1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân lập và tuyển chọn vi khuẩn acid lactic có khả năng kháng nấm mốc từ nem chua

75 471 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN ACID LACTIC CÓ KHẢ NĂNG KH

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN ACID LACTIC

CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM MỐC TỪ NEM CHUA

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN

TS NGÔ THỊ PHƯƠNG DUNG TRẦN HỒNG VÂN

MSSV: 3082646

LỚP: CNSH TT K34

Cần Thơ, Tháng 05/2013

Trang 2

PHẦN KÝ DUYỆT

DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN

………

………

………

………

………

Cần Thơ, ngày tháng 05 năm 2013

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành cảm tạ sự hướng dẫn và giúp đỡ của TS Ngô Thị Phương Dung cùng sự giúp đỡ, hỗ trợ và góp ý của ThS Huỳnh Xuân Phong trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn

Xin cám ơn anh Nguyễn Ngọc Thạnh, anh Phạm Hồng Quang – quản lý phòng thí nghiệm CNSH thực phẩm và các quý thầy cô, anh chị quản lý các phòng thí nghiệm tại Viện NC&PT CNSH đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, đóng góp ý kiến cho việc hoàn thành đề tài nghiêm cứu này

Xin gửi lời tri ân đến các thầy cô giảng dạy trong suốt quá trình học tập và rèn luyện Xin cám ơn sự hướng dẫn của cố vấn học tập PGS TS Nguyễn Hữu Hiệp

Xin cám ơn các anh chị học viên cao học, các bạn sinh viên lớp CNSH TT K34

và CNSH K35 tại phòng CNSH thực phẩm đã trực tiếp giúp đỡ thực hiện đề tài

Xin cám ơn sự động viên và hỗ trợ từ gia đình và bạn bè trong thời gian qua

Xin trân trọng cám ơn!

Trần Hồng Vân

Trang 4

TÓM LƯỢC

Vi khuẩn acid lactic đóng vai trò quan trọng trong bảo quản thực phẩm nhờ khả năng kháng nấm bên cạnh chức năng kháng khuẩn của bacteriocin Sản phẩm thịt lên men nói chung và nem chua nói riêng thường chịu nhiều ảnh hưởng từ nấm mốc vì quy trình sản xuất thủ công, bảo quản ở điều kiện thường và được sử dụng trực tiếp Đề tài này được tiến hành nhằm khảo sát khả năng kháng nấm mốc của vi khuẩn acid lactic được phân lập từ nem chua Năm mẫu nem chua được thu thập để đánh giá cảm quan với kết quả khá tốt, đạt tổng điểm trên 7/10 Chỉ số pH trung bình được xác định là 4,7

và lượng acid lactic trung bình là 1,6 g/100 g mẫu Kết quả phân tích cho thấy 5 mẫu nem chua có các chỉ tiêu về tổng vi sinh vật hiếu khí và nấm mốc nằm trong giới hạn cho phép (lần lượt là 3,0.10 7 CFU/g và 3,3.10 3 CFU/g) Mật số vi khuẩn acid lactic trong 5 mẫu tương đương nhau trung bình là 2,2.10 7 CFU/g Từ 5 mẫu nem chua khác nhau, 19 dòng vi khuẩn acid lactic và 9 dòng nấm mốc được phân lập Kết quả khảo sát tính kháng nấm mốc cho thấy hầu hết các dòng vi khuẩn acid lactic đều thể hiện được tính kháng mốc, trong đó 9 dòng vi khuẩn (47%) cho kết quả kháng tốt đối với 7/9 dòng nấm mốc và có tính kháng mạnh (trên 10+) là P32B, P41A, V13A, P21B, P31B, R11B, R14B, R22B và K34B Trong số đó, 3 dòng vi khuẩn acid lactic P32B, V13A và P41A cho kết quả tốt và được xác định là Lactobacillus plantarum (P32B và V13A) và Pediococcus pentosaceus (P41A)

Từ khóa: kháng nấm mốc, nấm mốc, nem chua, vi khuẩn acid lactic

Trang 5

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

MỤC LỤC ii

DANH SÁCH BẢNG iv

DANH SÁCH HÌNH v

TỪ VIẾT TẮT vi

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1 Giới thiệu về vi khuẩn acid lactic 3

2.2 Ứng dụng vi khuẩn acid lactic trong các sản phẩm thịt lên men 7

2.3 Khái quát về nem chua Việt Nam 9

2.3.1 Quy trình sản xuất 9

2.3.2 Hệ vi sinh vật trong nem chua 10

2.4 Sự xâm nhiễm của nấm mốc và độc tố trên sản phẩm thịt lên men 11

2.5 Vi khuẩn acid lactic với khả năng kháng nấm 13

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1 Phương tiện nghiên cứu 17

3.1.1 Địa điểm và thời gian 17

3.1.2 Vật liệu 17

3.1.3 Thiết bị và dụng cụ 17

3.1.4 Hóa chất và môi trường 17

3.2 Phương pháp nghiên cứu 18

3.2.1 Thu thập mẫu 18

3.2.2 Phân tích chỉ tiêu cảm quan, chỉ số pH, định lượng acid lactic 18

3.2.3 Định lượng tổng vi sinh vật hiếu khí, vi khuẩn acid lactic và nấm mốc 19 3.2.4 Phân lập và định danh sơ bộ vi khuẩn acid lactic từ nem chua 21

Trang 6

3.2.5 Phân lập nấm mốc từ nem chua 22

3.2.6 Khảo sát khả năng kháng nấm của vi khuẩn acid lactic với các dòng nấm được phân lập 23

3.2.7 Định danh cấp độ loài các dòng vi khuẩn được tuyển chọn 24

3.2.8 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 24

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 Thu thập mẫu 25

4.2 Phân tích chỉ tiêu đánh giá cảm quan, chỉ số pH, định lượng acid lactic 25 4.2.1 Đánh giá cảm quan 25

4.2.2 Phân tích chỉ số pH 26

4.2.3 Định lượng acid lactic 28

4.3 Định lượng tổng vi sinh vật hiếu khí, vi khuẩn acid lactic và nấm mốc 29

4.4 Kết quả phân lập vi khuẩn acid lactic từ nem chua 32

4.5 Kết quả phân lập nấm mốc từ nem chua 37

4.6 Khả năng kháng nấm mốc của các dòng vi khuẩn acid lactic 40

4.7 Kết quả định danh cấp độ loài các dòng vi khuẩn được tuyển chọn 44

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45

5.1 Kết luận 45

5.2 Đề nghị 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1: Phân biệt vi khuẩn acid lactic và sự phân loài hiện tại .……….4

Bảng 2: Chỉ tiêu tổng vi sinh vật trên sản phẩm thịt ……….8

Bảng 3: Nhiệt độ phát triển của một số vi khuẩn acid lactic phổ biến ……… 9

Bảng 4: Chỉ tiêu cho phép các vi sinh vật trong thịt lên men, nem chua .……… 11

Bảng 5: Kết quả đánh giá cảm quan nem chua……… 25

Bảng 6: Giá trị pH của năm mẫu nem chua ở ngày lên men thứ tư ……… 27

Bảng 7: Độ chua Therner và lượng acid lactic của các mẫu nem chua ……… 28

Bảng 8: Mật số tổng vi sinh vật hiếu khí, vi khuẩn acid lactic và nấm mốc ………… 29

Bảng 9: Nguồn mẫu và ký hiệu của các dòng vi khuẩn acid lactic được phân lập … 32

Bảng 10: Đặc điểm hình thái của các dòng vi khuẩn acid lactic phân lập ……… 33

Bảng 11: Đặc điểm sinh hóa và tế bào của các dòng vi khuẩn acid lactic ……… 36

Bảng 12: Nguồn mẫu và ký hiệu các dòng nấm mốc phân lập ……… 37

Bảng 13: Đặc điểm hình thái khuẩn lạc của các dòng nấm mốc phân lập ……… 38

Bảng 14: Đặc điểm vi học của các dòng nấm mốc quan sát dưới kính hiển vi ……… 40

Bảng 15: Khả năng kháng 9 dòng nấm mốc của 19 dòng vi khuẩn acid lactic được phân lập ……….41

Trang 8

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1: Cây phát sinh loài vi khuẩn acid lactic ……….4

Hình 2: Một vài hình thái vi khuẩn acid lactic tiêu biểu ……….5

Hình 3: Hình thái Penicillium sp (trái) và Aspergillus sp (phải) ….………13

Hình 4: Những chất kháng nấm được phân lập từ L amylovorus và L plantarum … 14

Hình 5: Sơ đồ tiến hành thí nghiệm ………18

Hình 6: Màu sắc các mẫu nem chua ……… 26

Hình 7: Sự tương quan giữa chỉ số pH và lượng acid lactic trong nem chua ………… 29

Hình 8: Sự tương quan giữa mật số vi khuẩn acid lactic và lượng acid lactic ……… 31

