Cư dân Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ có người Việt sinh sống mà trên mảnh đất này, còn có sự chung tay xây dựng của các anh em dân tộc khác như Hoa, Khmer, Chăm.. Với mong muốn tìm h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN: SƯ PHẠM LỊCH SỬ
Đề tài
TÌM HIỂU VỀ TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Ths: Trần Minh Thuận Trần Thị Thanh Hằng
MSSV: 6095937
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ
Cần Thơ, tháng 04/1013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt bốn năm học tập, rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ, tôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức bổ ích mà các Thầy Cô trong trường nói chung và các Thầy Cô bộ môn sư phạm Lịch Sử nói riêng đã truyền đạt cho tôi không chỉ là kiến thức mà còn là phương pháp tư duy, tác phong sư phạm, lòng say
mê, yêu nghề Những điều ấy chính là cơ sở để tôi tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình
Trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, ngoài việc động viên của gia đình, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp
đỡ nhiệt tình của các thầy cô thuộc bộ môn Sư phạm Lịch sử của trường Đại học Cần Thơ, các thầy cô trong trường, các bạn lớp sư phạm lịch sử K35 và đặc biệt là thầy Trần Minh Thuận
Tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Minh Thuận đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, góp ý cho bài viết của tôi Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong bộ môn sư phạm lịch sử đã dìu dắt và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt bốn năm học vừa qua
Ngoài ra tôi cũng chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong Trung tâm học liệu, trong Thư viện khoa Sư phạm và thư viện thành phố Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có được các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Đồng thời tôi cũng cảm ơn các bạn trong lớp sư phạm lịch sử K35 đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn
Do thời gian có hạn và vốn kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn, tôi xin chân thành cảm ơn
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỘT: PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Mục đích của đề tài .6
3 Phạm vi đề tài 7
4 Đối tượng nghiên cứu .7
5 Phương pháp nghiên cứu .8
6 Đóng góp của đề tài .8
7 Kết cấu bài luận văn 8
PHẦN HAI: PHẦN NỘI DUNG .0
Chương một: Khái quát về Tết ở Đồng bằng sông Cửu Long 10
1.1 Sơ lược về Đồng bằng sông Cửu Long .10
1.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên .10
1.1.2 Lịch sử hình thành .11
1.2 Một số khái niệm về Tết 15
Chương hai: Tết của người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long .18
2.1 Các công việc chuẩn bị cho Tết .18
2.1.1 Trang trí nhà cửa, chùa chiền, nhà thờ, cơ quan xi nghiệp 18
2.1.2 Dọn dẹp, trưng bày trên các bàn thờ 18
2.1.2.1 Bàn thờ tổ tiên 18
2.1.2.2 Các bàn thờ khác trong gia đình .20
2.1.3 Mâm ngũ quả .21
2.1.4 Cây nêu .22
2.1.5 Câu đối .24
2.1.6 Hoa tết 28
2.1.6.1 Hoa mai .28
2.1.6.2 Hoa cúc 29
2.1.6.3 Cây quất 30
2.1.7 Chợ Tết .31
Trang 42.1.8 Tảo mộ .33
2.2 Những ngày giáp Tết .34
2.2.1 Ngày cúng Ông Táo 34
2.2.2 Ngày dựng cây nêu .36
2.2.3 Ngày gói bánh chưng, bánh tét .37
2.2.4 Bữa cơm tất niên .40
2.3 Ẩm thực ngày Tết 40
2.4 Phong tục ngày Tết 42
2.4.1 Tục mặc quần áo mới 42
2.4.2 Tục đón giao thừa .42
2.4.3 Tục giữ năm trong đêm trừ tịch .46
2.4.4 Tục đốt pháo trong đêm giao thừa .47
2.4.5 Tục xông đất .49
2.4.6 Tục xuất hành, hái lộc 50
2.4.7 Tục thăm viếng, chúc Tết .521
2.4.8 Tục lì xì .53
2.4.9 Tục múa lân ngày Tết .54
2.4.10 Tục xin xăm ngày Tết .54
2.5 Giải trí, vui chơi ngày tết 55
2.6 Những điều kiêng kỵ .55
PHẦN: KẾT LUẬN 59
PHỤ LỤC 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 5PHẦN MỘT: PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 61 Lý do chọn đề tài
Trong một năm, người Việt Nam có rất nhiều lễ hội Mỗi dân tộc, vùng miền lại có những phong tục tập quán riêng được lưu truyền qua nhiều thế hệ Trong số những lễ hội ấy phải kể đến Tết Tết là thời điểm hội tụ của sinh hoạt văn hóa dân tộc Trong những ngày này, văn hóa dân tộc được bổ sung, phát triển phong phú lên Tết là dịp mọi người đi xa trở về tụ họp với gia đình, trở về với quê hương, cội nguồn Dù có đi dâu xa nhưng đến ngày Tết, dù không ai bảo ai, mọi người cũng cố gắng trở về quê hương, sum họp với gia đình, thăm mồ mả tổ tiên, thăm lại họ hàng, bà con xóm giềng, cùng ăn bữa cơm với gia đình
Tết thường được diễn ra khi đất trởi đã chuyển mình sang xuân Từ xa xưa, khi khoa học chưa phát triển nhưng con người cũng đã tính được một năm có 365 ngày và năm nhuận có 366 ngày Ba trăm sáu mươi lăm ngày ấy được chia thành
12 tháng và chia đều cho 4 mùa Như vậy thời gian cho một mùa trong năm là 3 tháng Mùa xuân thường là những tháng đầu năm tức là tháng 1, 2, 3 Khi ấy, khí trời ấm áp, cỏ cây đua nhau nảy lộc, ra hoa, kết trái sau một thời gian lạnh giá suốt mùa đông Mùa xuân là lúc con người cảm thấy hưng phấn nhất trong năm Mọi người dường như trẻ lại khi mỗi độ xuân về
Tuy nhiên, trong bốn mùa ấy, chúng ta có thể nhận biết rõ ràng khi ở miền Bắc, còn ở miền Nam, khí hậu có khác chút ít, do gần xích đạo, nắng nóng, mưa nhiều quanh năm nên việc cảm nhận được một năm có bốn mùa thì không rõ rệt Ở miền Nam, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long chỉ thấy rõ nét nhất là có 2 mùa
là mùa khô và mùa mưa Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Mặc dù chỉ có hai mùa nhưng cũng có lúc con người cảm nhận được cái se lạnh của một chút gió đông, cái nắng ấm nồng nàn của ngày xuân Và trong những ngày này, đồng bào miền Nam vẫn cùng với anh em miền Bắc, miền Trung chung hưởng một ngày hội lớn của dân tộc, cùng chào đón một năm mới với những hy vọng mới
Vùng đất miền Nam là một vùng đất trẻ so với hai miền anh em Bắc, Trung
Cư dân ở đây chủ yếu là những người từ miền Trung, miền Bắc di cư vào đây khai phá đất hoang, lập nghiệp và trong quá trình di cư ấy, những lớp người đầu tiên sinh sống trên mảnh đất thiêng liêng này đã mang theo những phong tục, tập quán,
Trang 7nét sinh hoạt của cha ông Tuy nhiên những phong tục, nét sinh hoạt ấy đã được cư dân miền Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng biến chuyển cho phù hợp với cuộc sống mới, cuộc sống của những ngày khai hoang mở đất, đấu tranh với thiên nhiên để chinh phục thiên nhiên Vì vậy ngày Tết ở miền Nam hay nói riêng là ở Đồng bằng sông Cửu Long có những đặc điểm riêng mang đậm dấu
