Đề tài: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông trong chiến lược xây dựng thương hiệu của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (HAIHACO)
Trang 1đã dần thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam Bởi vậy, trên thịtrường Việt Nam tràn ngập sản phẩm trong nước và nước ngoài cạnh tranhvới nhau Sản phẩm đa dạng và phong phú tạo cho người tiêu dùng được tự
do lựa chọn sản phẩm với chất lượng và giá cả khác nhau
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển thì vai trò và tầm quan trọngcủa thương hiệu ngày càng được khẳng định Một thương hiệu uy tín là sứcsống của doanh nghiệp, mang nét riêng của doanh nghiệp và sản phẩm, gópphần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Do đó,
để đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải nhậnthức được việc xây dựng và phát triển thương hiệu là hoạt động mang tínhchất sống còn
Tiến trình xây dựng thương hiệu bao gồm các bước xây dựng rất khoa học,logic và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau từ việc nghiên cứu thị trường,nghiên cứu bản thân doanh nghiệp đến việc khuếch trương thương hiệu vàquản lý tài sản thương hiệu Đây là một quá trình khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lựccủa toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty Trong tiến trình xây dựngthương hiệu, hoạt động truyền thông thương hiệu là một bước quan trọng.Bước này có vai trò khuếch trương thương hiệu, truyền tải hình ảnh củadoanh nghiệp và xây dựng tính cạnh tranh của công ty
Trang 2Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một công ty có thâm niên trong lĩnhvực sản xuất kinh doanh bánh kẹo tại Việt Nam Trước xu thế hội nhập, đểtồn tại và phát triển, công ty nhận thức được tầm quan trọng của hoạt độngxây dựng và phát triển thương hiệu, đặc biệt là hoạt động truyền thông thươnghiệu Những năm gần đây, công ty đã chú trọng hơn trong việc đầu tư cho cáchoạt động này, đề ra những chính sách marketing bài bản nhằm mục tiêu xâydựng và duy trì thương hiệu của công ty trên thị trường bánh kẹo Việt Nam.Qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động kinh doanh và hoạt động xâydựng thương hiệu của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, tác giả nhận thấyhoạt động truyền thông có vai trò rất quan trọng đối với công ty Vì vậy, tác
giả lựa chọn đề tài: "Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông trong chiến lược xây dựng thương hiệu của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (HAIHACO)"
Do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tìmhiểu hoạt động truyền thông thương hiệu của HAIHACO Từ đó nhằm đónggóp những ý kiến để nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông của Công
ty Kết cấu của luận văn bao gồm các phần chính sau:
Lời nói đầu
Phần I Tổng quan chung về xây dựng thương hiệu, hoạt động truyền
thông thương hiệu và thị trường bánh kẹo Việt Nam
Phần II Thực trạng hoạt động truyền thông trong chiến lược xây dựng
thương hiệu của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (HAIHACO)
Phần III Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền
thông trong chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty cổ phần bánhkẹo Hải Hà (HAIHACO)
Kết luận
Trang 3Phần I Tổng quan chung về xây dựng thương hiệu, hoạt động truyền thông thương hiệu và thị trường bánh kẹo Việt Nam
1.1Tổng quan chung về thương hiệu và hoạt động truyền thông trong
chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu
1.1.1 Khái quát chung về thương hiệu và tiến trình xây dựng thương hiệu
Các quan niệm về thương hiệu:
Ở Việt Nam, quan niệm về thương hiệu được đề cập tới dưới hai góc độ:góc độ Pháp lý và góc độ Marketing
Tiếp cận thương hiệu từ góc độ Pháp lý:
Từ góc độ pháp lý, thương hiệu chỉ được đề cập thông qua nhãn hiệu; tênthương mại của các tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh; cácchỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa
Theo điều 785 - Bộ luật Dân sự về nhãn hiệu hàng hóa: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu hàng hóa có thể là
từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.”
Theo điều 786 - Bộ luật Dân sự về tên gọi xuất xứ hàng hóa: “Tên gọi xuất
xứ hàng hóa là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao
gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó”.
Theo điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP về tên thương mại: “Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được;
Trang 4b) Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.”
Theo điều 6, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ về nhãn hiệu: “Nhãn hiệu hàng hóa được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên người, hình, chữ cái, chữ số, tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hóa hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận.”
Tiếp cận thương hiệu từ góc độ Marketing:
Theo tài liệu của Bộ môn Quảng cáo trường Đại học Kinh Tế Quốc Dânthì: trong Marketing thừa nhận nhãn hiệu là những dấu hiệu (dấu hiệu đồ họa)trên những văn bản pháp lý do doanh nghiệp xây dựng, thiết kế và được đăng
ký bảo hộ Còn thương hiệu là hình ảnh có tính chất tổng hợp về văn hóa, lýtính, cảm tính, trực quan, độc quyền giúp khách hàng liên tưởng thậm chíphân biệt về hệ thống những giá trị giúp họ ghi nhận, xác nhận trong tâm trímình Bản thân thương hiệu phải được hiện diện trong tâm trí khách hàng vềmọi mặt giá trị một cách tích cực, dấu hiệu chỉ là biểu tượng ra bên ngoài.Thương hiệu do doanh nghiệp xây dựng và được khách hàng thừa nhận
Chức năng của thương hiệu
Chức năng nhận biết và phân biệt:
Đây là chức năng cốt lõi, đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ vớikhách hàng mà còn đối với các doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Dấu hiệu
để nhận biết và phân biệt thương hiệu là các nhóm yếu tố trực quan như: tênhiệu, biểu tượng, biểu trưng, khẩu hiệu hoặc kiểu dáng đặc biệt của hàng hóa
và bao bì… Thông qua tập hợp những dấu hiệu này, người ta có thể nhận biếtđược sản phẩm của một doanh nghiệp và phân biệt nó với sản phẩm cùng loạicủa đối thủ cạnh tranh
Trang 5 Chức năng thông tin và chỉ dẫn:
Chức năng này được bắt nguồn từ chức năng nhận biết và phân biệt Mỗidấu hiệu của thương hiệu cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và các cơ quanquản lý Nhà nước biết được những giá trị sử dụng của sản phẩm Chúng đưa
ra những thông tin cho biết đẳng cấp, xuất xứ, công dụng, đặc điểm, nhữngyếu tố cốt lõi mà thương hiệu đại diện; chỉ dẫn cho người tiêu dùng về điềukiện bảo quản, cách sử dụng sản phẩm Thương hiệu thể hiện rõ được chứcnăng thông tin và chỉ dẫn sẽ khiến khách hàng dễ tìm hiểu được về sản phẩm
và dễ chấp nhận sản phẩm do biết rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm
Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy:
Sự cảm nhận và tin cậy được tạo ra dựa trên cơ sở là các chức năng nhậnbiết và phân biệt, thông tin và chỉ dẫn Khách hàng có thể cảm nhận được vềthương hiệu là do thông qua sự tổ hợp các yếu tố: màu sắc, tên gọi, biểutrưng, âm thanh, khẩu hiệu…, cùng những lời cam kết, hứa hẹn cung cấp giátrị từ phía thương hiệu và cả sự trải nghiệm của người tiêu dùng Với mộtthương hiệu, khách hàng có thể cảm nhận được sự sang trọng, sự khác biệt,cảm nhận yên tâm, thoải mái và tin tưởng khi tiêu dùng sản phẩm đó Còn sựtin cậy của khách hàng vào sản phẩm phải dựa trên chất lượng sản phẩm và
sự đóng góp của thương hiệu Chính sự tin cậy sẽ tạo ra tập khách hàng trungthành cho doanh nghiệp
Chức năng kinh tế:
Thương hiệu được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp Thương hiệucàng mạnh thì giá trị tài sản vô hình càng lớn Khi sang nhượng thương hiệu,giá trị của thương hiệu sẽ được định cao hơn giá trị thực tế của nó vì người ta
kỳ vọng vào sự nổi tiếng của thương hiệu đem lại, hàng hóa sẽ bán đượcnhiều hơn thậm chí với giá cao hơn, dễ thâm nhập thị trường hơn
Vai trò của thương hiệu
Đối với người tiêu dùng:
Trang 6Thương hiệu là tín hiệu nhận biết giúp người tiêu dùng có cơ hội để lựachọn và đánh giá sản phẩm Nó tạo cho người tiêu dùng tâm lý yên tâm vìđược đảm bảo về chất lượng, giảm rủi ro khi tiêu dùng sản phẩm như: rủi rovật chất, rủi ro tài chính, rủi ro về tâm-sinh lý…
Thương hiệu khẳng định hình ảnh giá trị cá nhân cho người tiêu dùng Giátrị đó có thể là cảm giác được sang trọng hơn, đẳng cấp hơn hay được thể hiện
cá tính riêng khi tiêu dùng sản phẩm
Thương hiệu cũng giúp người tiêu dùng có thể tiết kiệm được thời gian,sức lực trong việc mua hay lựa chọn lại sản phẩm Họ không phải mất quánhiều thời gian và công sức vào việc tìm hiểu về một loại sản phẩm nào đó Ngoài ra, người tiêu dùng được thừa nhận tính hợp pháp về pháp lý khiliên quan đến những trường hợp trao đổi, mua bán chuyển nhượng đối vớinhững thương hiệu có bản quyền và được Nhà nước bảo vệ
Đối với doanh nghiệp:
Thương hiệu giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trường, định vị và khác biệthóa sản phẩm Mỗi sản phẩm mang thương hiệu khác nhau cung cấp chokhách hàng những giá trị khác nhau
Thương hiệu là cơ sở để doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh trong tâm tríngười tiêu dùng
Thương hiệu là cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng và cả vớicông chúng Nó giúp doanh nghiệp xây dựng lòng trung thành trong kháchhàng để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường
Thương hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi tìm thị trườngmới cũng như thu hút khách hàng mới; thuận tiện trong việc phân phối sảnphẩm, giảm chi phí Marketing Thậm chí thương hiệu mạnh còn giúp doanhnghiệp khẳng định được vị trí dẫn đầu trên thị trường và kéo dài chu kỳ sốngsản phẩm
Trang 7Thương hiệu giúp hoạt động quản lý và hoạt động Marketing trong doanhnghiệp trở nên dễ dàng hơn; là cơ sở để Nhà nước bảo hộ cho doanh nghiệp.Nhờ có sự bảo hộ của Nhà nước mà thương hiệu tránh được sự xâm phạm củahàng giả kém chất lượng, nâng cao uy tín với người tiêu dùng.
