1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

RÀO CẢN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

74 1,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Trải qua hơn 40 năm, mặc dù ASEAN đã đạt được những thành tựu quantrọng trong kinh tế- chính trị-xã hội nhưng ở một số nước, tình trạng nghèo đói vẫncòn tồn tại và tăng trưởng kinh tế ké

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”

NĂM 2015

Tên công trình:

RÀO CẢN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG

TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

Thuộc nhóm ngành khoa học: KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ 3

HÀ NỘI, 2015

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RÀO CẢN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) 6

1.1.CƠ SỞ VÀ MỤC TIÊU CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN KHI MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 6

1.1.1 Cơ sở của tự do di chuyển lao động có kĩ năng trong ASEAN 6

1.1.2 Mục đích di chuyển lao động có kỹ năng 7

1.1.3 Tiêu chuẩn đánh giá lao động có kĩ năng di chuyển giữa các nước thành viên của AEC

8 1.1.3.2 Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong AEC (MRAs) 8

1.1.3.3 Khung tham chiếu trình độ của ASEAN (ARQF) 9

1.1.3.4 Quy trình di chuyển 10

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RÀO CẢN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG TRONG AEC 11

1.2.1 KHÁI NIỆM RÀO CẢN 11

1.2.2.CÁC LOẠI RÀO CẢN DI CHUYỂN 12

1.2.2.1.Rào cản về pháp luật 13

1.2.2.2.Rào cản về chuyên môn 15

1.3 KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC CÁC CỘNG ĐỒNG KINH TẾ 21

1.3.1.Di chuyển lao động theo các hiệp định hội nhập khu vực trên thế giới 21

1.3.2.Bài học kinh nghiệm cho ASEAN từ Cộng đồng Kinh tế Châu Âu 23

CHƯƠNG 2: MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC RÀO CẢN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 25

2.1 TÌNH HÌNH DI CHUYỂN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN. 25

2.1.1 Đánh giá tương quan trình độ lao động Việt Nam với một số nước thành viên .25

2.1.2 Tình hình di chuyển lao động Việt Nam trong ASEAN 28

Trang 3

2.2 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI RÀO CẢN 31

2.2.1 Rào cản pháp luật 31

2.2.2 Rào cản chuyên môn 31

2.2.3 Rào cản văn hóa 32

2.3 ĐÁNH GIÁ 33

2.3.1 Những thành công của Việt Nam trong di chuyển lao động có kỹ năng Việt Nam ra các nước ASEAN 33

2.3.2 Những hạn chế của Việt Nam trong việc di chuyển lao động có kỹ năng ra các nước ASEAN 34

2.3.3 Nguyên nhân hạn chế 35

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM 37

3.1 ĐỊNH HƯỚNG DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM 37

3.1.1 Định hướng 37

3.1.2 Dự báo thay đổi việc làm tại Việt Nam tầm nhìn 2025 37

3 2 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KĨ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG AEC 40

3.2.1 Giải pháp từ phía chính phủ 40

3.2.2 Giải pháp dành cho người lao động 44

3.2.3 Giải pháp đối với doanh nghiệp 44

3.3 KIẾN NGHỊ 45

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ các nước ASEAN 45

3.3.2 Kiến nghị với người lao động 46

KẾT LUẬN 47

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

PHỤ LỤC 53

PHỤ LỤC 1: BẢNG TIÊU CHUẨN CỦA CÁC NGÀNH ĐƯỢC TỰ DO DI CHUYỂN TRONG ASEAN 53

PHỤ LỤC 2: KHẢO SÁT VỀ CHÍNH SÁCH DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KĨ NĂNG 58

Trang 4

PHỤ LỤC 3: MÔ HÌNH DỰ BÁO BẰNG PHƯƠNG PHÁP SAN BẰNG

MŨ GIẢN ĐƠN 64

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

tắt

Nghĩa đầy đủ

1 ACPE ASEAN Chartered

Professional Engineer Hiệp hội kĩ sư chuyên nghiệp ASEAN

2 ACPECC ASEAN Chartered

Professional Engineer Coordinating Committee

Ủy ban điều phối Hiệp hội

kĩ sư chuyên nghiệp ASEAN

3 ACPER ASEAN Chartered

Professional Engineers Register

Bản đăng kí kĩ sư chuyên nghiệp ASEAN

4 ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu

Á

5 AEC Asean Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN

6 ARQF Asean qualification reference

framwork

Khung tham chiếu trình độ ASEAN

7 ASEAN Association of Southeast

Asian Nations Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á

8 CARICOM The Caribbean Community Cộng đồng các nước Caribê

9 CPD Continuing Professional

Development Luật Tiếp tục phát triển chuyên nghiệp

10 ECOWAS Economic Community of

West African States

Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi

11 ERIA Economic Research Institute

for ASEAN and East Asia Viện nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á

13 FDI Forgein Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

14 FTA Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do

15 GATS General Agreement on Trade

in Servics Hiệp định chung về thương mại dịch vụ

16 ILO International Labour

Organization Tổ chức lao động quốc tế

17 ILSSA Institute of Labour Science

and Social Affair

Viện khoa học Lao động và

Xã hội

18 MRA Mutual Recognition

Arrangement Thỏa thuận Công nhận lẫn nhau

19 NAB National Accounting Board Hiệp hôi kế toán quốc gia

20 NAFTA North American Free Trade

Agreement

Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ

21 NRA Nursing Regulatory Authority Cơ quan quản lí điều dưỡng

Trang 6

22 OEC Overseas Employment

Certificate Giấy chứng nhận lao động nướcngoài

23 PRA Professional Regulatory

Authority Cơ quan quản lí chuyên nghiệp

24 PRMA Professional Medical

Regulatory Authority

Cơ quan quản lý y tế chuyên nghiệp

25 SADC Southern African

Development Community Cộng đồng Phát triển Miền namChâu Phi

26 TPCB Tourism Professional

Certification Board Hội đồng chứng nhận nghiệp vụdu lịch

27 TVET Technical Vocational

Education and Training Chương trình Giáo dục và Đào tạo Kĩ thuật nghề

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

1 1.1 Các công ước được phê chuẩn về lao động di cư 14

2 1.2 Phạm vi an sinh xã hội đối với lao động di cư theo các

3 1.3 Số lao động trong 7 ngành nghề theo ASEAN MRA,

4 2.1 Một số chỉ số thị trường lao động ASEAN, năm gần

1 1.1 Di chuyển lao động nội khối của ASEAN, 2013 13

2 1.2 Mức độ đáp ứng của các kĩ năng đào tạo từ trường

trung học với yêu cầu của nhà tuyển dụng

17

3 1.3 Mức độ đáp ứng của các kĩ năng được đào tạo tại

trường Đại học với nhu cầu của nhà tuyển dụng

17

5 2.1 Nơi xuất phát dòng nhập cư lao động quốc tế vào

Singapore, Malaysia và Thái Lan, 2013 29

6 2.2 Tiền lương bình quân hàng tháng của các quốc gia

trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với số liệu

so sánh được, năm 2013 hoặc năm gần nhất

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

ASEAN là một khu vực kinh tế năng động và đa dạng với mức tăng trưởngkinh tế đáng kể trong những thập kỷ gần đây, nhưng bên cạnh đó ASEAN lại phảiđối mặt với sự gia tăng lớn về chênh lệch trình độ phát triển giữa các quốc gia Cuốinăm 2015, Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập với ba trụ côt chính là Cộng đồngKinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng an ninh- chính trị ASEAN( APSC) và Cộngđồng văn hóa- xã hội ASEAN (ASCC) Mục tiêu của ASEAN trong tương lai sẽphát triển ASEAN trở thành một khu vực kinh tế ổn định, thịnh vượng, có khả năngcạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển tự do hơn,kinh tế phát triển đồng đều hơn, nghèo đói và phân hóa kinh tế - xã hội được giảmthiểu Trong ba trụ cột, AEC được coi là trụ cột quan trọng nhất, đóng góp lớn nhấtvào sự nghiệp phát triển ASEAN AEC sẽ giúp hình thành sự dịch chuyển tự do củahàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư và lao động có tay nghề cao trong khu vực Các hàngrào thuế quan và phi thuế quan sẽ được cắt giảm và có tác động tích cực đối với tự

do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực Bên cạnh đó, lao động trong khu vực,đặc biệt là lao động có kỹ năng sẽ được tự do di chuyển giữa các nước thành viênASEAN Hiểu biết về tác động của AEC tới thị trường lao động ASEAN và nhữngrào cản mà người lao động có kỹ năng gặp phải rất quan trọng trong việc hoạchđịnh và thực thi các chính sách phù hợp cho từng quốc gia thành viên, nhằm hướngtới một cuộc sống ổn định, thịnh vượng cho Cộng đồng 620 triệu người

Trải qua hơn 40 năm, mặc dù ASEAN đã đạt được những thành tựu quantrọng trong kinh tế- chính trị-xã hội nhưng ở một số nước, tình trạng nghèo đói vẫncòn tồn tại và tăng trưởng kinh tế kéo theo sự bất bình đẳng về thu nhập và cơ hộiviệc làm giữa các nước, còn rất nhiều người lao động mắc kẹt với những công việckém chất lượng, không phát huy được tối đa năng lực Khoảng 179 triệu người laođộng (chiếm 3/5 tổng số lao động khu vực ASEAN) thuộc diện dễ bị tổn thương và

92 triệu người có thu nhập quá thấp nên chưa thể thoát khỏi đói nghèo Những vấn

đề này của thị trường lao động càng trở nên trầm trọng hơn do các cam kết về tiêuchuẩn lao động và bảo trợ xã hội còn hạn chế Một thị trường chung về lao động tạo

cơ hội cho lao động có kỹ năng trong khu vực ASEAN tìm kiếm các công việc phùhợp, có khả năng phát triển các cơ hội nghề nghiệp, đem lại nguồn thu nhập xứngđáng cùng nhiều quyền lợi khác

Tuy vậy, một thị trường chung về lao động chắc chắn còn gặp phải những khókhăn trong di chuyển lao động giữa các nước Những rào cản lao động có kỹ năngkhông chỉ bắt nguồn từ những khác biệt về luật pháp, văn hóa giữa các nước mà đặcbiệt hơn đó là sự chênh lệch về trình độ lao động Với mục tiêu xây dựng một khuvực tự do di chuyển lao động làm động lực phát triển kinh tế khu vực, ASEAN nóichung và các quốc gia nói riêng cần phải hiểu rõ những rào cản mà người lao động

Trang 9

mỗi nước gặp phải, từ đó đề xuất các biện pháp để tạo điều kiện cho người laođộng, đặc biệt là lao động có kỹ năng di chuyển thuận lợi trong Cộng đồng Kinh tếASEAN

Tự do hóa thị trường lao động đem lại những cơ hội và thách thức cho mỗiquốc gia trong Việt Nam với những lợi thế về nguồn lao động dồi dào cần nhậnthức đúng đắn về năng lực của lao động Việt Nam, những khó khăn để di chuyểnlao động Việt Nam sang các nước phát triển khác làm việc hay các loại rào cản tạiViệt Nam khi thu hút nhân lực chất lượng cao trong khu vực Đó chính là nhữngvấn đề cần được phân tích có hệ thống khi thời điểm Cộng đồng Kinh tế ASEANđược tuyên bố thành lập đang đến gần Vì vậy đề tài “ Rào cản di chuyển lao động

có kỹ năng trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN” đã được chọn để nghiên cứu