Hình 9: Các dạng khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn acid lactic phân lập ……… 34

Hình 10: Hình dạng tế bào vi khuẩn acid lactic ở độ phóng đại 1000 lần ………… 34

Hình 11: Kết quả nhuộm Gram của vi khuẩn acid lactic được phân lập ……… 34

Hình 12: Thử nghiệm catalase trên mẫu vi khuẩn ……… 35

Hình 13: Thử nghiện oxydase trên mẫu vi khuẩn ……… 35

Hình 14: Khả năng phân giải CaCO3 của dòng vi khuẩn R13A ……… 36

Hình 15: Nấm mốc được quan sát dưới kính hiển vi độ phóng đại 400 lần ………… 39

Hình 16: Các mức độ kháng nấm mốc của vi khuẩn acid lactic phân lập ……… 41

Hình 17: Kết quả định danh dòng vi khuẩn P32B ……….45

Hình 18: Kết quả định danh dòng vi khuẩn V13A ………45

Hình 19: Kết quả định danh dòng vi khuẩn P41A ……….45

Trang 9

LAB Lactic acid bacteria

MEA Malt extract agar

MRS De Man, Rogosa and Sharpe

NAD+ Nicotinamide Adenine Dinucleotide

NADH Nicotinamide Adenine Dinucleotide Hydrogen

PCA Plate count agar

rRNA Ribosomal ribonucleic acid

rDNA Ribosomal deoxyribonucleic acid

SDA Sabouraud dextrose agar

SPW Saline peptone water

WQA Woolworths Quality Assurance

Trang 10

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề

Sản phẩm thịt lên men được biết đến từ lâu nhờ việc bổ sung muối và đường vào thịt để thu được một loại thực phẩm thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao Trên thực

tế, việc bổ sung này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển một vài loài vi sinh vật có sẵn trong sản phẩm để tạo ra sản phẩm có hương vị đặc biệt và có tác dụng bảo quản sản phẩm lâu bị hỏng

Nem chua là một trong những sản phẩm lên men thịt truyền thống nổi tiếng của Việt Nam được làm từ thịt heo, bì và một số phụ liệu khác Nem chua được sản xuất tại nhiều vùng của đất nước với những thương hiệu nổi tiếng như: nem Bình Dương, nem Thủ Đức, nem Lai Vung,… Phần lớn nem chua được sản xuất ở quy mô hộ gia đình theo phương thức lên men tự nhiên, không sử dụng giống chủng nên chất lượng sản phẩm thường không ổn định Mặt khác, nem chua là sản phẩm thường được tiêu thụ sau 3 đến 4 ngày lên men mà không qua chế biến, nên vấn đề vệ sinh thực phẩm hiện là mối quan tâm của người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất Hiện trạng phổ biến nhất

là nem chua bị nhiễm nấm mốc, nguyên nhân làm hư hỏng, mất mùi vị, thậm chí gây ngộ độc Ngày nay, việc sử dụng chất hóa học kháng vi sinh vật trong thực phẩm thường bị người tiêu dùng từ chối vì những tác động của hóa chất lên sức khỏe Do đó, việc tìm ra các chủng vi sinh vật vừa có khả năng định hướng quá trình lên men, đảm bảo tính ổn định và cải thiện chất lượng sản phẩm vừa có khả năng sinh ra những chất

có khả năng kháng lại các vi sinh vật gây bệnh là rất cần thiết

Vi khuẩn acid lactic là nhóm vi khuẩn được quan tâm nhiều nhất trong chế biến

và bảo quản thực phẩm Những vi khuẩn này được sử dụng phổ biến với mục đích lên men, acid hóa nguyên liệu thông qua việc sản sinh các acid hữu cơ, đặc biệt là acid lactic Bên cạnh đặc tính tiêu biểu sinh ra bacteriocin kháng khuẩn, vi khuẩn acid lactic còn có khả năng kháng nấm khá hiệu quả Chúng có thể sinh ra các hợp chất kháng nấm quan trọng trong bảo quản thực phẩm như: acid hữu cơ, hydrogen peroxide, diacetyl, reuterin, reutericyclin, hợp chất phenolic, hydroxyl fatty acid,…

Đề tài “Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn acid lactic có khả năng kháng nấm mốc từ nem chua” được thực hiện nhằm phân lập các dòng vi khuẩn acid lactic có thể

ứng dụng cải thiện chất lượng sản phẩm lên men cũng như đánh giá khả năng kháng nấm mốc của các dòng phân lập

Trang 11

1.2 Mục tiêu đề tài

Đề tài được thực hiện với mục tiêu phân lập vi khuẩn acid lactic từ sản phẩm nem chua, kiểm tra và tuyển chọn vi khuẩn acid lactic có khả năng kháng nấm mốc cao

Để thực hiện mục tiêu này, đề tài được tiến hành với các nội dung sau:

- Đánh giá sơ bộ nem chua với chỉ tiêu cảm quan, pH, lượng acid lactic, mật số

vi khuẩn lactic, mật số nấm mốc, tổng vi sinh vật hiếu khí

- Phân lập vi khuẩn acid lactic từ nem chua

- Phân lập nấm mốc từ nem chua

- Kiểm tra tính kháng nấm mốc của vi khuẩn acid lactic được phân lập

- Chọn lọc định danh những dòng vi khuẩn có khả năng kháng nấm mốc tốt

Trang 12

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu về vi khuẩn acid lactic

Vi khuẩn acid lactic (LAB, hay còn được gọi là vi khuẩn lactic) là vi khuẩn Gram dương, hầu hết không di động, không sinh bào tử, có dạng hình cầu hoặc hình que, oxidase âm tính, catalase âm tính Vi khuẩn này không tổng hợp cytochrome và porphyrin cho quá trình hô hấp vì vậy chúng không thể tạo ra năng lượng Thay vào

đó, vi khuẩn acid lactic có thể tạo ra năng lượng nhờ vào quá trình lên men đường (glucose, lactose) Theo Knoll (2007) trích dẫn của Makarova và Koonin (2007) thì thuật ngữ “vi khuẩn lactic” chủ yếu chỉ thị đặc tính chuyển hóa cơ bản của loại vi khuẩn này, lên men đường hexose thành acid lactic Đây là loại vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, sống được cả trong môi trường không có oxy

Vi khuẩn acid lactic là một trong những nhóm vi sinh vật quan trọng trong lên men thực phẩm Chúng tạo nên mùi vị, kết cấu cho sản phẩm, cũng như bảo vệ thực phẩm bằng sự ức chế của acid lactic và các chất kháng vi sinh vật LAB được sử dụng trong lên men sản xuất sữa chua, phô mai, bơ, kem, xúc xích, rau cải muối chua, rượu, thịt lên men,…

Khuẩn lạc của vi khuẩn acid lactic tròn nhỏ, trong bóng, màu trắng đục hoặc màu vàng kem; hoặc khuẩn lạc có đường kính to hơn, tròn nổi, trắng đục đặc biệt khuẩn lạc tỏa ra mùi chua của acid (Kandler và Weiss, 1986)

Vi khuẩn acid lactic có khả năng tạo ra các hợp chất kháng khuẩn Trong đó, việc sản sinh acid lactic và acid acetic là quan trọng nhất Tuy nhiên một số chủng vi khuẩn acid lactic còn được biết đến bởi việc sản sinh các phân tử có hoạt tính sinh học như ethanol, acid formic, các acid béo, hydrogen peroxide, diacetyl, reuterin, reutericyclin,… Nhiều giống cũng sản sinh các bacteriocin và những phân tử thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tương tự bacteriocin (De Vuyst và Leroy, 2007)

Orla-Jensen (1919) đã chia LAB thành các giống Betabacterium,

Thermobacterium, Streptobacterium, Streptococcus, Betacoccus, Tetracoccus, và Microbacterium dựa trên hình dạng và đặc tính kiểu hình (Bảng 1) Ngày nay, sự phân

loài có những thay đổi nhất định và dần được thống nhất với hệ thống các giống chính