ấn Nam Bộ
Cư dân Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ có người Việt sinh sống mà trên mảnh đất này, còn có sự chung tay xây dựng của các anh em dân tộc khác như Hoa, Khmer, Chăm Bốn dân tộc đã hòa mình cùng nhau góp phần làm đa dạng, phong phú văn hóa Nam Bộ Thế nhưng việc này không có nghĩa là các dân tộc xóa
bỏ đi các giá trị văn hóa riêng của dân tộc mình để hòa nhập thành một văn hóa chung Mỗi dân tộc có những phong tục riêng, nét sinh hoạt riêng nhưng họ đã biết cách làm cho những phong tục riêng ấy có thể trường tồn trong cuộc sống, phù hợp hoàn cảnh để có thể chung sống với các dân tộc khác
Trong một năm, bốn dân tộc sinh sống trên mảnh đất Đồng bằng sông Cửu Long đề có những ngày lễ, ngày hội khác nhau Tuy nhiên trong luận văn này, tôi chủ yếu nghiên cứu về ngày Tết của người Việt sinh sống tại Đồng bằng sông Cửu Long Với mong muốn tìm hiểu về ngày Tết truyền thống và những sinh hoạt trong cộng đồng của người Việt trong những ngày Tết tại vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long
2 Mục đích của đề tài
Hằng năm, mỗi độ xuân về Tết đến, người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long lại cùng với nhân dân cả nước hòa mình vào không khí vui tươi của ngày hội lớn – ngày Tết Nguyên Đán Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng trong ngày Tết này Chỉ với bốn dân tộc cùng chung sống trên mảnh đất thành đồng của tổ quốc thì có hai dân tộc chào đón Tết Nguyên Đán theo âm lịch
Thành phần người Việt ỏ Đồng bằng sông Cửu Long gồm các thành phần khác nhau: Người Việt sống ở đây từ khi mở đất khai hoang cho đến ngày nay, người Việt di cư từ miền Bắc, Trung vào từ năm 1954 và 1978 đến nay Ngoài ra, cách thức tổ chức một cái Tết cũng như sinh hoạt Tết dựa theo tiêu chí tôn giáo có
Trang 8thể được chia thành hai thành phần: Những người theo đạo Thiên Chúa, những người theo các tôn giáo khác
Chính vì khác nhau về thành phần dân cư cho nên trong việc chuẩn bị cho Tết, việc đón Tết, sinh hoạt trong Tết có khác nhau đôi phần Vì vậy với đề tài
“Tìm hiểu về Tết của người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long”, bài luận văn nhằm mục đích tìm hiểu nét đặc sắc, nét riêng trong Tết của người Việt ở vùng đất thành đồng này
3 Phạm vi đề tài
Như trên đã trình bày, trên mảnh đất với bề dày ba trăm năm hình thành và phát triển, cư dân Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo nên một nền văn hóa riêng cho vùng đất trẻ trung của tổ quốc này Nền văn hóa ấy có sự hội tụ văn hóa của bốn dân tộc anh em cùng chung sống Trong nền văn hóa ấy, ngày Tết đã góp phần không nhỏ, làm phong phú văn hóa ấy Bốn dân tộc, mỗi dân tộc đều có ngày Tết riêng của dân tộc mình Người Khmer có Tết Chol Chnam Thmay, người Chăm có Tết Păng-Katê và Păng-Chabư,… Tuy nhiên trong bài nghiên cứu này tôi chủ yếu nghiên cứu về Tết và những sinh hoạt trong ngày Tết của người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long
4 Đối tượng nghiên cứu
Tết là một nét sinh hoạt văn hóa Trong 54 dân tộc anh em cả nước, chỉ riêng
ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã có bốn dân tộc cùng chung sống Bốn dân tộc ấy cùng với bốn nền văn hóa khác nhau Tất nhiên sẽ có bốn cái Tết khác nhau Trong phạm vi nghiên cứu có hạn của đề tài, tôi chủ yếu nghiên cứu về Tết của người Việt Để cho thấy được những nét cơ bản của một cái Tết miền Tây, một cái Tết đậm tính miệt vườn
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong tiến trình làm luận văn, tôi vận dụng nhiều phương pháp như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, tổng hợp, so sánh
6 Đóng góp của đề tài
Với những tìm hiểu của tôi trong bài luận văn này, tôi mong muốn rằng sẽ đóng góp cho việc tìm hiểu thêm về những sinh hoạt, phong tục trong ngày Tết Nguyên Đán – Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam nói chung và của đồng bào
Trang 9người Việt sinh sống tại Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng Giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về Tết của dân tộc Bên cạnh đó có sự so sánh giữa cái Tết cổ truyền của người miền Nam và miền Bắc, miền Trung
7 Kết cấu bài luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, bài luận văn còn gồm các chương sau:
- Chương một: Khái quát về Tết ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Chương hai: Tết của người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 10PHẦN HAI: PHẦN NỘI DUNG
Trang 11Chương một: Khái quát về Tết ở Đồng bằng sông Cửu Long
1.1 Sơ lược về Đồng bằng sông Cửu Long
1.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là miền Tây Nam Bộ Tên gọi này có từ thời lục tỉnh Nam Kỳ dưới triều vua Minh Mạng Năm 1832, vua Minh Mạng tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn trong cả nước Khu vực Nam Bộ được chia thành sáu tỉnh, trong đó miền Tây Nam Bộ (ngày nay gọi là Đồng bằng sông Cửu Long) gồm: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên
Trải qua những thăng trầm lịch sử, địa giới hành chính của các tỉnh trong cả nước có nhiều thay đổi Khu vực Nam Bộ cũng có nhiều thay đổi theo Tính đến năm 2004, ở Đồng bằng sông Cửu Long có 13 đơn vị hành chính bao gồm: Long
An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang và Đồng Tháp
Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí từ 110B đến 8030’B, nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc và gần đường xích đạo cho nên khí hậu của khu vực luôn điều hòa và ổn định So với các vùng khác thì Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu thuận lợi cho các hoạt động sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp, cho sinh hoạt và điều kiện sống Tuy nhiên cũng có những hiện tượng khí hậu và thời tiết khó khăn nhưng cơ bản vẫn có những điều kiện thuận lợi hơn các vùng khác của cả nước như: khí hậu nóng ẩm quanh năm, mưa đủ, nắng nhiều, ít thiên tai và thời tiết thất thường Biên độ nhiệt trung bình năm chỉ khoảng từ 1 -20C Nhiệt độ trung bình năm là 26,50C và không có tháng nào dưới 250C Lượng mưa trung bình hằng năm là 1600mm
Tổng diện tích đất tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long khoảng gần bốn triệu ha, rộng hơn gấp ba lần đồng bằng sông Hồng, bằng 12% diện tích cả nước Hằng năm, sông Mêkông vào Việt Nam theo hai nhánh sông Tiền và sông Hậu đem theo một lượng phù sa từ 200 đến 220 triệu tấn/năm trải dàn khắp mặt đồng bằng làm cho đồng bằng càng thêm màu mỡ, phì nhiêu và trẻ lại