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn ( Báo cáo của ILO)

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một khu vực năng động và

đa dạng Khu vực này đã đạt mức tăng trưởng kinh tế đáng kể trong những thập kỷgần đây, nhưng cũng đã chứng kiến sự gia tăng của bất bình đẳng và sự tồn tại củanhững việc làm kém chất lượng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), với tầm nhìnhướng tới một thị trường chung và một khu vực sản xuất chung, sẽ trở thành hiệnthực vào năm 2015 Điều này sẽ giúp hình thành sự dịch chuyển tự do của hànghóa, dịch vụ, vốn đầu tư và lao động có tay nghề cao trong khu vực Qua báo cáonày, dựa trên các nguồn số liệu chính thức trong nước và quốc tế, cung cấp đánh giátổng quan về xu hướng kinh tế và thị trường lao động gần đây trong khối ASEAN.Báo cáo xem xét tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN tới các quốc gia độngthông qua các mô hình mô phỏng và phân tích chính sách thực tế, với mục đíchcung cấp các khuyến nghị chính sách dựa trên bằng chứng hướng tới việc làm tốthơn, tăng trưởng bao trùm và cân bằng Báo cáo nhấn mạnh các ưu tiên chính đểgiải quyết những cơ hội và thách thức của AEC về tăng cường cơ chế hợp tác khuvực, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng việc làm, tăng cường pháttriển kỹ năng nghề, nâng cao năng suất, tiền lương và quản lý lao động di cư

Nghiên cứu của Bùi Thị Minh Tiệp (2014) - “Nguồn nhân lực của các nước Asean và những tham chiếu cho Việt Nam trước thềm hội nhập”

Nghiên cứu đã chỉ ra ASEAN hiện nay là khu vực năng động với sự phát triểnmạnh về kinh tế cùng với sự gia tăng hợp tác giữa các quốc gia Theo lộ trình, năm

2015, AEC được thành lập và tiến tới một thị trường tự do về hàng hóa, vốn và laođộng Một trong các nội dung cơ bản nhất của AEC là về tự do di chuyển lao động

có kỹ năng giữa các thành viên Điều này hứa hẹn sẽ đem đến nhiều cơ hội cho các

Trang 10

bên, đồng thời cũng hàm chứa nhiều thách thức do hầu hết các nước trong liên kếtkinh tế đều đang ở giai đoạn rất dồi dào về số lượng lao động, nhưng lại có sự khácbiệt về chất lượng lao động và trình độ phát triển Bài viết phân tích thực trạngnguồn nhân lực ở các nước ASEAN và tham chiếu cho Việt Nam về các yếu tố nhưtrình độ chuyên môn kỹ thuật, năng suất lao động, từ đó chỉ ra sự thiếu hụt về trình

độ chuyên môn của lao động Việt Nam so với lao động các nước khác Nguyênnhân của sự thiếu hụt này cũng là do hiệu quả của các chương trình giáo dục và đàotạo còn thấp, không đào tạo được lao động có đủ kỹ năng Tuy Việt Nam đang trongthời kì dân số vàng nhưng lao động Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị mất việclàm vào tay lao động nước ngoài Từ thực trạng trên, tác giá đã đề xuất các gợi ýchính sách đối với chính phủ Việt Nam và người lao động

Chia Siow Yue (2011) – Free Flow of Skilled Labor in the AEC – Di chuyển tự do lao động có kỹ năng trong AEC

Nghiên cứu của Chia Siow Yue đã phân tích rất kỹ về những cơ sở, động lực thúc đẩy ASEAN thành lập một thị trường tự do lao động có kỹ năng bao gồm sự mất cân bằng trong tiền lương, cơ hội việc làm và các chính sách của các nước về thu hút nhân tài Ngoài ra, Chia Siow Yue cũng chỉ ra những lợi ích của di chuyển lao động có kỹ năng đến các quốc gia như thu hút đầu tư nước ngoài, bù đắp thiếu hụt nhân lực có kỹ năng tại các nước trong khu vực hay thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa tại những nước đang phát triển trong khu vực Bằng những nghiên cứu trên, Chia Siow Yue đã đưa ra cách nhìn tổng quan về việc di chuyển lao động trong ASEAN, những lợi ích của mỗi quốc gia, đồng thời chỉ ra những khó khăn về chính sách mà người lao động

có thể gặp phải khi quyết định di chuyển đến nước khác làm việc

ILO, (2014): The road to the ASEAN employers on skills and competitiveness: The challenges and opportunities for enterprises and their representative organizations - Đường đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015: Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp và các tổ chức đại diện của họ

Nghiên cứu của ILO về những Cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp ASEAN sẽ gặp phải khi AEC thành lập, phân tích rất kỹ về sự dịch chuyển các nguồn lực trong ASEAN như hàng hóa, vốn và lao động Bài nghiên cứu đã chỉ ra những đánh giá của các doanh nghiệp về kỹ năng của lao động ASEAN hiện nay, nhu cầu thực sự của các doanh nghiệp về các kỹ năng của người lao động Theo kết quả nghiên cứu thì hầu hết các kỹ năng mà người lao động được học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo đều không đáp ứng yêu cầu làm việc và thiếu hụt những kỹ năng cần thiết nhất như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng kỹ thuật Từ những đánh giá này, ILO đề xuất cho các doanh

Trang 11

nghiệp những giải pháp để có thể tăng cường năng lực cạnh tranh của mình thông qua tuyển dụng lao động như thiết lập đối thoại với chính phủ, đề xuất những yêu cầu về lao động đến các chính sách di chuyển lao động trong khu vực

3 Mục đích nghiên cứu

Bài Nghiên cứu khoa học về đề tài: “ Rào cản di chuyển lao động có kỹ năngtrong cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)” sẽ phân tích các loại rào cản mà người laođộng có thể gặp phải khi tự do hóa thị trường lao động AEC, đồng thời đề xuất giảipháp giúp người lao động có kỹ năng trong ASEAN nói chung và Việt Nam nóiriêng vượt qua những rào cản, đón nhận những cơ hội tốt nhất để phát triển Bàinghiên cứu sẽ là tài liệu để lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động trẻ tham khảotrước khi bước vào thị trường lao động trên toàn cộng đồng ASEAN, từ đó nhậnthức được những yêu cầu của thị trường lao động ASEAN và trang bị những kĩnăng phù hợp

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của đề tài là những rào cản di chuyển lao động có kỹ năng trongAEC nói chung và lao động có kỹ năng của Việt Nam nói riêng

Phạm vi nghiên cứu là rào cản di chuyển lao động có kỹ năng sau khi Cộngđồng Kinh tế ASEAN được thành lập vào cuối năm 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

-Sử dụng phương pháp định tính: Thu thập dừ liệu qua các tài liệu, các trangthông tin và tổng hợp nội dung các vấn đề có liên quan đến đề tài rào cản di chuyểnlao động có kĩ năng di chuyển trong AEC

-Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp để tiến hành phân tích

-Sử dụng phương pháp so sánh: tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt

-Sử dụng phương pháp san bằng mũ để dự đoán số liệu theo thời gian

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài được trìnhbày trong 3 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề chung về rào cản di chuyển lao động có kỹ năngtrong Cộng đồng kinh tế ASEAN

Chương 2: Mức độ đáp ứng các rào cản di chuyển lao động có kĩ năng củaViệt Nam trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)

Trang 12

Chương 3: Định hướng và giải pháp cho lao động Việt Nam di chuyển trongCộng đồng Kinh tế ASEAN.

Trang 13

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RÀO CẢN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG TRONG CỘNG ĐỒNG

KINH TẾ ASEAN (AEC)

1.1 Cơ sở và mục tiêu của cộng đồng Kinh tế ASEAN khi mở cửa thị

1.1.1 Cơ sở của tự do di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN

Di chuyển tự do lao động có kỹ năng trong ASEAN không tự phát mà donhiều yếu tố khách quan và chủ quan, tạo cơ sở để AEC thành lập một khu vực dichuyển tự do lao động Những yếu tố đó bắt nguồn từ sự chênh lệch về tiền lương,

cơ hội việc làm, các nhân tố chính sách dành cho lao động giữa các nước tạo nênlực đẩy di chuyển lao động

Sự mất cân bằng trong tiền lương và cơ hội việc làm giữa các nước phát triểntrong khu vực với các nước còn lại thúc đẩy cho người lao động có xu hướng dichuyển tư nước kém phát triển hơn sang các nước láng giềng phát triển hơn Tuyvậy, vẫn có dòng lao động di chuyển từ các nước phát triển hơn sang các nước kémphát triển do nhu cầu phát triển thị trường của các công ty, tập đoàn đa quốc giatrong ASEAN Nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể di chuyển đến các nướckém phát triển hơn với các chế độ ưu đãi lao động tốt Sự hội nhập ngày càng sâurộng, sự di chuyển lao động ngày càng mạnh mẽ

Sự gần gũi về mặt địa lí, môi trường xã hội văn hóa và ngôn ngữ cũng tạo điềukiện dễ dàng hơn cho lao động di chuyển giữa các nước láng giềng với nhau Ở một

số nước như Maylaysia và Singapore, họ có chung lịch sử lâu dài và tương đồng vớinhau về văn hóa ngôn ngữ, vị trí địa lý gần gũi, thuận lợi cho lao động giữa hai bên

di chuyển Sự tương đồng về ngôn ngữ, giáo dục là yếu tố chính giúp các nước côngnhận trình độ lao động lẫn nhau Người lao động các nước này có thể đáp ứng nhucầu nhà tuyển dụng như nhau, vì vậy cơ hội làm việc của người lao động cũng nhiềuhơn Các chuyên gia hay lao động có kỹ năng thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt làtiếng Anh có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở hầu hết các nước

Trong những năm gần đây, thực tế số lượng lao động có kỹ năng tại ASEAN đặcbiệt là lao động được đào tạo tại các nền giáo dục phát triển bậc nhất trên thế giới đã

và đang tăng lên Tuy nhiên nguồn nhân lực chất lượng cao này lại từ chối trở vềquê hương, ở lại các nước phát triển mong muốn có nghề nghiệp với mức lương caohơn, cơ hội phát triển nghề nghiệp và chất lượng cuộc sống tốt hơn Hiện tượng

Trang 14

chảy máu chất xám này đã và đang gây ra sự thiếu hụt trầm trọng nhân lực chấtlượng cao tại các quốc gia ASEAN Một thị trường chung lao động trong khu vựcASEAN sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực nàytrở về quốc gia của họ bằng chế độ ưu đãi tốt hơn