Lactobacillus, Leuconostoc, Pediococcus, Lactococcus và Streptococcus; và các giống

phụ Carnobacterium, Enterococcus, Oenococcus, Tetragenococcus, Vagococcus, và

Weisella

Trang 13

Bảng 1: Phân biệt vi khuẩn acid lactic và sự phân loài hiện tại

Giống Hình dạng Catalase Khử NO 2 Lên men Giống hiện tại

Weissella

Carnobacterium

Enterococcus Lactococcus Vagococcus

Oenococcus Weissella

Tetragenococcus Nguồn: Orla-Jensen, 1919 và Holzapfel et al., 2001

Hình 1: Cây phát sinh loài vi khuẩn acid lactic

Nguồn: Schleifer et al., 1995

Trang 14

Mối quan hệ của các giống vi khuẩn acid lactic được thể hiện trong Hình 1 dựa

trên sự so sánh trình tự 16S rRNA Carnobacterium, Enterococcus, Vagococcus,

Aerococcus, Tetragenococcus và giống mới Lactosphaera có quan hệ di truyền gần

gũi với nhau hơn hết so với các giống LAB khác Lactobacillus là giống vi khuẩn acid lactic đa dạng nhất (Schleifer et al., 1995)

Tùy thuộc vào hình dạng tế bào mà người ta chia vi khuẩn acid lactic thành dạng hình cầu và hình que Kích thước của chúng thay đổi tùy từng loài

Giống Streptococcus có dạng hình tròn hoặc hình ovan, đường kính tế bào

0,5-1 µm Sau khi phân chia theo một phương chúng thường xếp riêng biệt, cặp đôi hoặc chuỗi ngắn

Giống Leuconostoc có hình dạng hơi dài hoặc hình ovan, đường kính từ

0,5-0,8 µm và chiều dài khoảng 1,6 µm trong một số điều kiện chúng cũng có dạng hơi tròn, chiều dài khoảng 1-3 µm Sau khi phân chia chúng thường sắp xếp thành chuỗi, không tạo thành đám tập trung

Giống Lactobacillus có dạng hình que Tùy vào điều kiện của môi trường

sống mà hình dạng của chúng thay đổi từ hình que ngắn đến dài, sắp xếp thành chuỗi hay đứng riêng lẻ

Giống Pedicoccus là những tứ cầu khuẩn hoặc song cầu khuẩn, có hoạt tính

thủy phân protein rất yếu

Giống Bifidobacterium là những trực khuẩn, khi mới phân lập có thể phân

nhánh dạng chữ Y, V và tập hợp thành khối Sau nhiều lần cấy truyền chúng trở thành dạng trực khuẩn dạng thẳng hoặc hơi uốn cong

Hình 2: Một vài hình thái vi khuẩn acid lactic tiêu biểu

Nguồn:http://bioweb.usu.edu/emlab/current%20news.html,http://genome.jgipsf.org/leume/leu

me.home.html ngày 25/12/2012

Trang 15

Yêu cầu về dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn acid lactic rất cao, nhưng khả năng tổng hợp acid amin và vitamin của chúng là rất hạn chế Không dòng nào của loài này có thể phát triển trong môi trường nghèo muối khoáng với glucose và muối ammoni Hầu hết chúng yêu cầu một số lượng lớn vitamin (riboflavin, thiamine, acid folic, biotin và những vitamin khác), acid amin, purine và pyridine

Vi khuẩn acid lactic cần nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau cho sự sống, nên chúng phát triển rộng rãi trong những môi trường dinh dưỡng như sữa, thực vật nhưng chúng ít được tìm thấy trong đất và nước Môi trường sống tự nhiên của chúng

là sữa, những nơi sản xuất sữa (Lactobacillus brevis, L bulgaricus, L casei, L

fermentum) và trong màng nhầy ruột của người và động vật (Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium, Enterococcus faecalis, Streptococcus salivarius, S bovis, S pyogenes, S pneumoniae)

Quá trình trao đổi chất là quá trình đường phân, chu trình pentose phosphate Đối với loại vi khuẩn này, NADH được oxy hóa thành NAD+ Từ đây, LAB chuyển đổi pyruvate thành lactate bằng việc sử dụng lactate dehydrogenase Có hai kiểu trao đổi chất carbohydrate là lên men đồng hình (homofermentative) và lên men dị hình (heterofermentative)

Lên men đồng hình: vi khuẩn acid lactic lên men đường theo chu trình Meyerhorf, chúng có enzyme carboxylase làm cho pyruvate không bị phân giải sâu hơn, thay vào đó nó nhận được hydro tách ra và chuyển tới pyruvate để hình thành các sản phẩm acid lactic Acid lactic là sản phẩm chính, chỉ một phần nhỏ pyruvate bị khử

Embden-carbon và chuyển thành các sản phẩm phụ khác Nhóm này bao gồm Lactobacillus,

Lactococcus, Enterococcus, Streptococcus và Pediococcus

Trang 16

2.2 Ứng dụng vi khuẩn acid lactic trong các sản phẩm thịt lên men

Rất nhiều loại thực phẩm của con người là thực vật và các sản phẩm từ động vật được lên men bởi vi khuẩn acid lactic, vì loại vi khuẩn này sở hữu những những đặc tính xúc tiến cho quy trình sản xuất và chuyển hóa trong thực phẩm Những loại thực phẩm như dưa cải muối chua, phô mai, xúc xích,… không chỉ có thời gian bảo quản lâu hơn so với vật liệu ban đầu mà còn có mùi vị được tạo nên trực tiếp hoặc gián tiếp bởi vi khuẩn acid lactic

Thịt là một nguồn cung cấp các giá trị dinh dưỡng sinh học hiệu quả, như protein, vitamin B12, niacin, vitamin B6, sắt, kẽm, phosphor Thịt cũng là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa omega 3 dạng polymer chuỗi dài, riboflavin, selenium, vitamin D

Các sản phẩm thịt lên men được định nghĩa là thịt được chủng với vi sinh vật trong quá trình sản xuất dưới những điều kiện được kiểm soát nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lên men (Acton, 1977) Tuy nhiên, hầu hết các nhà sản xuất địa phương hoặc ở hộ gia đình thường dựa vào sự lên men tự nhiên, không sử dụng chủng khởi động hoặc không kiểm soát các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình lên men Trong những trường hợp trên, các vi sinh vật thường có nguồn gốc từ thịt hoặc môi trường xung quanh

Nguồn dinh dưỡng phong phú từ thịt lên men cung cấp cả cho vi sinh vật gây bệnh và không gây bệnh môi trường thích hợp cho những giai đoạn phát triển ban đầu

và dự trữ Quá trình lên men thịt được xúc tiến bởi vi khuẩn acid lactic oxy hóa carbonhydrate trong điều kiện thiếu oxy và tạo ATP, chúng sử dụng pyruvate như chất nhận electron cuối cùng thay vì là oxy (Zakpaa et al., 2009) Những giống vi khuẩn

acid lactic góp mặt trong quá trình lên men thịt thường là Lactobacillus, Pediococcus,

Leuconostoc, Streptococcus và Enterococcus (Doyle et al., 2001) Lactobacilli sử dụng

phần carbohydrate của thịt để tạo ra acid, nên pH của sản phẩm sẽ giảm, cải thiện cấu trúc sản phẩm, tạo khả năng kháng các vi sinh vật gây hại, cũng như tạo mùi đặc trưng cho sản phẩm Sau khi sử dụng hết carbonhydrate, chúng sẽ tiếp tục sử dụng protein và chất béo Giá trị pH của thịt lên men phụ thuộc vào lượng dextrose, nhiệt độ, độ ẩm,

và thời gian lên men (Zakpaa et al., 2009)

Các vi khuẩn gây độc và các vi sinh vật khác là những mối lo ngại cho sự an toàn trong các quá tình lên men thịt Hầu hết các vụ ngộ độc thực phẩm thường xảy ra trên

Trang 17

sản phẩm thịt Chỉ tiêu tổng vi sinh cho loại sản phẩm này được đề cập bởi Wilson et

Nguồn: Wilson et al, 1981

Yêu cầu về chủng giống vi khuẩn acid lactic từng được đề cập bởi Okerman và Basu (2008), chủng giống phải không gây bệnh, kháng chịu được thực bào, không bị nhiễm bởi các vi sinh vật và hóa chất không mong muốn để tránh trường hợp gây hại sức khỏe và cản trở quá trình sản xuất, chịu được muối, phát triển nhanh trong môi trường 6% nước muối, sống được trong điều kiện 80 - 100 ppm nitrite, phát triển trong khoảng nhiệt độ 26 - 43o

C và tạo được acid lactic từ dextrose Ngoài ra, chủng giống tốt cũng không sinh khí trong quá trình lên men, không phân hủy amino acid thành amine linh động hoặc hydro lưu huỳnh, tạo ra ít hoặc không tạo acetic acid, tạo được mùi hương và màu sắc cho sản phẩm

Một thuận lợi khác của việc sử dụng giống chủng so với lên men tự nhiên là được cung cấp lượng lớn vi sinh vật (106