Ba mặt giáp biển với nhiều đảo và quần đảo, miền Tây Nam Bộ đã trở thành một vùng nuôi trồng và đánh bắt thủy – hải sản lớn của cả nước Đồng bằng sông Cửu Long còn là khu vực tiếp giáp với vùng biển của các nước Đông Nam Á khác
Trang 12như Singapores, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia,… Đồng bằng sông Cửu Long còn nằm trong khu vực có những đường giao thông hàng hải quốc tế quan trọng, có vị trí là cửa ngõ quốc tế quan trọng (nối Đông Nam Á với Ấn Độ Dương)
1.1.2 Lịch sử hình thành
Từ xa xưa, tại vùng đất ngày nay gọi là Đồng bằng sông Cửu Long, theo nghiên cứu của các nhà sử học thì nơi đây đã từng tồn tại một vương quốc khá phát triển - vương quốc Phù Nam - với hoạt động kinh tế chủ yếu là buôn bán Theo các
cứ liệu lịch sử và các hiện vật thời Phù Nam tìm thấy được đã cho thấy phạm vi lãnh thổ của vương quốc Phù Nam khá rộng lớn, bao gồm từ vùng đèo Cả của Việt Nam và bao trùm hết đất nước Campuchia ngày nay, một phần nước Lào, miền Nam Thái Lan, bán đảo Mã Lai và cả vùng hải đảo rộng lớn phía Nam Mặc dù địa bàn rộng lớn nhưng nơi phát triển nhất của vương quốc này là cảng thị Óc Eo Đây
là một cảng thị hình thành trước khi có sự ra đời của vương quốc Phù Nam Những phát hiện mới về các di vật thời kỳ văn hóa Óc Eo ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp,
An Giang, Kiên Giang và một số địa điểm khác đã chứng tỏ vùng đất Nam Bộ là trung tâm của vương quốc hùng mạnh Phù Nam và là minh chứng cho sự xuất hiện con người đầu tiên trên vùng đất Nam Bộ
Kinh tế chủ yếu của người Phù Nam là trồng trọt (trồng lúa nước), chăn nuôi Việc săn bắt thú rừng, đánh bắt thủy hải sản được duy trì và phát triển Người Phù Nam cũng khéo léo trong việc điêu khắc, chạm trổ, chế tạo đồ đá, làm đồ gốm,
đồ kim loại Sản phẩm sản xuất ra khá đa dạng và tinh xảo Ngoài ra để phục vụ cho việc đi lại, cư dân Phù Nam cũng đã biết đóng thuyền Hoạt động trao đổi buôn bán diễn ra khá đa dạng Vừa có sự trao đổi buôn bán giữa các miền trong nội địa vừa có sự buôn bán với các nước trong khu vực
Thế kỷ III – IV, Phù Nam và Óc Eo đã khống chế nền kinh thế thương mại đường biển ở khu vực Đông Nam Á, đưa Phù Nam trở thành một đế quốc hàng hải Nhưng đến thế kỷ IV, cảng thị Óc Eo suy tàn Phù Nam không còn thực lực mạnh
về kinh tế, dần dần cũng suy tàn theo Lúc bấy giờ, một thuộc quốc của Phù Nam là Chân Lạp mạnh lên, lợi dụng sự suy yếu của Phù Nam đã đánh bại Phù Nam thông qua các cuộc chiến tranh, chiếm lấy vùng trung tâm kinh tế của Phù Nam Như vậy
Trang 13từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVII, Đồng bằng sông Cửu Long ngày nay là một bộ phận của vương quốc Chân Lạp Trên danh nghĩa, vùng đất này tuy thuộc sở hữu của Chân Lạp (và được gọi là vùng đất Thủy Chân Lạp) nhưng thực tế thì chính quyền Chân Lạp chưa xác lập thực quyền của mình tại vùng đất này Hơn nữa, trong thời gian này, Đồng bằng sông Cửu Long gần như rơi vào tình trạng hoang hóa, không
có sự hiện diện của con người Tình trạng này kéo dài cho đến thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn đã nhận xét rằng nơi đây từ khu vực Đồng Nai cho đến các của biển như Cửa Tiểu, Cửa Đại toàn là rừng rậm
Từ thế kỷ XVII, những lưu dân người Việt đã sớm từ vùng đất Thuận - Quảng của chúa Nguyễn đến vùng đất Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai (Biên Hòa) để khai khẩn đất hoang, lập làng, lập xã của những người Việt đầu tiên trên vùng đất Nam Bộ Điều này có thể phần nào cho chúng ta nhận thấy rằng vùng đất Mô Xoài
- Đồng Nai chính là nơi mở đầu cho công cuộc khai phá vùng đất mới, định cư lập nghiệp của người Việt và là bàn đạp để mở rộng ra các vùng phụ cận và xuống sâu hơn là Đồng bằng sông Cửu Long ngày nay
Đến năm 1623, chúa Nguyễn sai sứ sang Chân Lạp xin lập đồn thu thuế ở Prei Nokor và Krobey (tức là Sài Gòn và Bến Nghé) và đã được triều đình Chân Lạp chấp thuận Cũng trong khoảng thời gian này, tình hình chính trị ở Chân Lạp không ổn định Điều này không những không ảnh hưởng đến công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ mà ngược lại, nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền chúa Nguyễn dần dần thiết lập quyền kiểm soát chính thức của mình trên vùng đất
mà cư dân người Việt đã mở mang khai phá Và cũng nhân cơ hội này lấn dần đất của Chân Lạp
Năm 1672, chiến tranh Trịnh – Nguyễn chấm dứt càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc Nam tiến của tập đoàn phong kiến Nguyễn trong việc bình định, kiểm soát, chiếm cứ và mở mang thêm đất đai cho tới vùng đất thuộc sông Tiền, sông Hậu sau này
Cùng với các cư dân người Việt sống tại vùng đất Nam Bộ, thời gian này triều đình Mãn Thanh thay thế vai trò của nhà Minh ở Trung Quốc, một số quan lại đại thần, quân lính trung thành với nhà Minh không chấp nhận sự thống trị của nhà Thanh đã vượt biển đến Đàng Trong tìm đất sinh sống và gây dựng thế lực, chờ
Trang 14thời cơ thuận lợi sẽ trở về khôi phục lại triều đình nhà Minh Sự việc này càng thúc đẩy mạnh hơn quá trình khai phá và mở rộng thêm vùng đất Nam Bộ đến tận khu vực Mỹ Tho (Tiền Giang)
Với khả năng buôn bán, thương mại của người Hoa và sự có mặt của lưu dân người Việt có từ trước mà vùng đất từ Bà Rịa đến khu vực sông Tiền đã nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế quan trọng với nhiều làng mạc trù phú, phố phường sầm uất, hải cảng nhộn nhịp với thuyền buôn của người Trung Quốc, các nước Phương Tây, Đồ Bàn… tấp nập ra vào buôn bán
Trên cơ sở những làng mạc trù phú và kinh tế phát triển tại vùng đất Nam
Bộ, chúa Nguyễn đã sai thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai vào năm 1698 Tại đây, Ông đã “Tách đất Đông Phố, lấy Đồng Nai (Lộc Dã) làm huyện Phước Long (tức Biên Hòa), Sài Gòn làm huyện Tân Bình (tức Gia Định), Các nơi đều đặt quan lưu giữ” [13,43] Đất đai được mở rộng hơn nghìn dặm Quy tụ nhân dân các nơi lập làng, lập xóm
Như vậy chủ quyền quản lý về mặt nhà nước của chính quyền họ Nguyễn đối với các xứ Đồng Nai – Sài Gòn được chính thức sáp nhập vào lãnh thổ xứ Đàng Trong Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền từ cấp dinh trấn cho đến các
xã, thôn được tổ chức Quyền lực nhà nước trong việc quản lý đất đai, hộ khẩu, thu thuế và trưng thu các nguồn lợi tự nhiên cũng như thu thuế qua lại trong việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài cũng được thực thi Sự kiện năm 1698 đã đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của chính quyền họ Nguyễn nói riêng và nước ta nói chung trên vùng đất Nam Bộ này