Thương hiệu giúp doanh nghiệp thu hút đầu tư và nhân tài vào làm việc,khai thác năng lực cùng sự sáng tạo của cán bộ nhân viên
Đối với xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước:
Thương hiệu giúp thu hút đầu tư Khi đã có được thương hiệu nổi tiếng,các nhà đầu tư không còn e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp; bạn hàng củadoanh nghiệp cũng sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu vàhàng hóa Sản xuất được mở rộng, từ đó tạo ra công ăn việc làm cho ngườidân, góp phần làm giảm thất nghiệp Bên cạnh đó, thương hiệu cũng giúpnâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành, Quốc gia
Doanh nghiệp tạo ra thương hiệu mạnh đóng góp vào sự phát triển củaKinh tế - Xã hội, tạo ra mức sống ngày càng cao cho xã hội Thương hiệu là
cơ sở để Nhà nước quản lý, điều tiết thậm chí định hướng phát triển cho nềnkinh tế
Tiến trình xây dựng thương hiệu
Bước 1 - Nghiên cứu các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Tiến hành nghiên cứu sơ bộ các mặt hoạt động, khả năng thực sự củadoanh nghiệp khi doanh nghiệp muốn phát triển thêm một thương hiệu mới.Nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh, phạm vi kinh doanh của thương hiệu mới.Đặc biệt là cần nghiên cứu kỹ về đặc tính sản phẩm mà thương hiệu sẽ đạidiện, đảm bảo rằng sản phẩm sẽ cung cấp những giá trị mong muốn củakhách hàng Nghiên cứu và xem xét lại hệ thống tín hiệu hiện có của doanhnghiệp, văn hóa doanh nghiệp Từ đó nhằm đưa được văn hóa truyền thốngcủa doanh nghiệp vào thương hiệu Khả năng và trình độ chuyên môn của độingũ lãnh đạo, nhân viên cũng cần phải được phân tích để phát hiện ra những
Trang 8yếu kém, kịp thời bổ sung và điều chỉnh nhân lực Đánh giá khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp để biết được doanh nghiệp có đủ tiềm lực để cạnhtranh trên thị trường hay không.
Bước 2 - Nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh
Nghiên cứu sơ bộ thị trường, tìm hiểu xu hướng phát triển của ngành, xuhướng phát triển của nhu cầu đặc điểm hành vi của khách hàng Nghiên cứunhững yếu tố về quan điểm giá trị, góc độ về văn hóa tại thị trường cũng nhưcủa nhóm khách hàng mục tiêu mà thương hiệu muốn hướng tới Nghiên cứucác quy định pháp luật và các yếu tố khác sẽ ảnh hưởng tới thương hiệu Vị trí
và hình ảnh thương hiệu của đối thủ cạnh tranh cũng cần phải được nghiêncứu và phân tích để tìm hiểu biết được nhu cầu, sự đánh giá, cảm nhận củakhách hàng hiện tại Phân tích bản đồ nhận thức của người tiêu dùng về cácthương hiệu hiện có trên thị trường theo những tiêu chuẩn mua hoặc thuộctính quan trọng Từ những sự phân tích đó, doanh nghiệp sẽ chọn được vị tríthích hợp cho thương hiệu của mình trên thị trường so với thương hiệu củađối thủ cạnh tranh
Bước 3 - Nghiên cứu và phát triển những thương hiệu hiện có
Đối với doanh nghiệp, liệt kê toàn bộ những thương hiệu hiện có và phântích điểm mạnh, điểm yếu của chúng Đánh giá xem các quyết định về quản lýthương hiệu của doanh nghiệp đã có những ảnh hưởng như thế nào đến hìnhảnh của các thương hiệu đó
Đối với đối thủ cạnh tranh, liệt kê toàn bộ những thương hiệu hiện trên thịtrường Xác định khách hàng trung thành, khách hàng tiềm ẩn của đối thủcạnh tranh Tìm hiểu xem lý do vì sao khách hàng trung thành với thươnghiệu của đối thủ cạnh tranh đó hay giá trị lợi ích nào khiến khách hàng theotiêu chí đó mà doanh nghiệp hoạch định Cũng cần xem xét đến hệ thống tínhiệu, tiêu chí định vị thương hiệu và khả năng cạnh tranh của các đối thủ
Bước 4 - Xây dựng những tiêu chí về giá trị tài sản thương hiệu
Trang 9Giá trị thương hiệu được xem như một giá trị gia tăng đóng góp vào giá trịcủa sản phẩm hoặc dịch vụ Giá trị này là kết quả của những khoản đầu tư và
nỗ lực không ngừng nghỉ trong hoạt động Marketing của một doanh nghiệp
Để tạo dựng giá trị tài sản thương hiệu cần đưa ra các tiêu chí: sự nhận biết vềthương hiệu, sự trung thành với thương hiệu, chất lượng được cảm nhận, cácliên hệ thương hiệu
Bước 5 - Xác định mục tiêu, lựa chọn mô hình và chiến lược phát triển thương hiệu
Xác định mục tiêu thương hiệu: xác định rõ mục tiêu thị trường củathương hiệu và vị trí của thương hiệu cần đạt được trong nhận thức của ngườitiêu dùng Gắn với những thị trường khác nhau có những mục tiêu thươnghiệu khác nhau Những mục tiêu đó được thực hiện thông qua các chỉ tiêu cóthể thực hiện được, đo lường được, kiểm soát được như: doanh số, thị phần,lợi nhuận phù hợp về mặt không gian, thời gian
Lựa chọn mô hình và chiến lược thương hiệu: Các mô hình thương hiệu
mà doanh nghiệp có thể lựa chọn là mô hình thương hiệu gia đình, mô hìnhthương hiệu cá biệt, mô hình đa thương hiệu, mô hình thương hiệu Quốc gia.Chiến lược thương hiệu đòi hỏi phải có tính khoa học, thực tiễn và có tiềmnăng phát triển được
Bước 6 - Xây dựng, lựa chọn chiến lược định vị thương hiệu
Xây dựng các bước và lựa chọn chiến lược định vị thương hiệu Lựa chọnđịnh vị rộng hay hẹp, lựa chọn và khuếch trương những điểm khác biệt có ýnghĩa của thương hiệu
Các chiến lược thương hiệu chủ yếu mà doanh nghiệp có thể lựa chọn là:chiến lược định vị đặc thù, chiến lược định vị rộng cho thương hiệu sản phẩm,chiến lược định vị giá trị cho thương hiệu sản phẩm, chiến lược định vị theokiểu triển khai tổng giá trị cho thương hiệu sản phẩm
Bước 7 - Đăng ký bảo hộ thương hiệu
Trang 10Đăng ký bảo hộ thương hiệu là sự xác nhận quyền sở hữu của doanhnghiệp Các doanh nghiệp cần đăng ký bản quyền sử dụng thương hiệu của họtrên thị trường để được pháp luật bảo hộ, thậm chí cần đăng ký ngay từ khichưa có sản phẩm bán ra trên thị trường dưới thương hiệu này.