- 107 CFU/g thịt), lấn át những loài không mong muốn, và đạt được pH thấp 5,0 trong vài ngày đầu lên men Nhìn chung, giống chủng sẽ làm giảm thời gian lên men so với lên men tự nhiên 15 - 20% và tăng năng suất lên đến 5 - 7% (Okerman và Basu, 2008) Giá trị pH 5,0 của sản phẩm gần với điểm đẳng điện của thịt, vị trí làm kết tụ các protein tan trong thịt và hạn chế việc giữ nước, điều đó sẽ thuận lợi cho việc làm khô, săn chắc, tạo độ cứng cho sản phẩm

Mỗi loài vi sinh vật trong giống chủng đều có những đặc tính riêng và những điều kiện sống tối ưu khác nhau, đặc biệt là nhiệt độ Một vài thông số nhiệt độ thích hợp cho các LAB trong men chủng phát triển tốt được thể hiện trong Bảng 3 Hầu hết các dòng đều phát triển tốt ở nhiệt độ 30 - 35o

C Riêng chỉ có Penicillium miczynskii,

Staphylococcus và Lactobacillus casei phát triển trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn so

với các loài còn lại ở 20o

C

Trang 18

Bảng 3: Nhiệt độ phát triển của một số vi khuẩn acid lactic phổ biến

Dòng vi khuẩn Nhiệt độ phát triển tối ưu ( o

Nguồn: Campbell-Platt và Cook, 1995; Luo-Xin et al., 2003

2.3 Khái quát về nem chua Việt Nam

Nguyên liệu được dùng trong sản xuất nem chua bao gồm: thịt heo nạc, da heo, muối, nước mắm, tỏi, tiêu, bột ngọt, ớt, đường, thính gạo, lá ổi, lá vông, lá chuối,… Khâu chọn nguyên liệu là khâu quan trọng cho sản xuất nem chua vì nó đóng vai trò chủ đạo quyết định giá trị của sản phẩm Yêu cầu cho nguyên liệu là thịt còn mới, còn nóng, thịt nạc đùi hoặc mông, tránh rửa thịt Thêm vào đó da heo là yếu tố quan trọng thứ hai, vì ngoài công dụng làm chất độn, da heo còn có vai trò làm chất kết dính trong các phân tử mô cơ, giúp định hình sản phẩm, làm tăng độ giòn, dai

Quá trình chín của nem chua không tiến hành xử lý nhiệt vì vậy các chất dinh dưỡng của thịt như các acid amin hòa tan sẽ không bị mất đi, điều đó càng làm tăng giá trị dinh dưỡng của loại sản phẩm này

Trang 19

Sau khi thịt được sơ chế và ướp gia vị, công đoạn quết được tiến hành Mục đích của việc quết là thực hiện gia công cơ học nhằm phá vỡ cấu trúc của mô cơ, làm tách rời các sợi protein trong bó cơ, khuếch tán gia vị, tạo cấu trúc gel cho khối thịt Sau đó, tiến hành phối trộn thịt và da heo đã cắt sợi Trong quá trình này, tỏi xay nhuyễn được

bổ sung nhằm hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật không mong muốn Cuối cùng

là khâu vo viên, định hình và gói sản phẩm cho lên men từ 3 đến 5 ngày

Sản phẩm có thể được đánh giá cảm quan dựa vào các yếu tố sau: nem chua có thịt dai, chắc, có vị chua vừa phải của acid lactic, vị cay của tiêu, ớt, tỏi, hơi có mùi thơm rượu, không nhầy nhớt, màu đỏ đẹp như màu của thịt tươi, không có nấm mốc phát triển, lá chuối gói bên ngoài có thể vừa chuyển sang màu vàng xanh nhưng không

bị khô, không bị ẩm mốc

Quá trình lên men nem chua bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến hư hỏng bởi nhiều yếu tố Trong đó, thành phần nguyên liệu được xem như yếu tố đầu tiên vì nó quyết định tính đặc trưng cho sản phẩm Kế đến phải đề cập tới yếu tố hệ vi sinh vật, nếu sử dụng giống chủng sẽ hạn chế được vi sinh vật không mong muốn, trong khi đó, phương pháp sản xuất truyền thống lên men tự nhiên không thể lựa chọn được chủng

vi sinh vật thích hợp, mà hoàn toàn phụ thuộc vào vi sinh tự nhiễm Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm sản xuất, nhiệt độ 27 - 30oC sẽ tạo điều kiện thích hợp nhất cho giá trị dinh dưỡng cao và cảm quan tốt Ngoài ra, các yếu tố pH và độ yếm khí của môi trường cũng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng sản phẩm

2.3.2 Hệ vi sinh vật trong nem chua

Các vi khuẩn acid lactic thường gặp trong lên men nem chua là Lactobacillus,

Pediococcus, Micrococuss, trong đó chủ yếu là Lactobacillus

Hiện nay, các vi khuẩn acid lactic được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng như:

- Pediococcus lên men đồng hình, yếm khí tùy nghi, có khả năng sinh tổng hợp

các chất cần thiết cho cơ thể Các loài Pediococcus khác nhau về tính chịu nhiệt, chịu

acid và muối

- Lactobacillus bao gồm các loài chiếm ưu thế trong hệ vi sinh tự nhiên của quá

trình lên men thịt Chúng phát triển mạnh ở nhiệt độ 30 - 35oC, các vi khuẩn acid lactic

thuộc giống này thường được sử dụng là L acidophilus, L pasterian, L brevis, L

casei, L bulgaricus, L plantarum

Trang 20

Theo nghiên cứu của Hồ Thị Nguyệt Thu et al (2007), Đại học Nông Lâm

TPHCM, trong số 131 giống được định danh từ nem chua, có các giống như L brevis (25,19%), L plantarum (21,37%), Leuconostoc mesenteroides dextranicum (14,50%),

Pediococcus pentosaceus (12,21%) và Lactococcus lactis (11,45%) được ghi nhận

Đồng thời, những vi khuẩn acid lactic khác như L paracasei, L fermentum, L

cellobiosus, L collinoides, Leuconostoc lactis cũng có xuất hiện với tỉ lệ thấp (từ

1,53% đến 3,82%)

Ngoài vi khuẩn acid lactic, trong các sản phẩm thịt nói chung và nem chua nói riêng, việc nhiễm các vi khuẩn gây bệnh và các loại nấm mốc, nấm men là khá phổ

biến Một số loại vi khuẩn gây bệnh cho người được tìm thấy trên thịt là Salmonella,

Streptococcus, Clostridium botulinum, Clostridium putrificus, E coli, S aureus…

Bảng 4 thể hiện cụ thể hơn các chỉ tiêu vi sinh cho sản phẩm thịt lên men nói chung

Sự hiện diện của các loại nấm không mong muốn có thể kể đến là Penicillium,

Aspergillus, Scopulariopsis (Mizacova et al., 2002)

Bảng 4: Chỉ tiêu cho phép các vi sinh vật trong thịt lên men, nem chua

Vi sinh vật Giới hạn cho phép trên 1 g (CFU/g)

Nguồn: http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/gioi-thieu-ve-nem-chua.605148.html ngày 25/12/2012

2.4 Sự xâm nhiễm của nấm mốc và độc tố trên sản phẩm thịt lên men

Nấm thường có khả năng chống chịu với nhiệt độ thấp, pH thấp, aw thấp và chất bảo quản hơn hẳn vi khuẩn Vì vậy tình trạng nhiễm nấm trong thực phẩm xảy ra khá phổ biến đối với một số sản phẩm như thịt tươi, thịt lên men, phô mai, nước trái cây,… Trường hợp nhiễm nấm có thể được xác định như sau:

 Có thể nhìn thấy được, sự phát triển thường tạo màu

 Bị nhớt

Trang 21

 Lên men đường tạo acid, khí hoặc alcohol

Ngày càng nhiều nghiên cứu về nấm trên thực phẩm được tiến hành, một trong những lý do được quan tâm đó là mycotoxin, chất gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho thực phẩm như gây độc, gây biến tính và chất này chó khả năng chịu nhiệt cao Một khi nấm mốc xâm nhiễm vào thực phẩm, khả năng tạo ra mycotoxin là rất lớn khi chúng gặp điều kiện thuận lợi của môi trường Theo nghiên cứu của Hanssen (1995), khi aw (water activity) thấp (aw < 0,9) và chỉ số pH thấp hơn 6,0 là điều kiện khá tốt cho sự phát triển của nấm mốc