Khi nói đến lịch sử hình thành vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long thì không thể không nhắc đến vai trò của Mạc Cửu ở Hà Tiên “Cửu người Lôi Châu, Quảng Đông Nhà Minh mất, ông để tóc chạy sang Nam, đến Chân Lạp làm Ốc Nha” [13, 44] Vốn là thương nhân Hoa Kiều, và lại thường xuyên buôn bán với các nước ở khu vực Đông Nam Á nên ông đã sớm nhận ra vị trí quan trọng và thuận lợi của vùng đất Mang Khảm (mà sau này đổi thành Hà Tiên) Vì vậy ông đã lưu ngụ lại, chiêu mộ dân xiêu tán ở các xứ đến khai phá đất đai, mở mang chợ búa, phát triển thương mại, biến một vùng đất vốn hoang sơ trở thành một đô thành sầm uất với các hoạt động thương mại là chủ yếu
Trang 15Lúc đầu, vùng đất Hà Tiên dưới sự cai quản của Chân Lạp nhưng đến năm
1708, nhận thấy rằng Chân Lạp không đủ sức bảo vệ vùng đất này tránh khỏi những sách nhiễu của người Xiêm Mạc Cửu quyết định dâng đất sáp nhập vào lãnh thổ của xứ Đàng Trong, quy phục chúa Nguyễn Với hy vọng rằng với sức mạnh của chính quyền họ Nguyễn lúc bấy giờ có thể bảo vệ được vùng đất này,
Vùng đất Hà Tiên được sáp nhập vào lãnh thổ của Đàng Trong đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quá trình mở rộng chủ quyền của chúa Nguyễn trên vùng đất Nam Bộ Như vậy, đến thế kỷ XVIII, chủ quyền của Việt Nam đã mở rộng đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau, và cả các hải đảo ngoài Biển Đông cũng như vịnh Thái Lan
Sau khi Mạc Cửu mất, Mạc Thiên Tứ tiếp tục sự nghiệp của Mạc Cửu và được chúa Nguyễn phong làm đô đốc trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ không chỉ ra sức xây dựng, phát triển Hà Tiên trở thành trung tâm kinh tế phồn thịnh mà còn nêu cao
ý thức bảo vệ chủ quyền với tư cách là người được giao nhiệm vụ bảo vệ vùng đất cực Nam của đất nước Đại Nam Thực Lục cho biết vào năm 1739 “Nặc Bồn nước Chân Lạp lấn Hà Tiên Thiên Tứ đem hết quân bản hộ ra đánh, đuổi tới Sài Mạt, ngày đêm đánh đến hăng, lương thực không tiếp kịp Vợ là Nguyễn Thị đốc suất vợ lính vận lương đến nuôi quân, quân không bị thiếu ăn, hăng hái cố đánh phá được quân Bồn Tin thắng trận báo lên, chúa cả khen ngợi, đặc biệt cho Thiên Tứ chức
đô đốc tướng quân, ban cho áo bào đỏ và mũ đai, phong Nguyễn Thị làm phu nhân
Do đó Chân Lạp không dám dòm ngó Hà Tiên nữa.”[ 4, 10]
Từ ngày được sáp nhập vào lãnh thổ của xứ Đàng Trong, vùng đất Hà Tiên ngày càng hưng thịnh hơn với các hoạt động buôn bán sầm uất Và đã trở thành nơi
mà nhiều thế lực phong kiến trong vương triều Chân Lạp tìm đến với hy vọng được giúp đỡ Trong giai đoạn này, các vùng đất Tầm Đôn, Soi Rạp, Trà Vinh, Baxac, Tầm Phong Long (tức là vùng đất An Giang ngày nay),… lần lượt được sáp nhập vào lãnh thổ của xứ Đàng Trong
Như vậy về cơ bản đến năm 1757 Nam bộ đã trở thành một bộ phận của lãnh thổ xứ Đàng Trong dưới thời của các chúa Nguyễn
Trang 16“Nguyên” trong tiếng Hán có nghĩa là “đầu tiên”, còn “Đán” là “buổi sớm”
Vì vậy Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa khởi đầu cho một năm mới theo âm lịch
Mỗi dân tộc đều có một lịch riêng để tính ngày, tháng trong năm Với những nước ở phương Đông có truyền thống trồng lúa nước, vì nhu cầu phải tính thời gian
để gieo trồng cho đúng thời vụ thì họ dựa theo sự vận chuyển của mặt trăng để tính lịch Có nhiều loại âm lịch như lịch Ai Cập, lịch Hy Lạp, lịch Trung Hoa… lịch âm của nước ta được tính giống như lịch âm của Trung Quốc nhưng không phải là sử dụng lịch âm của người Trung Quốc Ngay từ khi nước ta còn là một quốc gia theo chế dộ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua thì nước ta cũng đã tính được lịch thông qua việc quan sát sự vận chuyển của mặt trăng và các ngôi sao trên bầu trời Phép làm lịch của ta cũng giống với Trung Quốc nhưng không phải sao chép y bản của lịch Trung Quốc
Không ai biết Tết có từ bao giờ, mà chỉ biết rằng mỗi năm đều cùng với mọi người đón một cái Tết trong không khí hạnh phúc, ấm nồng của ngày xuân Với bánh chưng, bánh tét, với những thứ hàng quà mà chỉ khi đến Tết mới có Cái không khí ấm áp được cùng với cả gia đình sum họp ăn bữa cơm chung vui mà trong năm đôi lúc muốn cũng không có được Cái khao khát chờ mong đến Tết để được đi chơi, chúc Tết họ hàng ở xa Nhưng không ai hỏi rằng Tết có tự bao giờ? Tết có nguồn gốc ở đâu?
Theo sử sách của Trung Quốc thì Tết có từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế và được thay đổi theo từng thời kỳ của lịch sử Trung Quốc “Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng Giêng, tức tháng Dần Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng Chạp làm tháng đầu năm Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ tạo thiên lập địa như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất,
Trang 17giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau” “Đời nhà Đông Chu, Khổng Phu Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần Đời nhà Tần (Thế kỷ 3 trước công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười Cho đến khi nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 trước công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng Giêng Từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa”
Sử sách còn cho biết rằng, Đông Phương Sóc – một văn nhân Trung Hoa – cho rằng “ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày
từ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài Người và ngày thứ tám thì sinh ra ngũ cốc” [11, 9]
Vì theo truyền thống cho nên ngày Tết được tính từ mồng một cho đến mồng bảy tháng Giêng
Lịch Trung Quốc ra đời từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế và được hoàn chỉnh vào thời nhà Hạ (thế kỷ XXI TCN – XVIII TCN) tức vào khoảng thời gian từ 2205 TCN – 1818 TCN Họ Hồng Bàng ở nước ta thì có từ năm 2075 TCN Nước ta trong giai đoạn này vẫn còn sơ khai, phong tục chưa nhiều Có lẽ trong giai đoạn này, nước ta vẫn chưa có tục đón năm mới mà tục này có lẽ được du nhập từ Trung Quốc trong thời gian hơn một ngàn năm đô hộ, cai trị của người phương Bắc Hai nhân vật có ảnh hưởng rất lớn trong việc truyền bá văn hóa Hán vào nước ta là Tích Quang và Nhâm Diên thông qua chính sách đồng hóa về mặt văn hóa của nhà Hán
Như vậy, Tết có nguồn gốc từ Trung Quốc và được nước ta tiếp nhận, mạnh
mẽ nhất là trong thời gian hơn một ngàn năm Bắc thuộc Hằng năm lễ Tết đều được
tổ chức và dần dần trở thành một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Ngày Tết mang lại cho kho tàng văn hóa dân tộc một giá trị sâu sắc Nó mang một
ý nghĩa rất đậm tính dân tộc
Theo phong tục cổ truyền của Việt Nam, Tết Nguyên Đán là Tết của gia đình Trong những ngày này, dù ai buôn bán trăm nghề cũng đều nghỉ làm việc và cùng cả nhà sum vầy, đoàn tụ Những người đi làm hay đi học nơi xa cũng thường