Bước 8 - Truyền thông, khuếch trương thương hiệu
Xác định ngân sách cho các hoạt động truyền thông Sử dụng các công cụMarketing – mix, phân tích, chuẩn bị, thiết kế các thông điệp, xây dựng chiếnlược truyền thông khuếch trương thương hiệu Thực hiện từng bước trongchiến lược truyền thông, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nhằm đạtđược hiệu quả mong muốn
Bước 9 - Đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh
Đây là bước cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng trong tiếntrình xây dựng thương hiệu Sau khi tiến hành một loạt các bước, doanhnghiệp cần tiến hành kiểm tra tổng thể các hoạt động đã diễn ra xem có điđúng như trình tự đã định hay không Dựa vào kết quả kiểm tra đánh giá xem
đã đạt được mục tiêu thương hiệu hay chưa Từ đó xem xét những chỗ chưađược, chưa phù hợp và tiến hành điều chỉnh
1.1.2 Tổng quan về hoạt động truyền thông trong xây dựng thương hiệu
Khái quát về hoạt động truyền thông
Hoạt động truyền thông là một trong những biến số quan trọng của hệthống Marketing – Mix mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động vào thịtrường mục tiêu nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt độngtruyền thông có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều hoạt động khác trong xâydựng, duy trì và phát triển thương hiệu Hoạt động truyền thông của doanhnghiệp không những chịu sự chi phối của những yếu tố thuộc bản thân doanhnghiệp, đối tượng nhận tin mà còn chịu sự ảnh hưởng từ đối thủ canh tranh,giới truyền thông và các cơ quan quản lý Nhà nước
Vai trò của hoạt động truyền thông
Trang 11 Đối với doanh nghiệp:
Hoạt động truyền thông có vai trò rất quan trọng Nó là cầu nối giữa doanhnghiệp và thị trường Nó giúp truyền tải và tiếp nhận thông tin nhằm thay đổihành vi của khách hàng theo mục tiêu của doanh nghiệp; giúp khuếch trươngthương hiệu; truyền tải thông tin, hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩmdịch vụ đến với công chúng mục tiêu; giúp doanh nghiệp chiếm được cảmtình của khách hàng mục tiêu Hoạt động truyền thông còn đóng vai trò tíchcực thúc đẩy sự liên hệ thương hiệu một cách nhanh nhạy và chính xác
Đối với người tiêu dùng:
Hoạt động truyền thông truyền tải thông tin đến người tiêu dùng, giúp họphát hiện ra doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ Do hiệu ứng của hoạt độngtruyền thông nên người tiêu dùng chú ý đến doanh nghiệp, nhận biết và phânbiệt được sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm cùng loại của các doanhnghiệp khác
Đối với các tổ chức kinh doanh phương tiện truyền thông:
Hoạt động truyền thông góp phần thúc đẩy phương tiện truyền thông pháttriển, thậm chí tạo điều kiện nâng cao chất lượng cũng như tính đổi mới củaphương tiện; góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Công nghiệp truyềnthông
Đối với nền kinh tế - xã hội nói chung:
Hoạt động truyền thông góp phần gia tăng giá trị cho ngành dịch vụ, giúpngành dịch vụ trong nước phát triển và thúc đẩy giá trị thương mại Quốc gia.Bên cạnh đó, nó còn góp phần tạo bộ mặt mới cho xã hội, khẳng định và nângcao hình ảnh của Quốc gia trên trường Quốc tế
Chức năng của hoạt động truyền thông
Nhận biết: xây dựng được sự nhận biết về thương hiệu trong công
chúng mục tiêu
Tin cậy: xây dựng sự tin cậy đối với thương hiệu.
Trang 12 Quan tâm: tạo sự quan tâm của công chúng và khách hàng đối với
thương hiệu
Tham khảo: trở thành nguồn tham khảo hoặc tham chiếu khi khách
hàng cần tìm kiếm thông tin về thương hiệu
Lựa chọn: hoạt động truyền thông tác động đến quyết định lựa chọn
của khách hàng
Trung thành: xây dựng sự trung thành đối với thương hiệu
Các công cụ truyền thông thương hiệu
Sơ đồ 1: Quá trình nhận thức thương hiệu đối với một khách hàng
Phát hiện Khách hàng thấy hoặc nghe thấy thương hiệu
Khách hàng chia sẻ và tham gia vào việc phổ biến thương hiệu tới những người khác
Khách hàng bị thu hút và có ấn tượng về thương hiệu do tác dụng của truyền thông
Tìm hiểu Khách hàng quan tâm tới các thông tin truyền
đạt và tìm hiểu ý nghĩa của thương hiệu
Khách hàng lữu giữ thương hiệu trong trí nhớ
và sẽ truy cập khi có nhu cầu cần mua
Trang 13Khi tiến hành quảng cáo cần đạt được những mục tiêu: tạo ra nhận thức vềthương hiệu, tạo ra sự hiểu biết về thương hiệu, thuyết phục quyết định mua,duy trì được lòng trung thành của khách hàng.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều phương tiện truyền thông khác nhau
để truyền tải thông điệp thương hiệu: Quảng cáo thông qua kênh bán hàng trực tiếp cá nhân, Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông (tivi, radio, báo chí…), Quảng cáo trực tiếp (thư tín, điện thoại, email, tờ rơi,…), Quảng cáo ngoài trời (băng rôn, pano, áp phích, phương tiện giao thông…), Quảng cáo tại điểm bán, Quảng cáo điện tử (internet)
Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là một hệ thống các nguyên tắc và các hoạt động cóliên hệ một cách hữu cơ, nhất quán nhằm tạo dựng một hình ảnh, một quanniệm, nhận định hoặc một sự tin cậy nào đó
Quan hệ công chúng là công cụ có ý nghĩa quan trọng đối với truyềnthông, nó nhắm trực tiếp vào khách hàng mục tiêu, thiết lập mối quan hệ giữadoanh nghiệp và các bên hữu quan (giới truyền thông, chính quyền…) Ngàynay, quan hệ công chúng được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng vì nó đạtđược những giá trị thương hiệu về mặt tiềm thức, hơn nữa nó ít tốn kém, đốitượng cụ thể và đáng tin cậy
Quan hệ công chúng có những ưu điểm nổi bật đó là: quá trình thông tinhai chiều; có tính khách quan rất cao; chi phí thấp hơn và truyền tải mộtlượng thông tin nhiều hơn so với các phương tiện tuyên truyền, quảng bákhác; mang đến lợi ích cụ thể cho đối tượng
Thông điệp của một hoạt động quan hệ công chúng cần đảm bảo sáu yếu
tố cơ bản để có thể thống nhất với các hoạt động khác trong nỗ lực chung đểtạo dựng hình ảnh thương hiệu Sáu yếu tố đó là: uy tín của nguồn phát thôngđiệp; phạm vi phân phối thông điệp phù hợp với mục đích đặt ra; nội dungthông điệp cần đơn giản, dễ hiểu và có ý nghĩa đối với người nhận; thông điệp
Trang 14phải rõ ràng; lựa chọn kênh; khả năng tiếp nhận và hiểu thông điệp của ngườinhận Cả sáu yếu tố này cần được kết hợp đồng thời, hợp lý trong mối quan
hệ tổng hòa giữa chúng để đạt được hiệu quả cao
Có thể sử dụng các công cụ quan hệ công chúng: Marketing sự kiện và tàitrợ, các hoạt động cộng đồng, tham gia hội chợ triển lãm, các ấn phẩm củacông ty (tờ gấp giới thiệu công ty, card, túi xách, phong bì…), tài trợ phimảnh
Kích thích tiêu thụ
Kích thích tiêu thụ là chiến lược Marketing hết sức nhạy cảm, tác độngđến quá trình ra quyết định mua, tạo ra một phần lợi ích vật chất hoặc tinhthần ngoài sản phẩm, được xác định trong một khoảng thời gian Nó giúp thuhút sự chú ý của khách hàng đối với thương hiệu của một doanh nghiệp Các quyết định chủ yếu trong kích thích tiêu thụ bao gồm:
Xác định mục tiêu: Mục tiêu khuyến mại được rút ra từ mục tiêuMarketing cơ bản đối với mỗi sản phẩm Với người tiêu dùng: mục tiêu làthúc đẩy họ mua nhiều hơn, khuyến khích dùng thử, thu hút khách hàngmới Còn với các trung gian Marketing: dẫn dụ họ bán những mặt hàngmới, tồn kho nhiều hơn, cố gắng tìm kiếm những khách tiêu thụ mới, kíchthích bán hàng trong mùa vắng khách
Quyết định chọn công cụ kích thích: có nhiều công cụ khác nhau nhằm đạtđược những mục tiêu khác nhau tùy theo thị trường, sản phẩm và điều kiệncạnh tranh như: hàng mẫu, quà hàng, gói hàng chung…
Sau đó công ty triển khai chương trình khuyến mại và thực hiện kiểm tra,đánh giá Để đánh giá kết quả của đợt khuyến mại, người ta có thể so sánhdoanh số trước, trong khi và sau cuộc khuyến mại
Các công cụ khác
Marketing trực tiếp: Đây là một hệ thống tương tác của Marketing sử dụng
một hay nhiều phương tiện truyền thông quảng cáo (gửi thư trực tiếp, catalog,
Trang 15Marketing qua điện thoại, qua vô tuyến truyền hình…) để tạo ra hành độngmua của khách hàng ở bất cứ địa điểm nảo Công cụ này bảo đảm tính chọnlọc, phù hợp với từng cá nhân, tính liên tục, có thể thử nghiệm, đảm bảo bímật cho doanh nghiệp.
