguyễn Quang Hưng biên soạn (2006) “Điền kinh trong trường phổ thông” NXB TDTT Hà Nội.
7. Bùi Tử Liêm, Phạm Xuân Tâm (1978), "Các tố chất thể lực VĐV", NXB TDTT Hà Nội.
8. Nguyễn Xuân Sinh (1999), "Giáo trình phương pháp nghiên cứu
khoa học", NXB TDTT Hà Nội.
9. Trịnh Hồng Thanh (1999), "Đặc điển sinh lý các môn thể thao", NXB TDTT Hà Nội.
10. Vũ Đức Thu, Trương Anh Tuấn (1998), "Lý luận và phương pháp
giáo dục thể chất”, NXB TDTT Hà Nội.
11. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), "Lý luận và phương pháp
12. Đồng Văn Triệu (2000), "Lý luận và phương pháp giáo dục thể
chất trong trường học", NXB TDTT Hà Nội.
13. Nguyễn Đức Văn (2000), “Phương pháp thống kê trong TDTT”, NXB TDTT Hà Nội.
14. Lê Văn Xem (2006), “Giáo trình tâm lý học TDTT” NXB TDTT Hà Nội.
Phụ lục 1 Trường đại học sp hà nội 2
Khoa GDTC
Hà nội, Ngày tháng năm 2010
Phiếu phỏng vấn
Kính gửi đồng chí:... Giáo viên TDTT trường:...
Xin đồng chí cho biết trong quá trình huấn luyện sức bền chuyên môn, những bài tập sau đây theo đồng chí thì bài tập nào thường được áp dụng cho quá trình huấn luyện.
Xin đồng chí hãy đánh dấu x vào ô vuông tương ứng. Rất mong sự trả lời thẳng thắn của các đồng chí.
Bài tập Sử Không
dụng sử dụng
1. Chạy việt dã trên địa hình tự nhiên
2. Chạy biến tốc các đoạn 200m nhanh + 200m chậm 3. Các bài tập với bóng
4. Chạy lặp lại các đoạn 200m - 600m x 3 - 5 lần 5. Chạy lặp lại các đoạn (600m - 800m - 100m) x 1 lần 6. Chạy việt dã đều (10 - 12km)
7. Chạy việt dã hỗn hợp 30 - 40 phút trên địa hình tự nhiên 8. Chạy việt dã biến tốc
9. Các bài tập bật nhảy
10. Các hình thức thi đấu, trò chơi vận động Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của đồng chí
Ngày tháng năm 2010 Ký tên
Phụ lục 2 Trường đại học sp hà nội 2
Khoa GDTC
Hà nội, Ngày tháng năm 2010
Phiếu phỏng vấn
Kính gửi đồng chí:... Giáo viên TDTT trường:...
Xin đồng chí cho biết trong quá trình huấn luyện sức bền chuyên môn, những bài tập sau đây theo đồng chí thì bài tập nào thường được áp dụng cho quá trình huấn luyện.
Xin đồng chí hãy đánh dấu x vào ô vuông tương ứng. Rất mong sự trả lời thẳng thắn của các đồng chí.
Bài tập Sử Không dụng sử dụng 1. Chạy 100m XPC 2. Chạy 500m XPC 3. Chạy 800m XPC 4. Chạy 1500m XPC 5. Chạy 3000m XPC
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của đồng chí
Ngày tháng năm 2010 Ký tên
Phụ lục 3 Trường đại học sp hà nội 2
Khoa GDTC
Hà nội, Ngày tháng năm 2010
Phiếu phỏng vấn
Kính gửi đồng chí:... Giáo viên TDTT trường:... Xin đồng chí hãy đánh dấu x vào ô vuông tương ứng.
Rất mong sự trả lời thẳng thắn của các đồng chí.
Câu hỏi 1: Tầm quan trọng của việc phát triển SBCM trong chạy 1500m đối với nam đội tuyển điền kinh trường?
- Rất quan trọng. - Quan trọng. - Không cần.
Câu hỏi 2: Phát triển SBCM trong chạy 1500m giai đoạn nào là phù hợp? - Đầu giai đoạn chuẩn bị.
- Cuối giai đoạn thi đấu. - Giai đoạn chuyển tiếp.
- Cuối giai đoạn chuẩn bị và đầu giai đoạn thi đấu.
Câu hỏi 3: Thời gian tập luyện SBCM trong chạy 1500m? - Từ 30’ – 45’
- Từ 10’ – 15’ - Từ 50’ – 60’
Câu hỏi 4: Nên sử dụng phương pháp nào để phát triển SBCM trong chạy 1500m?
- Phương pháp ổn định liên tục. - Phương pháp ổn định ngắt quãng.
- Phương pháp lặp lại với quãng nghỉ giảm dần. - Phương pháp thay đổi liên tục.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của đồng chí.
Ngày tháng năm 2010 Ký tên