Các chính sách của các nước đối với xuất và nhập lao động ảnh hưởng rất lớnđến quyết định của lao động khi di chuyển đến nước khác làm việc Hiện nay phầnlớn các nước trong ASEAN không có chính sách chủ động về sự di cư ra nướcngoài đối với lao động có kỹ năng, ngoại trừ Philipines Trong khi đó chỉ cóSingapore và Malaysia là có các chính sách thu hút nhân tài nước ngoài, đặc biệt làcộng đồng người Do Thái, họ coi nhân tài chính là gốc rễ của sự phát triển.Malaysia đang ngày càng tăng cường luồng nhập cư nhân tài, coi đây là một phầncủa chiến lược tái cấu trúc nền kinh tế Hiện nay, hầu như dòng di chuyển lao động

có kỹ năng chủ yếu hướng đến các nước phát triển như Mỹ- Canada, Anh, Úc –New Zealand, cho thấy sự không hài lòng của người lao động về các chính sáchviệc làm và chất lượng giáo dục trong nước Trong khi đó tại các nước ASEANkhác như Indonesia, Campuchia, Lào, Việt Nam, dòng di cư lại không mạnh mẽ, bịhạn chế bởi các quy tắc luật pháp chặt chẽ, nguồn nhân lực vẫn còn thiếu nhiều kỹnăng, đặc biệt là tiếng An Myanmar tuy có lao động thành thạo tiếng Anh hơnnhưng lại bị hạn chế do thể chế chính trị còn chưa thực sự mở cửa với thị trường thếgiới

Mặt khác, các nước ASEAN là thành viên của WTO kí cam kết theo GATs vàFTAs với điều khoản tự do dịch vụ và đầu tư có thể tạo điều kiện cho sự di chuyểncủa các cá nhân Nhờ đó việc thành lâp một thị trường lao động tự do trong khu vựcASEAN không chỉ là do nhu cầu từ sự phát triển kinh tế mà còn là nghĩa vụ của họđối với các cam kết trong WTO

1.1.2 Mục đích di chuyển lao động có kỹ năng

Di chuyển lao động có kỹ năng trong AEC đem lại rất nhiều lợi ích cho cácquốc gia thành viên

Di chuyển tự do lao động có kỹ năng thuận tiện cho các nước thu hút cácnguồn đầu tư nước ngoài trong ASEAN, bằng việc cho phép các doanh nhân vàchuyên gia tới làm việc tại các doanh nghiệp FDI Việc có thể đưa các nhân lực chấtlượng cao tới quản lý và điều hành doanh nghiệp góp phần làm tăng hiệu quả đầu tưcủa các doanh nghiệp, điều đó giúp các quốc gia hấp dẫn được nhiều nguồn đầu tư

cả trong và ngoài khối

Tự do lao động có kỹ năng sẽ bù đắp sự thiếu hụt kỹ năng trong ngắn hạn ở Brunei, Cambodia, Laos, Malaysia, Singapore, Vietnam Sự thiếu nhân lực về y tế,điều dưỡng, kiểm toán và công nghệ thông tin ở Brunei; kĩ sư, công nghệ thông tin,thống kê ở Cambodia; Y tế, nha khoa, kiểm toán và công nghệ thông tin ở

Trang 15

-Indonesia; y tế và nha khoa ở Lào; Y tế, nha khoa và công nghệ thông tin ởMalaysia; lao động kĩ thuật và khoa học gia ở Philippines; và các kĩ năng chuyêngia phổ biến ở Singapore và Việt Nam.

Di chuyển lao động có kỹ năng còn thuận tiện cho quá trình công nghiệp hóa,tái cấu trúc ở các nước Ở Philippines, để có sự chuyển giao công nghệ chính xáccác doanh nghiệp nước ngoài phải cung cấp chương trình Huấn luyện người thaythế và chỉ định ít nhất 2 người Philippines vào vị trí này Những công nhân này phải

có vai trò lâu dài với kỹ năng hoặc chuyên môn khan hiếm ở Philippines Sự chuyểngiao công nghệ có hiệu quả chính là cách thức tốt nhất để nâng cao trình độ khoahọc kĩ thuật của các nước trình độ công nghệ còn thấp

Hiện nay, sự phát triển của các dịch vụ sức khỏe và giáo dục vượt qua biêngiới các quốc gia, việc sử dụng các chuyên gia nước ngoài trình độ cao là xu hướngtất yếu, mở rộng sự hợp tác của các ngành dịch vụ giữa các quốc gia Sự công nhận

và thừa nhận chứng chỉ chuyên môn trong nước là chính sách mang yếu tố quyếtđịnh đến việc di chuyển của các chuyên gia nước ngoài vào các lĩnh vực này Tronglĩnh vực giáo dục, Malaysia và Singapore đã thực hiện chính sách thu hút học viênnước ngoài, đào tạo và giữ những người có năng lực ở lại làm việc Trong khi đó, ởlĩnh vực chăm sóc sức khỏe, một số nước mở cửa hởn, chấp nhận lực lượng bác sĩ

và điều dưỡng từ nước ngoài để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dâncũng như đưa quốc gia trở thành một trung tâm y tế chất lượng cao trên thị trườngquốc tế

1.1.3 Tiêu chuẩn đánh giá lao động có kĩ năng di chuyển giữa các nước thành viên của AEC

1.1.3.1.Các ngành lao động được tự do di chuyển trong AEC

Ngay sau khi AEC được thành lập, có 8 ngành nghề lao động trong các nướcASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tươngđương, gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, du lịch và điều tra viên

1.1.3.2 Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong AEC (MRAs)

Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) là các cam kết giữa các nước trongcộng đồng ASEAN đưa ra các cơ chế thỏa thuận về tính đương đương của các thủtục chứng nhận và trình độ chuyên môn của lao động trong toàn ASEAN trên một

số lĩnh vực nhất định

Mỗi quốc gia ASEAN có các tiêu chuẩn, chứng nhận và những quy định riêng

để thừa nhận năng lực của người lao động MRA đóng vai trò nâng cao tiêu chuẩnngành và trình độ nguồn nhân lực của các ngành được kí kết, thúc đẩy quá trình dichuyển lao động trong khu vực ASEAN phù hợp với chính sách của ASEAN MRA

ra đời để tạo điều kiện phát triển năng lực tương đương của người lao động

Trang 16

MRA được đưa ra với mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thị trường lao động, tạothuận lợi dịch chuyển cho người lao động, khuyến khích trao đổi thông tin về nhữngđiển hình giáo dục, đào tạo theo năng lực, đồng thời tạo cơ hội hợp tác giữa cácnước thành viên ASEAN và cơ hội xây dựng năng lực cho các quốc gia thành viênASEAN

Đối với các chính phủ, MRA bảo đảm sự cam kết và thỏa thuận về thương mạiquốc tế, khuyến khích trao đổi điển hình tốt và chia sẻ thông tin giữa các đối tác.Ảnh hưởng của MRA sẽ làm giảm các chi phí, gia tăng sức cạnh tranh, tăng khảnăng thâm nhập thị trường và tự do hơn dòng chảy thương mại

Đối với người lao động di chuyển trong các ngành được tự do di chuyển,MRA mang lại những lợi ích như tạo thuận lợi trong việc dịch chuyển, nâng caotính phù hợp của năng lực dựa vào đào tạo, giáo dục, thừa nhận các kỹ năng của laođộng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng làm việctrong ngành), nâng cao chất lượng dịch vụ

Đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo, MRA mang lại những lợi ích như hìnhthành những tiêu chuẩn rõ ràng để xây dựng các chương trình đào tạo; hệ thống đàotạo và đánh giá dựa trên năng lực cho các học viên nghề; những văn bằng theo chứcdanh công việc được phân loại trên cơ sở các phân ngành lao động; cơ hội trở thànhmột trong những cơ sở giáo dục và đào tạo được yêu thích vì cấp nhiều văn bằngtheo

1.1.3.3 Khung tham chiếu trình độ của ASEAN (ARQF)

Với nhu cầu di chuyển lao động tự do trong AEC, các quốc gia thành viên cầnxây dựng bộ tiêu chuẩn chung và minh bạch bộ tiêu chuẩn này để làm căn cứ xácđịnh năng lực của lao động

Ngày 12/9/2014, tại Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ tám, ARQF

đã được phê duyệt và đưa vào sử dụng làm tư liệu hướng dẫn cho các nước thànhviên ASEAN áp dụng một cách tự nguyện

Khung tham chiếu trình độ nhằm hài hòa các thỏa thuận pháp lý giữa các nướcthành viên của Cộng đồng, là nền tảng cho việc công nhận trình độ và đảm bảo chấtlượng lao động thông qua giáo dục Mỗi quốc gia cần xây dựng Khung tham chiếutrình độ quốc gia phù hợp với Khung tham chiếu trình độ của khu vực nhằm đảmbảo trình độ lao động của quốc gia tương đương với các quốc gia còn lại

Các quốc gia thành viên cần xây dựng Khung trình độ quốc gia để có thể thíchứng được với Khung tham chiếu trình độ của ASEAN Hiện nay có khoảng 140quốc gia trên thế giới có khung trình độ quốc gia, rất nhiều nước đang phát triểntrong khu vực Đông Á như Malaysia, Indonesia và Philipines đã hoàn thiện nhữngbước căn bản của tiến trình Đối với Việt Nam, việc xây dựng khung trình độ còn

Trang 17

gặp nhiều khó khăn như khung trình độ không thống nhất với kỹ năng nghề nghiệp,cùng là trình độ cao đẳng nhưng vừa có trường cao đẳng, vừa có trường cao đẳngnghề

Việt Nam không có chính sách công nhận năng lực, trình độ của người laođộng trải nghiệm qua thực tiễn lao động và nghề nghiệp Do đó dẫn đến, người bằngcấp thấp nhiều kinh nghiệm, có thể xử lí tình huống, năng lực công việc tốt nhưngkhông được thừa nhận Bên cạnh đó, văn bằng hiện được cấp theo trình độ đào tạonhưng không có sự tin tưởng của xã hội nói chung, người sử dụng lao động nóiriêng Việc bằng cấp liên thông không được chấp nhận ở nhiều nơi cũng phần nhiều

do kiểm định chất lượng còn kém, chưa phát huy tác dụng, tạo niềm tin cho xã hội.Theo kế hoạch, cấu trúc của khung trình độ quốc gia của Việt Nam sẽ thống nhất có

8 trình độ từ tiến sĩ, thạc sĩ, ĐH, CĐ, trung cấp, chứng chỉ nghề cấp I, II và III vớicác chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm của ngườihọc Đi kèm với đó là khối lượng học tập cần có và chứng chỉ, bằng tốt nghiệptương xứng

1.1.3.4 Quy trình di chuyển

Người lao động cần một cơ sở đáng tin cậy để xác định sự phù hợp của chứngchỉ hoặc văn bằng của người xin việc, đơn vị cấp, ngày cấp, tình trạng và chất lượngcủa văn bằng cho các mục đích đăng kí của người xin việc và đánh giá của người sửdụng lao động hoặc của cơ quan được chỉ định đánh giá mức độ phù hợp của ngườixin việc đối với một vị trí tuyển dụng cụ thể ở nước mình.Các cơ quan chuyên trách

có trách nhiệm đảm bảo mức độ tin cậy của việc ghi chép, bảo mật và lưu trữ thôngtin liên quan về người xin việc