Bán hàng trực tiếp: Đây là công cụ đòi hỏi có sự giao tiếp qua lại của hai
hay nhiều người Công cụ này hiệu quả nhất ở những giai đoạn hình thành sự
ưa thích và niềm tin của người mua và giai đoạn ra quyết định mua trong quátrình mua hàng Bán hàng trực tiếp hình thành nhiều mối quan hệ phong phú,
đa dạng, khuyến khích người mua có những phản ứng đáp lại, thể hiện thôngtin phản hồi cho người bán
Các bước xây dựng hoạt động truyền thông
Bước 1 - Phát hiện công chúng mục tiêu
Bước đầu tiên của quá trình truyền thông là phải xác định được côngchúng mục tiêu một cách rõ ràng Công chúng mục tiêu có thể là khách hàngtiềm ẩn, khách hàng hiện tại, người thông qua quyết định mua, người có ảnhhưởng tới quyết định mua hay công chúng nói chung Công chúng mục tiêu
có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định của người làm truyền thông về việcnói gì, nói như thế nào, nói khi nào, nói ở đâu và nói cho ai
Bước 2 - Xác định mục tiêu truyền thông
Sau khi đã xác định được thị trường mục tiêu và đặc điểm của nó, ngườilàm truyền thông Marketing phải quyết định về phản ứng đáp lại mong muốncủa công chúng, phải biết cách làm thế nào để đưa công chúng mục tiêu lêntrạng thái sẵn sàng mua cao hơn Muốn vậy, người làm Marketing phải xácđịnh được xem công chúng mục tiêu đang ở giai đoạn nào của mô hình “thứbậc của hiệu quả” (Biết đến → Hiểu biết →Thích → Ưa thích → Tin tưởng
→ Mua) để từ đó có những mục tiêu truyền thông phù hợp
Bước 3 - Thiết kế thông điệp truyền thông
Trang 16Xuất phát từ mục tiêu truyền thông cụ thể, người làm Marketing phải soạnthảo một thông điệp sao cho truyền đạt được mục tiêu truyền thông một cáchhiệu quả Trong trường hợp lý tưởng, thông điệp phải thu hút được sự chú ý,tạo ra được sự quan tâm, kích thích được sự mong muốn và thúc đẩy hoạtđộng mua.
Việc soạn thảo thông điệp đòi hỏi thỏa mãn bốn vấn đề: nội dung thôngđiệp, kết cấu của thông điệp, hình thức của thông điệp và nguồn phát thôngđiệp
Bước 4 - Lựa chọn các kênh truyền thông
Kênh truyền thông trực tiếp: đòi hỏi phải có hai hoặc nhiều người giao tiếpvới nhau Các kênh truyền thông trực tiếp có thể được chia nhỏ hơn nữathành: kênh giới thiệu, kênh chuyên viên, kênh xã hội
Kênh truyền thông gián tiếp: là kênh truyền thông tải thông điệp đi màkhông cần có sự tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp Chúng bao gồm nhữngphương tiện truyền thông, bầu không khí và các sự kiện
Bước 5 - Xây dựng và phân bổ ngân sách truyền thông
Có bốn phương pháp phổ biến được sử dụng để xác định ngân sách truyềnthông:
Phương pháp căn cứ khả năng: theo phương pháp này, ngân sách truyềnthông của công ty được trích ra theo khả năng mà công ty có thể chi trảcho các hoạt động truyền thông
Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm doanh số bán: ngân sách truyền thôngđược xác định tỷ lệ % nhất định của doanh số bán (trong năm hay dự kiến)hay của giá bán
Phương pháp cân bằng cạnh tranh: theo phương pháp này, ngân sáchtruyền thông của công ty được xác định theo nguyên tắc đảm bảo ngangbằng với mức chi phí của đối thủ cạnh tranh của công ty
Trang 17 Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ: phương pháp này đòi hỏingười làm Marketing phải xây dựng ngân sách truyền thông trên cơ sở xácđịnh những mục tiêu cụ thể và những nhiệm vụ cần phải hoàn thành để đạtđược những mục tiêu rồi ước tính chi phí để thực hiện nhiệm vụ đó Tổngcác chi phí này là dự đoán ngân sách truyền thông.
Bước 6 - Quyết định các công cụ truyền thông
Ở bước này, công ty phải phân bổ toàn bộ ngân sách truyền thông cho 5công cụ là: quảng cáo, kích thích tiêu thụ, quan hệ công chúng, Marketingtrực tiếp, bán hàng trực tiếp Việc quyết định cơ cấu của hệ thống truyềnthông dựa vào các yếu tố sau: kiểu thị trường sản phẩm, chiến lược đẩy vàkéo, giai đoạn sẵn sàng của người mua, giai đoạn trong chu kỳ sống của sảnphẩm và hạng bậc trên thị trường của công ty
Bước 7 - Đo lường kết quả của hoạt động truyền thông
Sau khi thực hiện truyền thông phải đo lường tác dụng của nó đến côngchúng mục tiêu Việc này đòi hỏi phải khảo sát công chúng mục tiêu xem họ
có nhận thấy hay ghi nhớ thông điệp đó không, họ đã nhìn thấy nó bao nhiêulần, họ ghi nhớ được những điểm nào, họ cảm thấy như thế nào về thông điệp
đó, thái độ trước kia và hiện nay của họ đối với sản phẩm đó và công ty.Người truyền thông cũng cần thu thập những số đo hành vi phản ứng đáp lạicủa công chúng, như có bao nhiêu người đã mua sản phẩm, thích nó và nóichuyện với những người khác về nó
Bước 8 - Tổ chức và quản lý truyền thông Marketing tích hợp
Tất cả các hoạt động truyền thông phải được quản lý và phân phối thốngnhất để đảm bảo sự nhất quán, phân bổ thời gian thích hợp và hiệu quả củachi phí
Trang 182.1Tổng quan về thị trường bánh kẹo Việt Nam
2.1.1 Khái quát về thị trường bánh kẹo Việt Nam
Trên thế giới, ngành bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăngtrưởng ổn định (khoảng 2%/năm)(1) và năng động nhất trong ngành côngnghiệp thực phẩm thế giới Sự gia tăng này chủ yếu là do gia tăng dân số thếgiới và thói quen sử dụng thức ăn nhanh của con người trong thời đại côngnghiệp hóa Hiện nay, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có tốc
độ tăng trưởng doanh thu tiêu thụ bánh kẹo lớn nhất thế giới, khoảng3%/năm(2)
Trong những năm vừa qua, ngành bánh kẹo Việt Nam đã đạt được sự tăngtrưởng ổn định và luôn vượt mức tăng trưởng của ngành bánh kẹo thế giới
Từ bảng 1 cho thấy, trong giai đoạn 2004 – 2007, mức tăng trưởng bình quâncủa ngành này đạt khoảng 7,4%/năm Năm 2007, tuy sản lượng và doanh thuvẫn tăng nhưng tốc độ tăng trưởng sụt giảm so với năm trước là do nền kinh
