1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

97 1,4K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU. 1

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ. 10

1.1 Các thông tin chung về công ty 10

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 11

1.2.1 Giai đoạn 1959-1961: 11

1.2.2 Giai đoạn từ 1962-1967: 12

1.2.3 Giai đoạn 1968-1975: 12

1.2.4 Giai đoạn 1976-1985: 12

1.2.5 Giai đoạn từ 1986-2003 13

1.2.6 Giai đoạn từ năm 2003 đến nay 13

1.2.7 Một số thành tích mà Công ty đã đạt được trong thời gian qua 14

1.2.8 Công nghệ và trang thiết bị 14

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Ha.16 1.4 Một số kết quả sản xuất kinh doanh 21

1.4.1 Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm gần đây 21

1.4.2 Sản lượng sản xuất và tiêu thụ 21

1.4.3 Phân tích một số biến động trong sản xuất kinh doanh 22

1.4.3.1 Doanh thu 22

1.4.3.2 Ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu tới doanh thu và lợi nhuận 23

1.4.4 Đánh giá về tình hình tài chính của Công ty trong các năm gần đây 25

1.4.4.1 Các chỉ tiêu cơ bản 25

1.4.4.2 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu 26

1.5 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà ảnh hưởng tới công tác phát triển thương hiệu tại Công ty 27

Trang 2

1.5.1 Về sản phẩm: 27

1.5.1.1 Kẹo Chew 28

1.5.1.2 Bánh kem xốp 29

1.5.1.3 Bánh hộp, Bánh Trung Thu 29

1.5.1.4 Bánh mềm cao cấp 30

1.5.2 Thị trường và đối thủ cạnh tranh 31

1.5.3 Lực lượng lao động trong Công ty 33

1.5.4 Nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh 37

1.5.5 Quy định và luật pháp 38

1.5.6 Khách hàng 38

Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ. 41

2.1 Thương hiệu và vai trò của thương hiệu đối với Công ty Cổ phần Bạnh kẹo Hải Hà 41

2.2 Thực trạng hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu tại HAIHACO 43

2.2.1 Việc xây dựng một số yếu tố cấu thành nên nhãn hiệu HAIHACO 43

2.2.1.1 Tên hiệu 43

2.2.1.2 LOGO 44

2.2.1.3 Slogan 46

2.2.1.4 Bao bì 47

2.2.1.5 Nhạc hiệu quảng cáo 48

2.2.2 Thực trạng các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu tại HAIHACO 49

2.2.2.1 Ý thức của Ban lãnh đạo Công ty về phát triển thương hiệu 49

2.2.2.2 Quy trình xây dựng một thương hiệu sản phẩm mới vào thị trường 50 2.2.2.3 Coi trọng công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm / dịch vụ 53

2.2.2.4 Công tác đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền nhãn hiệu thương mại 55

Trang 3

2.2.2.5 Hoạt động bảo vệ nhãn hiệu sản phẩm của Công ty 57

2.2.2.6 Chiến lược phát triển thương hiệu của HAIHACO 59

2.3 Những thành công và hạn chế trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 72

2.3.1 Thành công 72

2.3.2 Hạn Chế 72

2.3.3 Nguyên nhân của các tồn tại 73

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ TRONG THỜI KỲ TỚI 74

3.1 Triển vọng phát triển ngành bánh kẹo Việt Nam 74

3.2 Cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của HAIHACO 75

3.2.1 Cơ hội: 75

3.2.2 Thách thức: 76

3.2.3 Điểm mạnh: 77

3.2.4 Điểm yếu: 78

3.3 Định hướng phát triển của Công ty tới năm 2010 78

3.4 Một số giải pháp phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà trong thời gian tới 81

KẾT LUẬN 98

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 4

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 16

Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất bánh kem xốp 12

Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất kẹo Chew 20

Sơ đồ 4: Sơ đồ tiến hành công việc giới thiệu bánh Long – pie 53

Sơ đồ 5: Cấu trúc thương hiệu Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 60

Sơ đồ 6: Kênh phân phối của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 67

BẢNG Bảng 1: Chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty từ năm 2003 đến nay 21

Bảng 2: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ từ năm 2003 đến năm 2007 21

Bảng 3: Tình hình biến động nguyên vật liệu 24

Bảng 4: Tình hình công nợ 25

Bảng 5: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu 26

Bảng 6: Lợi nhuận theo dòng sản phẩm từ năm 2005 đến tháng 2007 30

Bảng 7: Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 33

Bảng 8:Cơ cấu vốn kinh doanh của HAIHACO từ năm 2003- 2007 37

Bảng 9: Số lượng các đại lý của Công ty qua các năm 42

Bảng 10: Các kênh HAIHACO đã tiến hành quảng cáo bằng nhạc hiệu 49

Bảng 11: Kinh phí đầu tư hoạt động thương hiệu 50

Bảng 12:các sản phẩm mới của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà năm 2007 52

Bảng 13: Cơ cấu danh mục sản phẩm của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Năm 2007 63

Trang 5

Bảng 14:So sánh giá của mặt hàng mới nhất của Công ty so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh 66 Bảng 15: Mức thưởng cho các đại lý hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra 68 Bảng 16: chi phí cho quảng cáo năm 2003 – 2007 của Công ty Cổ phần 71

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Biểu đồ thay đổi cơ cấu sản phẩm qua các năm: 23 Biểu đồ 2: Biến động giá nguyên vật liệu tại thời điểm tháng 8 hàng năm sau: 25 Biểu đồ 3: Mức thu nhập trung bình / tháng của người lao đông (2003- 2007) 34

HÌNH

Hình 1: Biểu tượng của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 44 Hình 2: Nhãn hiệu hàng hóa mà Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà đang sử dụng: 55 Hình 3: Một số nhãn hiệu được người tiêu dùng ưa thích 48 Hình 4: Chew Taro của Hải Hà và Hàng Nhái 49 Hình 5: Sản phẩm kẹo Chew taro của Hải Châu sau khi phải thay đổi kiểu dáng bao bì: 59 Hình 6: Nhãn hiệu kẹo Chew 60

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU.

Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, sau hơn một năm gianhập tình hình kinh tế đất nước đã có nhiều biến chuyển Quan hệ giữa nước ta vớicác nước trên thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng ngày càng được

mở rộng Điều này tạo cho các doanh nghiệp của nước ta có nhiều cơ hội như: mởrộng thị trường, liên doanh liên kết để thu hút vốn và nắm bắt khoa học kỹ thuật tiêntiến từ các nước ngoài… Bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp nước ta cũng phảiđối mặt với nhiều khó khăn, đó là trước xu hướng toàn cầu hóa hội nhập khu vực vàthế giới, nước ta cam kết cắt giảm thuế quan xuống còn mức từ 0 – 5% từ đây cạnhtranh là một thách thức to lớn với các doanh nghiệp nước ta không chỉ ở thị trườngquốc tế mà cả thị trường trong nước Các biện pháp cạnh tranh truyền thống dựa trêngiá cả, phân phối, xúc tiến bán không còn đạt hiệu quả như trước nữa Chính vì vậy,

để có thể thâm nhập và đứng vững trên thị trường, song hành cùng chiến lược cạnhtranh và phát triển bền vững, mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là người chủ thương hiệu,cần phải có tư duy đúng về thương hiệu để từ đó đầu tư xây dựng, bảo vệ và pháttriển nó phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn

Thương hiệu là vấn đề đã được rất nhiều đối tượng quan tâm bàn luận suốtthời gian qua Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhận thứcđúng mức về vấn đề thương hiệu Theo một điều tra gần đây của Dự án hỗ trợ doanhnghiệp về năng lực xây dựng và quảng bá thương hiệu, với mẫu 500 doanh nghiệptrên toàn quốc thì có đến 20% doanh nghiệp không hề đầu tư cho việc xây dựngthương hiệu, trên 70% doanh nghiệp có đầu tư thương hiệu nhưng chỉ ở mức đầu tưdưới 5% doanh thu Theo một khảo sát mới đây của Bộ Công - Thương, có tới 95%trong số hơn 100 doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng cần thiết phải xây dựng và pháttriển thương hiệu Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng, thương hiệu đóng vai tròquan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh, là tài sản vô hình có giá trị lớnnhất của doanh nghiệp… nhưng mới chỉ có 20% doanh nghiệp hiểu được rằng xâydựng thương hiệu cần bắt đầu từ đâu, số còn lại đều rất lúng túng khi đưa ra một kếhoạch phát triển thương hiệu Thậm chí, có doanh nghiệp cho rằng xây dựng thươnghiệu chỉ đơn thuần là đăng ký một cái tên và làm logo

Hậu quả của việc nhận thức yếu về thương hiệu là trên thị trường nội địa, cáccông ty và tập đoàn nước ngoài tăng cường quảng bá thương hiệu của mình, tạo ra

Trang 7

sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước; Tình trạng ăn cắphoặc nhái thương hiệu cũng diễn ra khá thường xuyên giữa các doanh nghiệp trongnước với nhau, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng phổ biến như nước ngọt, bánh kẹo,

xà phòng Doanh nghiệp bị mất thương hiệu sẽ bị mất đi thị phần của mình, cònngười tiêu dùng cũng hoang mang giữa các loại sản phẩm thật và sản phẩm nhái; Cácdoanh nghiệp xuất khẩu lớn của ta đang phải đối mặt với vấn đề bị các công ty nướcngoài ăn cắp hoặc nhái nhãn hiệu trên thị trường quốc tế

Trước thực trạng này thì Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà đã có nhữngquyết sách, hành động như thế nào trong việc phát triển thương hiệu của mình đểchinh phục thị trường mục tiêu Câu hỏi này sẽ phần nào được giải đáp qua Chuyên

đề thực tập tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty

Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà” Chuyên đề đánh giá tình hình thực tế của công ty, qua

đó đánh giá những mặt đã đạt được, những mặt còn hạn chế trong công tác phát triểnthương hiệu của Công ty và tìm ra nguyên nhân Từ đây em mạnh dạn đưa ra một sốgiải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này có kết cấu được chia làm ba chương như sau:

Chương I :Tổng quan về Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.