Lao động có thể đăng ký bằng cách gửi thông tin cá nhân của họ cho hội đồngđăng ký tại nước họ để được đăng tải trên trang thông tin việc làm chung ASEAN Người xin việc cũng ký vào giấy chấp thuận đồng ý chia sẻ thông tin của họtrên hệ thống, cho phép hội đồng đăng ký của nước nhận lao động kiểm tra thôngtin cá nhân của họ và sau quá trình kiểm tra này,cho phép các tổ chức nghề nghiệpcủa các nước đó tiếp cận các thông tin về người xin việc trên cơ sở dữ liệu

Để có đủ điều kiện đăng nhập thông tin vào hệ thống đăng ký lao động củatừng ngành, người xin việc phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu sau:

Cung cấp văn bằng đã được cấp và thừa nhận bởi một tổ chức đã được côngnhận tại bất kỳ quốc gia thành viên ASEAN; hoặc cung cấp văn bằng đã được cấp

và thừa nhận bởi một tổ chức độc lập thuộc cơ quan quản lý giáo dục tại một nướcASEAN (như trường đại học ở nước ngoài hoặc một tổ chức ngành nghề hoạt độngtại nước đó) với điều kiện tổ chức này được hệ thống đăng ký lao động của từngngành chấp thuận và được đưa vào danh sách thẩm định của cơ quan này Ngoài ra,

Trang 18

hệ thống đăng ký lao động của từng ngành có thể yêu cầu và giám sát thông tinnghề nghiệp khác như:

a Số năm làm việc trong ngành

b Minh chứng cho thấy người nộp đơn duy trì được trình độ chuyên môn đếnthời điểm xét duyệt

c Người nộp đơn đã đồng ý với các quy tắc đạo đức nghề nghiệp

d Sự chấp hành kỷ luật

Thông thường, việc đánh giá văn bằng của người xin việc sẽ được thực hiện tựđộng bằng cách sử dụng ma trận văn bằng tương đương Tuy nhiên, trong trườnghợp có sai sót hoặc hồ sơ phi tiêu chuẩn, hệ thống đăng ký lao động của từng ngành

sẽ chịu trách nhiệm quyết định năng lực của ứng viên trong thời gian tối đa mộttháng Những trường hợp xin việc theo thông báo tuyển gấp có thể được xử lý bằngcác ngoại lệ

1.2 Những vấn đề chung về rào cản di chuyển lao động có kỹ năng trong AEC

1.2.1 Khái niệm rào cản

AEC được thành lập giúp mở rộng cánh cửa hội nhập, đẩy mạnh việc dichuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn cũng như lao động có kỹ năng giữa các quốc giatrong khu vực Tuy nhiên, mở cửa thị trường, đẩy mạnh lưu thông giữa các quốc giakhông có nghĩa là hàng hóa, lao động, vốn… được di chuyển ồ ạt vào và ra cácnước, tự do hóa di chuyển lao động có kỹ năng sẽ phải đặt dưới sự kiểm soát củaChính phủ các quốc gia thành viên của ASEAN nói chung và AEC nói riêng Laođộng di chuyển trong khu vực ASEAN sẽ gặp phải các rào cản tự nhiên như rào cảnvăn hóa hay rào cản kĩ thuật từ chính sách của các quốc gia đối với lao động nhập

cư hay sự khác biệt về trình độ của lao động giữa các quốc gia

Rào cản được hiểu là tất cả những gì gây trở ngại, khó khăn cho lao động tìmkiếm cơ hội việc làm tại các quốc gia khác, gây nên áp lực cản trở quá trình dichuyển lao động quốc tế

Trong thời kì đầu tiên của công cuộc tự do hóa thị trường lao động, chắc chắnngười lao động sẽ gặp phải những khó khăn nhất định khi di chuyển đến nước kháclàm việc Những khó khăn bắt đầu từ khi tìm kiếm việc làm, hoàn thành các thủ tụcpháp luật để di chuyển đến nước thành viên khác làm việc đến khi hòa nhập vớicộng đồng mới sẽ hạn chế mục tiêu tự do hóa thị trường của AEC Những rào cản

mà người lao động có kỹ năng có thể gặp phải là rào cản pháp luật, rào cản chuyênmôn và rào cản văn hóa

Trang 19

Trên thực tế, pháp luật của mỗi nước khác nhau và trong cùng một nước lại có

sự tác động khác nhau đến từng ngành nghề hoạt động, từng đối tượng chịu sự tácđộng Rào cản pháp luật đối với di chuyển lao động là quy định trong pháp luật củatừng quốc gia bắt buộc đối với lao động có kỹ năng muốn di chuyển vào trong quốcgia đó như thủ tục pháp lí (cấp giấy phép làm việc, visa, ), quyền và nghĩa vụ đốivới người lao động (quyền công dân, nghĩa vụ nộp thuế thu nhập…) Một số quốcgia không muốn có hiện tượng chảy máu chất xám, họ sẽ tạo ra rào cản nhằm ngăncản di chuyển lao động, ví dụ như đánh thuế Quốc gia khác có thể đặt ra quy địnhkiểm soát về số lượng người lao động được di chuyển khiến cho nhiều người laođộng phải chờ đợi trong thời gian dài trước khi họ có thể di chuyển đến quốc giakhác mà họ mong muốn

Lao động muốn di chuyển cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn đánh giá vềtrình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực, năng suất lao động, kinh nghiệm của laođộng đối với từng nhóm ngành nghề để xét mức độ phù hợp với ngành nghề, côngviệc muốn đảm nhận Tuy nhiên, trình độ lao động giữa các quốc gia tất yếu có sựchênh lệch Những lao động có trình độ cao hơn sẽ có khả năng đáp ứng được yêucầu tuyển dụng hơn lao động khác Trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắtnhư hiện nay, việc làm dành cho lao động trình độ thấp ngày càng ít hơn Vì vậyngười lao động bắt buộc phải có đủ kỹ năng đáp ứng được nhu cầu thị trường.Những yêu cầu khắt khe về chuyên môn nghiệp vụ chính là rào cản dành cho laođộng từ các nước kém phát triển hơn phải vượt qua để có thể làm việc tại các nướcphát triển hơn trong khu vực

Rào cản về văn hóa là những sự khác biệt, bất đồng về ngôn ngữ, tín ngưỡng,tôn giáo, lối sống, phong tục tập quán giữa các quốc gia cản trở, gây khó khăn cho

di chuyển lao động, đòi hỏi người lao động phải vượt qua Bất kỳ sự thay đổi môitrường sống nào cũng đều buộc người lao động phải chuẩn bị những hành trang cầnthiết để có thể hội nhập tốt với môi trường mới Ngôn ngữ là điều đầu tiên và quantrọng nhất khi đến một quốc gia khác sinh sống và làm việc là cần phải học ngônngữ Đây là công cụ để giao tiếp và là cánh cổng để hội nhập với môi trường mới.Lối sống và thói quen của đất nước mà lao động di chuyển đến như thói quen về ănuống, sinh hoạt nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, cách thức tổ chức cuộc sống, quan hệbạn bè, đồng nghiệp, giao tiếp và ứng xử hàng ngày trong cuộc sông cũng như cácquan niệm về giá trị đạo đức

1.2.2.Các loại rào cản di chuyển

Trước khi thành lập AEC, giữa các nước trong khối vẫn có sự di chuyển laođộng Tuy nhiên dòng di chuyển lao động vẫn còn hạn chế, có sự chênh lệch lớngiữa các quốc gia, chứng tỏ đã tồn tại những rào cản không nhỏ trong di chuyển laođộng giữa các nước

Trang 20

Biểu đồ 1.1 : Di chuyển lao động nội khối của ASEAN, 2013

Tuy rằng AEC ra đời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lao động các nước tự do

di chuyển, nhưng những khó khăn mà người lao động gặp phải vẫn còn nhiều

1.2.2.1 Rào cản về pháp luật

Rào cản về pháp luật là rào cản khó vượt qua nhất đối với di chuyển laođộng Các yếu tố như ý chí chính trị sẽ tạo ra tác động mạnh mẽ đến các chính sáchluật pháp của mỗi nước về lao động

ASEAN là một khối không đồng nhất về hệ thống chính trị, tổn tại 2 thể chếchính trị khác nhau đó là các nước cộng hòa như Indonesia, Philipines và Singaporehay các nước theo chủ nghĩa cộng sản là Lào và Việt Nam, các nước quân chủ lậphiến như Brunei, Campuchia, Malaysia, Thái Lan và chính thể quân sự cai quản tạiMyanmar Sự khác nhau về thể chế giữa các nước trong ASEAN là cơ sở tạo ra sựkhác biệt về pháp luật của các nước Vì vậy các bộ luật lao động của các nước cócác quy định khác nhau đối với lao động đến từ nước ngoài

Thứ nhất, quyền nhập cư, chính sách thị thực, chính sách di cư ra nước ngoàicủa nước sở tại, chính sách tuyển dụng và những ưu tiên của chủ sở hữu lao động ởkhu vực tư nhân có thể lấn át và hạn chế những thay đổi đối với di chuyển lao động

mà AEC có thể mang lại Một số quốc gia có thể đưa ra chính sách rất mở cửa, chỉđưa ra một số quy định về di chuyển lao động, một số lại đưa ra rất nhiều yêu cầucho lao động mới chấp nhận cấp visa

Muốn đánh giá được mức độ mở cửa của các thị trường lao động của các nướcASEAN cần phải xem xét động cơ của các nước này Hầu hết các nước đều bị thiếuhụt nhân lực có kỹ năng đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh Tự do hóa thịtrường lao động đối với lao động có kỹ năng với mục đích lớn nhất là bù đắp những

Trang 21

thiếu hụt lao động trong ngắn hạn Vì vậy những lí do khác về ổn định chính trị, giảiquyết việc làm tại mỗi nước mà những quyết định sử dụng lao động từ các nướcthành viên khác trong ASEAN bị hạn chế trong thời gian ngắn, thường từ 2 nămđến 10 năm

Thứ hai, các vấn đề đảm bảo quyền lao động di cư, đối xử bình đẳng về quyền

an sinh xã hội ở mỗi quốc gia cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyếtđịnh di cư của người lao động Hiện tại, các nước trong khối ASEAN kết một sốCông ước quốc tế về đảm bảo quyền lợi cho lao động di cư như Công ước di cư vìviệc làm (1979), Công ước lao động di cư (1975), Công ước quốc tế về bảo vệquyền của tất cả các lao động di cư và các thành viên gia đình của họ (1990), Côngước bình đẳng về đối xử (Bồi thường tai nạn- 1925), Công ước bình đẳng về đối xử(an sinh xã hội – 1982), công ước duy trì quyền an sinh xã hội (1982)

