Những rào cản pháp luật đưa ra cho người lao động những vấn đề về an sinh xã hội, thủ tục pháp lí của đất nước nơi họ làm việc. Những rào cản này cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ các nước đến người lao động về các chính sách bảo vệ người lao động di cư. Việt Nam với động lực di chuyển lao động ra nước ngoài để góp phần cải thiện tình trạng thất nghiệp và nâng cao năng lực lao động, góp phần phát triển trong thời kì hội nhập đã và đang có những chính sách bảo về quyền lợi cho lao động Việt Nam khi làm việc tại nước ngoài.
Tuy các hệ thống cung cấp thông tin cho người lao động ở Việt Nam chưa thực sự phát triển nhưng các cơ quan chức năng như Đại sứ quán, Bộ Lao động đã và đang nỗ lực đưa đến cho người lao động những chính sách, luật pháp của nước chủ nhà, hạn chế việc vi phạm Luật pháp nước ngoài cho Việt Nam.
Trong số các rào cản pháp luật mà người lao động có thể gặp phải, lao động Việt Nam sẽ gặp khó khăn nhất với các vấn đề về quyền lao động di cư, quyền được đối xử bình đẳng về an sinh xã hội tại quốc gia làm việc. Lao động có kỹ năng của Việt Nam sẽ dễ chấp nhận việc mất đi một số quyền lợi hay việc trả lương thấp hơn người bản địa để có được cơ hội làm việc tốt tại các nước khác trong khu vực.
Khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN thành lập vào cuối năm 2015, chỉ có các lao động có kỹ năng trong 8 ngành mới được tự do di chuyển. Do trình độ hiện tại của lao động Việt Nam còn khá hạn chế nên chỉ có những lao động chất lượng cao, đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của các nước khác mới có điều kiện đi làm tại nước ngoài. Với trình độ cao như vậy, khả năng vi phạm luật pháp tại nước khác là khá thấp. Tuy rằng các vấn đè cốt yếu như thất nghiệp, bảo vệ gia đình của người lao động còn chưa được áp dụng cho lao động di cư hay chế độ lương hưu liên quốc gia chưa được thiết lập thì với mục tiêu mở rộng thị trường lao động ASEAN trong tương lai, các vấn đề trên sẽ được cải thiện và thay đổi phù hợp với nhu cầu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.