tế chịu sự biến động nhẹ Nhất là vào thời điểm cuối năm 2007 do lạm phátchi phí đẩy và lạm phát cầu kéo, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 12/2007 tăng
so với tháng 12 năm trước là hai chữ số: 12,63%, trong khi đó tốc độ tăngtrưởng kinh tế là 8,5%(3)
Năm 2007, tổng giá trị thị trường bánh kẹo Việt Nam ước đạt 272 triệuUSD, trở thành thị trường lớn thứ 3 khu vực Đông Nam Á, sau Philippines(542 triệu USD) và Indonesia (315 triệu USD)(4) Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo theobình quân đầu người của Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng trưởng dân số.Hiện nay, tỷ lệ tiêu thụ mới chỉ khoảng 2,0 kg/người/năm (tăng từ 1,25kg/người/năm vào năm 2003)(5) Do vậy, ngành bánh kẹo Việt Nam được cácchuyên gia đánh giá là vẫn còn tiềm năng duy trì mức tăng trưởng cao Năm
2008, thị trường bánh kẹo Việt Nam được dự báo là sẽ tăng khoảng 6,8% vànhịp độ tăng trưởng sẽ tăng đều qua các năm, trung bình đạt 7,6%/năm(6).1,2 Theo nghiên cứu của tổ chức SIDA, Thuỵ Điển
Trang 19Do ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, mặc dù là sản phẩm được tiêu dùngquanh năm nhưng thị trường bánh kẹo vẫn mang tính mùa vụ rất cao Sảnlượng tiêu thụ tăng mạnh vào dịp Trung thu và Tết Nguyên đán Theo TuổiTrẻ Online (ra ngày18/01/2006) thì sức tiêu thụ bánh kẹo Tết năm 2006 tăng
10 – 20% so với năm 2005
(ngàn tấn)
Tổng doanh thu (triệu USD)
Tốc độ tăng trưởng (%)
Bảng 1: Sản lượng, Tổng doanh thu và dự báo tốc độ tăng trưởng của thị trường
bánh kẹo Việt Nam đến năm 2012 (nguồn: phòng KH-TT, HAIHACO)
Quy mô thị trường bánh kẹo Việt Nam
0 20 40 60 80 100 120 140
Sản lượng (ngàn tấn) Doanh thu (triệu USD)
Biểu đồ 1: Quy mô thị trường bánh kẹo Việt Nam đến năm 2012 (nguồn: phòng
KH-TT,HAIHACO)
Trang 202.1.2 Tình hình cầu thị trường bánh kẹo Việt Nam
Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng tăngtheo, trong đó có nhu cầu về bánh kẹo Thành phần khách hàng tiêu dùngbánh kẹo là các cá nhân và tổ chức Trong đó, chủ yếu là khách hàng cá nhân.Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 83 triệu người Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹotheo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng trưởng dân
số Do đó, nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo trên thị trường là rất lớn
Năm Tốc độ tăng trưởng GDP (%) GPD bình quân đầu người (USD)
họ về sản phẩm thiết yếu được thỏa mãn thì họ mới chi cho các sản phẩm thứyếu khác, trong đó có bánh kẹo Trong những năm qua, do mức sống ngàycàng được cải thiện dẫn đến thị hiếu tiêu dùng bánh kẹo có nhiều thay đổi,các sản phẩm cao cấp ngày càng được tiêu thụ mạnh Bên cạnh đó, bánh kẹophục vụ nhu cầu dinh dưỡng, dành cho những nhu cầu đặc biệt như khôngbéo, phục vụ người tiểu đường,… ngày càng được quan tâm và phổ biến trênthị trường
Trang 21Hành vi mua hàng của khách hàng cá nhân chịu sự ảnh hưởng của nhữngyếu tố chủ yếu sau:
– Yếu tố văn hóa:
Những cái tên bánh cổ truyền như: bánh cốm Hà Nội, mè xửng Huế, cu đơ
Hà Tĩnh, bánh gai Nam Định, bánh cáy Thái Bình… không còn xa lạ vớingười dân Việt Nam Nguyên liệu để làm nên chúng được lấy từ những sảnphẩm rất quen thuộc của nhà nông như: đỗ xanh, cốm, mạch nha, lạc… Điều
đó có thể thấy từ xưa, bánh kẹo đã gắn liền với đời sống dung dị của nhân dân
ta Nó ăn vào tiềm thức của con người từ khi mới biết nhận thức về cuộcsống Khi còn bé, những đứa trẻ mỗi khi khóc nhè hay vòi vĩnh đều được bố
mẹ, ông bà dùng bánh kẹo như là một phần quà để dỗ dành chúng Người lớn
đi xa về gần hay mua bánh kẹo làm quà cho các em nhỏ
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là người Kinh Bởi vậy,việc tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo bị ảnh hưởng bởi văn hóa của người Kinh.Người dân hay sử dụng bánh kẹo nhiều nhất vào dịp lễ Tết như Tết NguyênĐán, Trung Thu… Bởi vậy mà nhu cầu bánh kẹo vào những ngày này cũngtăng cao
– Thu nhập:
Những người có thu nhập thấp khi mua bánh kẹo thường bị chi phối bởiyếu tố giá cả Do thu nhập của họ bị hạn chế nên họ chỉ mua bánh kẹo khi thậtcần thiết và chỉ mua những loại bánh kẹo có giá thấp phù hợp với mức chitiêu của họ Họ không quan tâm lắm đến mẫu mã và chất lượng sản phẩm.Những người có thu nhập trung bình và khá thì sẽ cân nhắc cả ba yếu tố:chất lượng, giá và mẫu mã Họ thường mua những sản phẩm có sự cân bằngcủa cả 3 yếu tố này như giá mềm, chất lượng và mẫu mã bình thường
Còn những người có thu nhập cao thì lại chủ yếu quan tâm đến yếu tố chấtlượng và mẫu mã khi mua sản phẩm Giá cả đối với họ không thành vấn đề
Trang 22Họ có tâm lý là chất lượng đi đôi với giả, giá cao đồng nghĩa với chất lượngcao Do vậy, đa số họ có xu hướng thích dùng bánh kẹo ngoại.
Độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi, chúng đã bắt đầu có sự độc lập trong suy nghĩ Ởnhững gia đình mà trẻ có quyền lực lớn thì việc mua sản phẩm bánh kẹo cóthể hoàn toàn do chúng quyết định
Còn độ tuổi thanh niên, trung niên và người già, do dễ có nguy cơ bị mắccác bệnh như tiểu đường, béo phì, huyết áp cao…nên sở thích về đồ ngọt của
họ giảm đi Cũng vì thế mà nhu cầu của họ đối với bánh kẹo thông thườngcũng giảm, đặc biệt là ở người già
2.1.3 Tình hình cung thị trường bánh kẹo Việt Nam
Do xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, trong ngành sản xuất bánh kẹo củaViệt Nam quy mô sản xuất gia đình đang chuyển dần thành quy mô sản xuấtcông nghiệp với dây chuyền hiện đại, sản xuất hàng loạt Tuy nhiên, ngoàimột số doanh nghiệp như Kinh Đô, Bibica, HAIHACO có quy mô lớn nhất
Trang 23trong ngành thì hầu hết các công ty bánh kẹo Việt Nam về cơ bản quy mô cònnhỏ, cơ sở vật chất và công nghệ còn hạn chế.