Bảng 1.1 Các công ước được phê chuẩn về lao động di cư

Tuy nhiên mới chỉ có một số nước Gửi lao động thông qua các Công ước quốc

tế này như Philipines, Campuchia hay Indonesia Các nước là điểm đến của laođộng như Singapore, Thái Lan hay Malaysia hầu như chỉ thông qua một hoặc haicông ước quốc tế Vì vậy các vấn đề về cấm phân biệt, ngăn chặn hay thiên vị vềsắc tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị,nguồn gốc quê quán (baogồm nơi sinh, nguồn gốc nước ngoài, hay dòng họ) hoặc nguồn gốc xã hội khôngđược đảm bảo chắc chắn cho người lao động Đây chính là một điểm bất lợi cho laođộng di chuyển đến các nước này khi đòi hỏi quyền lợi cho chính mình

Trang 22

Bảng 1.2 Phạm vi an sinh xã hội đối với lao động di cư theo các quốc gia,

năm 2014

Thực tế cho thấy tại các quốc gia là điểm “ Đến”, bên cạnh sự phân biệt đối

xử về các yếu tố nguồn gốc xã hội, Luật an sinh xã hội vẫn không áp dụng cho laođộng di cư không có quyền định cư dài hạn, khiến họ bị mất đi một số quyền thenchốt như thất nghiệp hay bảo vệ gia đình người lao động

Thứ ba, quyền lợi của người lao động di cư còn được kì vọng sẽ được chuyểngiao qua biên giới giữa nước mà người lao động làm việc và quê hương của họ Sựhài hòa hóa giữa hệ thống an sinh xã hội và các dịch vụ của các nước ASEAN chưađược thiết lập Đặc biệt đối với các lao động đến tuổi nghỉ hưu, họ mong rằng saukhi trở về quê hương, những chế độ lương hưu của họ tại nước ngoài vẫn sẽ đượcđảm bảo Việc đảm bảo công bằng cho lao động ASEAN về mọi khía cạnh của ansinh xã hội là vô cùng khó khăn và cần nhiều sự đầu tư và hợp tác giữa các nướctrong khu vực

1.2.2.2 Rào cản về chuyên môn

Trong tất cả các trở ngại dành cho lao động kĩ năng di chuyển, rào cản vềchuyên môn là rào cản lớn nhất Giữa các nước ASEAN hiện tại đang có sự chênhlệch lớn về trình độ lao động, điều đó đã tạo ra rào cản di chuyển lao động giữa cácnước kém phát triển hơn vào các nước phát triển của khu vực

Trang 23

Với 8 ngành nghề được tự do di chuyển vào năm 2015, dựa trên các MRA vàARQF, các nước trong Cộng đồng AEC sẽ đặt ra tiêu chuẩn cho lao động từngngành để có thể có khả năng lao động tại các nước thành viên Tiêu chuẩn này sẽ làthách thức rất lớn đối với lao động thuộc nhóm nước lao động có trình độ thấp hơnnhư: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Philippines hay Indonesia Đến nay,MRA đã được hoàn thiện cho tám ngành nghề: kỹ sư (được ký vào tháng 12/2005);

y tá (tháng 12/2006); kiến trúc, và các bằng cấp khảo sát (tháng 11/2007); nhữngngười hành nghề y tế, nha khoa, và dịch vụ kế toán (tháng 2/2009); và những ngườihành nghề du lịch (tháng 11/2012) Tuy nhiên, mỗi MRA lại khác nhau trong cáchtiếp cận Ví dụ, MRA về y tá thúc đẩy việc trao đổi lao động có chuyên môn, kinhnghiệm và những thông lệ tốt nhất, trong khi đó, hiệp định về kế toán và khảo sátchỉ đặt ra một số nguyên tắc và khuôn khổ tổng quát cho những dàn xếp thươnglượng dựa trên MRA chung của các nước thành viên, việc tiến hành thành lập cơquan giám sát, công nhận,cấp giấy phép lao động chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩnASEAN ở các nước thành viên còn chậm trễ, gặp khó khăn Cùng với đó việc banhành Quy chế đánh giá riêng ở từng nước dựa trên khung MRA đã ký còn nhiều bấtcập

Việc thực hiện theo khung thỏa thuận MRA đã được ký kết gặp những khókhăn, đặc biệt là các nước trong nhóm nước “ Gửi” lao động trong tiếp cận và ápdụng bộ khung tiêu chuẩn này do:

Thứ nhất, các nước có sự khác nhau đáng kể trong hệ thống giáo dục và kiểmtra sát hạch để được cấp chứng chỉ nghề nghiệp và các hiệp hội nghề nghiệp cònlưỡng lự trước việc thay đổi những tiêu chuẩn hiện có của họ hay cho phép các đốithủ cạnh tranh tiềm năng từ nước ngoài

Thứ hai, một số nước yêu cầu những vị trí như giáo viên, luật sư, công chứchoặc quân nhân phải do công dân của họ đảm nhận và rõ ràng loại trừ nhân lực nhập

cư khỏi những vị trí này Cuối cùng, các đàm phán MRA cho đến nay nhìn chungvẫn được tiến thành song phương và hầu hết còn tồn tại những kẽ hở đối với việcthực hiện

Thứ ba, nhìn chung việc đạt các tiêu chuẩn trong Tiêu chuẩn đăng bạ đểthành lao động chuyên nghiệp ASEAN là rất khó đạt được so với trình độ lao động

ở một số nước (đặc biệt nhóm các nước là “ Nguồn” lao động) Tuy đã tạo ra mộtmôi trường cạnh tranh lành mạnh trong thị trường lao động tự do và góp phần nângcao trình độ lao động tại ASEAN nhưng các yêu cầu về trình độ cho lao động lạikhông mở ra các cơ hội lớn về việc làm cho các lao động còn thiếu kinh nghiệmnhư sinh viên mới tốt nghiệp, yêu cầu về số năm kinh nghiệm là rào cản lớn để laođộng trẻ có khả năng được công nhận và cấp giấy phép Một số quốc gia có cácchính sách thu hút lao động có kỹ năng và hạn chế tuyển dụng lao động nước ngoài

có chuyên môn thấp Vì vậy, các quy định để xác định lao động đáp ứng được yêucầu của lao động có chuyên môn cao là rất chặt chẽ Người lao động muốn di

Trang 24

chuyển được trong nội bộ ASEAN phải đáp ứng được các yêu cầu của Khung thamchiếu trình độ ASEAN, được công nhận trình độ theo các Thỏa thuận thừa nhận lẫnnhau giữa các nước trong ASEAN.

Do trình độ phát triển không đồng đều, nên hiện nay, lao động có tay nghề và

kỹ năng cao trong khối ASEAN chủ yếu di chuyển vào thị trường Singapore,Malaysia và Thái Lan Còn lại, hầu hết các lao động di chuyển trong phạm viASEAN là lao động trình độ kỹ năng thấp hoặc không có kỹ năng

Biểu đồ 1.2.: Mức độ đáp ứng của các kĩ năng đào tạo từ trường

trung học với yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Biểu đồ 1.3 : Mức độ đáp ứng của các kĩ năng được đào tạo tại trường

Đại học với nhu cầu của nhà tuyển dụng

Kết quả khảo sát các chủ sử dụng lao động tại 10 quốc gia ASEAN do ILOthực hiện cho thấy, doanh nghiệp trong khối ASEAN hiện đang rất lo ngại về tình

Trang 25

hình thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề và kỹ năng trước sự ra đời của Cộngđồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, gần 50% chủ sử dụng lao động trong khốiASEAN trong cuộc khảo sát cho biết, người lao động tốt nghiệp phổ thông không

có được kỹ năng họ cần Cử nhân tốt nghiệp đại học có được những kỹ năng có íchnhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp (cả về số lượng và chấtlượng) Theo nghiên cứu của ILO, ngoài trình độ ngoại ngữ thì các kỹ năng mà cácdoanh nghiệp ASEAN cho rằng cần thiết nhất là kỹ năng quản lí, lãnh đạo, tiếp theo

là các kỹ năng kĩ thuật, kế toán, công nghệ thông tin, marketing, nhân sự và cácdịch vụ chăm sóc khách hàng Nếu không đáp ứng được các yêu cầu kỹ năng củadoanh nghiệp, lao động khó có thể di chuyển tự do trong khu vực

Biểu đồ1 4 : Hệ thống các kĩ năng cần đào tạo

Các quốc gia thành viên cần xây dựng Khung trình độ quốc gia của mình để

có thể thích ứng được với Khung tham chiếu trình độ của ASEAN Hiện nay cókhoảng 140 quốc gia trên thế giới có khung trình độ quốc gia, rất nhiều nước đangphát triển trong khu vực Đông Á như Malaysia, Indonesia và Philippines đã hoànthiện những bước căn bản của tiến trình

Trang 26

Bảng 1.3 : Số lao động trong 7 ngành nghề theo ASEAN MRA, trong nhiều

năm

Bảy trong số những ngành nghề hiện đã được đề cập trong các MRA gộp lạicũng chỉ chiếm khoảng 0,3% đến 1,4% trong tổng số việc làm tại các nước thànhviên (ngành nghề thứ tám MRA đề cập đến là nghề du lịch, nhưng lại không hề códanh mục vị trí nghề nghiệp để có thể tính toán được tỉ lệ tương ứng) Do đó, cácngành nghề này chỉ chiếm một phần không đáng kể trong tổng số việc làm ởASEAN AEC có thể tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ chuyên môn đượcđăng ký hay cấp phép tại các nước tham gia ký kết để được công nhận tại nhữngnước ký kết khác Tuy nhiên, những đối tượng nào thực sự được phép di cư để làmviệc thì vẫn còn tùy thuộc vào ý chí chính trị, cung và cầu thị trường tại các nướcthành viên Quyền nhập cư, chính sách thị thực, chính sách di cư ra nước ngoài củanước sở tại, chính sách tuyển dụng và những ưu tiên của chủ sử dụng lao động ởkhu vực tư nhân có lẽ sẽ lấn át những thay đổi đối với di chuyển lao động mà AEC

có thể mang lại Do đó, tác động của các điều khoản AEC về dịch chuyển lao động

có thể sẽ rất hạn chế trong ngắn hạn với thị trường lao động

1.2.2.3 Rào cản văn hóa

Khi nói đến văn hoá là nói tới toàn bộ những giá trị sáng tạo về tinh thần vàvật chất, thể hiện trình độ sống, dân trí, những quan niệm về đạo lý nhân sinh, thẩm

mỹ của một dân tộc và dấu ấn ở mỗi con người Văn hoá góp phần trực tiếp tạo nênbản sắc của dân tộc, tạo nên sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác

Đông Nam Á quy tụ hầu hết các tôn giáo lớn của thế giới Phật giáo có mặt ởhầu hết các nơi ở Đông Nam Á lục địa, đạo Hồi có mặt ở các nước biển đảo nhưBrunei, Indonesia và Malaysia ngay từ thế kỷ XIII Thể kỉ XVI, thực dân Tây BanNha đưa thiên chúa giáo vào Philippines Bên cạnh các tôn giáo lớn này còn có cácnhóm tôn giáo khác cùng tổn tại Ví dụ như ở các quần đảo phía nam Philippines có