Chương II : Thực trạng về việc xây dựng và phát triển thương hiệu Tại Công

Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thu Thủy đã giúp đỡ và hướng dẫntận tình để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần Bánhkẹo Hải Hà nói chung và Phòng kế hoạch – Thị trường nói riêng đã tạo điều kiệnthuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và làm việc tại Công ty

Sinh viên

Đặng Thành Nghĩa

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ.

1.1 Các thông tin chung về công ty.

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải hà được thành lập ngày 25/12/1960 Sau 47năm phát triển, công ty từ một xưởng làm Miến giờ đã trở thành một trong các nhàsản xuất bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam với quy mô lên tới 20.000 tấn sảnphẩm/năm Trong quá trình phát triển công ty đã đạt được nhiều thành tích lớn đượcnhà nước đánh giá cao Điều này thể hiện qua việc công ty đã được trao tặng nhiềuhuân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, Hạng Ba

Là một doanh nghiệp sản xuất, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà luôn hướngtới việc đảm bảo cao nhất cho chất lượng sản phâm Công ty đã áp dụng hệ thốngchất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và hệ thống HACCP ( Phân tích mốinguy hiểm và các điểm kiểm soát tới hạn ) theo tiêu chuẩn TCVN 5603:1998 cùngvới HACCP CODE : 2003 Đặc biệt Công ty là doanh nghiệp đầu tiên được cấpchứng nhận hệ thống “ Phân tích mối nguy hiểm và các điểm kiểm soát tới hạn”trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam Qua đây ta thấy được cam kết củaban lãnh đạo doanh nghiệp về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ củangười tiêu dùng Với những nỗ lực không ngừng đó, sản phẩm của Công ty đã liêntục được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong 11năm cho đến nay

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số: 0103003614 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày20/01/2004, thay đổi lần thứ 2 ngày 13/08/2007

 Trụ sở chính và chi nhánh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

 Trụ sở chính: 25- Trương Định- Quận Hai Bà Trưng- Hà nội

 Chi nhánh miền Nam: Lô 27- Đường Tân khu công nghiệp Tân Quận Tân Bình- TP Hồ Chí Minh

Tạo- Chi nhánh miền Trung: 134- Đường Phan Thanh- Quận Thanh Khê- Đà Nẵng

Trang 9

 Tên giao dịch quốc tế : Haiha Confectionery Joint- Stock company(HAIHACO)

 Tài khoản ngân hàng : 710A .00009 tại chi nhánh Ngân hàng Côngthương, Thanh Xuân, Hà Nội

 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:

 Chức năng: Công ty chuyên sản xuất bánh kẹo chất lượng cao phục vụ nhucầu của các tầng lớp nhân dân và xuất khẩu

- Đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, thu hút và đào tạo đội ngũ nhân viên cótrình độ chuyên môn cao Bảo vệ uy tín của doanh nghiệp, thực hiện đúng tiêuchuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Công ty với hơn 40 năm phát triển đã đi qua nhiều giai đoạn khác nhau.Ta cóthể xem xét một cách tổng quát qua các giai đoạn sau:

1.2.1 Giai đoạn 1959-1961:

Vào đầu năm 1959 Tổng công ty Nông sản thô Miền Bắc đã tiến hành xâydựng một cơ sở thực nghiệm để nghiên cứu sản xuất hạt Chân Châu với 9 cán bộ từtổng công ty chuyển sang Nhưng sau đó từ nhu cầu thiết thực của nhân dân, cơ sở

đã chuyển sang nghiên cứu và chế biến Miến làm từ đậu xanh Do đó, vào ngay

Trang 10

25/12/1960 xưởng Miến Hoang Mai ra đời Đây cũng chính là dấu mốc cho sự rađời của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà ngày nay.

1.2.2 Giai đoạn từ 1962-1967:

Từ khi ra đời xưởng Miến Hoàng Mai đã có sự phát triển đáng kể về nhiềumặt Vì vậy từ năm 1962 xưởng đã sản xuất thêm một số loại sản phẩm như: xì dầu,tinh bột ngô…

Năm 1966 xưởng Miến đổi tên thành: Nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải

Hà theo quyết định của Bộ công nghiệp nhẹ với nhiệm vụ chính là sản xuất viênđạm, nước chấm lên men, nước hoa quả, Bánh mỳ, bột dinh dưỡng trẻ em Đặc biệt

là nhà máy tiến hành nghiên cứu mạch nha Đây là một nguyên liệu quan trọng choviệc phát triển của nhà máy thành công ty bánh kẹo sau nay

1.2.3 Giai đoạn 1968-1975:

Tháng 6/1970 nhà máy chính thức tiếp nhận phân xưởng sản xuất của nhà máybánh kẹo Hải Châu bàn giao sang với công suất 900 tấn một năm theo chỉ thị của

Bộ lương thực thực phẩm.Sau đó nhà máy đổi tên thành: Nhà máy thực phẩm Hải

Hà Trong thời gian này nhà máy sản xuất các loại sản phẩm: Kẹo, mạch nha, giấytinh bột, bột dinh dưỡng trẻ em…

Năm 1975 khi trang bị thêm dây chuyền sản xuất từ các nước Đức, Trung Quốc…Nhà máy đã hoàn thành kế hoạch trước thời hạn với giá trị tổng sản lượng là1.1 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 111.15%

1.2.4 Giai đoạn 1976-1985:

Tháng 12/1976 nhà máy được nhà nước phê chuẩn phương án thiết kế mở rộngdiện tích mặt bằng với công suất thiết kế 6000 tấn / năm

Năm 1978 lần đầu tiên nhà máy xuất khẩu được 38 tấn kẹo sang các nước Liên

Xô, Mông Cổ, Pháp, Italya…

Năm 1980, thực hiện Nghị Quyết trung ương 6 khoá V, nhà máy thành lập bộphận sản xuất phù trợ là rượu Năm 1982 nhà máy sản xuất bánh Nhưng nhữngnăm 1981- 1983 trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, sản xuất bị đình đốn, sảnphẩm bị ứ đọng

Trang 11

1.2.5 Giai đoạn từ 1986-2003.

Những năm đầu giai đoạn này nhà máy gặp khá nhiều khó khăn Năm 1987nhà máy đổi tên thành: Nhà máy bánh kẹo xuất khẩu Hải Hà trực thuộc Bộ nôngnghiệp và công nghệ thực phẩm Năm 1992 nhà máy thực phẩm Việt Trì (nhà máy

mì chính) được sát nhập vào nhà máy Hải Hà Năm 1995 nhà máy kết nạp thêmthành viên mới là nhà máy bột dinh dương trẻ em Nam Định

Ngày 24/3/1993 theo quyết định số 261 CN/TCLĐ của Bộ công nghiệp nhẹnhà máy đổi tên thành: Công ty bánh kẹo Hải Hà bao gồm các xí nghiệp trực thuộcnhư sau:

Xí nghiệp dinh dưỡng Nam Định

Năm 1993 Công ty tách một bộ phận sản xuất để thành lập công ty liên doanh

“Hải Hà – Kotobuki” với công ty Kotobuki Nhật Bản với số vốn góp 12 tỷ đồngtương đương 30% tổng số vốn góp

Năm 1995 Công ty liên doanh với hãng Miwon của Hàn Quốc thành lập liêndoanh “Hải Hà – Miwon” tại Việt Trì với số vốn góp 1 tỷ đồng tương đương 16,5%tổng số vốn góp

Năm 1996, Thành lập công ty liên doanh “Hải Hà – Kameda” ở Nam Định

1.2.6 Giai đoạn từ năm 2003 đến nay.

Đứng trước những thách thức nảy sinh trong quá trình hội nhập, Công ty đãchủ động đầu tư máy móc, trang thiết bị tiên tiến, sản xuất ra những sản phẩm cógiá trị dinh dưỡng cao như: Kẹo Chew, Bánh kem xốp, Bánh xốp có nhân, Miniwaf,Bánh dinh dương cho học sinh theo chương trình hợp tác với tổ chức quốc tế Gret

và Viện dinh dương Bộ ytế, các sản phẩm bổ xung canxi, vitamin hợp tác sản xuấtvới hãng Tenamyd- Canada

Trang 12

Năm 2003 Công ty thực hiện cổ phần hoá theo quyết định số191/2003/QĐ_BCN ngày 14/11/2003 của Bộ công nghiệp.

Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày20/01/2004 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 01030003614 do Sở kếhoạch và đầu tư Hà Nội cấp và thay đổi lần 2 ngày 13/08/2007.Công ty đổi tênthành: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà và hoạt động cho đến ngày nay

1.2.7 Một số thành tích mà Công ty đã đạt được trong thời gian qua.

Với 6.5% thị phần bánh kẹo cả nước tính theo doanh thu, Công ty cổ phầnbánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất bánh kẹo trongnước Sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng ưa thích và đánh giá cao.Công

ty được tặng nhiều huy chương vàng, bạc trong các cuộc triển lãm Hội chợ quốc tếhàng công nghiệp Việt Nam, Triển lãm kinh tế - kỹ thuật - Việt Nam và thủ đô.Không chỉ có vậy, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà còn được trao tặng nhiềuhuân chương cao quý:

- 4 Huân chương Lao động Hạng Ba ( Năm 1960- 1970 )

-1 Huân chương Lao động Hạng Nhì ( Năm 1985 )

-1 Huân chương Lao động Hạng Nhất ( Năm 1990 )

-1 Huân chương Độc Lập Hạng Ba ( Năm 1997 )

Sản phẩm của công ty ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trương vàđược người tiêu dùng bình chon là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” 11 năm liền từ

1996 đến nay Và gần đây nhất, HAIHACO được bình chọn vào danh sách 100thương hiệu mạnh của Việt Nam

1.2.8 Công nghệ và trang thiết bị.

Theo đánh giá thì hiện tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đang sở hữu cácdây chuyền sản xuất tương đối hiện đại tại Việt Nam Đặc biệt trong đó có một sốdây chuyền thuộc loại hiện đại nhất châu Á – Thái Bình Dương Qua đây giúp công

ty cung cấp sản phẩm chất lượng cao, đa dạng ra thị trường và giúp cho sản phẩmcủa công ty chiếm được sự tín nhiệm của khách hàng

Toàn bộ máy móc của công ty được trang bị mới 100%, mỗi dây chuyền sản

Trang 13

xuất từng dòng sản phẩm có sự phối hợp tối ưu các loại máy móc thiết bị hiện đạiđược nhập khẩu từ nhiều nước.

Cac dây chuyền sản xuất chính gồm có:

Một dây chuyền sản xuất Bánh quy, cookie của Đan Mạch nguyên giá 1 triệuUSD đưa vào sản xuất năm 1992 với công suất 6 tấn / ngày

Một dây chuyền sản xuất bánh Cracker của Italia nguyên giá 1 triệu USD,đưa vào sản xuất năm 1996 với công suất 7 tấn / ngày

Dây chuyền sản xuất kẹo mềm nguyên giá 1 triệu USD công suất 10 tấn /ngày đưa vào sản xuất năm 1996

Một dây chuyền sản xuất kẹo Jelly của Autralia với giá 600.000 USD côngsuất 4 tấn / ngày và dây chuyền sản xuất kẹo Jelly cốc của Malaysia với giá 100.000USD công suất 2 tấn / ngày đưa vào sản xuất năm 1997

Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của Malaysia công suất 6 tấn / ngày trịgiá 500.000 USD đưa vào sản xuất năm 2000 và nâng cấp năm 2006

Hai dây chuyền đồng bộ sản xuất kẹo Chew của Cộng hoà Liên bang Đức trịgiá 2 triệu Euro, công suất 20 tấn / ngày, đưa vào sản xuất năm 2002 và 2004

Dây chuyền sản xuất bánh xốp cuộn của Malaysia công suất 3 tấn / ngày vớigiá 150.000 USD đưa vào sản xuất cuối năm 2006

Dây chuyền sản xuất kẹo cây trị giá 400.000 USD do Đài Loan sản xuất,công suất 1 tấn / ngày đưa vào sản xuất năm 2004

Dây chuyền sản xuất kẹo cứng nhân của Trung Quốc, Ba Lan, Đức công suất

10 tấn / ngày, trị giá 500.000 USD

Một dây chuyền sản xuất bánh snack trị giá 100.000 USD do Trung Quốcsản xuất, công suất 1 tấn / ngày đưa vào sử dụng tháng 6/ 2007

Dây chuyền sản xuất bánh mềm cao cấp trị giá 2 triệu Euro nhập khẩu từCộng hoà Liên Bang Đức đưa vào sử dụng tháng 11/2007

Trang 14

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Ha.

Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.

Phòng

Kế hoạch-Thị trường

Văn phòng

Phòng vật tư

Phòng tài vụ Chi nhánh

Xí nghiệpkẹo

Xí nghiệpbánh Nhà máy Bánh kẹo

Hải Hà II

Xí nghiệpChew

Trang 15

Nguồn: Văn phòng Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.

Đại hội đồng cổ đông:

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định mọi vấn đề quan trọng của công

ty theo luật doanh nghiệp và điều lệ công ty Đai hội đồng cổ đông là cơ quan thôngqua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty, quyết định cơcấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty

Hội đồng quản trị:

Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết địnhmọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề do Đạihội đông cổ đông (ĐHĐCĐ) quyết định

Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết địnhcủa ĐHĐCĐ thông qua hoạch định chính sách, ra quyết định hành động cho từngđiểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

Ban kiểm soat:

Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh vàđiều hành của công ty

Ban điều hành:

Do HĐQT bổ nhiệm gồm có một Tổng giám đốc, hai Phó giám đốc, một Kếtoán trưởng Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm là người đại diện theo pháp luậtcủa công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quanđến hoạt động hàng ngày của công ty Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng doHĐQT bổ nhiệm theo đề xuất của Tổng giám đốc

Các phòng ban chức năng:

 Phòng Kế hoạch – Thi trường: Tổ chức các hoạt động Marketting, nghiêncứu thị trường, đề ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo quá trình sản xuấtkinh doanh diễn ra ổn định, đạt hiệu quả cao

 Phòng tài vụ: Có nhiệm vụ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh, tổ chức hạch toán kế toán, tính chi phí đầu vào đầu ra, tính toán lãi lỗ, đánhgiá kết quả hoạt động…lập, phân tích báo cáo tài chính, báo cáo kế toán

 Phòng kỹ thuật – phát triển: Nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, cải tiến

Trang 16

chất lượng mẫu mã sản phẩm cũ, xác định các định mức kinh tế kỹ thuật.

 Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm: Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệuđầu vào, sản phẩm đầu ra, lập kế hoạch về chất lượng và quản trị chất lượng

 Văn phòng: Gồm có phòng Hành chính tổng hợp, ytế, nhà ăn, bảo vệ cơ quan,

có nhiệm vụ giải quyết các văn bản giấy tờ tới cơ quan, đảm bảo an ninh cho sản xuất…

 Các xí nghiệp: Gồm có các tổ đội sản xuất, tổ trưởn sản xuất, nhân viênthống kê… có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm để cung ứng ra thị trường

Qua sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà ta thấy bộmáy quản lý khá tinh gọn, hoạt động linh hoạt Qua thực tế làm việc tại phòng kinhdoanh, em nhận thấy các công việc đã được tiến hành theo quá trình Đây là mộtphương pháp làm việc đem lại hiệu quả cao, xóa bỏ được những hạn chế do chuyênmôn hoá mang lại Công việc đã được thực hiện ơ nơi thích hợp nhất, quyền chủđộng giải quyết vấn đề đã được trao cho người đảm nhận công việc, do đó công tyngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng

Bộ máy quản lý của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng.Các phòng banlàm nhiệm vụ cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo Quyền quyết định, ra mệnh lệnhthuộc cấp trưởng trực tuyến là ban giám đốc và cấp trưởng các bộ phận Các phòngban đề xuất ý kiến lên cấp trên, khi được lệnh của thủ trưởng sẽ có quyết định từtrên xuống Các nhà máy xí nghiệp có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng khác nhau

và được tổ chức khá độc lập Giám đốc mỗi nhà máy, xí nghiệp nhận lệnh và thôngtin từ Ban giám đốc Công ty và các trưởng phòng trung tâm như phòng kinh doanh

và làm nhiệm vụ cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh cho các phòngban Như vậy thông tin về các đơn hàng luôn được cập nhật để đáp ứng tốt nhất nhucầu của khách hàng

Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:

Công ty gồm có 6 xí nghiệp thành viên, trong đó 5 xí nghiệp sản xuất chính vàmột xí nghiệp phụ trợ Các xí nghiệp được xây dựng theo nguyên tắc đối tượng, mỗi xínghiệp được phân công sản xuất những nhóm sản phẩm nhất định

- Xí nghiệp kẹo: Chuyên sản xuất các loại kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo chew…

- Xí nghiệp bánh: Sản xuất các loại bánh quy, cracker, bánh mềm cao cấp…

-Xí nghiệp phụ trợ: Cung cấp nhiệt lượng cho các xí nghiệp sản xuất bánh kẹo

Trang 17

và sửa chữa, bảo dưỡng phần lớn máy móc thiết bị của toàn công ty, ngoài ra các xínghiệp phụ trợ còn có thêm bộ phận sản xuất phụ với nhiệm vụ làm nhãn gói kẹo,cắt giấy và in bìa đóng hộp.

- Nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định: Chuyên sản xuất bột dinh dưỡng,bột canh và bánh kem xốp các loại

- Nhà máy thực phẩm Việt Trì: Sản xuất bánh kẹo và một số sản phẩm phụkhác như: Mỳ ăn liền và nước giải khát

Quy trình công nghệ sản xuất của công ty hoạt động chế biến liên tục, khépkín, sản xuất với mẻ lớn Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty là không có sảnphẩm dở dang, mỗi sản phẩm được hoàn thành ngay sau khi kết thúc dây chuyềnsản xuất, sản phẩm hỏng sẽ được đem tái chế ngay trong ca làm việc

Trên một dây chuyền sản xuất có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khácnhau nhưng có sự tách biệt về thời gian, mỗi chu kỳ sản xuất thường nhanh nhất từ

5 đến 10 phút, dài nhất từ 3 đến 4 tiếng

Ta có sơ đồ quy trình sản xuất một số sản phẩm tiêu biểu như sau:

Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất bánh kem xốp.

Trang 19

Sơ đồ 3:Quy trình sản xuất kẹo Chew.

Nguồn: Xí nghiệp kẹo Chew

Đường, Gluco, Chất béo

Tạo Hình

Làm LạnhPhối TrộnHoà Tan

Tạo XốpNấu

Bao Gói

Đóng Thành Phẩm

Hương Liệu

Trang 20

1.4 Một số kết quả sản xuất kinh doanh.

1.4.1 Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm gần đây.

Bảng 1: Chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty từ năm 2003 đến

3 Lợi nhuận từ hoạt động

Nguồn: Phòng tài vụ

Tổng tài sản của Công ty tăng nhanh từ năm 2003 tới năm 2007, trong vòng 5 năm, tổng tài sản tăng 53.9 tỷ đồng (tăng thêm 38.25% so với năm 2003 Các chỉ tiêu về doanh thu thuần và lợi nhuận đều có xu hướng tăng Điều này cho thấy công

ty đã hoạt động khá hiệu quả trong giai đoạn 2003 – 2007

1.4.2 Sản lượng sản xuất và tiêu thụ.

Bảng 2: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ từ năm 2003 đến năm 2007.

2003

Năm2004

Năm2005

Năm2006

Năm2007

Trang 21

năm 2007 Sản lượng sản xuất có xu hướng không ổn định, nhưng đó là kế hoạchsản xuất dựa trên nghiên cứu nhu cầu thị trường Kết quả hoạt động tiêu thụ đã chothấy lượng sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu, sản lượng dư thừa hàng năm là ít.Với sản lượng sản xuất lớn và hợp lý đã mang lại lợi nhuận cho công ty Lợi nhuậnròng thu được nhìn chung tăng dần qua các năm

1.4.3 Phân tích một số biến động trong sản xuất kinh doanh.

Qua bảng chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh ta thây: Doanh thu co xuhướng tăng từ năm 2003 tới năm 2005 Năm 2006 doanh thu thuần giảm so với

2005 song lại có sự tăng lên cả về tổng tài sản và lợi nhuận Tính đến thời điểmngày 30/6/2007 Doanh thu thuần của Công ty đạt 147.8 tỷ đồng, đạt 43% kếhoạch đề ra, lợi nhuận sau thuế đạt 5.2 tỷ đồng đạt 40% kế hoạch đề ra Phần tiếptheo sẽ tập trung phân tích và giải thích sự biến động bất thường trong hai năm

2005 và 2006

1.4.3.1 Doanh thu.

Sở dĩ Doanh thu năm 2006 lại giảm so với năm 2005 là vì:

Doanh thu của HAIHACO chủ yếu từ dòng sản phẩm kẹo Chew ( Chiếm 32%tổng doanh thu ), bánh quy và cracker ( 12% ), kẹo mềm ( 24.7% ), bánh kem xốp( 10,9 % ), kẹo cứng ( 10.5% ), kẹo Jelly ( 8.6% )…Doanh thu từ các dòng sảnphẩm khác chỉ chiếm 1%

Doanh thu thuần cả năm 2006 đạt 329.8 tỷ đồng giảm 1% so với năm 2005.Doanh thu 6 tháng đầu năm 2007 của công ty đạt 149,6 tỷ đồng, giảm khoảng 2%

so với luỹ kế 6 tháng đầu năm 2006 và đạt 44% kế hoạch Nguyên nhân của việcgiảm doanh thu thuần như trên là vì từ đầu năm 2006 công ty đã thực hiện cơ cấu lạidanh mục sản phẩm Công ty chú trọng sản xuất những mặt hàng có lãi như kẹoChew, kẹo Jelly, bánh kem xốp (Nhóm I), giảm bớt những sản phẩm ít có lãi và bịcạnh tranh mạnh như bánh Quy và Cracker, kẹo cứng và một số loại kẹo mềm(Nhóm II) Những sản phẩm nhóm I vẫn phát huy hiệu quả kinh doanh thể hiện qua

Trang 22

doanh thu tăng 149 tỷ đồng năm 2005 lên 170 tỷ đồng trong năm 2006 song doanhthu từ nhóm II giảm mạnh từ 180 tỷ đồng xuống còn 156 tỷ đồng Dẫn đến doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm.

Biểu đồ 1: Biểu đồ thay đổi cơ cấu sản phẩm qua các năm:

Cơ cấu sản phẩm năm 2005

0.80%

54.30%

2 3

1.4.3.2 Ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu tới doanh thu và lợi nhuận.

Chi phí nguyên vật liệu chiếm 65% đến 70% giá thành sản phẩm do đó việcgiá NVL biến động sẽ ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Dothị trường sản phẩm của công ty có tính cạnh tranh cao, nên công ty không thể điều

Trang 23

chỉnh ngay giá bán ra sản phẩm khi giá nguyên vật liệu tăng, dẫn đến lợi nhuận sẽ

bị giảm trong ngắn hạn Trong dài hạn, nếu thị trường đồng loạt điều chỉnh giá bán

ra sản phẩm do ảnh hưởng của giá NVL thì việc điều chỉnh tăng giá bán ra có thểthực hiện được, làm tăng doanh thu và triệt tiêu được ảnh hưởng của việc thay đổigiá cả nguyên vật liệu đến lợi nhuận

Đường là nguyên vật liệu chiếm đến 25% tổng chi phí NVL đầu vào của sảnphẩm bánh kẹo Hải Hà Vì vậy, sự biến động giá đường những năm qua tác độngkhông nhỏ tới chi phí nguyên vật liệu.Giá nguyên vật liệu khác như sữa bột, bột mỳ,gluco trong các năm qua đã biến động rất mạnh, chủ yếu do tác động của mùa vụ vàthời tiết Ví dụ ta lấy tháng 8 năm 2005 là điểm cơ sở, ta có bảng biến động giáNVL tại thời điểm tháng 8 hàng năm như sau:

Bảng 3: Tình hình biến động nguyên vật liệu.

Nguyên liệu Đơn vị (Điểm cơ sở)08/2005 08/2006 08/2007

Nguồn: Phòng kế hoach – thị trường.

- Giá Đường, bột mỳ, gluco tính từ giá bán cho khách hang công nghiệp tại

Hà Nội

- Giá sữa bột theo giá nhập khẩu của công ty CIF Hải Phòng

Để thể hiện rõ hơn sự biến động giá ta có:

Trang 24

Biểu đồ 2: Biến động giá nguyên vật liệu tại thời điểm tháng 8 hàng năm sau:

1.4.4 Đánh giá về tình hình tài chính của Công ty trong các năm gần đây.

I Tổng các khoản phải thu 28.158.379.574 36.027.212.962 26.021.159.597

1 Phải thu khách hàng 25.740.287.446 35.034.082.423 23.380.363.148

2 Trả trước cho người bán 1.488.446.981 356.221.361 2.347.251.750

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 429.945.951 228.645.348 177.825.332

4 Các khoản phải thu khác 499.699.196 408.263.830 115.719.367

II Tổng các khoản phải trả 93.944.167.045 94.032.385.447 95.610.155.826

1 Nợ ngắn hạn 73.023.381.529 77.037.882.503 76.233.716.720 1.1 Vay và nợ ngắn hạn 16.606.543.000 16.941.900.000 10.718.100.000 1.2 Phải trả người bán 29.565.729.031 33.661.897.553 32.611.170.621 1.3 Người mua trả tiền trước 57.544.376 722.831.881 392.984.714 1.4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 1.613.597.942 4.254.582.032 3.516.492.746 1.5 Phải trả người lao động 12.720.989.408 19.394.339.466 12.623.346.276

Trang 25

1.6 Chi phí phải trả 1.631.251.793 1.477.593.952 2.314.847.102

1.8 Các khoản phải trả, phải nộp khác 10.763.688.372 584.737.619 14.052.739.895

2 Nợ dài hạn 20.920.785.516 16.994.502.944 19.376.439.106 2.1 Phải trả dài hạn khác 129.760.000 163.126.289.778 175.760.000 2.2 Vay và nợ dài hạn 20.359.794.056 16.126.289.778 18.125.102.788 2.3 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 431.231.460 704.453.166 1.075.576.318

Nguồn: Phòng tài vụ 1.4.4.2 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu.