Gần đây một số công ty bánh kẹo Việt Nam liên doanh với các công tynước ngoài để nâng cao khả năng cạnh tranh như: Hải Hà liên kết vớiKotobuki của Nhật Bản, Bibica liên kết với Lotte của Hàn Quốc, Kinh Đôhợp tác với Cadbury của Anh
Sự tham gia của các công ty bánh kẹo nước ngoài đã khiến cho tính cạnhtranh trên thị trường này là rất cao Tuy nhiên, bánh kẹo trong nước nhưHAIHACO, Kinh Đô, Bibica, Vinabico, Hữu Nghị… vẫn chiếm ưu thế trênthị trường trong nước với khoảng 60 - 70% thị phần Bánh kẹo nhập khẩu từnước ngoài chỉ chiếm khoảng 30%, trong đó 20% sản phẩm chủ yếu được sảnxuất tại Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc… và các sản phẩm từChâu Âu chiếm khoảng 7% thị phần(7) Trước sự cạnh tranh gay gắt của cácsản phẩm bánh kẹo ngoại nhập, các doanh nghiệp trong nước đều đang nỗ lựcnghiên cứu, phát triển để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình
Trong thời gian gần đây, do việc gia nhập AFTA, thuế suất giảm từ 20%xuống 10% từ tháng 1/2006 đã góp phần tăng hàng hóa nhập khẩu từ cácnước ASEAN và với cam kết Việt Nam khi gia nhập WTO, thuế suất mặthàng bánh kẹo giảm đáng kể, kết quả là nhập khẩu bánh kẹo tăng mạnh dẫnđến tình trạng thừa cung, một số phân khúc bánh kẹo phổ thông đã có dấuhiệu bão hòa
Sự cạnh tranh gay gắt đã dẫn đến sự đào thải lẫn nhau trong kinh doanh,làm cho số lượng công ty gia nhập và rút lui trong ngành tăng lên Trên một
số phân khúc thị trường, xu hướng thích nghi với sản phẩm bánh kẹo ngoạivẫn rất lớn Điều này tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp trong nước, khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường cạnhtranh mang tính vững chắc Đó là các doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam phảiđầu tư cho hoạt động xây dựng thương hiệu và hoạt động truyền thông, quảng
Trang 24bá hình ảnh thương hiệu của mình để cạnh tranh với các công ty nước ngoàinhư: Arcor, Danisha, Perfetti Van Melle…
Biểu đồ 2: Thị phần các công ty bánh kẹo trên thị trường Việt Nam năm 2006
(nguồn: phòng KH – TT, HAIHACO )
Trang 25Phần II Thực trạng hoạt động truyền thông trong chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
(HAIHACO)2.1 Khái quát về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển HAIHACO
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được thành lập ngày 25/12/1960 Trảiqua gần nửa thế kỷ, từ một xưởng làm nước chấm và magi, công ty đã trởthành một trong những nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam với quy môsản xuất lên tới 20.000 tấn sản phẩm/năm
Từ năm 2000 đến nay, trước những thách thức nảy sinh trong quá trình hộinhập, công ty đã thực hiện các hoạt động marketing định hướng khách hàng
với cam kết: “Chúng tôi cam kết không ngừng đổi mới công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm thông qua việc cải tiến hệ thống quản lý chất lượng nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với dịch vụ tốt nhất và giá cả phù hợp” Để thực hiện được cam kết này, công ty đã chủ động đầu tư máy móc
thiết bị tiên tiến sản xuất ra những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như:kẹo Chew, bánh kem xốp, bánh xốp Miniwaf, bánh dinh dưỡng dành cho họcsinh theo chương trình hợp tác với tổ chức quốc tế Gret và Viện dinh dưỡng
Bộ Y tế, các sản phẩm bổ sung canxi, vitamin hợp tác sản xuất với hãngTenamyd Canada
Bên cạnh đó, công ty cũng đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theotiêu chuẩn ISO 9001:2000 và hệ thống HACCP theo Tiêu chuẩn TCVN5603:1998 và HACCP CODE:2003 Điều này thể hiện cam kết của Lãnh đạodoanh nghiệp về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khỏe của người tiêudùng
Năm 2003 công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số191/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ công nghiệp Công ty chính thức
Trang 26hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ ngày 20/01/2004 theo Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003614 do Sở kế hoạch và đầu tưthành phố Hà Nội cấp và thay đổi lần thứ hai ngày 13/08/2007.
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh của HAIHACO bao gồm các lĩnh vực sau:
Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm
Kinh doanh xuất nhập khẩu: các loại vật tư sản xuất, máy móc thiết bị, sảnphẩm chuyên ngành, hàng hóa tiêu dùng và các sản phẩm hàng hóa khác
Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại
Trong đó, sản xuất và kinh doanh bánh kẹo là lĩnh vực chính củaHAIHACO
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Để tồn tại và phát triển từ thời kỳ bao cấp sang cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước, HAIHACO đã từng bước tổ chức lại sản xuất, sắp xếplại lao động, đổi mới quy trình công nghệ để tận dụng hết năng lực sản xuấtvốn có HAIHACO có một bộ máy quản lý chặt chẽ bao gồm:
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết
định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo luật doanh nghiệp và Điều lệcông ty ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dàihạn trong việc phát triển công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quanquản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi củacông ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định Cơ quan này cũngđịnh hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết địnhcủa ĐHĐCĐ thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hànhđộng cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh củacông ty
Trang 27 Ban kiểm soát : Do ĐHĐCĐ bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt
động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty
Ban điều hành: do HĐQT bổ nhiệm gồm có một Tổng giám đốc, hai Phó
Tổng giám đốc và một Kế toán trưởng Tổng giám đốc do HĐQT bổnhiệm là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trướcHĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngàycủa công ty Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệmtheo đề xuất của Tổng giám đốc
Trang 28Sơ đồ 2: Bộ máy quản lý của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (nguồn: phòng KH-TT , HAIHACO)
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám Đốc Ban Kiểm Soát
Phó TGĐ Tài Chính
Phòng Kỹ thuật – Phát triển
Phòng KCS
Văn Phòng
Phòng
Kế hoạch – Thị trường
Phòng Vật Tư
Phòng Tài Vụ
Chi nhánh thành phố HCM
Xí Nghiệp Phụ Trợ
Xí Nghiệp Kẹo
Xí Nghiệp Bánh Nhà máy BK Hải Hà II
Xí Nghiệp Chew
Trang 30- Về mặt cơ cấu:
Vì đặc thù sản xuất sản phẩm của công ty phải cần sự khéo léo nên sốlượng công nhân nữ có phần nhỉnh hơn số lượng công nhân nam và chiếmhơn 55% tổng số lao động, chủ yếu tập trung trong khâu đóng gói và đónghộp Lao động dài hạn chiếm 31%, lao động hợp đồng từ 1-3 năm chiếm52,8%, lao động thời vụ chiếm 16,2% Đây cũng là hướng đi đúng của công
ty trong việc giảm chi phí nhân công mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu lao độngcho từng thời vụ Sự phân công lao động trong công ty cũng rất hợp lý Sốlượng công nhân trực tiếp tham gia sản xuất chiếm tới 88,5%; còn lại là11,5% nhân viên quản lý
- Chính sách tuyển dụng và đào tạo:
Công ty ưu tiên tuyển dụng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lành nghề đặcbiệt là những kỹ sư công nghệ, kỹ sư tự động hoá, công nhân kỹ thuật Độingũ kỹ sư công nghệ của công ty được đào tạo bài bản từ những trường đạihọc chuyên ngành trong nước Công ty cũng rất chú trọng cử cán bộ đi họcnâng cao tại các trường Đại học, các trung tâm đào tạo để cập nhật kiến thức,thông tin mới
- Chính sách lương:
Công ty xây dựng chính sách lương phù hợp với trình độ, năng lực vàcông việc của từng người; với đặc trưng theo ngành nghề hoạt động và đảmbảo cho người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ theo qui định của Nhànước Cán bộ công nhân viên thuộc khối văn phòng được hưởng lương theothời gian, công nhân sản xuất trực tiếp được hưởng theo lương sản phẩm.Năm 2006 mức thu nhập bình quân của người lao động trong công ty là1.953.000 đồng/người/tháng, ở mức khá so với lao động cùng ngành
- Chính sách phúc lợi xã hội:
Nhằm khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên trong công ty giatăng hiệu quả đóng góp, công ty có chính sách thưởng hàng kỳ, thưởng đột
Trang 31xuất cho cá nhân và tập thể Bên cạnh đó, việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế được công ty nộp theo đúng qui định của pháp luật.
2.1.5 Dây chuyền công nghệ
Để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất sản xuất, công ty chú trọngđầu tư cho trình độ công nghệ Hiện nay HAIHACO đang sở hữu những dâychuyền sản xuất bánh kẹo tương đối hiện đại tại Việt Nam, trong đó có một sốdây chuyền thuộc loại hiện đại nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương.Toàn bộ máy móc thiết bị của công ty được trang bị mới 100%, mỗi dâychuyền sản xuất từng dòng sản phẩm có sự phối hợp tối ưu các loại máy móchiện đại có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau như: Đức, Đan Mạch, Italy,Australia, Malaysia, Trung Quốc, Ba Lan, Đài Loan
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của HAIHACO
2.2.1 Các yếu tố bên ngoài công ty
Môi trường kinh tế :
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người có ảnh hưởngđến tất cả các ngành hàng tiêu dùng, trong đó có ngành bánh kẹo Bởi vậy,sức tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo phụ thuộc nhiều vào tình trạng của nền kinh
tế Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDP, nhữngnăm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, tốc độtăng trưởng GDP bình quân đạt 8,0% - 8,5% trong giai đoạn 2001 - 2007.Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 đạt từ 8,5 - 9%, trong khi chỉ số giá tiêudùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế Các chuyên gia phân tích đều chorằng Việt Nam có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định nhưhiện nay Tuy nhiên khi nền kinh tế suy giảm, người tiêu dùng sẵn sàng giảmlượng tiêu thụ các sản phẩm bánh và kẹo, ngược lại, khi nền kinh tế tăngtrưởng khả quan và bình ổn, mức sống của người dân được cải thiện nhu cầu
sử dụng các sản phẩm bánh kẹo cũng sẽ tăng theo
Trang 32Do một số nguyên liệu và phần lớn máy móc của HAIHACO đều đượcnhập khẩu từ nước ngoài nên sự biến động về tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởngtới giá thành sản phẩm và những dự án đầu tư mới của công ty.