để dành tiền và thời gian để về ăn Tết với gia đình Vì quan niệm rằng, mấy ngày đầu năm mà không trở về với gia đình được thì trong suốt năm đó, họ sẽ long đong lận đận và thường xuyên xa gia đình
Trang 18Không chỉ có những người còn sống mới về quây quần, đoàn tụ với gia đình,
mà ngày Tết cũng được xem là ngày đoàn tụ của những người đã khuất Ngày Tết cũng là ngày mọi người dâng hương lễ phật, cầu mong thần thánh ban cho họ nhiều
ân phước như sức khỏe, tiền tài, may mắn, hạnh phúc
Ngày Tết là ngày đầu tiên của năm mới Năm mới thì mọi thứ từ vật chất đến tinh thần cũng đều phải mới thì cái may, cái hên mới đến với gia đình mình Nhà cửa được trang trí, dọn dẹp, sơn sửa lại Người lớn cũng như trẻ em thường mặc bộ quần áo mới nhất, đẹp nhất Mọi nợ nần đều được thanh toán trước khi bước vào năm mới Những buồn phiền, xích mích với nhau trong năm cũ đều được bỏ qua và vui vẻ với nhau Vì người ta tin rằng, năm mới vui vẻ thì cả năm sẽ gặp được nhiều
điều tốt đẹp
Ngày Tết là ngày của hy vọng Mọi người đều hy vọng khi bước sang năm mới thì đều gặp nhiều may mắn hơn năm cũ Mọi xui xẻo trong năm vừa qua sẽ qua
hết và năm mới sẽ đem lại nhiều điều tốt lành đối với mọi người hơn
Ngày Tết cũng là ngày mọi người kính nhớ đến ông bà tổ tiên của mình Vì trong suốt một năm vừa qua, nhờ ân đức của tổ tiên mà họ được an lành Và cũng là ngày mà mọi người cám ơn nhau Con cái cám ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng mình, nhân viên cảm ơn cấp trên đã cho mình công ăn việc làm, cho mình phát huy khả năng của mình, lãnh đạo cám ơn những người đã cộng tác, giúp mình trong suốt
năm qua
Trang 19Chương hai: Tết của người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long
2.1 Các công việc chuẩn bị cho Tết
2.1.1 Trang trí nhà cửa, chùa chiền, nhà thờ, cơ quan xi nghiệp
Năm hết Tết đến, ai ai cũng muốn mọi điều tốt lành sẽ đến với gia đình mình Vì vậy, mọi nhà đều được trang trí, sơn sửa lại cho sáng, cho đẹp hơn Mặt khác để cho khỏi phải thấy ngại ngần khi có khách viếng thăm, chúc Tết gia đình mình trong những ngày đầu xuân Công việc này được thực hiện trước hoặc sau khi đưa Ông Táo về trời nhưng ít nhất cũng được hoàn thành trước lúc giao thừa Có nhà thì được xây lại cho mới Những nhà kiên cố thì thay nước sơn mới, quét vôi cho nhà được mới hơn Không chỉ có nhà mà ngay cả hàng rào, cổng ngõ trước nhà
và xung quanh nhà cũng được sơn sửa, trang trí lại
Các vật dụng trong nhà đều được lau chùi sạch sẽ và được sắp xếp gọn gàng Trong nhà cũng được trang trí vài chậu cảnh hoặc chậu mai vàng nhằm tạo cảm giác thoải mái, ấm êm cho ngôi nhà trong những ngày đầu xuân Xung quanh nhà, đặc biệt là mặt trước của ngôi nhà được quét dọn sạch sẽ, đôi khi cũng được sắp xếp vài chậu cây, chậu hoa nếu như chưa có trồng cây trước nhà Nếu có cây thì những cây ấy cũng được cắt tỉa gọn gàng
Tại những xí nghiệp, cơ quan, trường học, bệnh viện,… cũng có những đội ngũ làm công việc này trước khi cơ quan, xí nghiệp, trường học đó nghỉ Tết Cũng giống như gia đình, có lẽ lãnh đạo cơ quan, xí nghiệp,… cũng mong muốn trong năm mới, nơi mình làm việc cũng gặp được nhiều may mắn, thuận lợi hơn
Những nơi thờ phụng, phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng như nhà thờ, chùa chiền, đền, miếu,… cũng được mọi người quan tâm Đây là nơi cử hành nghi lễ tôn giáo, là nơi chung mọi người ai cũng có thể đến nên mọi người có ý thức, trách nhiệm với nơi này Vì vậy, những ngày giáp Tết, dù việc nhà có bận rộn đến mấy thì cũng giành chút ít thời gian, cùng nhau dọn dẹp, trang trí lại nơi này
2.1.2 Dọn dẹp, trưng bày trên các bàn thờ
2.1.2.1 Bàn thờ tổ tiên
Ngày Tết ai cũng nghĩ về tổ tiên Vì vậy gia đình nào trong khi dọn dẹp lại nhà cửa cũng đều không quên lau chùi, trang trí lại bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Phật, Chúa tùy theo tín ngưỡng, tôn giáo của từng gia đình Bàn thờ tổ tiên là nơi tưởng
Trang 20nhớ và cũng là thế giới thu nhỏ của những người đã khuất Cũng giống như bàn thờ của những gia đình theo Phật giáo ở miền Bắc, miền Trung, bàn thờ thường được đặt ở vị trí quan trọng trong nhà, nơi mà khi bước vào nhà, thứ mà ai cũng dễ dàng thấy trước tiên đó là bàn thờ tổ tiên Thường thì với kiến trúc nhà ba gian ở Nam
Bộ, bàn thờ được đặt ở gian giữa Trước bàn thờ là một bộ ghế dài dùng để tiếp khách, hai bên bàn thờ là hai cánh cửa để đi vào hai phòng hoặc một phòng phía sau Ngày nay, vì nhà được xây dựng theo nhiều kiểu kiến trúc khác nhau đôi khi cũng không còn là nhà ba gian mà là một gian có lầu hoặc gác, hoặc hai gian Vì vậy bàn thờ có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau Nhưng nhìn chung thì bàn thờ của người Việt dù ở thành thị hay nông thôn cũng được đặt ở vị trí mà bước vào nhà đều có thể dễ dàng nhìn thấy đầu tiên Thường là ở phòng khách vì người Việt Nam không có phòng dành riêng cho việc thờ tự
Người ta quan niệm rằng, hai cây đèn trên bàn thờ tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng Nhang (hương) là tượng trưng cho tinh tú Ngoài ra còn cho rằng, trục đứng của nhang được xem là mạch nối giữa trời và đất Hai bên lư hương, ở phía sau hai cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy với những bông hoa nhỏ bao quanh một bông lớn Hai cành hoa này tượng trưng cho ngày âm, dương Xen giữa hai cây đèn và hương là hai đĩa để đặt quả lễ, bánh trái Phía trước lư hương để một bát nước trong coi như nước thiêng Ở miền Bắc, trên bàn thờ thường có một cành đào được cắm xinh xắn trong một chiếc bình cao cổ Nhưng ở miền Nam, vì điều kiện địa lí nên không có hoa đào mà thay vào đó là hoa mai
Với quan niệm năm mới đến thì mọi vật đều phải mới, cho nên bàn thờ cũng được chú ý nhiều Thường thì người ta mua sắm, thay mới những vật dụng cần thiết như: nến (đèn cầy), nhang, …, còn những gì có thể sử dụng lâu dài như: lư hương, chân đèn, ly, chén,… thì có thể làm mới bằng cách lau chùi, đánh bóng lại cho sáng, cho mới Di ảnh (nếu có) cũng được lau chùi lớp bụi bên ngoài cho ảnh được sáng hơn, đẹp hơn
Hoa chưng trên bàn thờ nếu được thì có thể thay thế bằng một bình hoa mới, nếu là hoa tươi thì thay thường xuyên Nhưng ngày nay, bên cạnh việc chưng hoa tươi, hoa khô, hoa vải cũng được dùng nhiều Vì vậy để đỡ tốn kém, hoa vải được giặt rửa cho sạch lớp bụi để sáng và mới như khi mới mua về