Bảng 5: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu.

tính

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

4.1 Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần % 4.47 4.61 5.73

do khách hàng đánh giá Công ty qua việc tiêu đùng sản phẩm mà Công ty sản xuất Chỉ

có sản phẩm với chất lượng tốt mới được khách hàng chấp nhận và tin dùng Nắm bắtđược điều này, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà những năm gần đây đã đầu tư rấtnhiều vào sản phẩm của mình Công ty phát triển sản phẩm theo hướng đa dạng hóa

Trang 26

Sản phẩm của Công ty có nhiêu loại với các hương vị khác nhau nhằm thỏa mãn mọinhu cầu của khách hàng.

HAIHACO tập trung phát triển 2 loại sản phẩm chính là Kẹo và Bánh, mỗi loạibao gồm các nhóm sau:

- Kẹo: Kẹo “CHEW HẢI HÀ”, Kẹo Jelly “CHIP HẢI HÀ”, Kẹo xốp mềm, Kẹocứng nhân, Kẹo Cây “HẢI HÀ POP”

-Bánh : Bánh quy, Bánh kem xốp, Bánh xốp cuộn MINIWAF, Bánh Cracker,Bánh Snack – mimi, Bánh trung thu, Bánh hộp

- Dòng bánh mềm phủ sôcôla với công nghệ và thiết bị hiện đại của Châu Âu vàHàn Quốc đã có mặt trên thị trường với nhãn hiệu : Long-pie, Long Cake, Hi-pie,Lolie

Với việc phát triển theo hướng đa dạng hóa về sản phẩm Công ty hướng tớinhiều thị trường khách hàng khác nhau nhằm không ngừng nâng cao danh tiếng củamình Dưới đây là một số sản phẩm chủ lực của Công ty trong thời gian tới:

1.5.1.1 Kẹo Chew.

Từ khi ra đời kẹo Chew của Hải Hà đã mang lại cho Công ty một gương mặt mới.Danh tiếng của Công ty không ngừng được nâng cao qua dòng kẹo này Với chất lượngcao, mới lạ và có rất nhiều hương vị đã làm khách hàng rất hài lòng về sản phẩm Sảnlượng kẹo Chew tăng liên tục từ năm 2002 và việc cháy hàng của dòng kẹo này thườngxuyên xảy ra Khi nói tới kẹo thì chắc chắn cái tên Chew Hai Hà sẽ được nhiều ngườinhắc tới nhất Chứng tỏ nó góp phần không nhỏ vào việc phát triển thương hiệu củaCông ty Hiện nay Chew vẫn đang vững vàng ở vị trí số 1 trên thị trường về kẹo

Sản phẩm kẹo “Chew Hải Hà” của công ty được đánh giá là dòng sản phẩm chủlực, khẳng định lợi thế đi đầu của công ty và chất lượng của nhóm sản phẩm Đây làloại kẹo dẻo có thành phần chủ yếu từ đường Gluco, chất béo, sữa…kết hợp với hương

vị hoa quả vùng nhiệt đới Công ty đã đầu tư hai dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuấtkẹo Chew với giá trị trên 2 triêu Euro từ Cộng hoà Liên bang Đức với công suất lên tới

20 tấn /ngày vào năm 2002 và 2004 Qua 5 năm phát triển, Công ty đã đưa ra thịtrường nhiều mẫu mã sản phẩm khác nhau, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa

Trang 27

dạng của nhiều đối tượng khách hàng.Nhãn hiệu “Chew Hải Hà” đã được Cục sở hữutrí tuệ cấp bảo hộ độc quyền năm 2003.

Các nhãn hiệu tiêu biểu cho nhóm hàng này là các sản phẩm kẹo hoa quả : ChewTaro, Chew Coffee, Chew dâu, Chew nho đen, Chew mecay, Chew sôcôla, Chewcaramel, Chew đậu đỏ, Chew cốm, …

Qua dòng kẹo này mang lại nhiều lợi thế cho Công ty Song Công ty Cổ phầnBánh kẹo Hải Hà cũng nên nghiên cứu thêm về sản phẩm để sản phẩm ngày càng làmhài lòng khách hàng Bên cạnh đó Công ty cũng cần phải nghiên cứu cẩn trọng về sảnphẩm của các đối thủ cạnh tranh như Chewy của Hải Châu và một số loại kẹo mềm củaTràng An Bởi hai công ty này cũng đã đang tiến hành sản xuất sản phẩm kẹo tương tự.Mặc dù chất lượng kẹo chưa ngang bằng với kẹo Chew của Công ty song việc định giácạnh tranh của họ có thể sẽ gây ảnh hưởng tới dòng kẹo Chew chủ lực trong tương lai

1.5.1.2 Bánh kem xốp.

Đây là dòng sản phẩm truyền thống của công ty với công suất 5 tấn / ngày Cácsản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, liên tục được cải tiến vớichất lượng cao

Sản phẩm bánh kem xốp của Công ty được đưa ra thị trường với khá nhiều nhãnhiệu: Winggo , Waffer , Smile với nhiều hương vị kem như khoai môn, dâu, cốm…Ngoài bánh kem xốp thanh thì Công ty còn đưa ra dòng bánh kem xốp ống Miniwafvới nhiều hương vị Dòng sản phẩm này đang cạnh tranh với bánh kem xốp của HảiChâu Bánh kem xốp của Hải Châu được nhiều người tiêu dùng biết tới bởi Hải Châu

là công ty đầu tiên sản xuất dòng bánh này trên thị trường nước ta Song bánh kem xốpcủa Hải Châu nghèo nàn về mẫu mã và hương vị nên sản phẩm của Hải Hà có thếmạnh trong cuộc cạnh tranh Công ty Hải Hà nên xem xét lại chính sách giá của bánhkem xốp thanh sao cho phù hợp Bánh kem xốp của công ty cũng đang là một trongnhững dòng sản phẩm chính với thương hiệu Miniwaf đang được nhiều người ưachuộng

1.5.1.3 Bánh hộp, Bánh Trung Thu.

Bánh hộp là sản phẩm có tính mùa vụ Các sản phẩm bánh kẹo cao cấp của công

Trang 28

ty được đóng gói sắt, hộp nhựa với nhiều kích cỡ, chủng loại khác nhau, phục vụtrong dịp Lễ, Tết, làm quà biếu sang trọng.

Bánh Trung Thu là mặt hàng có tính mùa vụ rõ rệt Đây là sản phẩm mà công

ty mới tiến hành khai thác Song Bánh Trung Thu của công ty đã được đánh giácao, khẳng định được ưu thế trên thị trường, điều này thể hiện qua tốc độ tăngtrưởng cao của bánh Trung Thu qua từng năm

Mặc dù là sản phẩm có tính mùa vụ song Công ty nên tập trung nhiều hơn nữacho các sản phẩm này Bánh trung thu là sản phẩm mang lại doanh thu và lợi nhuậnrất lớn Còn dòng bánh hộp thường được khách hàng lựa chọn kỹ khi quyết địnhmua vì nó thường được dùng làm quà biếu tặng hay để bày biện Vì vậy sản phẩmcủa công ty đáp ứng được yêu cầu sẽ hứa hẹn khả năng tiêu thụ lớn mang lại lợinhuận cao Đặc biệt công tác phát triển thương hiệu nhờ vào dòng sản phẩm này cóhiệu quả rất cao Song chất lượng là vấn đề hết sức quan trọng cho dòng sản phẩmnày Sản phẩm này thường được định giá cao vì vậy chất lượng sản phẩm phải thỏamãn được nhu cầu của khách hàng Vì nếu chỉ đáp ứng được về kiểu dáng màkhông đáp ứng được về chất lượng hàng bên trong sẽ khiến khách hàng không hàilòng và bài trừ sản phẩm gây thiệt hại về uy tín thương hiệu của công ty

1.5.1.4 Bánh mềm cao cấp.

Đưa vào thị trường từ tháng 11/2007 Đây là dòng sản phẩm cao cấp phục vụcho cuộc sống hiện đại gồm bánh mềm cao cấp phủ và không phủ sôcôla.Bánh phủsôcôla gồm hai nhãn hiệu Long – pie và Hi – pie Và bánh không phủ gồm có nhãnhiệu Lolie và Long Cake Dòng bánh này có dạng thanh khác với dòng bánh trònthông thường vì vậy tiện dụng cho người sử dụng Đặc biệt với lợi thế ra sau, Bánhmềm do công ty sản xuất không sử dụng chất bảo quản và được chế biến với dâychuyền khép khín nên thời gian bảo quản đến một năm

Công ty tiến hành xây dựng dây chuyền đồng bộ, xây dựng mới nhà xưởngđảm bảo tiêu chuẩn HACCP với chiến lược tạo ra sản phẩm độc đáo, chất lượng caođáp ứng tốt nhu cầu khách hàng nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước và mở rộngthị trường ra nước ngoài

Trang 29

Bánh mềm là sản phẩm để chinh phục thị trường khách hàng có thu nhập cao

mà Công ty đang hướng tới Vì vậy đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm là một việclàm cần thiết Công ty hi vọng dòng sản phẩm này sẽ góp phần thay đổi quan điểmcủa người tiêu dùng khi cho rằng công ty chỉ tập trung và thị trường khách hàngtrung bình Đây sẽ là dòng sản phẩm bánh chủ lực của Công ty trong thời gian tới

Nó sẽ làm tăng giá trị thương hiệu của Công ty

Bảng 6: Lợi nhuận theo dòng sản phẩm từ năm 2005 đến tháng 2007.