Các điều kiện môi trường trong các khu sản xuất, kho lưu trữ, tủ lạnh, cửa hàng rất phù hợp cho sự phát triển của nấm mốc trong sản phẩm, nhưng phổ biến nhất vẫn

là sự xuất hiện trên bề mặt của các sản phẩm từ thịt Pitt và Hocking (1997) ước tính

có từ 5 - 10% thực phẩm trên thế giới hao hụt bởi sự gây hại của nấm

Penicillium và Aspergillus là những loài được phát hiện phổ biến nhất trên hầu

hết các dạng thực phẩm (Filtenborg, 1996), cùng với Cladosporium, chúng được xác

định là những sinh vật gây bệnh trên các sản phẩm có thời gian chín dài, như thịt lên

men, xúc xích,… (Mizacova et al., 2002) Bên cạnh đó, Fusarium cũng được chú ý với

những loại mycotoxin mà loài này sinh ra như zearalenone và trichothecene, như deoxynivelenol Những loại mycotoxin này đều là những hợp chất chuyển hóa thứ cấp

và được cho ra là nguyên nhân gây ra hiện tượng kháng miễn dịch và gây ngộ độc trên động vật

Theo kết quả phân tích của Mizacova et al (2002) trên sản phẩm thịt lên men,

những giống nấm mốc được phát hiện chủ yếu là Penicillium sp., Acremonium sp.,

Mucor sp., Cladosporium sp., và Aspergillus sp Nhưng không phải tất cả các loại nấm

mốc đều sinh mycotoxin nên sự xuất hiện của nấm mốc trên sản phẩm thịt lên men

Trang 22

không khẳng định hoàn toàn sự có mặt của mycotoxin Trong các loài được phân lập

thì Penicillium và Aspergillus (Hình 3) là hai giống được cho là có khả năng gây độc cao Các loài Penicillium tạo ra nhiều loại mycotoxin nhất, trong đó đáng chú ý nhất là

các chất ochratoxin A, patulin, citrinin, citreoviridin, griseofulvin, rubratoxin, roquefortin C, acid penicillic, acid cyclopiazonic, acid secalonic hoặc acid

mycophenolic Aspergillus flavus sản sinh ra aflatoxin và acid cyclopiazonic Sự phát triển của Aspergillus niger có thể góp phần hình thành ochratoxin A Trong khi đó, các giống còn lại (Acremonium sp., Mucor sp., Cladosporium sp.) không có tiền sử về

mycotoxin trên sản phẩm thịt lên men

Hình 3: Hình thái Penicillium sp (trái) và Aspergillus sp (phải)

2.5 Vi khuẩn acid lactic với khả năng kháng nấm

Vi khuẩn acid lactic có khả năng cạnh tranh với các vi sinh vật khác bằng cách tiết ra các chất ức chế hoặc kiểm soát môi trường sống bằng quá trình trao đổi chất của chúng Đã có nhiều nghiên cứu phân tích các hợp chất đó cũng như nguyên lý hoạt động của chúng Các chất chuyển hóa kháng vi sinh vật được chia thành hai nhóm chính: những hợp chất có phân tử lượng thấp (<1000 g/mol) và bacteriocin (phân tử

Trang 23

lượng >1000 g/mol) (Niku-Paavola et al., 1999) và những chất có tác dụng kháng nấm

thường thuộc nhóm có phân tử lượng thấp (Hình 4) Dòng L plantarum VTTE-78076 được công bố tính ức chế phát triển đối với nấm mốc Fusarium VTTD-80147 Những

hợp chất mà dòng vi khuẩn acid lactic này sản sinh ra được xác định là acid benzoic, dẫn xuất của imidazolidinedione và dẫn xuất của piperazinedione

Hình 4: Những chất kháng nấm được phân lập từ

L amylovorus và L plantarum

Nguồn: Ryant et al., 2011; Strom et al., 2002

Có rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu về khả năng kháng vi khuẩn và bacteriocin của LAB, nhưng mảng đề tài kháng nấm vẫn chưa bắt kịp về số lượng (Magnusson và Schnurer, 2001) Theo Magnusson et al (2003), có thể giải thích khả năng kháng vi sinh vật của LAB theo ba cơ chế: sự sản sinh acid hữu cơ, cạnh tranh về chất dinh

dưỡng và sự hình thành các chất đối kháng Dòng vi khuẩn Lactobacillus coryniformis

Si3 được phát hiện có khả năng tạo ra các hợp chất giống protein có thể kháng lại

nhiều loại nấm mốc như Aspergillus fumigatus, A nidulans, Penicillium roqueforti,

Mucor hiemalis, Talaromyces flavus, Fusarium poae, F graminearum, F culmorum,

và F sporotrichoides Các chất kháng nấm của vi khuẩn acid lactic có thể được phân

nhóm thành các sản phẩm lên men, hợp chất giống protein, và các chất ức chế có phân

tử lượng thấp Ngoài ra, trong nghiên cứu này cũng đề cập đến khả năng kháng nấm

rất tốt của dòng vi khuẩn Lactobacillus plantarum MiLAB 14 tạo ra acid

hydroxylated fatty (acid 3-Hydroxydecanoic, acid 3-hydroxydodecanoic, acid 3-

Trang 24

hydroxytetradecanoic, 3-hydroxy-5-cis-dodecenoic) Những loại acid hydroxyl fatty

này có tác dụng với nồng độ trong khoảng 10 - 100 µg/mL để kháng nấm mốc

Những loài vi khuẩn như Lactococcus lactis subsp lactis, Lc lactis subsp

cremoris, Lc lactis subsp diacetylactis, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus plantarum và Lactobacillus curvatus có thể tổng hợp peptide hoặc bacteriocin để

chống lại những loài vi khuẩn Gram dương, kể cả nấm mốc và nấm men Hơn nữa, sự hoạt động của vi khuẩn acid lactic kháng nấm được nghiên cứu và công bố bởi nhiều tác giả (Phụ lục 1) Theo đó, những dòng LAB chính với khả năng hạn chế sự phát

triển của nấm tạo mycotoxin thuộc về các giống Lactococcus và Lactobacillus, một số khác thuộc về giống Pediococcus và Leuconostoc (Dalie et al., 2010)

Dòng vi khuẩn L plantarum IMAU10014 được xác định tính kháng nấm với ba

hợp chất acid 3-phenyllactic, acid benzeneacetic và 2- propenyl ester (Wang et al., 2012) Những loài nấm được thử nghiệm dương tính với dòng vi khuẩn này là

F oxysporum, P citrinum và P drechsleri Tucker

Một vài dòng vi khuẩn Lactobacillus đã được khẳng định có khả năng kháng

nấm bằng phương pháp overlay assay với nhiều loài nấm gây ngộ độc trong nghiên

cứu của Magnusson và Schnurer (2001) Tính kháng nấm của L coryniformis subsp

cornyformis ổn định ở nhiệt độ cao và pH 3,0 - 4,5

Acid phenyllactic và 4-hydroxyphenyllactic được phát hiện có khả năng kháng nấm cao trong nghiên cứu của Lavermicocca et al (2000) tại Ý Hai chất này được tạo

ra bởi hai dòng vi khuẩn acid lactic L plantarum 21B và L plantarum 20B Trong đó,

dòng 21B có vùng hoạt động tốt nhất, kháng được nhiều loài nấm mốc và nấm men

(Eurotium repens IBT18000, Eurotium rubrum FTDC3228, Penicillium corylophilum IBT6978, Penicillium roqueforti IBT18687, Penicillium expansum IDM/FS2,

Endomyces fibuliger IBT605 và IDM3812, Aspergillus niger FTDC3227 và IDM1, Aspergillus flavus FTDC3226, Monilia sitophila IDM/FS5 và Fusarium graminearum

IDM623) Trong khi dòng 20B chỉ có hiệu quả cao với nấm mốc

Rouse et al (2008) cũng từng khẳng định lại đặc điểm kháng nấm của vi khuẩn

acid lactic với nấm mốc, và đưa ra kết quả dương tính cao trên nhiều loài Penicillium

và Aspergillus nidulans

Vách tế bào của một số loài vi khuẩn như Leuconostoc và Streptococcus được

nghiên cứu và kết luận với khả năng bám dính các chất gây độc như acid amin

Trang 25

pyrolysates và acid amin heterocyclic trong quá trình chế biến thực phẩm Vẫn còn nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá khả năng loại bỏ các chất nhiễm trong thức ăn của vi khuẩn acid lactic, kể cả mycotoxin, chất gây ngộ độc thực phẩm (Dalie

et al., 2010) Cơ chế mycotoxin (aflatoxin, zearalenone và fumonisin) bị vi khuẩn acid lactic hấp thu và loại bỏ bằng màng tế bào ngày càng được khẳng định nhiều hơn

Trang 26

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương tiện nghiên cứu

3.1.1 Địa điểm và thời gian

Địa điểm thực hiện: Phòng Công nghệ Sinh học Thực phẩm, Viện NC&PT Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ

Thời gian: Từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 5 năm 2013

3.1.2 Vật liệu

Nguồn mẫu dùng để phân lập: nem chua được thu thập tại chợ Xuân Khánh và các cơ sở sản xuất ở Cái Răng, bến xe thành phố Cần Thơ