Trang 21Khi được lau chùi sạch sẽ xong, bàn thờ cũng được trang trí trang hoàng hơn Trên bàn thờ có mâm ngũ quả, bánh, mứt,… Ngoài mâm ngũ quả, trên bàn thờ cũng có thể trưng bày các loại trái cây như: bưởi, quýt, dưa hấu, na, hồng, … Đặc biệt ngày Tết trên bàn thờ tổ tiên thường có một cặp dưa hấu to, tròn, da xanh mượt, trên thân dưa có dán chữ “phúc”, chữ “lộc”, chữ “thọ” để tăng thêm không khí thiêng liêng, trang trọng và ấm cúng cho gia đình
Ngoài ra, kể từ đêm giao thừa, ông bà tổ tiên đã khuất cũng được con cháu thỉnh về để cùng với con cháu chào đón một năm mới Vì vậy trong những ngày này, nhà nhà đều làm mâm cơm cúng ông bà Với những gia đình công giáo thì không làm mâm cơm cúng ông bà mà ngoài lư hương, đèn, di ảnh trên bàn thờ, cũng có chưng hoa, trái cây, bánh, mứt,…
2.1.2.2 Các bàn thờ khác trong gia đình
Ngoài ra còn trong gia đình còn có các bàn thờ khác như bàn thờ Thiên Chúa, bàn thờ Phật, bàn thờ Quan Âm, Thần Tài, Ông Táo,… dù theo đạo Thiên chúa hay theo đạo Phật thì bao giờ hai bàn thờ này cũng được để cao hơn bàn thờ tổ tiên Còn các bàn thờ khác tùy chức năng của các vị thần mà chủ nhà thờ mà có các
vị trí để khác nhau Khi đến Tết, các bàn thờ này cũng được dọn dẹp và bày trí lại Trên bàn thờ cũng có tượng, ảnh, lư hương, chân đèn và các vật dụng phục vụ cho
lễ nghi khác,… Tất cả đểu được lau chùi sạch sẽ Và cũng có một cành đào hay cành mai hoặc một vài bông cúc ở bên cạnh bàn thờ
2.1.3 Mâm ngũ quả
Trên bàn thờ tổ tiên trong những ngày Tết, ngoài nhang, đèn, hoa thì bao giờ cũng có một đĩa trái cây để trên đó gọi là “mâm ngũ quả” Ở miền Bắc có tục gói bánh chưng nên mâm ngũ quả thường được đặt ở giữa bàn thờ, hai bên là hai cặp bánh chưng Ở miền Nam, mọi người chuộng bánh Tét hơn nên trên bàn thờ sẽ có một đĩa đựng một cặp hoặc ba, bốn đòn bánh Vì vậy mâm ngũ quả ở miền Nam thường được đặt kế bên đĩa bánh Tét
Mâm ngũ quả được đặt trên một cái đĩa to hoặc trên đĩa nhựa ở phía dưới có chân Mâm ngũ quả có năm loại tương ứng với quan niệm ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ Mâm ngũ quả cũng là tượng trưng cho năm lời chúc: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh (Phúc: Ước mong gia đình sum họp, đông vui, hạnh phúc Lộc:
Trang 22Cầu cho nhà được hưởng sự no đủ trong cuộc sống quanh năm Thọ: Ước mong trọn đời khỏe mạnh, sống trăm tuổi Khang: An khang, an nhàn, tự tại, luôn minh mẫn, hoạt bát trong suốt năm Ninh: Mong ước gia đình ấm êm, tai qua nạn khỏi của cả gia đình và nhà cửa) Mâm ngũ quả còn thể hiện cho hương vị cuộc sống: ngọt, bùi, chua, cay, đắng (ngũ vị) Mâm ngũ quả cũng được xem là “thành quả” của quá trình lao động trong suốt một năm Vì vậy mâm ngũ quả cúng trong đêm giao thừa mang một ý nghĩa sâu sắc, nó thấm sâu trong tâm thức người Việt ý niệm dâng lên trời đất mồ hôi, công sức lao động nhọc nhằn của mình
Mâm ngũ quả có năm loại quả (trái cây) nhưng tùy vùng, miền và mùa mà
có các loại quả khác nhau Trên mâm ngũ quả của người Việt ở miền Bắc thường
có phật thủ, nếu không có phật thủ thì thay bằng bưởi, và có thêm đào, quýt, hồng, chuối,… Nhưng ở miền Nam, do cách phát âm của địa phương nên mâm ngũ quả thường gồm mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài với mong muốn rằng trong năm mới này họ chỉ mong được “cầu – sung – vừa – đủ - xài” Vì vậy mâm ngũ quả thường không có chuối, cam, lê
Trên mâm ngũ quả, mỗi loại chỉ cần một quả, còn riêng sung, nếu không có thì có thể thay bằng quả khác cũng có chùm nhiều trái giống sung như nho, nhãn,… Trái chưng không nhất thiết phải là những quả chín mà chỉ cần dùng được Vì trái trên mâm ngũ quả chỉ mang tính tượng trưng để thể hiện mong muốn của con người trong năm mới Ở miền Bắc, mâm ngũ quả đi với cành đào, bánh chưng, câu đối, tràng pháo làm cho cái Tết trở nên ấm cúng hơn Nhưng ngược lại, mâm ngũ quả của miền Nam thì lại đi với cành mai vàng, với cặp dưa hấu, và đôi đòn bánh tét Nó mang lại ý nghĩa trong năm mới sẽ gặp nhiều may mắn (mai), mọi sự như ý, vạn sự cát tường Ngày nay với công nghệ tiên tiến, người ta đã tạo ra được những giống cây trái trái mùa, không còn “mùa nào thì thức ấy” nữa nhưng người miền Nam vẫn thích chưng cầu, dừa, đủ, xoài, sung hơn
Nhưng không phải nhà nào cũng chưng năm loại quả kể trên mà ngược lại, những người miền Bắc di cư vào miền nam sau này vẫn còn giữ lại nét quê hương,
họ chỉ chưng một hoặc hai, ba loại trái giống như người Việt ở miền Bắc như: hồng, cam, quýt, bưởi,… Hoặc đôi khi họ cũng xen kẽ giữa các loại quả của miền Nam và miền Bắc như trên mâm có xoài, sung, cam, quýt,…
Trang 23Ngoài mâm ngũ quả, trên bàn thờ cũng có thể trưng bày các loại trái cây như: bưởi, cam, quýt, dưa hấu, na,… Đặc biệt ngày Tết, trên bàn thờ tổ tiên thường
có một cặp dưa hấu to, tròn, da xanh mượt, trên thân dưa có dán chữ “phúc”, chữ
“lộc”, chữ “thọ” để tăng thêm không khí thiêng liêng, trang trọng và ấm cúng cho gia đình
Ánh sáng của bóng đèn hay của tràng pháo, cành gai, âm thanh của những chiếc khánh đất làm cho ma quỷ sợ hãi mà không dám làm hại gì đến con người Ngoài ra bên trên ngọn cây nêu còn có treo một tấm phên nhỏ gồm bốn nan dọc đan với năm nan ngang Tấm phên này cũng nhằm mục đích xua đuổi ma quỷ
Cây nêu được dựng từ ngày 23 tháng Chạp cho đến trước đêm giao thừa thì việc dựng nêu phải hoàn tất Dân gian quan niệm rằng từ ngày Ông Táo về trời (23 tháng Chạp) đến 30 tháng Chạp là những ngày vắng mặt Táo Quân, nên ma quỷ
Trang 24nhân cơ hội này về quấy nhiễu nhân dân Cho nên trong nhân gian có quan niệm rằng trồng nêu là muốn báo cho ma quỷ biết đây là nhà đã có chủ Quan niệm này xuất phát từ sự tích ngày xưa truyền lại Truyện kể rằng, ngày xưa, khi con người phải sống chung với ma quỷ Mà ma quỷ luôn ra sức ức hiếp con người Những vùng đất đai tốt đều bị chúng chiếm hết, chỉ còn lại những vùng đất xấu do con người canh tác nhưng chúng bảo đó là đất của chúng và hằng năm, con người phải nộp thuế cho chúng Cuộc sống của con người ngày càng cơ cực, nên mọi người ngày đêm cầu trời khẩn Phật che chở Phật liền ra tay cứu giúp, mách bảo cho con người những phương cách chống lại sự áp bức của lũ quỷ Nhưng lũ quỷ ngày càng quá quắt, chúng đòi lại đất đai, không cho con người canh tác nữa Đến đây Phật xin cho con người làm chủ một miếng đất chỉ rộng bằng bóng của chiếc áo cà sa và chúng đã chấp thuận Phật tung chiếc áo sà sa lên trên cây tre cao, bóng của chiếc
áo dần dần che kín hết mặt đất, đuổi lũ quỷ ra đến Biển Đông Từ đó, hằng năm, con người đều dựng cây nêu để nhắc lại cho lũ quỷ nhớ giao ước với con người
Việc dựng cây nêu mỗi dịp xuân về được nhân dân Nam Bộ đúc kết lại qua những câu vè sau:
“Phải dùng cây trước (trúc) Lấy nó làm nêu