Trang 27

một cộng đồng người theo đạo Hổi khá lớn, còn ở hai hòn đảo Irian Jaya và Balicủa người Indonesia thì đạo Cơ đốc và đạo Hindu lại lần lượt là các tôn giáo chính.Tuy đa dạng về tôn giáo nhưng hiện nay các tôn giáo này không có sự xung đột, chỉđơn thuần là sự khác biệt về tín ngưỡng do đặc điểm của mỗi tôn giáo Các quốc giarất tôn trọng tự do tôn giáo, vì vậy người lao động di chuyển đến nước khác sẽ vẫnđược tôn sùng tôn giáo của chính mình

Không chỉ đa dạng tôn giáo, Đông Nam Á còn đa ngôn ngữ và nhiều tộcngười khác nhau Myanmar, Indonesia, Philippines và Thái Lan có các nhóm li khailuôn cố gắng đòi quyền tự trị cao hơn hoặc đòi được độc lập hoàn toàn Các cộngđồng sống tách biệt này tạo ra các cuộc xung đột tôn giáo, dân tộc trong nội bộ mỗinước Người lao động di chuyển đến các nước này tuy không bắt buộc phải theo tôngiáo của nước họ nhưng lại bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột trên Ví như tạiMyanmar suốt hơn 50 năm qua, liên tục diễn ra các hoạt động nổi loạn của nhómngười thiểu số khác nhau đòi quyền tự trị và quyền độc lập

Một yếu tố khác trong văn hóa các nước ASEAN đó chính là các phong tục,tập quán của nhân dân các nước Các ngày Tết dương lịch, Tết âm lịch, Tết cổtruyền dân tộc ở các nước ASEAN sẽ diễn ra các phong tục đón chào năm mới khácnhau Ở một số nước như Thái Lan, Lào và Mianmar, nhân dân các nước này đều tổchức lễ hội té nước (Song kran ở Thái Lan hay lễ Thingyan ở Myanmar) báo hiệunăm mới tính theo Phật lịch Các nước đạo Hồi như Malaysia, Brunei và Indonesiarất coi trọng những ngày lễ tôn giáo như Lễ Hari Raya Puasa (30 – 31 tháng Giêng),

Lễ Hari Raya Haji (7 – 4) và năm mới theo lịch Hồi giáo (thông thường vào khoảngtháng 4 hàng năm)

Tháng Ramadan, một số nước Hồi giáo như Brunei, Indonesia và Malaysia cótục lệ nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn trong suốt tháng Ramadan.Hết tháng Ramadan, mọi người tổ chức lễ hội lớn kết thúc tháng nhịn ăn Thườngthì các cơ quan chính phủ đóng cửa trong suốt tháng Ramandan Tháng lễ này thayđổi hàng năm tùy theo tuần trăng

Mười nền văn hóa của các quốc gia ASEAN vừa có những điểm tương đồng,vừa có những điểm dị biệt với nhau Xung đột văn hóa nếu căng thẳng sẽ gây nênsức ép chính trị tới việc quyết định và thực thi chính sách di chuyển lao động

Có nhiều ý kiến cho rằng việc cho phép những người không cùng chung hệthống giá trị di chuyển tới nước mình sẽ làm xói mòn “ sự kết dính văn hóa” của xãhội đang tồn tại Sự bất đồng về văn hóa sẽ tạo ra các hành vi trái pháp luật Ví dụvới các nền văn hóa khác nhau, quan điểm về mại dâm cũng khác nhau Ở các nướcHồi giáo như Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei, mại dâm là phạm trọng tội,

có thể bị tử hình Nhưng ở Thái Lan, mại dâm là chuyện đã được hợp pháp hóa, cònđược coi là nét đặc trưng trong văn hóa của người Thái Lan đối với khách du lịch.Một ví dụ khác như cờ bạc, cá cược cũng là thói quen mang tính văn hóa tại một số

Trang 28

nước nhưng lại đem lại rắc rối cho người lao động trước pháp luật của nước chủnhà Những người Hồi giáo có tục lệ không ăn thịt lợn, nếu giữa những người laođộng đến từ các nước có nền văn hóa khác Hồi giáo không am hiểu điều này dễ gây

ra sự hiểu nhầm, sử dụng các món ăn bằng thịt lợn trong bữa ăn sẽ khiến người Hồigiáo cảm thấy không được tôn trọng, dễ xảy ra xích mích, cãi cọ

Đối với xã hội châu Á, gia đình có vai trò rất quan trọng, là sức mạnh, chỗ dựacho mỗi thành viên Việc di chuyển đến nước khác mà không có chính sách đưa giađình đi cùng khiến các gia đình thiếu vắng đi những thành viên trụ cột như ngườicha hoặc người mẹ Con cái thiếu vắng sự dạy dỗ của người cha, thiếu sự chăm sóccủa người mẹ, tỷ lệ ly hôn gia tăng cao do vợ chồng sống xa cách Đối với nhữngngười lao động thì họ phải sống xa gia đình, sống trong môi trường xa lạ, công việcvất vả, thiếu chỗ dựa tinh thần, trục trặc trong thủ tục, luật pháp, ngôn ngữ thườngdẫn đến sức khỏe sút kém, căng thẳng bất an về tinh thần, mất cân bằng về tinhthần Sự lo ngại của nhiều lao động sẽ là rào cản di chuyển họ đi nước ngoài làmviệc

1.3. Kinh nghiệm và bài học các Cộng đồng Kinh tế

1.3.1 Di chuyển lao động theo các hiệp định hội nhập khu vực trên thế

từ các khu vực khác trên thế giới đã xây dựng

Thứ nhất, Cộng đồng Caribê CARICOM trong năm 2006 đã đưa ra Hiệp định

về tự dịch chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp và lao động có kỹ năngđược cấp phép trong 6 danh mục: người tốt nghiệp từ các trường đại học được côngnhận, nhạc sĩ, nghệ sĩ, vận động viên thể thao, lao động làm trong lĩnh vực truyềnthông và giúp việc gia đình (được thêm năm 2010) Khung bằng cấp trong khu vựccũng được xây dựng và làm cơ sở để cấp Chứng chỉ công nhận kỹ năng CARICOM.Ngoài ra các vấn đề về an sinh xã hội đối với lao động trả lương và danh mục đăng

ký những nhà cung cấp dịch vụ theo yêu cầu tự trả lương, cũng được đưa ra nhằmđẩy mạnh quá trình tự do hóa thị trường lao động

Thứ hai, Cộng đồng Kinh tế các Nhà nước Tây Phi ECOWAS cũng đã kí Nghịđịnh thư Thị trường chung 2010 bao gồm vấn đề Di chuyển tự do với thể nhân Tiếptheo đó năm 2012, ECOWAS đã áp dụng tiếp Hiệp định chung về An sinh xã hộinhằm hỗ trợ quyền lợi cho người lao động giữa các quốc gia trong Cộng đồng Đốitượng chính của chính sách di chuyển lao động của ECOWAS chính là lao động trẻ

Trang 29

nên Hiệp định chung về an sinh xã hội đã đề ra 2 kế hoạch hành động nhằm xúc tiếnviệc làm cho giới trẻ và chống lao động trẻ em

Thứ ba, Liên minh Châu Âu (EU) là cộng đồng Kinh tế có sự tự do di chuyểnlao động mạnh mẽ và đạt nhiều thành công hơn cả Từ khi tồn tại là một Cộng đồngKinh tế Châu Âu, Hiệp ước Rome ( Điều 48 – 51) đã đưa ra các quy định về tự dohóa thị trường lao động Sau nhiều thập kỉ phát triển, EU đã phát triển với 28 thànhviên, công dân của các nước đều được đối xử bình đẳng trong tiếp cận việc làm,điều kiện làm việc và tất cả những lợi thế xã hội và thuế khóa khác Chính sáchnhập cư tại EU đã và đang rất mở cửa với tất cả lao động trong khối, sau thời gianlàm việc 5 năm, người lao động nước ngoài sẽ được tự động nhập cư Ngoài cácđiều khoản chung của EU thì các nước thành viên luôn hướng tới việc xây dựng cácchính sách riêng biệt nhưng hài hòa lẫn nhau

Thứ tư, NAFTA – Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ với mục tiêu tự dohóa thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Canada, Mexico đã tạo điều kiện thuận lợicho dịch chuyển lao động Khác với các Hiệp định của các Cộng đồng Kinh tế, Hiệpđịnh này không sử dụng các biện pháp hài hòa về kĩ năng như đưa ra một hệ thống

kỹ năng chung cho cả 3 nước, NAFTA chỉ sử dụng chính sách nhập cư để thuận lợicho di chuyển lao động NAFTA cho phép lao động được tạm thời nhập cư nhưngchỉ đối với các doanh nhân, thương nhân, nhà đầu tư, những người được luânchuyển của các công ty đa quốc gia, không căn cứ vào ngành nghề Chính vì vậy,nhiều chuyển gia có bằng cấp cao có thể xin việc trong hơn 70 ngành nghề khácnhau Nhóm cuối cùng có thể di cư bằng thị thực Thương mại NAFTA có giá trị tới

3 năm trên cơ sở công nhận chung về kỹ năng và bằng cấp

Thứ năm, Cộng đồng Phát triển Nam Phi gồm 15 nước cũng xúc tiến hợp tác

và hội nhập khu vực bằng các chính sách bao gồm dịch chuyển lao động Cũnggiống như AEC hay Cộng đồng Caribê, Nam Phi cũng tập trung hài hòa hóa nhữngchính sách kinh tế, xã hội và pháp lí, đặc biệt là hệ thống kỹ năng Hiến chương củaSADC đã đặt ra một khung khổ hợp tác khu vực trong việc thu thập và phổ biếnthông tin thị trường lao động, thiết lập và hài hòa hóa các tiêu chuẩn an sinh xã hội,các tiêu chuẩn y tế và an toàn tại nơi làm việc, và hài hòa luật lao động

Tùy theo trình độ lao động mà mỗi khu vực có các chính sách riêng, với cácCộng đồng có sự chênh lệch lớn về năng lực của lao động, cần có các Khung trình

độ chung và cấp Chứng nhận kĩ năng của Cộng đồng Đối với các khu vực đồngnhất về trình độ người lao động, chỉ cần các biện pháp nới lỏng về nhập cư sẽkhuyến khích di chuyển lao động mạnh mẽ giữa các nước trong khu vực với nhau

Trang 30

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho ASEAN từ Cộng đồng Kinh tế Châu Âu

Cộng đồng Kinh tế ASEAN hướng đến mục tiêu được thành lập vào cuối năm

2015, Trong quá trình xây dựng, chắc chắn AEC luôn học hỏi kinh nghiệm từ cácCộng đồng Kinh tế khác để hoàn thiện thể chế và các chính sách hiệu quả hơn Liên mình Châu Âu (EU) với tiền thân là Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC)chính là mô hình kinh tế thành công nhất nhất trên thế giới hiện nay với các chínhsách tự do thương mại, đầu tư nội khối thành công Tự do hóa thị trường lao động làmột trong những biện pháp đem lại hiệu quả tăng trưởng kinh tế, hấp thụ các cú sốckinh tế cho Liên minh Châu Âu

