Dự báo thay đổi việc làm tại Việt Nam tầm nhìn 2025

Một phần của tài liệu RÀO CẢN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (Trang 43)

Tự do di chuyển lao động trong ASEAN sẽ đem lại nhiều lợi ích tích cực cho Việt Nam như sự tăng lên về số việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành nghề, nâng cao năng suất lao động hay nhu cầu lao động theo kỹ năng khác nhau.

Biểu đồ 3.1 : Thay đổi việc làm theo kịch bản AEC so với kịch bản cơ sở năm 2025 (nghìn, phần trăm tổng số việc làm)

Những tính toán do Tổ chức lao động quốc tế ILO về những thay đổi việc làm theo kịch bản AEC so với kịch bản cơ sở cho thấy Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ nhất về số việc làm ở cả nam và nữ. Điều đó cho thấy cơ hội cho lao động của Việt Nam là rất cao, Việt Nam cần tận dụng những thuận lợi của AEC mang lại, không chỉ vượt trội về số việc làm cho người lao động mà còn ở chất lượng, thương hiệu lao động Việt Nam.

Biểu đồ 3.2 : Thay đổi việc làm theo ngành, kịch bản AEC so với kịch bản cơ sở, năm 2025 (nghìn)

Tự do di chuyển lao động sẽ tác động đáng kể đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Các kết quả mô phỏng chỉ ra mức tăng tương đối lớn về số việc làm theo ngành theo kịch bản AEC so với kịch bản cơ sở. Tỷ lệ

việc làm công nghiệp tiếp tục tăng theo kịch bản cơ sở - 7,8 điểm phần trăm tại Việt Nam. Các chính sách thương mại của AEC cũng sẽ làm tăng tỷ trọng việc làm trong thương mại và vận chuyển ở mức 2,0 điểm phần trăm trong năm 2025, trong khi tỷ trọng việc làm của dịch vụ tư sẽ giảm 1,0 điểm phần trăm. Trong tương lai, sẽ không chỉ có 8 ngành dịch vụ được di chuyển tự do lao động như dự kiến vào năm 2016, sau khi AEC thành lập mà còn có rất nhiều ngành kinh tế cũng có sự dịch chuyển về lao động. Chính vì vậy, dựa trên những dự báo của ILO, Việt Nam sẽ đưa ra các định hướng nghề nghiệp phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế và nhu cầu lao động trong tương lai.

Biểu đồ 3.3. Ước tính sự thay đổi nhu cầu lao động và trình độ kỹ năng khác nhau (nghìn và %)

Sự di chuyển lao động có kỹ năng giữa các nước trong khu vực sẽ càng làm cho nhu cầu của nhà tuyển dụng với người lao động ngày càng tăng. Nhờ có hội nhập AEC, sức ép của thị trường lao động lên người lao động ngày càng tăng, vì vậy cần có những biện pháp tăng cường năng lực cạnh tranh cho người lao động Việt Nam.

Biểu đồ 3.4: Ước tính số lao động động Việt Nam di chuyển trong ASEAN (Đơn vị: Người)

Sử dụng mô hình dự báo bằng phương pháp san bằng mũ, dự báo được số lao động Việt Nam sẽ di chuyển trong ASEAN vào năm 2015 vào khoảng 10 996 người lao động. Con số này cao hơn năm trước, tăng gần 30% do AEC được thành lập sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi hơn để di chuyển lao động, bao gồm cả lao động có kỹ năng và lao động không có kỹ năng.

Một phần của tài liệu RÀO CẢN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (Trang 43)