Các sản phẩm nhóm II bao gồm: Bánh quy, Bánh Cracker, kẹo cứng và một

số loại kẹo mềm Đây là những sản phẩm truyền thống nhưng vào thời điểm hiện tạiđang bị cạnh tranh mạnh Lợi nhuận mang lại từ các sản phẩm này là không cao

Trang 30

Công ty đang tiến hành giảm bớt sản xuất các sản phẩm này để đầu tư cho các sảnphẩm nhóm I Trên thực tế các sản phẩm này chủ yếu phục vụ khách hàng bình dân.

Nó không có tác động nhiều đến việc thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường mớicủa Công ty Có nhiều sản phẩm chất lượng không còn đáp ứng nhu cầu hiện tại củakhách hàng có thể làm ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu của thương hiệu mẹ

1.5.2 Thị trường và đối thủ cạnh tranh.

Công ty tổ chức tiêu thụ sản phẩm trên cả 3 miền của tổ quốc Song thị trươngtiêu thụ chính là miền Bắc, đặc biệt là thủ đô Hà Nội.Ngoài thị trường trong nướccông ty còn xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường nước ngoài như Nga, Đức, Cácnước Đông Nam Á Hiện tại với việc đầu tư thêm dây chuyền công nghệ mới, sảnxuất sản phẩm cao cấp với chủng loại đa dạng, công ty đang thực hiện chiến lượchướng ra xuất khẩu

Tham gia thị trường bánh kẹo hiện nay có khoảng hơn 30 doanh nghiệp sảnxuất bánh kẹo có tên tuổi HAIHACO là một trong năm nhà sản xuất bánh kẹo hàngđầu việt nam Là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các công ty như BiBiCa, Kinh Đômiền Bắc với quy mô tương đương về thị phần, năng lực sản xuất và trình độ côngnghệ HAIHACO chiếm khoảng 6.5% thị phần bánh kẹo cả nước tính theo doanhthu, thị phần Kinh Đô chiếm khoảng 20%, BiBiCa chiếm khoảng 7%, Hải Châuchiếm khoảng 3% Tổng số thị phần của các cơ sở sản xuất nhỏ chiếm khoảng 30%-40% thị phần

Cùng với việc nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện với nền kinh

tế thế giới là sản phẩm của các quốc gia khác dễ dàng hơn với việc đi vào thị trườngnước ta trong đó bánh kẹo là mặt hàng thể hiện khá rõ điều này Tại các siêu thị thì

kệ bày bán bánh kẹo có một số lượng khá lớn về kiểu dáng mẫu mã của các nước.Trong đó chủ yếu là sản phẩm đến từ các nước trong khu vực như Thái Lan,Malaysia, Inđônêxia cùng với đó là các sản phẩm cao cấp đến từ Trung Quốc và cácdòng bánh cao cấp đến từ Châu Âu Bánh kẹo ngoại chủ yếu được tiêu thụ qua cáckênh phân phối hiện đại như các siêu thị và các cửa hàng lớn Khối lượng tiêu thụ

Trang 31

bánh kẹo nhập ngoại ngày càng tăng lên mặc dù giá cả cao hơn bánh kẹo trongnước Nhưng do thu nhập của nhân dân ta đã được nâng cao nên khả năng thanhtoán cho bánh kẹo ngoại là trong tầm tay cùng với nó là tâm lý tiền nào của nấycũng tác động tới khách hàng tiêu dùng dòng sản phẩm nhập ngoại Không phải cácsản phẩm nhập ngoại đều có chất lượng cao vượt trội so với sản phẩm trong nướcnhưng chúng được đầu tư vào bao gói và thiết kế kiểu dáng sản phẩm rất bắt mắt.

Từ đây thu hút hơn sự chú ý của khách hàng trong khi khâu bao gói sản phẩm củacác hãng trong nước còn có những hạn chế

Với việc xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh, việc sản xuất kinhdoanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăntrong thời gian tới Đặc biệt các sản phẩm giá cả rất cạnh tranh từ Trung Quốc vàothị trường nước ta Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty trên thị trường nộiđịa ngày càng lớn mạnh và đầu tư lớn cho việc phát triển thương hiệu để thu hútkhách hàng Không những thế các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Kinh Đô vàBiBiCa đã hợp tác với các đối tác nước ngoài để tăng cường sức mạnh cạnh tranh

và vị thế thương hiệu Trong đó Kinh Đô hợp tác với hãng Cadbury (Nước Anh) đểphân phối các sản phẩm của tập đoàn này tại nước ta, còn BiBiCa đã ký kết hợp tácchiến lược với Lotte là hãng bánh kẹo lớn nhất Hàn Quốc Đây là một đe dọa lớnvới công ty trong việc giữ vững thị trường miền Bắc

1.5.3 Lực lượng lao động trong Công ty.

Tính đến tháng 6 năm 2007 thì Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà có 1254người lao động Để thấy rõ nguồn lao động của công ty ta xem xét qua cơ cấu laođộng chia theo các cách khác nhau như sau:

Bảng 7: Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.

Trang 32

3 Trung cấp 6 17

Phân công theo lao động

Phân theo độ tuổi

-Nguồn: Phòng kế hoạch - thị trường

- Đội ngũ kỹ sư công nghệ của công ty được đào tạo từ các trường đại họcchuyên ngành trong nước Công ty luôn chú trọng việc đào tạo cập nhật kiến thức,thông tin mới cho các cán bộ, công nhân viên

- Về lương: Công ty xây dựng chính sách lương riêng đảm bảo cho người laođông được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của nhà nước phù hợp với nănglực, công việc của từng người Mức thu nhập trung bình trong năm 2006 là1.953.000 đồng / người / tháng Đây là mức khá so với các lao động trong cùngngành nghề sản xuất bánh kẹo

- Bên cạnh tiền lương công ty còn có chính sách thưởng để động viên, khuyếnkhích cán bộ công nhân viên và thực hiện bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên theođúng quy định của nhà nước

Trong những năm gần đây với năng lực sản xuất nâng cao, cùng với việc điều

Trang 33

chỉnh hợp lý cơ cấu lao động cho nên mức thu nhập của người lao động không ngừngđược nâng lên.Điều này cho thấy mức sống của người lao động dần được cải thiện

Biểu đồ 3: Mức thu nhập trung bình / tháng của người lao đông (2003-2007)

Biểu đồ thu nhập

1.235 1.515 1.532

1.953 2.296

0 0.5 1 1.5 2 2.5

Bên cạnh những lợi thế về nguồn nhân lực thì công ty cũng cần phải xemxét đánh giá thường xuyên về lực lượng lao động trong công ty Lực lượng lao

Trang 34

động trong các nhà máy chủ yếu là nữ nên Công ty cần quan tâm nhiều hơn tớiviệc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế Lực lượng quản lý kho của Công ty còn cónhiều hạn chế về chuyên môn nên việc thực hiện công việc còn gặp nhiều khókhăn Đặc biệt trong vấn đề sắp xếp, điều hành công việc cho các nhân viên bốcxếp Nhiều khi do điều động công việc và đưa ra quy tắc không hợp lý nên làmcho công viêc bị đình trê Có bộ phận thì thiếu nhân lực trong khi không nhậnđược sự hỗ trợ từ các kho khác ….

Việc phát triển thương hiệu của Công ty còn gặp nhiều khó khăn do chưađược chuyên môn hóa Công việc này mới được giao cho anh Nguyên phòng kếhoạch – thị trường đảm trách Lực lượng hỗ trợ cho hoạt động này là nhân viêntrong phòng kế hoạch – thi trường Nhưng do phải đảm nhận công tác phân phối,tiêu thụ sản phẩm nên việc cộng tác để phát triển thương hiệu và tổ chức hoạtđộng này một cách chuyên nghiệp là có hạn chế Việc thuê đối tác từ bên ngoàikhông mang lại hiệu quả cao khi không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn vàthiếu hiểu biết về công ty

Trang 35

1.5.4 Nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.

Bảng 8:Cơ cấu vốn kinh doanh của HAIHACO từ năm 2003- 2007.

Vốn lưu động 50088 35.55 53086 35.3 57086 36.3 58128 34.8 70310 36.1Vốn cố định 90807 64.45 97285 64.7 100114 63.7 108844 65.2 124454 63.9Tổng vốn 140895 100.0 150371 100.0 157200 100.0 166938 100.0 194764 100.0

Nguồn: Phòng tài vụ.

