Những thành công của Việt Nam trong di chuyển lao động có kỹ

Một phần của tài liệu RÀO CẢN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (Trang 39)

Nam ra các nước ASEAN

Trong những năm gần đây, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, số việc làm có nguy cơ bị giảm trong khu vực nhưng xu hướng hội nhập khu vực đang khiến nhu cầu về lao động chất lượng cao ngày càng tăng. Chính vì vậy, lao động Việt Nam ngày càng có cơ hội làm việc tại các nước ngoài nhiều hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam đã vươn ra thị trường nước ngoài, đầu tư vào một số nước như Lào, Campuchia, tạo điều kiện cho lao động có kỹ năng di chuyển đến các nước này làm việc. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng tạo cơ hội cho lao động Việt Nam được luân chuyển trong nội bộ doanh nghiệp đến các trụ sở của doanh nghiệp tại các nước khác trong khu vực.

Ngoài ra, do sự thiếu hụt lao động có kỹ năng ngắn hạn trong một số lĩnh vực của các nước về y tế, nha khoa, công nghệ thông tin… ở một số nước đã tạo ra dòng di chuyển lao động Việt Nam vào các ngành này. Bắt đầu từ năm 2008 thị trường lao động tại ASEAN của Việt Nam không chỉ giới hạn trong các nước như Malaysia, Campuchia hay Lào mà còn mở rộng sang các nước như Thái Lan, Singapore. Đồng thời lao động có kỹ năng của Việt Nam cũng bắt đầu di chuyển sang nước ngoài làm việc, đặc biệt là các nước yêu cầu trình độ lao động cao như Singapore hay Thái Lan trong các lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn, du lịch…

Trong những năm gần đây, số lao động Việt Nam ở lại làm việc tại các nước Singapore và Malaysia sau khi hoàn tất chương trình đại học và sau đại học tại nước ngoài tăng lên. Cơ hội được học tập ở nước ngoài hiện nay được mở ra nhiều hơn

cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Singapore và Malaysia là các nước có nền giáo dục hiện đại, chất lượng cao trong khu vực. Mức sống tăng lên, nhiều gia định có khả năng tài chính ở Việt Nam đã lựa chọn con đường du học cho con em mình, hi vọng những người con này sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn ở các nước phát triển này. Bên cạnh đó các chính sách thu hút nhân tài của Singapore và Malaysia cũng tạo ra nhiều động lực thúc đẩy lao động Việt Nam làm việc tại đây.

Một phần của tài liệu RÀO CẢN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w