3.1.3 Thiết bị và dụng cụ

- Đĩa Petri, eppendorf 1,5 mL, thanh kim loại (d = 6 mm)

- Tủ lắc ủ (incubator shaker) Innova 4200, New Brunskick Scientific, USA

- Tủ ủ (incubator) Sanyo, MTR - 162

- Tủ cấy Telstar, model AV - 100

- Kính hiển vi quang học Olympus DP12 BX41

- Nồi khử trùng pbi international 22793

- Eppendorf centrifuge 5417R

- Máy PCR, máy giải trình tự tự động

- Và các dụng cụ khác có liên quan trong phòng thí nghiệm

3.1.4 Hóa chất và môi trường

Hóa chất nhuộm Gram: Crystal violet, dung dịch iod, dung dịch khử màu (ethanol và aceton theo tỷ lệ 1:1), fushin Hóa chất nhuộm bào tử: dung dịch xanh methylen 1% và đỏ trung tính 0,5% Thuốc thử catalase H2O2 3%, thuốc thử oxidase (công ty Nam Khoa Biotek) và thuốc thử indole

MRS agar (De Man, Rogosa và Sharpe), MRS broth: yeast extract 0,4%, beef extract 0,8%, peptone 1%, glucose 2%, K2HPO4 0,2%, diamonium citrate 0,2%, MnSO4 0,005%, MgSO4 0,02%, Tween 80 1ml/l, natri acetate 0,5%, (agar 1,5%)

MEA (Malt extract agar): malt extract 3%, peptone 0,5%, agar 1,5%

SPW (Saline peptone water): NaCl 0,1%, peptone 0,85%

PCA (Plate count agar): peptone từ casein 0,5%, yeast extract 0,25%, glucose 0,1%, agar 0,15%

Trang 27

Peptone water: peptone 0,2%

SDA (Sabouraud dextrose agar): peptone 1%, glucose 4%, agar 1,5%

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Hình 5: Sơ đồ tiến hành thí nghiệm 3.2.1 Thu thập mẫu

Năm mẫu nem chua được thu thập từ chợ Xuân Khánh và các cơ sở sản xuất nem chua ở Cái Răng, bến xe Cần Thơ Mẫu sẽ được dùng để đánh giá cảm quan, phân tích lượng acid, chỉ số pH, phân lập vi khuẩn acid lactic và nấm mốc và mẫu sẽ được thu với trạng thái đồng đều từ các nguồn

Tất cả mẫu thu về sẽ được mã hóa thành tên dòng vi sinh vật được phân lập

3.2.2 Phân tích chỉ tiêu cảm quan, chỉ số pH, định lượng acid lactic

a Mục đích: Đánh giá chất lượng nem chua với chỉ tiêu cảm quan, chỉ số pH,

lượng acid lactic

Thu thập mẫu

Đánh giá cảm quan, pH, định lượng acid lactic

Định lượng tổng vi sinh vật hiếu khí, vi khuẩn lactic, nấm mốc

Phân lập vi khuẩn acid lactic Phân lập nấm mốc

Định danh sơ bộ Chuẩn bị dịch chủng nấm

Tuyển chọn vi khuẩn kháng nấm

Định danh dòng vi khuẩn có kết quả tốt

Trang 28

b Phương pháp:

Các mẫu nem sẽ được đánh giá cảm quan dựa trên màu sắc, mùi vị theo từng mức

độ, và được cho điểm (Phụ lục 2)

Cân 10 g mẫu cho vào bọc vô trùng chứa 90 mL nước peptone tiệt trùng Đồng hóa mẫu trong 30 giây và để yên ngâm mẫu trong 30 phút Dung dịch này được xem là pha loãng 10 lần và sẽ được đo chỉ số pH

* Định lượng acid lactic theo phương pháp xác định độ chua Therner

Phương pháp định lượng acid lactic theo Therner dựa trên nguyên tắc xác định độ chua Therner và tính hàm lượng g acid lactic trong 100 mL (g) mẫu Độ Therner là số

mL dung dịch NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ 100 mL mẫu

Dùng 20 mL mẫu được đồng hóa, định mức đến 100 mL bằng nước cất, rồi lắc đều Nhỏ 2 - 3 giọt phenolphtalein 1% vào bình, lắc đều và đem chuẩn độ

Chuẩn độ bằng NaOH 0,1N cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt và bền trong vòng 30 giây

M: khối lượng mẫu (g)

0,009: là lượng acid lactic tương đương với 1 mL NaOH phản ứng

3.2.3 Định lượng tổng vi sinh vật hiếu khí, vi khuẩn acid lactic và nấm mốc

a Mục đích: Khảo sát và đánh giá mật số tổng vi sinh vật hiếu khí, vi khuẩn acid

lactic và nấm mốc trong các mẫu nem chua

b Phương pháp:

* Định lượng tổng vi sinh vật hiếu khí (ISO 4833:2003)

Lấy 10 g mẫu cho vào bọc vô trùng chứa 90 mL SPW để đồng hóa trong 30 giây Như vậy mẫu được xem như đã pha loãng 10 lần Tiếp tục tiến hành pha loãng lần lượt

ở các nồng độ 104

, 105, 106 lần bằng SPW

Ở mỗi độ pha loãng, rút 1 mL mẫu cho vào 2 đĩa petri vô trùng Sau đó đổ 12-15

mL môi trường PCA đã được làm nguội đến 47oC vào mỗi đĩa petri Trộn đều môi trường với dịch mẫu bằng cách lắc đều theo hình số 8, để yên đợi môi trường đông lại

Trang 29

Lật ngược đĩa và tiến hành ủ ở 30oC trong thời gian 72 giờ Sau đó đếm số khuẩn lạc xuất hiện trên đĩa và tính toán kết quả

Nếu có thể đếm những đĩa có số khuẩn lạc nằm trong khoảng 25 - 250

Khuẩn lạc mọc lan có thể tính như là một khuẩn lạc nếu số khuẩn mọc lan nhỏ hơn ¼ đĩa, nếu lớn hơn thì không đọc kết quả trên đĩa này

Số lượng N vi khuẩn có trong mẫu thử được tính theo công thức sau:

d n n

V

C N

)1,0

 V là thể tích dịch mẫu cấy vào mỗi đĩa (mL)

 n1 là số đĩa ở độ pha loãng thứ nhất

 n2 là số đĩa ở độ pha loãng thứ hai

 d là nồng độ tương ứng đối với độ pha loãng thứ nhất

Báo cáo kết quả vi sinh vật hiếu khí trên 1 g mẫu hay trên 1 mL mẫu bằng cách

sử dụng hai chữ số có nghĩa (ví dụ 7,4.104

CFU/g)

Nếu không có khuẩn lạc phát triển ở độ pha lãng 10-1

, báo cáo kết quả <10 CFU/g

* Định lượng vi khuẩn acid lactic (ISO 15214:1998)

Đồng hóa 10 g mẫu với 90 mL SPW bằng máy dập mẫu trong 30 giây Chuyển

1 mL dung dịch mẫu vào đĩa petri vô trùng, thao tác này được lặp lại trên 2 đĩa

Tiến hành tương tự cho những độ pha loãng tiếp theo 10-4, 105, 106

Đổ vào mỗi đĩa khoảng 15 mL môi trường MRS đã được chuẩn bị làm nguội đến

47oC trong bể điều nhiệt (water bath) Cẩn thận trộn đều môi trường với dịch mẫu bằng cách lắc nhẹ đĩa theo hình số 8 Lật ngược đĩa và đem ủ ở 30oC trong 72 giờ Sau khi ủ, tiến hành đếm khuẩn lạc điển hình trên mỗi đĩa và tính toán kết quả Đếm trên các đĩa có số khuẩn lạc nằm trong khoảng 15 - 300 khuẩn lạc ở hai nồng độ pha loãng liên tiếp nhau

Số lượng vi khuẩn acid lactic trong mẫu được xác định theo phương trình sau:

d n n

V

C N

)1,0

Trang 30

* Định lượng nấm mốc (3113 /1999/QĐ-BYT)

Dung dịch pha loãng được dùng là nước peptone tiệt trùng 0,2% w/v (hoặc SPW) Cho 10 g mẫu với 90 mL dung dịch pha loãng vào bọc vô trùng, rồi đồng hóa mẫu trong 30 giây

Chuẩn bị môi trường SDA, khử trùng ở 121oC trong 15 phút Sau đó làm nguội môi trường trong bể điều nhiệt tới nhiệt độ 45oC, chỉnh về pH 3,5 bằng cách thêm