Qua bảng cơ cấu vốn ta thấy vốn cố định luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong cơcấu vốn qua các năm các năm ở trên ( Chiếm hơn 63%) Sở dĩ như vậy là vìHAIHACO là một doanh nghiệp sản xuất nên vốn cố định luôn chiếm phần lớntrong tổng tài sản

Vốn lưu động của công ty chiếm khoảng 35% và khá ổn định Đây là mộtlượng vốn đủ lớn để công ty linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ nguồnnguyên vật liệu đầu vào khâu tiêu thụ sản phẩm Với lượng vốn này thì công ty cũngđảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền hàng cho các đối tác kinh doanh Từ đây giữvững uy tín của công ty với nhà cung cấp tạo mối quan hệ lâu dài

Từ bảng cơ cấu trên ta cũng thấy tổng vốn tăng khá nhanh từ năm 2003 đếnnăm 2006 Năm 2007 mới chỉ có số liệu tới tháng 6 song ta có thể kết luận tổng vốnnăm 2007 sẽ cao hơn so với năm 2006 vì hoạt động kinh doanh của công ty tậptrung chủ yếu vào sáu tháng cuối năm.Tổng vốn tăng nhanh và ổn định tạo tiền đềcho việc phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao sản lượng giúp cho nhà máy ngàycàng lớn mạnh

Phát triển thương hiệu cần có nguồn lực vể tài chính Nguồn vốn của Công tycòn thấp cho nên việc đầu tư vào phát triển thương hiệu còn hạn chế Bởi lẽ đi đôivới phát triển thương hiệu là hiệu quả kinh doanh Nguồn lực giành cho quảng báthương hiệu của Công ty còn thấp so với các đối thủ cạnh tranh như Kinh Đô vàBibica Vì vậy các hoạt động quảng bá của Công ty tại các hội chợ làm với quy mônhỏ không để lại ấn tượng sâu sắc với khách hàng Trong khi đó Kinh Đô và Bibicathể hiện sức mạnh của mình bằng hình ảnh nổi bật của gian hàng từ khâu thiết kế

Trang 36

đến độ chuyên nghiệp Chất lượng sản phẩm là yếu tố cốt lõi, song các công ty cạnhtranh đều làm tốt được điều này thì hình tượng và sự thỏa mãn khi tiêu dùng nhãnhiệu hàng hóa lại là một yếu tố quyết định mạnh đến tiêu thụ hàng hóa.

Như vậy, nguồn vốn quyết định khá lớn đến hoạt động xây dựng và phát triểnthương hiệu Bởi kinh phí để đầu tư vào thương hiệu không phải là nhỏ và gặpkhông ít khó khăn trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, đặc biệt là ở thị trườngnước ngoài Tuy nhiên không phải là hạn chế về nguồn lực là Công ty không pháttriển được thương hiệu của mình Công ty vẫn có thể làm tốt công tác này khi làmtốt những điểm tiếp xúc giữa thương hiệu của mình với khách hàng mục tiêu

1.5.5 Quy định và luật pháp.

Hiện nay nhà nước ta đã có khá nhiều hướng dẫn và quy định về phát triểnthương hiệu song công tác này cần được quan tâm và chú trọng nhiều hơn để hỗ trợcác doanh nghiệp phát triển Đó là: Nhà nước nên hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký,quản lý và bảo vệ thương hiệu đặc biệt với những doanh nghiệp đã tạo dựng đượctên tuổi như Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Nhà nước ta hiện nay vẫn khống chế

và giới hạn về chi phí cho quảng cáo sản phẩm so với tổng chi phí là không hợp lýcần phải sử đổi Đồng thời nhà nước cần bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật

về sở hữu công nghiệp nói chung và thương hiệu nói riêng, cần xử lý nghiêm minhvới những trường hợp ăn cắp, sử dụng trái phép thương hiệu

HAIHACO là một thương hiệu lớn với nhiều sản phẩm uy tín trên thị trường.Sản phẩm của Công ty thường xuyên bị nhái về kiểu dáng và nhãn hiệu Trong khiviệc sử lý của các cơ quan nhà nước là chưa quyết liệt và còn thiếu luật định để giảiquyết thỏa đáng nên Công ty còn gặp nhiều khó khăn với nạn hàng giả Do đó, sựgiúp sức từ các cơ quan nhà nước là yếu tố hết sức quan trọng trong công tác bảo vệthương hiệu của công ty

1.5.6 Khách hàng.

Hoạt động kinh doanh của Công ty luôn hướng tới khách hàng Công ty Cổphần Bánh kẹo Hải Hà nhận định là để sản phẩm của mình được tiêu thụ mạnh trênthị trường thì yếu tố đầu tiên là đẩy mạnh số lượng khách hàng Để làm được điều

Trang 37

này thì việc phát triển thương hiệu của Công ty phải được đặt lên hàng đầu và phảilàm cho khách hàng mục tiêu cảm nhận được giá trị thương hiệu Hiện nay Công typhân chia khách hàng của mình thành ba thị trường bao gồm: Thị trường kháchhàng có thu nhập thấp, có thu nhập trung bình và thị trường khách hàng có thu nhậpcao

Khách hàng có thu nhập thấp phân bố ở các vùng miền núi, và nông thôn Ởthị trường khách hàng này thì nhu cầu sản phẩm cao, nhưng ít có khả năng chi trả

Vì vậy sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là các sản phẩm có giá thấp, lợi nhuận tiêu thụ ởthị trường này thấp Công ty vẫn duy trì một số các nhãn hàng để phục vụ thị trườngnày chủ yếu là kẹo cứng sản xuất trên dây truyền cũ Các sản phẩm phục vụ thịtrường này đang dần bị cắt giảm vì nó đã ở chu kỳ cuối của sản phẩm Trong thờigian tới có thể công ty không sản xuất những sản phẩm này nữa Bởi chất lượng sảnphẩm vẫn đảm bảo nhưng không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sẽ gây mất uytín thương hiệu của Công ty Đồng thời nếu tiếp tục sản xuất các mặt hàng này sẽ đingược lại định hướng phát triển thương hiệu Công ty thành thương hiệu của các mặthàng bánh kẹo chất lượng cao

Thị trường khách hàng có thu nhập trung bình là thị trường chính hiện nay củaCông ty Ở thị trường này nhu cầu bánh kẹo là lớn nhất và lượng khách hàng ở thịtrường này là đông đảo nhất Các sản phẩm bánh kẹo hiện nay vẫn chủ yếu tiêu thụ

ở thị trường này Khách hàng ở thị trương này có nhu cầu nhưng đồng thời có khảnăng chi trả Mức sống của các khách hàng ở thị trường này cũng ngày được nângcao vì vậy họ cũng tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm cao cấp của Công ty

Khách hàng mục tiêu của Công ty trong tương lai là thị trường khách hàng cóthu nhập cao Ở thị trường này thì khối lượng bánh kẹo tiêu thụ là không lớn nhưng

bù lại chủ yếu tiêu thụ hàng hóa có giá cao và mang lại lợi nhuận lớn Đặc biệttrong các mùa vụ của ngành bánh kẹo như trung thu, các dịp lễ tết, sản phẩm phục

vụ thị trường này mang lại lợi nhuận rất lớn Nhưng yêu cầu về chất lượng sảnphẩm ở thị trường này rất cao và khách hàng thường chỉ tiêu thụ các sản phẩm cóthương hiệu mạnh trên thị trường

Trang 38

Những thuận lợi và khó khăn từ phía khách hàng đối với Công ty Cổ phầnBánh kẹo Hải Hà trong thời gian tới:

- Thuận lợi:

Công ty hiện nay có một lực lượng khách hàng lớn bởi thương hiệu của Công

ty đã ra đời từ rất lâu và được khách hàng đánh giá cao Có một lượng rất lớn kháchhàng trung thành với việc tiêu dùng sản phẩm của Công ty đặc biệt tại Hà Nội

Xu hướng tiêu dùng sản phẩm có thương hiệu mạnh trên thị trường là mộtthuận lợi cho công ty Thương hiệu của Công ty ngày càng được khách hàng đánhgiá cao với việc 11 năm liền được người khách hàng bình chọn là: “Hàng Việt Namchất lượng cao” là một lợi thế lớn trong việc mở rộng thị phần của Công ty trên cảnước

- Khó khăn:

Nhu cầu của khách hàng thay đổi nhanh chóng, hiện tại đời sống được nângcao nên khách hàng có nhiều sở thích trong việc tiêu dùng bánh kẹo khác nhau Vìvậy khó khăn cho công ty là phải nắm bắt các nhu cầu riêng đó

Khách hàng có xu hướng chuyển sang tiêu dùng sản có chất lượng cao, có mẫu

mã bao bì đẹp, bắt mắt Vì vậy sản xuất các mặt hàng không thỏa mãn được nhu cầu

sẽ bị khách hàng tẩy chay không tiêu dùng sản phẩm

Khách hàng tiêu dùng cuối cùng thích được khuyến mãi khi họ tiêu dùng sảnphẩm Tuy nhiên hiện nay hoạt động khuyến mãi của Công ty còn kém nên chưagây được sự chú ý

Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG

Trang 39

HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ.

