Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu RÀO CẢN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (Trang 41)

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Yêu cầu của các nước là điểm đến chính của lao động trong khu vực như Singapore, Malaysia đối với lao động là rất cao. Họ có các quy định nhằm hạn chế lao động có trình độ thấp nên lao động Việt Nam chưa đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Các chính sách thu hút nhân tài của Singapore, Malaysia không chấp nhận sự chênh lệch về trình độ lao động của lao động đến từ nước ngoài.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Việt Nam chưa có đủ những điều kiện cần thiết để thúc đẩy lao động có kỹ năng di chuyển ra nước ngoài như chất lượng giáo dục còn thấp, hệ thống chính sách còn chưa hướng đến lao động có kỹ năng.

Tuy thời điểm AEC thành lập đang đến gần nhưng Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện Khung trình độ quốc gia. Dự kiến đến năm 2020, Việt Nam mới có thể hoàn chỉnh. Điều đó đã hạn chế lao động Việt Nam tiếp cận với các cơ hội về thị trường lao động mà AEC mang lại, không chuẩn bị kịp thời những kỹ năng cần thiết mà doanh nghiệp ASEAN cần. Mặt khác, nhà nước chưa thực sự có các phương pháp tuyên truyền đến người lao động về cơ hội mà AEC mang lại, khiến chính bản thân người lao động cũng chưa hiểu rõ những cơ hội và thách thức mình sẽ gặp phải, chưa trang bị những hành trang cần thiết. Những tiêu chuẩn trong Khung tham chiếu trình độ ASEAN còn khá cao so với Việt Nam. Đề có thể đáp ứng được các yêu cầu của Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau ASEAN trong các lĩnh vực được tự do di chuyển, người lao động Việt Nam cần đảm bảo cả yếu tố bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm làm việc ít nhất từ 2 – 5 năm, tùy từng ngành. Việc đáp ứng những yêu cầu trên đòi hòi người lao động phải bỏ công sức không hề nhỏ để trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm.

Việt Nam chưa xây dựng được chính sách phù hợp và môi trường thuận lợi để tạo điều kiện cho sự trở lại của lao động có kỹ năng. Thời hạn làm việc tại các nước trong ASEAN thường chỉ kéo dài từ 3 – 10 năm, người lao động sẽ không muốn di chuyển đến nước khác làm việc nếu chế độ dành cho họ sau khi trở về không đảm bảo được các phúc lợi cho họ.

Lao động Việt Nam chưa thực sự chủ động trong tìm kiếm các cơ hội việc làm, chưa nhận thức đúng đắn xu thế của thị trường lao động quốc tế. Chẳng hạn, chỉ xét về đào tạo ngoại ngữ ở Việt Nam đặc biệt các thành phố lớn, rất ít lao động Việt Nam học các thứ tiếng Thái Lan, Lào, Campuchia hoặc tiếng của các nước ASEAN khác. Khả năng thích nghi với môi trường làm việc mới của lao động vẫn

còn thấp. Thế hệ lao động trẻ Việt Nam hiện nay thiếu rất nhiều kỹ năng. Hệ thống giáo dục thụ động, rập khuôn đã làm lao động trẻ thiếu đi sự sáng tạo, chủ động tích cực trong làm việc.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM

3.1. Định hướng di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam

Một phần của tài liệu RÀO CẢN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (Trang 41)