1 mL lactic acid 10% vào mỗi 100 mL môi trường

Cho 1 mL dịch mẫu pha loãng vào mỗi đĩa petri vô trùng Chủng mẫu theo phương pháp đổ đĩa tương tự như cách định lượng cho vi sinh vật hiếu khí Đổ tiếp vào mỗi đĩa khoảng 15 mL môi trường SDA được khử trùng và làm nguội đến 45oC Lắc trộn đều dịch mẫu và môi trường, sau đó để yên cho môi trường đông đặc Mỗi độ pha loãng được thực hiện trên 3 đĩa, có thể chia trực tiếp 3 mL dịch mẫu lên 2 đĩa môi trường

Làm tương tự các bước trên cho các độ pha loãng 10-4, 105, 106

Lật ngược đĩa và đem ủ ở nhiệt độ 30oC trong vòng 5 ngày

Tiến hành đếm khuẩn lạc liên tục trong khoảng thời gian từ 1 - 5 ngày Nếu nấm mốc phát triển quá mạnh, các khuẩn lạc hình thành không rời rạc khi chưa kết thúc

5 ngày, ta có thể lấy kết quả trong các ngày trước đó

Chọn đếm các đĩa có số khuẩn lạc nằm trong khoảng 15 - 150 để tính kết quả

Số lượng nấm mốc trong mẫu được xác định theo công thức:

d n n

V

C N

)1,0

3.2.4 Phân lập và định danh sơ bộ vi khuẩn acid lactic từ nem chua

a Mục đích: Phân lập và định danh sơ bộ các dòng vi khuẩn lactic thuần chủng

b Phương pháp:

Nem chua sau khi được đem về sẽ được loại bỏ hết phần vỏ lá và vỏ nilon bao bên ngoài Mẫu được đồng hóa với nước peptone tiệt trùng 0,2% w/v theo tỷ lệ 10 g mẫu với 90 mL nước peptone Dùng micropipette rút 2 mL dung dịch đồng hóa cho vào bình tam giác 250 mL chứa 100 mL môi trường MRS broth, ủ kỵ khí ở 37oC trong

48 giờ

Sau khi ủ, rút 1 mL dung dịch mẫu tiến hành trãi lên đĩa petri chứa môi trường thạch MRS Các đĩa được lật ngược và ủ ở nhiệt độ 37oC Sau 48 giờ, quan sát và chọn

Trang 31

những khuẩn lạc tiêu biểu tiến hành cấy chuyển vi khuẩn theo hình zigzac sang đĩa môi trường MRS agar Quá trình cấy chuyển trên đĩa môi trường thạch được lặp lại nhiều lần cho đến độ thuần vi khuẩn được xác định

Kiểm tra hình thái khuẩn lạc đặc trưng cho vi khuẩn lactic Những dòng vi khuẩn được chấp nhận khi có hình dạng khuẩn lạc trắng đục, trắng trong, bờ láng, lồi, bìa nguyên hoặc chia thùy Khuẩn lạc này nằm trên đường cấy chuyển và không lẫn với những khuẩn lạc có hình thái và màu sắc lạ

Sau khi được tách ròng, những dòng phân lập sẽ được kiểm tra hình thái và quan sát độ thuần dưới kính hiển vi quang học Mẫu vi khuẩn được hòa vào nước cất vô trùng, đặt trên miếng lame đã khử trùng bằng cồn 96% thực hiện quan sát mẫu dưới kính hiển vi ở vật kính 40X và 100X

Tiến hành nhuộm Gram, thử catalase, thử oxydase, nhuộm bào tử và kiểm tra khả năng phân giải CaCO3

Vi khuẩn acid lactic được xác định khi những dòng phân lập có hình tròn hoặc hình que, không sinh bào tử, Gram dương, catalase âm tính, oxydase âm tính và phân giải được CaCO3

3.2.5 Phân lập nấm mốc từ nem chua

a Mục đích: Phân lập các dòng nấm mốc thuần chủng

b Phương pháp:

Lấy 10 g mẫu cho vào túi vô trùng có chứa 90 mL dung dịch peptone 0,2% w/v Mẫu được đồng hóa với nước peptone tiệt trùng bằng máy dập mẫu Môi trường nuôi cấy SDA được chuẩn bị và khử trùng, sau đó cho vào đĩa petri Rút 1 mL dung dịch đồng hóa cho vào đĩa petri đã chuẩn bị sẵn môi trường và trải ra khắp mặt đĩa Lật ngược đĩa và ủ ở 25o

C trong 48 - 72 giờ

Trong quá trình ủ, liên tục quan sát sự xuất hiện của các khuẩn lạc mới xuất hiện Cấy chuyển các khuẩn lạc đó sang đĩa môi trường thạch SDA mới Nếu đĩa không có khuẩn lạc mới xuất hiện thêm thì có thể khử bỏ đĩa môi trường đó để tiếp tục cấy chuyển trên các đĩa khác Quá trình cấy chuyển sẽ được thực hiện lặp lại đến khi đạt được dòng thuần

Các dòng thuần sẽ được quan sát khẳng định độ thuần dựa vào hình thái khuẩn lạc và quan sát trên kính hiển vi

Trang 32

Khi các dòng thuần được xác định, sẽ được cấy chuyển vào môi trường SDA thạch nghiêng để trữ cho các thao tác nghiên cứu tiếp theo

3.2.6 Khảo sát khả năng kháng nấm của vi khuẩn acid lactic với các dòng nấm được phân lập

a Mục đích: Khảo sát và đánh giá khả năng kháng nấm của các dòng vi khuẩn

lactic phân lập từ nem chua

b Phương pháp:

* Chuẩn bị dịch chủng nấm mốc

Các dòng thuần nấm mốc được cấy chuyển sang đĩa môi trường malt extract agar

để tăng sinh ở nhiệt độ 25o

C trong 5 - 7 ngày Tiến hành thu bào tử nấm mốc bằng dung dịch peptone tiệt trùng 0,2 % w/v Cho dung dịch peptone vào đĩa tăng sinh nấm mốc, lắc đĩa để dung dịch peptone tràn khắp đĩa và lấy đi các bào tử nấm mốc Thu dung dịch peptone này và thực hiện thao tác đếm mật số bào tử theo phương pháp đếm hồng cầu dưới kính hiển vi

Điều chỉnh mật số bào tử nấm mốc về 105

bào tử/mL peptone water

* Phương pháp kiểm tra khả năng kháng nấm mốc

Thực hiện theo phương pháp dual culture overlay assay (Mayr-Harting et al., 1972)

Vi khuẩn acid lactic sau khi được phân lập thuần được cấy lên đĩa petri môi trường thạch MRS thành 2 đường thẳng, mỗi đường dài 2 cm Ủ ở nhiệt độ 30oC trong

48 giờ dưới điều kiện kỵ khí

Nấm mốc sau khi được điều chỉnh về mật số thống nhất trong dung dịch peptone

sẽ được chủng sang môi trường mới Dịch chủng nấm được cho vào môi trường malt extract agar mềm (0,05% malt extract, 1% agar) được khử trùng và làm nguội với tỉ lệ

1 mL dịch chủng nấm với 10 mL môi trường Thí nghiệm được lặp lại 3 lần

Các đĩa vi khuẩn acid lactic sau khi ủ sẽ xuất hiện 2 đường được hình thành từ các khuẩn lạc Tiến hành đổ chồng lên đĩa 10 mL môi trường malt extract agar mềm đã được chủng nấm Ủ các đĩa này ở 30o

C trong 48 giờ dưới điều kiện hiếu khí Sau đó đo vùng kháng nấm

Đo vùng kháng nấm bên đường cấy vi khuẩn ở ba vị trí: đầu, giữa và cuối đường cấy, sau đó lấy kết quả trung bình cộng

Trang 33

Sau khi so sánh kết quả, 1 đến 3 dòng vi khuẩn acid lactic có khả năng kháng nấm tốt sẽ được chọn để định danh đến cấp độ loài theo phương pháp sinh học phân

tử

3.2.7 Định danh cấp độ loài các dòng vi khuẩn được tuyển chọn

a Mục đích: Xác định tên loài của những dòng vi khuẩn acid lactic có kết quả

tốt nhất

b Phương pháp: Định danh theo phương pháp sinh học phân tử

Các dòng vi khuẩn acid lactic được giải trình tự nucleotide vùng 16S rDNA

- Ly trích DNA vi khuẩn acid lactic

- Kiểm tra hàm lượng và chất lượng DNA bằng phương pháp quang phổ và điện

di trên gel agarose 0,8%

- Chạy PCR khuếch đại vùng 16S rDNA với cặp mồi:

1492R 5’-TACGGTTACCTTGTTACGACT-3’

27F 5’-AGAGTTTGATCCTGGCTC-3’

- Tinh sạch sản phẩm khuếch đại

- Kiểm tra hàm lượng và chất lượng sản phẩm sau tinh sạch bằng phương pháp quang phổ và điện di trên gel agarose 2%