Vào những năm của thập kỉ 80, EEC là cộng đồng Kinh tế đầu tiên đưa rasáng kiến di chuyển lao động trong khối Sự khác biệt về thu nhập, tỉ lệ thất nghiệpgiữa các nước trong khối, đồng thời sự gần gũi về mặt địa lí, đã thúc đẩy quá trình

di chuyển lao động một cách mạnh mẽ trong suốt thời gian đó

Tuy nhiên, nhìn lại quá trình di chuyển lao động trong EU, có thể thấy cácchương trình hỗ trợ di chuyển lao động vẫn chưa hoàn toàn thành công trong việc tổchức và quản lí thông tin giữa cung và cầu lao động trên toàn thị trường EU Mạnglưới quản lí thông tin việc làm ở EU đã quá tập trung vào phát triển cơ sở dữ liệu vềcác vị trí tuyển dụng mà chưa có các biện pháp thúc đẩy người lao động nắm bắtđược các cơ hội việc làm một cách triệt để

Bên cạnh đó các vấn đề về luật pháp như các quy định về việc cư trú tại cácnước thành viên hay chế độ hưu trí, bảo hiểm xã hội giữa các nước thành viên chưatạo được sự thống nhất, liên kết với nhau cũng là một trong những rào cản trong dichuyển lao động tự do trong khối Di chuyển tự do lao động cũng tạo ra mối đe dọa

bị mất bí mật công nghệ, bí mật an ninh quốc gia, mỗi nước sẽ quy định các luật về

sở hữu trí tuệ, thiết chặt hệ thống an ninh quốc gia nhiều hơn Người lao động cóthể nhận được điều kiện tốt hơn trong công việc nhưng sẽ phải chịu sự quản línghiêm ngặt hơn từ chính phủ các nước

Rào cản về ngôn ngữ và văn hóa là rào cản lớn nhất cho lao động tại Châu Âu

do có sự phân chia thành các vùng văn hóa và ngôn ngữ khác nhau, mang tính chủquan nhiều hơn là địa lý do các mối liên hệ về văn hóa của con người Nền văn hóacủa Châu Âu có thể được mô tả như một tổng thể hỗn hợp các nền văn hóa đan xen,chồng chéo lẫn nhau quá các thời kì lịch sử Trong tổng thể văn hóa Châu Âu, cũng

có sự mâu thuẫn đối ngược giữa Bắc Âu và Nam Âu, Tây Âu và Đông Âu, đạo Kitovới đạo Hồi Nền tảng văn hóa của Châu Âu được đặt bởi người Hy Lạp, củng cốbởi những người La Mã, ổn định của Cơ Đốc giáo Sự khác nhau đòi hỏi lao độngphải hòa nhập các nền văn hóa khác nhau, giảm thiểu tối đa sự phân biệt văn hóa, kìthị lẫn nhau

Trang 31

Châu Âu là nơi quy tụ của những trường đại học hàng đầu thế giới, chất lượngcủa lao động được đào tạo tại Châu Âu được công nhận trên toàn thế giới, chính vìvậy sự chênh lệch trình độ lao động giữa các nước nội khối là không đáng kể Ràocản chuyên môn không phải là vấn đề lớn di chuyển lao động trong Cộng đồng, Theo thống kê, di chuyển lao động chuyên môn cao trong nội bộ các nước EUcòn rất hạn chế, trong khi đó di chuyển lao động giữa EU với các nước ngoài EUlại đang ngày càng tăng Ví dụ, lao động có kĩ năng tại Anh, Pháp và Đức là nhữngnguồn lao động chính di chuyển tới Mỹ

Ngày nay, công dân của EU được đối xử bình đẳng trong tiếp cận việc làm,điều kiện làm việc và tất cả những lợi thế xã hội và thuế khóa khác Sau 5 năm làmviệc liên tục, lao động sẽ được tự động nhập cư Các điều khoản và chính sách laođộng đang ngày càng thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc di chuyển lao động tự do trongkhối

Học tập từ mô hình của EU, Cộng đồng kinh tế ASEAN cần đánh giá lại cácyếu tố về trình độ lao động, trình độ phát triển kinh tế của các nước trong khu vực,

sự tương đồng về văn hóa giữa các nước ASEAN là một khu vực kém đồng nhất vềnhiều mặt cả về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Cộng đồng Kinh tế ASEANnên học tập các chính sách về pháp luật, an sinh xã hội cho lao động tại ASEAN

Trang 32

CHƯƠNG 2: MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC RÀO CẢN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM

TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

2.1 Tình hình di chuyển lao động Việt Nam trong cộng đồng Kinh tế ASEAN

2.1.1 Đánh giá tương quan trình độ lao động Việt Nam với một số nước thành viên

Hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN giúp thị trường lao động trongASEAN sôi động hơn, thúc đẩy tạo việc làm cho từng quốc gia thành viên Cũngtheo dự báo của ILO, khi tham gia AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên14,5% vào năm 2025

Khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Việt Nam có những lợi thế nhấtđịnh, nhưng đồng thời có những hạn chế, những thách thức không nhỏ Lợi thế lớnnhất của Việt Nam là có lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ Theo sốliệu của Tổng cục Thống kê, tính đến giữa năm 2014, quy mô lực lượng lao động từ

15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 53,8 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi laođộng là 47,52 triệu người

Tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 47,1%; khu vực côngnghiệp và xây dựng 20,8%; khu vực dịch vụ là 32,1% Chất lượng lao động cũng đãtừng bước được nâng lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 30% lên 40% trongvòng 10 năm trở lại đây (theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội),trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 30% Lao động qua đào tạo đã phần nào đápứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động Lực lượng lao động kỹthuật của Việt Nam đã làm chủ được khoa học - công nghệ, đảm nhận được hầu hếtcác vị trí công việc phức tạp trong sản xuất kinh doanh mà trước đây phải thuêchuyên gia nước ngoài

Về mặt kỹ năng, hầu hết các nước ASEAN đều có tỷ lệ biết chữ cao trong dân

số thuộc độ tuổi lao động Tuy nhiên,tỷ lệ tuyển sinh vào các chương trình giáo dụcđào tạo kỹ thuật nghề TVET vẫn chưa đủ trong khi giáo dục đại học tăng đang làmột thách thức Việt Nam là nước có các chỉ số phát triển giáo dục và kỹ năng khácao, tỉ lệ người biết chữ trên 15 tuổi là 93,4%, đứng thứ 4 trong khu vực, tỉ lệ đàotạo đại học là 24,6% đứng thứ 5 trong khu vực Tuy vậy năng suất lao động lại chỉđứng thứ 7/10 nước, chứng tỏ chất lượng đào tạo lao động chất lượng cao còn quákém, chưa phản ánh đúng thực tế Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam đangthiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao Theo năng suất laođộng, Lào, Campuchia, Việt Nam được xếp thuộc nhóm thấp ở châu Á – Thái BìnhDương nói chung và Đông Nam Á nói riêng Năng suất lao động của Việt Nam thấp

Trang 33

hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần.Năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan

Bảng 2.1- Một số chỉ số thị trường lao động ASEAN

Việt Nam còn thiếu nhiều lao động lành nghề, nhân lực qua đào tạo chưa đápứng được nhu cầu của trị trường lao động và doanh nghiệp về tay nghề và các kỹnăng mềm khác Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam chưa cao nên gặp nhiềukhó khăn trong quá trình hội nhập Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực làmột trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh

tế Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp,

do vậy, tỷ lệ lao động tham gia vào thị trường lao động chính thức còn thấp, đạtkhoảng 30% Chất lượng và cơ cấu lao động vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầuphát triển và hội nhập Khoảng 45% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hầu nhưchưa qua đào tạo Chất lượng nguồn nhân lực nước ta còn thấp, là một trong những

“điểm nghẽn” cản trở sự phát triển

Tỷ lệ lao động qua đào tạo, có chuyên môn kĩ thuật thấp, bên cạnh đó, ngườilao động dù đã qua đào tạo vẫn không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng,khả năng làm việc độc lập, xử lí tình huống còn hạn chế, chưa thích ứng được vớinhững thay đổi công nghệ

Tỉ lệ lao động chưa có chuyên môn kĩ thuật chiếm tới 54,4% năm 2012, tỷ lệlao động trung học chuyên nghiệp trở lên chỉ chiếm 12,1% Tuy nhiên tốc độ tănglao động có chuyên môn kĩ thuật trong giai đoạn 10 năm trở lại đây từ 2002-2012tăng nhanh, đạt 8,1%/năm Đây là dấu hiệu tích cực cho lao động Việt Nam để đónnhận cơ hội việc làm đa dạng, phong phú khi AEC được thành lập

Trang 34

Bảng 2.2 Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật

Cơ cấu lực lượng lao động (%)

2002 2005 2007 2011 2012

Tốc độ tăng giai đoạn

2002 – 2012 (%/năm)

0

100, 0

100, 0

100, 0

100,0 2,6

Không có chuyên môn kĩ

thuật

82,9 74,7 65,3 58 54,4 -1,4

Có chuyên môn kĩ thuật 17,1 25,3 34,7 42 45,5 8,1

Lao động qua đào tạo

nghề (chính thức và phi

chính thức)

7,8 15,1 23,2 28,8 33,4 8,1

Trung học chuyên nghiệp 4,6 4,7 5,2 5,1 3,7 2,9

Cao đẳng, đại học trở lên 4,7 5,5 6,3 8,1 8,4 7,9

Nguồn: ILSSA (2013)Nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng chất lượng nguồn nhân lực thấp là docông tác đào tạo hiện nay chưa phù hợp, chất lượng đào tạo còn hạn chế, chưa thực

sự đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực và nhu cầu của người học, chưa theo kịp sựchuyển biến của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhậpquốc tế, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng, giữa dạy chữvới dạy người, dạy nghề

Mặt khác, hệ thống thông tin của thị trường lao động Việt Nam hiện nay cònnhiều yếu kém và hạn chế, như bị chia cắt giữa các vùng, miền; khả năng bao quát,thu thập và cung ứng thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu các đối tác trên thịtrường lao động, đặc biệt là người chủ sử dụng lao động và người lao động Hệthống chỉ tiêu về thị trường lao động tuy đã ban hành nhưng chưa hoàn thiện, chưađầy đủ, thiếu thống nhất và khó so sánh quốc tế Do vậy, chưa đánh giá được hiệntrạng của cung - cầu lao động, các “nút thắt” về nhu cầu nguồn nhân lực trong nước.Ngoài ra, còn thiếu mô hình dự báo thị trường lao động tin cậy và nhất quán, thiếuđội ngũ cán bộ, chuyên gia làm công tác thống kê, phân tích, dự báo

Trang 35

2.1.2 Tình hình di chuyển lao động Việt Nam trong ASEAN

Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương đưa người Việt Nam đi làm việc tạinước ngoài, nhằm nâng cao năng lực người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ vàgóp phần phát triển đất nước

Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam là quốc gia có số người

đi làm việc tại nước ngoài ngày càng tăng Hiện có khoảng 500.000 người ViệtNam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Từ năm

2006, hàng năm có khoảng 70.000 - 80.000 người Việt Nam đi làm việc ở nướcngoài Trước đây, hầu hết lao động di cư là nam giới Trong những năm gần đây,theo số liệu thống kê, phụ nữ chiếm khoảng 30-35% tổng số lao động di cư Đồngthời với việc đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài,việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn là ưu tiêncủa chính phủ Việt Nam