Thiên hạ cũng đều
Lo trưng đồ đạc
Sơ tam chánh ngoạt
Canh giữ thường lai.” [1, 149]
Đến ngày mồng bảy Tết, sau khi làm lễ cúng trời đất, thì hạ cây nêu xuống
Sự kiện này được gọi là Khai hạ Đây được xem là thời điểm chấm dứt Tết, và mọi người lại trở về với cuộc sống thường ngày Ngày nay, không còn thấy xuất hiện cây nêu trong những ngày Tết nữa và do cuộc sống nhiều bận rộn, lo toan nên hầu như hết ngày mồng ba Tết thì cũng như hết Tết Do đó tập tục dựng nêu và lễ cúng trời đất trong ngày Khai hạ dường như mất hẳn Thế hệ trẻ không có ấn tượng gì với hình bóng của cây nêu, mà chỉ biết về nêu qua tranh, ảnh, sách vở ghi chép lại Thiết nghĩ rằng, ngày nay chúng ta nên tiến hành việc dựng nêu trong những ngày Tết Vì cây nêu là hình ảnh đẹp, biểu trưng cho Tết
Trang 252.1.5 Câu đối
Người Việt ở miền Bắc xưa khi Tết đến thì có tục đến xin ở cụ Nghè, cụ Cử hay những người hay chữ vài chữ trên giấy hồng điều gọi là câu đối để treo trong nhà cho những ngày xuân thêm trang hoàng
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Có thịt, có dưa hành, có nêu, có pháo nhưng không có câu đối đỏ thì không làm cho không khí ngày xuân thêm ấm cúng được Câu đối được viết bằng chữ Hán trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào nên được gọi là câu đối đỏ Câu đối cũng được gọi là liễn Liễn thường là những dải giấy màu đỏ hay hồng đào, hai đầu dải giấy có làm trục bằng tre hay gỗ để khi treo lên thì dải câu đối được ngay ngắn Có khi liễn không cần có trục mà chỉ là những dải giấy để tiện dán vào những nơi cần treo như hai bên bàn thờ, các cột nhà, cổng hay ngõ
Ngày trước ở miền Bắc, cứ mỗi độ xuân về, hình ành “ông đồ già” ngồi viết thuê lại xuất hiện
Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua Khoảng mười ngày trước Tết, những ông đồ này thuê góc các mặt cửa hàng hay vỉa hè hoặc một góc phố nào đó để bán những dải giấy đỏ với những câu đối hay những bức hoành phi, hoặc viết lên trên giấy mà người khác đem lại
Câu đối thuộc thể văn biền ngẫu gồm hai câu có số chữ bằng nhau và được đối cả về câu lẫn về ý Câu đối được viết trên hai dải giấy hồng điều bằng mực tàu nhũ kim (loại mực lấp lánh vàng hay bạc) Người viết câu đối thường là những ông
đồ theo học chữ Hán và có văn hay, chữ đẹp Câu đối được viết trên giấy đỏ gọi là câu đối đỏ Vì sao câu đối lại không viết trên những giấy màu khác mà phải là màu
đỏ (trừ những nhà đang có tang thì dùng giấy màu xanh hay vàng)? Vì dân gian quan niệm rằng màu đỏ là màu của sức sống mãnh liệt, màu đỏ còn là màu của may mắn Treo câu đối trong nhà trong những ngày Tết mang ý nghĩa mong muốn sẽ gặp may mắn, thuận lợi trong suốt năm
Trang 26Ở Việt Nam, tục treo câu đối có từ bao giờ? Phong tục cổ truyền ngày Tết của tác giả Triều Sơn cho biết rằng: “Sách xưa có kể phong tục của người dân Bách Việt, trong những ngày Tết Nguyên đán, nhà nhà thường treo bùa gỗ có hình hai vị thần (Thần Đồ và Uất Lũy) treo hai bên cửa ngõ Đó là hai vị thần sống dưới gốc đào lớn dưới núi Độ Sóc chuyên cai quản đàn quỷ, hễ quỷ nào “phá rào” đi làm hại dân thì thần hóa phép trừ đi Sau này việc treo bùa gỗ “Đào phù” được thay bằng câu đối hai bên cửa” [11, 121] Dần dần về sau tục treo bùa gỗ trở thành phong tục phổ biến trong những ngày xuân Lúc đầu thì người ta vẽ hình hai vị thần nói trên trên mảnh gỗ đào gọi là “bùa Đào”, để treo trên cửa Về sau người ta không vẽ hình
mà chỉ viết tên hai vị thần lên trên bùa Đào Ở Trung Quốc câu đối Tết được gọi với nhiều tên khác như: xuân liên, đối liên, môn đối, đối tử,… Việt Nam ngày xưa gọi câu đối Tết là “đối liễn”
Trong một câu đối thường có hai vế là vế thượng (trên) và vế hạ (dưới) Khi treo câu đối thì vế thượng được được treo bên phải còn vế hạ thì được treo bên trái Trong câu có thể phân biệt vế thượng vế hạ chỉ cần xem chữ cuối cùng Nếu là thanh trắc (dấu sắc, hỏi, ngã, nặng) thì vế đó là vế thượng, nếu là thanh bằng thì là
vế hạ
Ngày trước, câu đối thường được treo ở nhiều nơi trong nhà như bàn thờ tổ tiên, hai cột hiên, cột giữa trong nhà, ngoài cổng, ngõ… mỗi nơi có một câu khác nhau với những nội dung khác nhau nhưng cũng nhằm thể hiện tâm tư, nguyện vọng của chủ nhà Chẳng hạn câu đối dán ở bàn thờ tổ tiên thì thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu, để ghi nhớ công ơn ông bà tổ tiên, để nhắc nhở con cháu phải có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi họ về già,…
“Hiếu tử từ tôn vạn đại như kiến;
Tổ công tông đức bách thế bất thiên.”
Hay câu:
“Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên.”
Tại nhà thờ, chùa chiền, đình miếu cũng dán câu đối với nội dung khuyên răn mọi người sống sao cho tốt đời đẹp đạo, cầu mong hạnh phúc, bình an cho mọi nhà, cầu cho đất nước được đẹp giàu,
Trang 27Những câu đối với ý nghĩa chúc lành đầu năm như:
“Lộc biếc, mai vàng, xuân hạnh phúc Đời vui, sức khỏe, tết an khang.”
Hay:
“Tân niên hạnh phúc bình an đến Xuân nhật vinh hoa phú quý lai.”
Khi đất nước có sự du nhập của nền văn hóa mới – văn hóa Phương Tây – hình ảnh ông đồ với những câu đối ngày Tết dần mờ nhạt trong tâm thức người Việt Vũ Đình Liên đã phải than thở rằng:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu
Ngày nay, cuộc sống khá giả hơn, người ta không còn nghĩ đến chuyện “no cơm ấm áo” mà tính chuyện “ăn ngon mặc đẹp”, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật là
xu hướng phổ biến Chữ nghệ thuật, đặc biệt là chữ thư pháp được nhiều người chuộng Họ thường hay treo những chữ như: chữ “phúc”, chữ “lộc”, chữ “thọ”, chữ
“tâm”, chữ “hiếu”,… Do vậy trong ngày Tết thì lại càng thú vị hơn khi trong nhà có treo một vài câu đối bằng nét thư pháp để nói lên điều mong ước trong năm mới này Từ khi nền giáo dục nước nhà chuyển sang học chữ Quốc ngữ thì rất ít người biết chữ Hán chỉ trừ những người nghiên cứu khoa học và những người có sự đam
mê, thích thú với chữ Hán thì mới biết Vì vậy, những câu đối Tết với nét chữ như
“phượng múa rồng bay” thường được viết bằng chữ Quốc ngữ Câu đối không chỉ được viết thẳng đứng mà còn được chuyển sang viết theo hàng ngang, để cho phù hợp với thời đại
Vật dụng để viết câu đối rất đa dạng Câu đối không chỉ được viết trên giấy hồng điều mà còn được viết trên nhiều loại giấy với các loại khổ, kích cõ khác nhau Ngoài màu đỏ được nhiều người ưa chuộng, câu đối còn được viết trên những giấy màu khác như màu vàng, màu xanh, màu trắng,… Ngoài ra câu đối còn được viết lên tranh, ảnh, để treo trong nhà hoặc trên những miếng gỗ nhỏ nhỏ, xinh xinh
để làm kỷ niệm hoặc để làm quà trao tặng nhau Người ta cũng dùng những miếng
