Những hạn chế của Việt Nam trong việc di chuyển lao động có kỹ

Một phần của tài liệu RÀO CẢN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (Trang 40)

các nước ASEAN

Nhìn tổng quan về thị trường lao động ASEAN, số lượng lao động có kỹ năng của Việt Nam làm việc tại các nước trong ASEAN là chưa cao và chỉ tập trung ở một số thị trường lao động kém hấp dẫn như Lào, Campuchia. Đối với các thị trường hấp dẫn cao như Malaysia, Singapore hay Thái Lan thì chủ yếu là lao động trình độ thấp, tỉ lệ lao động có kỹ năng đến từ Việt Nam là rất nhỏ.

Lao động Việt Nam muốn làm việc tại nước ngoài cần phải bỏ ra một chi phí khá lớn cho việc hoàn thành các chứng nhận kỹ năng quốc tế hay chi phí trung gian để được làm việc tại nước ngoài. Đối với lao động là các du học sinh, nếu không được tài trợ bởi một quỹ học bổng thì mức chi phí học tập tại nước ngoài là khá cao so với mức thu nhập binh quân của người Việt Nam. Vì vậy cơ hội học tập tại nước ngoài hầu như chỉ dành cho các gia đình có mức thu nhập cao tại Việt Nam. Đối với lao động nghề, chi phí hoàn thiện hồ sơ để được làm việc tại nước ngoài còn khá cao, nhiều gia đình phải vay tiền mới đủ điều kiện đi nước ngoài làm việc. Tuy Việt Nam có nhiều chương trình học bổng chính phủ giúp học sinh, sinh viên Việt Nam có thể theo học các chương trình giáo dục tại các nước phát triển, nhưng các học bổng này có điều kiện ràng buộc dành cho du học sinh phải quay trở về nước làm việc. Chính sách này tuy đảm bảo cung cấp nhân lực chất lượng cao cho Nhà nước nhưng lại cản trở du học sinh có cơ hội được làm việc tại các nước phát triển.

Hệ thống thông tin về lao động hiện nay tại Việt Nam hiện nay chưa cung cấp đủ thông tin cần thiết và kịp thời về diễn biến thị trường lao động quốc tế. Thông tin về cơ hội việc làm tại nước ngoài chưa đến với đẩy đủ mọi tầng lớp người dân. Cơ hội thường chỉ đến cho lao động trong nội bộ các tổ chức có hợp tác quốc tế hay liên doanh nước ngoài, hoặc qua các trung gian môi giới việc làm, xuất khẩu lao động.

Nhìn chung những lao động có kỹ năng của Việt Nam được làm việc tại các nước trong khu vực, trừ Lào và Campuchia đều được đào tạo tại các nền giáo dục tiên tiến tại các nước phát triển hay tại chính các nước họ làm việc. Rào cản chuyên môn hầu như chỉ xảy ra đối với lao động Việt Nam được đào tạo trong nước qua các chương trình đào tạo chưa đạt chuẩn quốc tế, chưa được các nước khác công nhận.

Ngoài ra, lao động Việt Nam có tính kỷ luật chưa cao, vẫn còn hiện tượng phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn để tìm cách ở lại nước ngoài. Việc này đã làm xấu hình ảnh

của lao động Việt trong mắt các nhà tuyển dụng nước ngooài, gây lo ngại đến các doanh nghiệp nước ngoài khi thuê lao động Việt Nam.

Một phần của tài liệu RÀO CẢN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (Trang 40)