Mặc dù số lượng lao động đi làm việc tại nước ngoài tăng nhưng nói chung họđều là những lao động có kỹ năng thấp hoặc không có kỹ năng Thị trường lao động

mà Việt Nam hướng đến là các nước phát triển như các Nhà nước Ả Rập vùng vịnh,Đông Á, Châu Âu và Bắc Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và tỉ

lệ lao đông Việt Nam làm việc tại các nước trong ASEAN là rất thấp Trong khi từnăm 1990, trong tổng số kiều dân ở nước ngoài của các nước Myanmar, Lào,Campuchia, lao động di cư trong ASEAN từ mỗi quốc gia này đã tăng khoảng 40%.Tuy nhiên, với Việt Nam, di cư lao động trong ASEAN vào năm 1990 chỉ chiếm7% trong tổng số kiều dân ở nước ngoài và con số này còn tiếp tục giảm sau đó;những nước là đích đến chủ yếu của họ lại là các Nhà nước Ả Rập vùng vịnh, Đông

Á, Châu Âu, và Bắc Mỹ

Theo báo cáo của Bộ Lao động và Thương Binh Xã hội thì trong năm 2012, có150.000 lao động Việt Nam làm việc tại các nước ASEAN, khoảng 100.000 laođộng ở Malaysia, phần còn lại chủ yếu ở Singapore và Brunei Ngoài ra còn cónhiều người lao động nhập cư khong có giấy tờ tại Campuchia Số lượng lao động

di cư hàng năm đều đặn tăng từ hơn 70.590 năm 2005 lên hơn 88.000 trong năm

2011, trong số đó phần lớn là lao động trình độ thấp

AEC bao gồm 10 quốc gia với dân số hơn 620 triệu người trong đó có 300triệu người tham gia lực lượng lao động Việt Nam có số lao động chiếm tỉ trọngcao thứ ba trong Cộng đồng với 15%, thấp hơn so với Philipines với tỉ trọng 16% vàIndonesia với tỉ trọng 40% Khi thị trường lao động được mở cửa tự do trong nộikhối ASEAN, nguồn nhân lực dồi dào từ 3 nước Việt Nam, Indonesia, Philipinies sẽđược “ giải phóng” và là nhân tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội củacác nước thành viên

Trang 36

Biểu đồ 2.1 – Nơi xuất phát dòng nhập cư lao động quốc tế vào

Singapore, Malaysia và Thái Lan, 2013

ASEAN có 3 nước là điểm đến chính của lao động di cư – Malaysia,Singapore và Thái Lan Ba nước này chiếm gần 90% trong tổng số lao động di cưcủa khu vực và 97% trong tổng số lao động di cư giữa các nước trong ASEAN ỞSingapore, 45% lao động nhập cư từ Malaysia; ở Malaysia, 42,6% lao động nhập cư

từ Indonesia, và ở Thái Lan, 50,8% lao động nhập cư từ Myanmar Việt Nam chỉchiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong số lao động nhập cư tại Malaysia là 3,5% Các thịtrường còn lại như Thái Lan và Singapore gần như tỉ lệ lao động nhập cư từ ViệtNam là rất nhỏ, không đáng kể hoặc có thể không có Có sự chênh lệch về tỉ trọngcủa lao động Việt Nam so với lao động nước khác là do các nước ASEAN không lànhững lựa chọn ưu tiên hàng đầu của lao động Việt Nam do sự chênh lệch về tiềnlương, điều kiện làm việc và cung cầu của thị trường lao động giữa các nướcASEAN với các nước Đông Á, các nước Ả Rập vùng vịnh hay Châu Âu và BắcMỹ

Biều đồ 2.2 – Tiền lương bình quân hàng tháng của các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với số liệu so sánh được, năm 2013

hoặc năm gần nhất ( Đô la Mỹ $)

Trang 37

Trong khu vực ASEAN, trong các điểm đến của lao động di cư, Singapore cómức tiền lương bình quân hàng tháng cao hàng đầu khu vực Châu Á – Thái BìnhDương với 3694 USD/ tháng, là thị trường hấp dẫn nhất trong khu vực ASEAN.Tuy vậy đi kèm với mức lương cao, yêu cầu dành cho lao động di cư đến Singaporerất khắt khe, Singapore áp dụng các chính sách thu hút nhân tài nhưng đồng thời sửdụng các biện pháp hạn chế lao động kỹ năng thấp Chính vì vậy, tỉ lệ lao động Việtnam di chuyển đến Singapore là rất nhỏ do không đáp ứng được yêu cầu chuyênmôn Khi thị trường lao động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN được mở cửa tự do,mong rằng những lao động có kỹ năng của Việt Nam sẽ có điều kiện được tiếp cậnvới các cơ hội việc làm tại Singapore nhiều hơn nữa

Thị trường Malaysia có tỉ lệ lao động Việt Nam di cư đến cao hơn tạiSingapore với tỉ lệ là 3,5% Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tạiMalaysia từ năm 2002 Đến nay, đã có trên 200.000 lượt lao động sang làm việc tại12/13 bang của Malaysia, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng,nông nghiệp, dịch vụ và giúp việc gia đình Lao động đến từ Việt Nam đều là laođộng có kỹ năng thấp, trình độ chuyên môn không cao, thời hạn làm việc ngắn,mức lương từ 8 – 10 triệu/ tháng Các lao động có kỹ năng được đào tạo đại học,thông thạo ngoại ngữ của Việt Nam thường ít di chuyển đến làm việc tại Malaysia,một phần do chính sách nhập cư của Malaysia, một phần do mức lương tại Malaysiakém hấp dẫn so với các thị trường khác như Mỹ, Châu Âu

Biểu đồ 2.3 –Tỉ lệ tổng số lao động di cư nội khối ASEAN, 2006 – 2012

(% của tổng số)

Tỉ lệ lao động Việt Nam di cư nội khối ASEAN trong những năm gần đây đãgiảm mạnh do sự hấp dẫn từ các thị trường lao động khác như Đông Á, các nước Ảrập vùng vịnh hay Châu Âu, Bắc Mỹ Việc tạo ra một thị trường lao động tự trongCộng đồng Kinh tế ASEAN có thể sẽ thay đổi tình hình di chuyển nhưng lực đẩy từthị trường vẫn chưa đủ để có thể tạo ra một cú huých làm thay đổi dòng di chuyển

Ngày đăng: 10/11/2015, 18:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
33. Tự do trong di chuyển trong Liên minh Châu Âu là gì? Cơ sở xã hội? (What Is“Freedom of Movement” in the European Union? Open society foundations.) http://www.opensocietyfoundations.org/explainers/what-eu-freedom-movement Sách, tạp chí
Tiêu đề: Freedom of Movement
7. Hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Đào thải lao động có kĩ năng, Theo Báo Công thương.http://www.hoinhap.org.vn/chuyen-de/hiep-dinh-da-ky-ket/cong-dong-kinh-te-asean/tin-tuc/8353-hinh-thanh-cong-dong-kinh-te-asean-dao-thai-lao-dong-thieu-ky-nang.html Link
8. Hoàng Mạch, Thành lập cộng đồng kinh tế Asean 2015: Lao động dễ kiếm việc có lương và năng suất cao hơn.http://dantri.com.vn/viec-lam/thanh-lap-cong-dong-kinh-te-asean-2015-lao-dong-de-kiem-viec-co-luong-va-nang-suat-cao-hon-939026.htmhttp://apmigration.ilo.org/resources/thailand-migration-report-20149.ILO (2013) Dữ liệu sơ bộ tỉ lệ thất nghiệp ASEAN 2013 Link
19. Mạc Văn Tiến – Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học và dạy nghề, Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Theo Bộ lao động thương binh xã hội.http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=22065 Link
20. Ngô Tuấn Anh, Đặng Trần Đức Hiệp, (2015), Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015:Thách thức và triển vọng đối với Việt Nam.http://tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Cong-dong-kinh-te-ASEAN-2015-Thach-thuc-va-trien-vong-doi-voi-Viet-Nam/57231.tctc Link
26. Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề Kế toán trong ASEAN, (2009) (ASEAN Mutual Recognition Arangement Framework on Accountancy)http://www.asean.org/communities/asean-economic-community/item/asean-mutual-recognition-arrangement-framework-on-accountancy-services-3 Link
28. Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề nha sĩ trong ASEAN, (2009)(ASEAN Mutual Recognition Arangement Framework on Dental Practitioners) http://www.asean.org/communities/asean-economic-community/item/asean-mutual-recognition-arrangement-on-dental-practitioners-2 Link
32. Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề chứng nhận điều tra viên trong ASEAN, (2007)(ASEAN Mutual Recognition Arangement of Surveying Qualification) http://myservices.miti.gov.my/documents/10180/fa5800f1-30af-45d6-a45d-283ae92efd61 Link
1. Bộ ngoại giao, (1998), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). NXB Chính trị quốc gia Khác
2. Bogdan Voicua, Ionela VlasebaRomanian,(2014), High-skilled immigrants in times of crisis. A cross-European analysis Khác
3. Bùi Minh Tiệp, (2015), Nguồn nhân lực của các nước Asean và những tham chiếu cho Việt Nam trước thềm hội Khác
4. Chia Siow Yue, (2011),Tự do di chuyển lao động có kĩ năng của Cộng đồng Kinh tế ASEAN. ( Free Flow of Skilled Labour in the AEC , Chapter 4)www.ilo.org/wcmsp5/groups/.../wcms_229972.pdf Khác
5. Đỗ Đức Bình, Ngô Thị Tuyết Mai (2012), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Khác
11. ILO, (2010), Xu hướng lao động và xã hội của ASEAN 2010. ( Labour and social trend in ASEAN 2010)www.ilo.org/wcmsp5/groups/.../wcms_142174.pdf Khác
12. ILO, (2014), Đường đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015. (The road to the ASEAN Economic Community 2015) Khác
13. ILO, (2014), Di chuyển lao động, kĩ năng và sự di chuyển của sinh viên tại Châu Á. ( Labor Migration, skill and Student Mobility in Asia)www.oecd.org/migration/Labour-migration-skills-student Khác
14. ILO, Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015: Quản lí hội nhập hướng tới việc làm chung và việc làm tốt hơn.www.ilo.org/hanoi/Informationresources/.../Pressreleases/.../index.htm Khác
15. ILO, (2014), Khảo sát người sử dụng lao động tại ASEAN về các kĩ năng và khả năng cạnh tranh. (Survey of ASEAN employers on skills and competitiveness) www.ilo.org/wcmsp5/.../---asia/---.../wcms_249982.pdf Khác
16. ILO, (2014) Đường đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015: Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp và các tổ chức đại diện của họ ( The road to the ASEAN employers on skills and competitiveness) Khác
21. Nguyễn Huy Hoàng, (2013), Hướng tới một thị trường lao động tích hợp kinh tế cho cộng đồng ASEAN: Triển vọng và thách thức cho các nước CLMV và vai trò của Đài Loan.( Toward an intergrated asean labor market for asean economic community Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w