2.1 Thương hiệu và vai trò của thương hiệu đối với Công ty Cổ phần Bạnh kẹo Hải Hà

Ngày nay khi nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường cùngvới việc mở cửa quốc tế hóa ngày càng sâu rộng Sản phẩm sản xuất ra không chỉcạnh tranh với các sản phẩm trong nước mà còn với các sản phẩm nhập ngoại, cùngvới đó các mặt hàng thay thế ngày càng xuất hiện khá nhiều.Vì vậy để có thể tiêuthụ được sản phẩm của mình thì phải làm sao để khách hàng biết tới sản phẩm củamình, tin tưởng vào lựa chọn của mình khi lựa chọn sản phẩm Để có được điều nàycách tốt nhất là xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty Với Công ty Cổphần bánh kẹo Hải Hà thì thương hiệu là vấn đề rất quan trọng trong quá trình pháttriển và tiêu thụ sản phẩm Với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hữuhình Công ty nhận thức rõ vai trò của thương hiệu với người tiêu dùng và đối vớichính Công ty

Đối với người tiêu dùng:

- Công ty coi thương hiệu như một lời giới thiệu, một thông điệp và dấu hiệuquan trọng để người tiêu dùng căn cứ vào đó để đưa ra quyết định mua sắm của mình

- Công ty hướng tới xây dựng thương hiệu tạo được lòng tin của người tiêudùng về chất lượng về giá cả hàng hóa dịch vụ mà họ tiêu thụ và sử dụng Thươnghiệu của công ty giúp cho người tiêu dùng biết được nguồn gốc của sản phẩm, tintưởng rằng bánh kẹo mình sử dụng có chất lượng đảm bảo, và đã được kiểm chứngqua thời gian Như vậy khách hàng sẽ không mất nhiều thời gian tìm kiếm vànghiên cứu sản phẩm của công ty khi họ có nhu cầu

- Thương hiệu của Công ty góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của kháchhàng Bởi hầu như các nhãn hiệu sản phẩm của Công ty được đăng ký quyền sở hữunhãn hiệu do đó được nhà nước bảo hộ Điều này ngăn ngừa tình trạng làm giả, làmnhái sản phẩm của công ty nhằm lừa gạt khách hàng gây mất uy tín của Công ty

Trang 40

Với vai trò của thương hiệu ngày càng quan trọng do nó tác động mạnh tới tâm

lý tiêu dùng sản phẩm của khách hàng Bởi khách hàng có xu hướng tiêu dùng sảnphẩm có thương hiệu nổi tiếng mang lại sự hài lòng cho họ khi sử dụng sản phẩmchứ không còn tìm sản phẩm giá rẻ như trước mặc dù giá vẫn là một công cụ màcông ty coi là yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh

Đối với công ty

Thương hiệu của công ty là tài sản vô hình song giá trị tài sản này vô cùng lớn.Bởi vì nó góp phần quan trọng trong việc tăng thu lợi nhuận cho công ty bằngnhững giá trị tăng thêm của sản phẩm Vì vậy trong thời gian qua công ty đã chútrọng việc xây dựng và phát triển thương hiệu Kết quả mang lại từ hoạt động này làrất lớn, nó được thể hiện qua việc thương hiệu của công ty lọt vào danh sách 100thương hiệu mạnh nhất nươc ta Đây là niềm tự hào của tất cả các cán bộ công nhânviên, những người đã nỗ lực cống hiến sức lao động trong sản xuất, trong tiêu thụ

để mang đến cho khách hàng sự thỏa mãn tốt nhất và lòng tin cậy khi tiêu dùng sảnphẩm của công ty

Qua việc xây dựng để thương hiệu của công ty trở thành một thương hiệumạnh thì chính thương hiệu giúp cho công ty duy trì được lượng khách hàng truyềnthống và thu hút được thêm những khách hàng mới Thực tế đã chứng minh thấy rõđiều này khi số lượng khách hàng đại lý của Công ty đã không ngừng tăng lên về sốlượng và quy mô

Bảng 9: Số lượng các đại lý của Công ty qua các năm.

Nguồn: Phòng kế hoạch - thị trường

Thương hiệu mạnh của Công ty giúp cho Công ty giảm được các khoản chiphí cho hoạt động xúc tiến thương mại và hoạt động Marketting Nó tạo choCông ty có sức mạnh cạnh tranh lớn hơn các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo

Ngày đăng: 28/01/2013, 16:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Th.S Nguyễn Thu Dung (2006), “Thương hiệu và sở hữu trí công nghiệp sở hữu trí tuệ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương hiệu và sở hữu trí công nghiệp sở hữu trí tuệ
Tác giả: Th.S Nguyễn Thu Dung
Năm: 2006
2. GS.TS Trần Minh Đạo (2002), “Giáo trình Marketing căn bản”, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing căn bản
Tác giả: GS.TS Trần Minh Đạo
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2002
3. Minh Đức (2006), “Chiến lược thương hiệu”, Nxb Từ điển Bánh khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược thương hiệu
Tác giả: Minh Đức
Nhà XB: Nxb Từ điển Bánh khoa
Năm: 2006
5. Nguyễn Văn Hà (2006), “Nghệ thuật quảng cáo”, Nxb Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật quảng cáo
Tác giả: Nguyễn Văn Hà
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2006
7. Vương Nam Quân – Đặng Thanh Tịch (2004), “Bí quyết thành công của thương hiệu”, Nxb Lao động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí quyết thành công của thương hiệu
Tác giả: Vương Nam Quân – Đặng Thanh Tịch
Nhà XB: Nxb Lao động Xã hội
Năm: 2004
8. Lê Xuân Tùng (2005), “Xây dựng và phát triển thương hiệu”, Nxb Lao Đông – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển thương hiệu
Tác giả: Lê Xuân Tùng
Nhà XB: Nxb Lao Đông – Xã hội
Năm: 2005
9. TS. Lý Quí Trung (2007), “Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam đương đại”, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam đương đại
Tác giả: TS. Lý Quí Trung
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2007
10. Anne Gregory (2007), “Sáng tạo chiến dịch PR hiệu quả”, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tạo chiến dịch PR hiệu quả
Tác giả: Anne Gregory
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2007
11. Jame R. Gregory (2004), “Xây dựng thương hiệu mạnh và thành công”, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng thương hiệu mạnh và thành công
Tác giả: Jame R. Gregory
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2004
4. Bản Cáo Bạch Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà và các tài liệu do Công ty cung cấp Khác
6. Nguyễn Trần Hiệp (2006), “Thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp, Nxb Lao động xã hội Khác
12. Nguồn tin từ trang web trên mạng internet: www.haihaco.com.vn, www.vietnambranding.com, www.noip.gov.vn, www.lantabrand.com, www.quantrithuonghieu.com Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. - Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Sơ đồ 1 Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 14)
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất bánh kem xốp. - Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Sơ đồ 2 Quy trình sản xuất bánh kem xốp (Trang 17)
Bảng 1: Chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty từ năm 2003 đến  nay - Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Bảng 1 Chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty từ năm 2003 đến nay (Trang 20)
Bảng 3: Tình hình biến động nguyên vật liệu. - Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Bảng 3 Tình hình biến động nguyên vật liệu (Trang 23)
Bảng 5: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu. - Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Bảng 5 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu (Trang 25)
Bảng 6: Lợi nhuận theo dòng sản phẩm từ năm 2005 đến tháng 2007. - Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Bảng 6 Lợi nhuận theo dòng sản phẩm từ năm 2005 đến tháng 2007 (Trang 29)
Bảng 7: Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. - Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Bảng 7 Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 31)
Bảng 10: Các kênh HAIHACO đã tiến hành quảng cáo bằng nhạc hiệu. - Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Bảng 10 Các kênh HAIHACO đã tiến hành quảng cáo bằng nhạc hiệu (Trang 47)
Bảng 12:các sản phẩm mới của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà năm 2007. - Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Bảng 12 các sản phẩm mới của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà năm 2007 (Trang 49)
Sơ đồ 4: Sơ đồ tiến hành công việc giới thiệu bánh Long – pie. - Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Sơ đồ 4 Sơ đồ tiến hành công việc giới thiệu bánh Long – pie (Trang 51)
Hình 3:Một số nhãn hiệu được người tiêu dùng ưa thích. - Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Hình 3 Một số nhãn hiệu được người tiêu dùng ưa thích (Trang 54)
Hình 4: Chew Taro của Hải Hà và Hàng Nhái. - Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Hình 4 Chew Taro của Hải Hà và Hàng Nhái (Trang 55)
Hình 6: Nhãn hiệu kẹo Chew - Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Hình 6 Nhãn hiệu kẹo Chew (Trang 57)
Sơ đồ 5: Cấu trúc thương hiệu Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. - Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Sơ đồ 5 Cấu trúc thương hiệu Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 58)
Bảng 13: Cơ cấu danh mục sản phẩm của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà  Năm 2007. - Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Bảng 13 Cơ cấu danh mục sản phẩm của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Năm 2007 (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w