Một trở ngại nữa đó là nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong giá thànhsản phẩm của công ty (khoảng 65% - 70%) Vậy nên biến động giá nguyênvật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm Tuy nhiên, do đặc thùcủa ngành bánh kẹo là tính cạnh tranh cao nên công ty không thể cùng lúcnâng giá bán sản phẩm Giá bán sản phẩm chỉ có thể điều chỉnh khi cả thịtrường bánh kẹo điều chỉnh giá bán, chịu áp lực tăng giá nguyên vật liệu trongmột thời gian dài
Luật pháp, chính trị:
Tính cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo ngày càng gay gắt giữa nhữngdoanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước và nước ngoài khi Việt Nam gianhập AFTA, WTO Tính cạnh tranh khốc liệt khiến các sản phẩm phải thayđổi mẫu mã liên tục nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của thị trường Vớiđặc điểm đó, HAIHACO nhận định sẽ gặp phải những tranh chấp thương mại,bản quyền, mẫu mã…với các đối thủ cùng ngành Đây là một vấn đề quantrọng, bảo vệ quyền lợi khách hàng cũng như uy tín thương hiệu của công ty.Trên thị trường bánh kẹo Việt Nam hiện nay, vấn nạn hàng giả, hàng kémphẩm chất vẫn còn tồn tại Các sản phẩm hàng giả và hàng nhái bắt chướcmẫu mã, kiểu dáng của các thương hiệu nổi tiếng như HAIHACO, Kinh Đô,Bibica…ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của những thương hiệu này Hiệnnay, luật chống hàng giả, hàng nhái và luật sở hữu trí tuệ cũng giúp cho cácdoanh nghiệp rất nhiều trong việc bảo vệ nhãn hiệu của mình Tuy nhiên theoHAIHACO nhận định, số lượng bánh kẹo giả lưu hành trên thị trường vẫncòn khá lớn, chiếm khoảng 15% thị phần bánh kẹo cả nước Bên cạnh đó,Công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp nên bất kỳ thay đổi nào của Luật
Trang 33doanh nghiệp cũng có tác động đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty.
Tiến bộ khoa học công nghệ:
Khoa học công nghệ có những tác động vô cùng to lớn tới hoạt động sảnxuất của các doanh nghiệp Khoa học công nghệ ngày càng phát triển đã gópphần hiện đại hóa máy móc, tăng năng suất lao động, rút ngắn chu kỳ sốngcủa sản phẩm, đơn giản hóa công tác quản lý Điều này thúc đẩy sự tăngtrưởng của cả nền kinh tế nói chung, cũng như ngành bánh kẹo nói riêng.Trình độ khoa học công nghệ của nước ta còn thấp so với các nước trong khuvực và trên thế giới, đó là một khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp trongnước Do trong nước chưa lắp ráp được những dây chuyền sản xuất bánh kẹohiện đại nên HAIHACO vẫn phải chi một khoản lớn ngân sách cho việc đầu
tư máy móc nhập khẩu từ nước ngoài
Môi trường cạnh tranh:
STT Các công ty cạnh
tranh
Thị phần (%)
2 Kinh Đô miền Bắc
Trang 34và bánh xốp, Đức Phát mạnh bởi dòng bánh tươi, Kinh Đô mạnh về bánh qui,bánh cracker, trong khi Bibica lại mạnh về kẹo và bánh bông lan Hải Châumạnh về bánh kem xốp.
HAIHACO là một trong năm nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam,
là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các công ty như Bibica, Kinh Đô miền Bắcvới qui mô tương đương về thị phần, năng lực sản xuất và trình độ công nghệ
Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa được chính thức thành lập năm 1998
và tháng 1/2007 đổi tên thành công ty cổ phần Bibica Hiện nay, Bibica làmột trong số 100 thương hiệu mạnh trên thị trường bánh kẹo Việt Nam Sảnphẩm của Bibica gồm các chủng loại chính: bánh quy, bánh cookies, bánhlayer cake, chocolate, các loại kẹo, snack, bột ngũ cốc dinh dưỡng, bánh trungthu, mạch nha… Thị phần ước tính chiếm khoảng 7 – 8% trong nước, ngoài
ra công ty còn xuất khẩu sang các quốc gia khác
Tháng 09/2007, công ty Lotte mua 30% cổ phần của Bibica và trở thànhđối tác chiến lược nước ngoài lớn nhất của Bibica Lotte sẽ hỗ trợ Bibica mởrộng thị trường, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, marketing, nângcao công nghệ, định hướng chiến lược và triển khai các dự án đầu tư mới
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc được công ty
TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô thành lập năm 2000, nhằmmục tiêu phát triển thương hiệu Kinh Đô ra miền Bắc sau khi đã tạo được chỗđứng khá vững vàng tại thị trường miền Nam Với công nghệ sản xuất vàdòng sản phẩm không mấy khác biệt so với Kinh Đô, bao gồm chủ yếu làbánh: cookies, cracker, bánh quế, snack, bánh trung thu, bánh mì công nghiệp
và một số loại kẹo cứng, chocolate, Kinh Đô miền Bắc đã nhanh chóng chiếmlĩnh được thị trường này với thì phần ước tính khoảng 25 – 30% khu vực từ
Hà Tĩnh trở vào
Công ty tổ chức hệ thống phân phối với 3 kênh chính là hệ thống đại lý,siêu thị và bakery Ngoài ra công ty còn xuất khẩu sang các nước như Mỹ,
Trang 35Đài Loan… Công ty xác định mục tiêu giữ vững vị trí hàng đầu tại thị trườngbánh kẹo miền Bắc, duy trì tốc độ tăng trưởng doanh số hàng năm từ 20-30%/năm Đồng thời tìm cơ hội xuất khẩu sang các nước lân cận như Trung Quốc,Myanmar, Hồng Kông… Để thực hiện được mục tiêu đó, bên cạnh đầu tư dâychuyền máy móc, tăng năng lực sản xuất và công nghệ, công ty cũng chútrọng phát triển đội ngũ nhân sự, dành nhiều ngân sách cho bồi dưỡng và đàotạo nhân lực Kinh Đô miền Bắc được đánh già là có nền tảng hoạt động kinhdoanh vững chãi, trong các năm nới kỳ vọng sẽ phát triển ổn định.
Khách hàng:
Khách hàng mục tiêu có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động marketing –mix của công ty Với mỗi dòng sản phẩm cụ thể thì HAIHACO đều xác địnhnhững khách hàng mục tiêu riêng Những sản phẩm của HAIHACO phù hợpvới mọi người ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhiều mức thu nhập khác nhaunhưng chủ yếu là thu nhập trung bình và khá Còn đối với dòng sản phẩmbánh mềm cao cấp mà công ty mới khai thác thì lại nhắm đến khách hàng lànhững người có thu nhập cao
2.2.2 Môi trường bên trong của Công ty
Mục tiêu marketing của công ty:
Hiện nay, thị phần của công ty chiếm khoảng 6,5% thị trường bánh kẹo cảnước, đứng sau Kinh Đô và Bibica HAIHACO đang đứng ở vị trí là ngườithách thức thị trường Bởi vậy, mục tiêu chiến lược marketing của công ty làgiữ vững và tăng thị phần của công ty trên thị trường bánh kẹo Việt Nam
Ảnh hưởng của đội ngũ nhân lực:
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của HAIHACO có trình độ chuyên môn,nhiệt tình, đam mê trong công việc, có tinh thần trách nhiệm Đặc biệt là độingũ những nhân viên trẻ đầy nhiệt huyết, làm việc hăng hái và ham học hỏi.Với truyền thống đoàn kết tập thể, Hải Hà là một tập thể vững mạnh TrongCông ty luôn luôn có sự gắn kết chặt chẽ, phối hợp ăn ý giữa các thành viên
Trang 36trong mỗi phòng ban, mỗi xí nghiệp sản xuất và giữa các phòng ban, các bộphận với nhau Tất cả vì một mục tiêu chung đó là sự phát triển vững mạnhcủa Công ty Không khí làm việc trong Công ty luôn luôn sôi nổi, thoải mái.Công ty luôn có những chính sách ưu đãi, tạo mọi điều kiện để công nhânviên của mình có khả năng phát triển nghề nghiệp.
3 Tình hình tài chính của Công ty:
1 Khả năng thanh toán
Bảng 5: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của HAIHACO
(nguồn: Phòng kế toán, HAIHACO)
Từ bảng trên cho thấy, trong vòng 2 năm qua tình hình tài chính củaHAIHACO rất khả quan Hệ số thanh toán hiện hành năm 2006 và 2007 lớnhơn 1 cho biết với tổng tài sản hiện có, HAIHACO đáp ứng được các khoản
nợ phải trả Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn năm 2006 và năm 2007 lớn hơn 1cho biết với tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có, HAIHACO đápứng được các khoản nợ ngắn hạn
- Sản phẩm cốt lõi: vì trong bánh kẹo có chứa một lượng dinh dưỡng nhấtđịnh như bột, đường, sữa…nên bánh kẹo là loại thực phẩm bổ sung, nhằmthỏa mãn nhu cầu về đồ ăn nhanh và dinh dưỡng của con người
Trang 37- Sản phẩm chung: ở mức độ này, sản phẩm cốt lõi đã được thể hiện dướidạng cụ thể là những chiếc kẹo, chiếc bánh.