- Giải trình tự sản phẩm PCR bằng máy giải trình tự tự động

- So sánh BLAST trên NCBI để xác định tên dòng vi khuẩn

3.2.8 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập, xử lý số liệu và phần mềm thống kê Statgraphics XV để phân tích ANOVA và so sánh các giá trị trung bình

Trang 34

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thu thập mẫu

Nem chua được thu thập từ 5 cửa hàng bán lẻ khác nhau tại Cần Thơ với trạng thái ở ngày thứ tư tính theo ngày sản xuất trên bao bì

- Nem Tư Kiên – Lai Vung

- Nem Thu Oanh – Cái Răng

- Nem Cô Phúc – Cái Răng

- Nem Trang – Cái Răng

- Nem chợ Xuân Khánh

Trong đó, ba loại nem từ Cái Răng được cửa hàng bán lẻ lấy hàng trực tiếp từ các

cơ sở sản xuất tương ứng tại Quận Cái Răng Nem chua được mua ở chợ Xuân Khánh

là nem chua của chính cửa hàng này sản xuất và mẫu nem chua Tư Kiên – Lai Vung được thu mua từ bến xe Cần Thơ có nguồn gốc từ Đồng Tháp

4.2 Phân tích chỉ tiêu đánh giá cảm quan, chỉ số pH, định lượng acid lactic

4.2.1 Đánh giá cảm quan

Dựa vào các chỉ tiêu và cách tính điểm cho các mẫu nem chua theo Phụ lục 2, kết quả đánh giá cảm quan trung bình của 3 thành viên được đưa ra trong Bảng 5

Bảng 5: Kết quả đánh giá cảm quan nem chua

TT Mẫu Màu sắc Mùi Vị Độ dính Nấm mốc Tổng

Ghi chú: Các số liệu trong bảng là trung bình của ba lần lặp lại

Tất cả các mẫu nem chua đều chưa phát hiện nấm mốc bằng mắt thường kể cả trên nem và trên lá gói Hầu hết các mẫu nem đều có vị chua vừa phải, rất vừa ăn Tuy nhiên, ở các chỉ tiêu khác, sự khác biệt thể hiện rõ hơn giữa năm mẫu nem Cụ thể ở chỉ tiêu màu sắc, nem chua được đánh giá đạt khi có màu hồng tươi hoặc hơi đỏ của thịt Chỉ có 3 loại nem từ Cái Răng đạt chỉ tiêu này, trong khi đó mẫu nem Tư Kiên có màu đỏ đậm còn mẫu nem từ chợ Xuân Khánh lại có màu quá nhạt

Trang 35

Hình 6: Màu sắc các mẫu nem chua

Ghi chú: (a) Mẫu nem chợ Xuân Khánh, (b) Mẫu nem Thu Oanh – Cái Răng,

(c) Mẫu nem Tư Kiên - Lai Vung

Về mùi thơm, các mẫu nem thường có mùi thơm đặc trưng của sản phẩm lên men acid lactic nên sẽ có mùi hơi chua, mùi thơm của thịt và mùi lá Nem Tư Kiên lại có mùi hơi nồng trong khi đó nem chợ Xuân Khánh lại hơi nhạt mùi

Một trong những chỉ tiêu quan trọng khác là độ dính của nem Sau khi lên men, acid lactic sẽ hình thành và làm cho phần thịt kết dính với nhau hơn, nhưng nếu độ nhớt của sản phẩm quá nhiều sẽ gây cảm quan không tốt, ảnh hưởng đến mùi và vị chua của nem Nem chua đạt yêu cầu phải có bề mặt ráo nhưng không quá khô và không bị mốc Độ dính tốt của nem Tư Kiên và nem Trang – Cái Răng làm cho nem

có kết cấu tốt, tạo độ dai khi ăn Nem chợ Xuân Khánh vẫn chưa đạt được độ dai mong đợi khi thịt vẫn còn khá rời rạc khi ăn

Xét về tổng thể, 3 loại nem Cái Răng có kết quả đánh giá cảm quan tốt hơn so với 2 loại nem còn lại khi đạt tổng điểm trên 9/10 Nem Tư Kiên và nem chợ Xuân Khánh vẫn đạt được kết quả khá với 7,34/10

Trang 36

nhưng nem chua Cô Phúc, Tư Kiên và chợ Xuân Khánh có độ acid cao hơn so với nem Thu Oanh và Trang

Bảng 6: Giá trị pH của năm mẫu nem chua ở ngày lên men thứ tư

Ghi chú: Số liệu trong bảng là giá trị trung bình cộng của ba lần lặp lại, trị trung bình có mẫu

tự giống nhau có khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%

Nem chua sau khi lên men từ 3 đến 5 ngày sẽ đạt giá trị pH từ 4,0 đến 5,0 Như vậy, 3 trong 5 loại nem chua được khảo sát có giá trị nằm trong khoảng này (XK, CP, TK) Tuy nhiên, kết quả trên được ghi nhận ở ngày lên men thứ tư, pH của các mẫu nem chua sẽ tiếp tục giảm Các mẫu nem có pH trên 5 (TO, NT) vẫn có xu hướng giảm xuống 5,0 hoặc nhỏ hơn 5,0 để đạt được độ chua mong muốn

So với kết quả đo chỉ số pH của các mẫu nem chua trong đề tài của Trần Thị Thanh Thảo (2010) ở cùng ngày lên men thứ tư thì kết quả này có nhiều khác biệt giữa các mẫu và có giá trị cao hơn Năm mẫu nem chua được Trần Thị Thanh Thảo thu thập tại TP Hồ Chí Minh có các giá trị pH không chênh lệch nhiều giữa các mẫu và dao động trong khoảng 4,15 đến 4,41

Sự sụt giảm của pH theo từng ngày được ghi nhận đến giá trị thấp như vậy là do

vi khuẩn acid lactic chuyển hóa đường trong nguyên liệu thành acid hữu cơ, cụ thể là acid lactic Chính loại acid này làm giảm pH, tạo độ chua tự nhiên cho sản phẩm cũng như kết cấu dai chắc đặc trưng Như vậy, các mẫu nem chua có pH khoảng 4,7 (± 0,6) Ở vùng pH này, các loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng có thể bị ức chế nhưng nấm mốc vẫn có thể phát triển (theo Pitt và Hocking (1997), nấm mốc chỉ bị ức chế khi pH < 2,0)

Trang 37

4.2.3 Định lượng acid lactic

Lượng acid lactic được xác định dựa trên nguyên tắc chuẩn độ Therner, thông qua cách tính độ Therner Độ Therner (oT) là số mL dung dich NaOH 0,1 N được dùng

để trung hòa 100 mL (g) mẫu 1oT tương đương với 9 mg acid lactic

Kết quả chuẩn độ Therner và lượng acid lactic trong các mẫu nem chua được thể hiện ở Bảng 7

Bảng 7: Độ chua Therner và lượng acid lactic của các mẫu nem chua

STT Mẫu Viết tắt Độ Therner

( o T)

Lượng acid lactic (g) trong 100 g mẫu

Ghi chú: Số liệu trong bảng là trung bình cộng của ba lần lặp lại, trị trung bình có mẫu tự giống nhau

có khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%

Kết quả cho thấy nem chợ Xuân Khánh có lượng acid lactic lớn nhất trong 5 loại nem được khảo sát với 2,46 g trong 100 g mẫu, cùng với độ Therner cao nhất 273,33 Theo đó, nem Tư Kiên – Lai Vung có lượng acid nhiều thứ hai với 2,09 g acid và 231,67oT Ba loại nem Cái Răng lại đứng ở nhóm cuối với lượng acid lactic thấp hơn Mẫu Thu Oanh và Trang không có khác biệt ý nghĩa khi có 1,11 g và 1,15 g acid trong

100 g mẫu, điều này cũng đồng nghĩa với việc độ Therner của hai mẫu này cũng thấp nhất trong bảng Riêng nem Cô Phúc có lượng acid khá đáng kể là 1,35 g và 150o

T

Ở những sản phẩm lên men acid lactic dạng môi trường lỏng, vi khuẩn acid lactic lên men nguyên liệu và đạt độ Therner khoảng 300oT, tương đương với 2,7 g acid lactic trong 100 mL mẫu Trong trường hợp nem chua thì lượng acid lactic đo được có thể coi là hợp lý

Về mặt lý thuyết, chỉ số pH tỉ lệ nghịch với lượng acid trong dung dịch, có nghĩa

là pH càng thấp thì lượng acid càng cao và kết quả thu được cũng phù hợp như thế (Hình 7) Mẫu nem chợ Xuân Khánh có chỉ số pH thấp nhất cùng với lượng acid latic

Ngày đăng: 11/11/2015, 10:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w