- Sản phẩm mong đợi: HAIHACO đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiệnsản phẩm của mình Bánh kẹo của HAIHACO giờ đây có độ ngọt vừaphải, ngọt dịu, dễ ăn, có nhiều hương vị khác nhau thỏa mãn nhu cầu củangười tiêu dùng
- Sản phẩm hoàn thiện: không chỉ dừng lại ở cấp độ sản phẩm mong đợi,HAIHACO còn tiến tới hoàn thiện cho sản phẩm của mình, chẳng hạn nhưthêm một số chất dinh dưỡng khác (DHA, Canxi…) vào trong thành phầncủa sản phẩm
Những quyết định liên quan đến danh mục và chủng loại sản phẩm:
Công ty thực hiện mở rộng chủng loại sản phẩm theo chiều dọc và chiềusâu Về bề rộng thì công ty chỉ tập trung vào sản xuất hai loại sản phẩm chính
đó là bánh và kẹo Trong mỗi loại bánh, kẹo có nhiều dòng sản phẩm khácnhau và trong mỗi dòng lại có rất nhiều các hương vị khác nhau Công ty thựchiện chiến lược này nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của khách hàng vềmùi vị và phù hợp với khả năng mua của khách hàng nhằm mở rộng thịtrường Chẳng hạn hiện nay, công ty có các chủng loại sản phẩm như: kẹocứng, kẹo Chew, bánh mềm cao cấp, bánh trung thu Nhưng trong loại kẹoChew lại có tới 12 vị độc đáo khác nhau như: Chew nho đen, Chew đậu đỏ,Chew Coffee, Chew Taro, Chew Caramen,…
Bên cạnh đó, công ty cũng thường xuyên rà soát lại các mặt hàng, thựchiện thanh lọc sản phẩm Công ty làm như vậy nhằm loại bỏ những loại sảnphẩm không có khả năng cạnh tranh, để dành cơ hội cho những sản phẩm cótiềm năng phát triển Công ty cũng đã xác định các dòng sản phẩm chủ lực làkẹo Chew, bánh xốp, kẹo Jelly, bánh mềm Long-Pie, tập trung vào các dòngnày để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Trang 38Những quyết định về bao gói:
HAIHACO có cả một bộ phận chuyên thiết kế mẫu mã bao gói cho từngmặt hàng của công ty Công ty cũng rất có cố gắng trong việc cải tiến mẫu
mã, kiểu dáng bao bì sản phẩm Chẳng hạn như đóng gói bánh kẹo trong túibóng đẹp, hộp giấy, hộp nhựa, hộp sắt với nhiều kích cỡ, trọng lượng khácnhau cho khách hàng lựa chọn Hầu hết các sản phẩm được người tiêu dùng
ưa chuộng đều được công ty đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng côngnghiệp như bao gói kẹo “Chew Taro”, “Chew Cà Phê”, “Chew nhân mứt tráicây”, “kẹo xốp cam”, “kẹo xốp chuối”, “Kẹo xốp dâu”… và đã được Cục sởhữu công nghiệp cấp giấy chứng nhận
Quyết định gắn nhãn:
Ngày nay việc gắn nhãn cho sản phẩm đã trở thành một sức mạnh to lớn
mà khó có một thứ hàng hóa nào lại có thể không cần gắn nhãn Nhãn hiệuhàng hóa mà HAIHACO đang sử dụng cho tất cả các sản phẩm là nhãn hiệu
có logo của Hải Hà
Hình 1: logo của HAIHACO (nguồn: phòng KH-TT, HAIHACO)
HAIHACO sử dụng chiến lược tên nhãn hiệu là tên tập thể Trên mỗi bao
bì đều có logo của công ty xuất hiện cùng với tên nhãn riêng của sản phẩm.Chiến lược này giúp khắc sâu thêm hình ảnh của HAIHACO trong tâm tríkhách hàng mỗi khi sử dụng sản phẩm Quyết định gắn nhãn sản phẩm còngiúp cho HAIHACO thuận tiện trong việc quản lý tiêu thụ các mặt hàng vàlàm cơ sở cho việc bảo hộ chống hàng giả, hàng nhái lại mẫu mã sản phẩmcủa công ty
Trang 39Chất lượng sản phẩm:
Các sản phẩm bánh kẹo của HAIHACO từ lâu đã tuân thủ và đáp ứngnhững quy định rất chặt chẽ của Bộ y tế Công ty xem đây là một trong nhữngyếu tố tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm HAIHACO Việc đảm bảo vệsinh an toàn thực phẩm được thực hiện và có sự giám sát chặt chẽ qua tất cảcác công đoạn của quá trình sản xuất cho đến khâu bán hàng Hơn thế nữa,nhận thức được tầm quan trọng của công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm,Ban lãnh đạo công ty đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩnquốc tế ISO và Hệ thống xác định điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)
Công ty hiện đang áp dụng và tuân thủ nghiêm ngặt các hệ thống quản lýchất lượng ISO 9001:2000 và hệ thống HACCP theo tiêu chuẩn TCVN 5603:
1998 và HACCP CODE: 2003 do Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩnQuacert cấp dấu chứng nhận tháng 10/2005 Từ năm 2005 đến nay, Công ty
đã được Quacert tiến hành tái đánh giá hệ thống 2 lần với kết quả tốt
Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện bởi phòng Kiểm trachất lượng sản phẩm, Ban ISO và Đội HACCP, Bộ phận nghiên cứu pháttriển sản phẩm mới
Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới:
Ngành bánh kẹo là một lĩnh vực có tính cạnh tranh cao HAIHACO khôngchỉ cạnh tranh với những doanh nghiệp nội địa mà còn phải chia sẻ thị trườngvới những doanh nghiệp nước ngoài Trước tình hình đó, công ty có mối quantâm đặc biệt tới công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Những nămgần đây, công ty thành lập và tập trung đầu tư cho hai bộ phận: R&D và bộphận Thị trường với mục tiêu nắm bắt nhu cầu mới của khách hàng một cáchnhanh nhất để kịp thời đưa ra những sản phẩm phù hợp, tăng tính cạnh tranhcủa doanh nghiệp trên thị trường
Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của công ty bao gồm:
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất ra sản phẩm mới.
Trang 40- Nghiên cứu các biện pháp cải tiến sản phẩm hiện có về chất lượng, kiểu
dáng và bao bì
- Nghiên cứu việc sản xuất ra sản phẩm mới trên các dây chuyền công ty
mới đầu tư hoặc dự kiến đầu tư
- Nghiên cứu việc sử dụng các nguyên liệu mới vào các quá trình sản xuất.
- Nghiên cứu việc sản xuất các sản phẩm xuất khẩu nhằm đảm bảo yêu cầu
của khách hàng đối với các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
- Các cán bộ thuộc bộ phận R&D của công ty được đào tạo cơ bản từ các
trường Đại học trong nước, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuấtbánh kẹo Công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các nhân viên tiếp cậnvới những thông tin mới nhất về sản phẩm mới, công nghệ mới, xu hướngmới của thị trường
Sự đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên cứu này đã mang lại những kếtquả khả quan Trong 5 năm gần đây, công ty đã đưa ra thị trường hàng trămsản phẩm với hàng chục mẫu mã sản phẩm mới như kẹo Chew, Jelly,Miniwaf, Haihapop, Snack -Mimi các mẫu mã bánh Trung thu cao cấpmang lại doanh thu và hiệu quả cao cho công ty
Các mặt hàng của công ty rất đa dạng về chủng loại nên công ty đã ápdụng mức giá cho các loại sản phẩm rất linh hoạt Việc định giá với mỗi loạisản phẩm được công ty tính toán cẩn thận Dựa trên cơ sở giá thành sản phẩm
và sức mua của thị trường cũng như các yếu tố: mức độ hấp dẫn đối với kháchhàng, mức giá của các đối thủ cạnh tranh, tình hình biến động của thị trường
mà công ty sử dụng các phương pháp định giá khác nhau nhằm đảm bảo sựhiệu quả trong kinh doanh, duy trì uy tín trên thị trường
Những sản phẩm mà công ty có thế mạnh, đi trước đối thủ cạnh tranh thìđịnh mức giá hớt váng để tăng thêm lợi nhuận Còn đối với những chủng loạisản phẩm mà không còn là mới trên thị trường, công ty định mức giá căn cứ