Trang 28gỗ hoặc thanh tre nhỏ, mỏng đan xếp lại với nhau thành một dải dải để tạo thành cái liễn Trên đó có dán giấy ghi câu đối và chữ nói lên chủ đề của câu đối cũng bằng nét thư pháp Bên cạnh câu đối cũng có những hình ảnh như cây tre, trúc, mai, đào, … Hoặc hình ảnh vẽ theo yêu cầu để làm nền tôn vẻ đẹp của nét chữ và cho câu liễn giảm tính đơn điệu
Với những câu chữ nói lên tâm tư, nguyện vọng mong chờ trong năm mới như “mừng xuân hỷ xả thêm công đức, đón Tết từ bi bớt não phiền.”, “đón xuân mới tới, rước ông Thần Tài vô trong nhà ở mãi, tiễn năm cũ qua, đuổi thằng túng thiếu đến chỗ khác chơi luôn.”, … là cầu mong điều phước, tốt lành, tránh rủi ro, tai nạn Trong vè Tết Nam Bộ có đoạn nói lên việc dán câu đối trong ngày tết của người Nam Bộ như sau:
“Chữ an, chữ thới, Đến trước hàng ba, Phú quý vinh hoa
Dán vô cửa trước
Tài lợi lộc phước, Dán trước hàng nhì
Vạn trực duy tân, Dán vô cửa giữa…
Lấy câu “Thái Bình”, Dán ngoài cửa ngõ.” [1, 150 – 151]
2.1.6 Hoa Tết
2.1.6.1 Hoa mai
Hoa chưng ngày Tết không chỉ để trưng diện mà còn làm cho ngày xuân thêm màu, thêm sắc nhờ vào màu sắc của những cánh đào, cánh mai, cánh hoa cúc,… Ở miền Bắc, người ta thường trưng hoa Đào trong những ngày Tết, vì quan niệm rằng hoa đào có thể trừ tà Tích xưa nói về chuyện này như sau: Ngày xưa, trên núi Sóc Sơn (ở miền Bắc) có hai vị thần là Thần Đồ (Trà) và Uất Lũy sống dưới gốc cây đào khổng lồ Ma quỷ rất sợ hai vị thần này do vậy chúng sợ luôn cây đào Tết đến, người miền Bắc trưng hoa đào không chỉ để cho đẹp, mà còn để trừ tà
và xua đuổi ma quỷ Hơn nữa đào thường nở hoa vào cuối đông đầu xuân, khi thời
Trang 29tiết se lạnh, có mưa phùn nên thích hợp với khí hậu của miền Bắc nước ta Còn ở miền Nam, với khí hậu nắng nóng mưa nhiều, quanh năm nóng ẩm, không thích hợp với hoa đào Xuân ở miền Nam khí hậu nóng hơn miền Bắc, trời hanh nắng, hoa mai thường nở rộ khi trởi nắng hanh vàng Người miền Nam thích trưng mai vàng, không chỉ vì mai nở rộ trong những ngày này mà còn vì người miền Nam đọc
từ “mai” thành “may” trong từ “may mắn” Nên chưng mai nhằm thể hiện mong muốn sẽ gặp được nhiều may mắn Hơn nữa, “mai đại diện cho mùa xuân trong tranh tứ quý (mai, lan, cúc, tùng) Mai còn tượng trưng cho người có tài đức và nhân cách cao thượng trong tứ quân tử (mai, lan, cúc, trúc)” [11, 129]
Cây mai có tên khoa học là “Ochna Integerrima Lour Merr” Cây mai không kén đất, dễ trồng, sức sống dẻo dai, chịu được khí hậu khắc nghiệt Hoa mai vàng là biểu trưng cho sự giàu sang phú quý Màu vàng còn là màu thể hiện quyền lực của các vua chúa ở phương Đông thời phong kiến Cành và tán mai uyển chuyển, linh hoạt thể hiện sự phóng khoáng, tự do cũng giống như tính cách của con người Nam
Bộ
Khi vào Tết, mai vàng cũng bắt đầu nở nhưng không đồng loạt Muốn cho hoa nở nhiều và nở đúng vào ngày 30, mồng một Tết thì phải ngắt lá Ngắt lá nhằm kích thích ra nụ và tránh cho cánh bị rụng Công việc ngắt lá được tiến hành vào ngày rằm tháng Chạp hoặc trong khoảng trước hoặc sau ngày rằm một hoặt hai ngày Nếu ngày 30 Tết mà mai chưa nở nhiều thì người ta tưới nước ấm vào gốc mai để cho nhựa trong thân cây sẽ dịch chuyển về ngọn để các búp mai nở hoa
Dân gian quan niệm rằng, nếu mai nở đúng ngày cuối năm, mồng một Tết thì năm đó, gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, còn nếu mai nở sớm hoặc trễ hơn Tết thì không được may mắn lắm
Trong những ngày giáp Tết, khoảng 28, 29, 30 cho đến mồng một, mồng hai Tết, mai nở rộ vàng cả một góc sân, góc vườn, bờ ao,… cánh mai rụng đầy dưới gốc trông như một tấm thảm lụa màu vàng Khi nở, hoa mai tỏa ra năm cánh như hoa đào nhưng cánh mai to hơn Nụ mai không phô sắc hồng mà lại sáng ngời màu xanh ngọc bích Khi hoa nở, cánh xòe như lụa, ánh lên một màu vàng mướt, mượt
mà Hoa nở thành từng chùm thưa, không dày như hoa đào Người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long cho rằng mai là “may, may mắn” vì thế trong những ngày Tết,
Trang 30họ cứ để cánh mai rụng và không quét đi Nếu mai còn giữ được cánh lâu trên cành thì càng tốt
Hoa mai không chỉ được để ngoài trời, chúng còn được trồng vào một cái chậu hoặc bình nhỏ đem để trong nhà, ngay tại phòng khách Bình nhỏ chỉ một cành mai thì để trên bàn thờ tổ tiên hay bàn tiếp khách Những nhà không có mai thật thì đi xin một cành mai của nhà bên cạnh để cầu may mắn hoặc tìm một cây khô, đẹp, bỏ vào bình, lọ nếu là nhánh nhỏ hoặc bỏ vào chậu nếu là nhánh lớn hoặc gốc cây có dáng đẹp Trên những cánh cây khô này, người ta gắn bông mai bằng vải, bằng nhựa lên như những bông mai thật Ngày nay, những cây mai có dáng hình bon sai được nhiều người ưa chuộng vì dáng đẹp, nhiều hoa, và nhất là những chậu nhỏ có thể để trên bàn thờ, bàn khách, hoặc để dưới đất trong phòng khách, ngoài cửa, ngoài sân nếu là những dáng bon sai lớn để làm tôn lên vẻ đẹp của ngôi nhà
Hoa mai không chỉ được trưng trong nhà mà người ta cũng đem vào trang trí trong nhà thờ, chùa chiền, cơ quan, xí nghiệp, để những nơi này cùng hòa mình vào với đất trời mùa xuân xinh tươi, yên bình
2.1.6.2 Hoa cúc
Đến Tết, nhà nào cũng có một vài chậu hoa Cúc để trong nhà, ngoài cửa Hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthenum Hoa cúc gồm nhiều cánh nhỏ hợp thành trên một cuống hoa Cây hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên Hoa cúc có nhiều công dụng nhất là trong y học Một số nước châu Âu, châu Mỹ và ngay cả Việt Nam đã dùng hoa cúc để làm thuốc, giúp giải nhiệt trong
cơ thể Hoa cúc còn được dùng ướp trà cho trà thơm
Hoa cúc có nhiều loại, nhiều giống khác nhau như giống hoa cúc màu vàng, hồng, tím, trắng, vàng kim,… Mỗi giống hoa lại có một ý nghĩa khác nhau như hoa vàng (Hoàng cúc) thì tượng trưng cho sự quý mến, vui mừng Cúc trắng (Bạch cúc) tượng trưng cho sự ngây thơ, duyên dáng Hoa cúc tím (còn gọi là Thạch Thảo) tượng trưng cho sự quyến luyến,… Nhưng nhìn chung, hoa cúc là biểu tượng của
sự sống, của thịnh vượng và tình cảm thương yêu, hiếu thảo của con người
Cúc thường được ưa chuộng nhiều nhất là cúc màu vàng và màu đỏ Theo phong thủy thì hoa cúc là biểu tượng của sự sống, của tăng thêm phúc lộc cũng như
Trang 31sự hoan hỉ đến nhà Trồng hoa cúc trong nhà hoặc trong nhà có bình hoa cúc cũng phần nào giúp cái phúc trong nhà được ổn định
2.1.6.3 Cây quất
Quất (ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ gọi là tắc, Tây Nam Bộ gọi là hạnh), là
cây thuộc giống kim quất Quất là loài cây thường xanh, có thể làm cây trồng trong nhà và được trồng làm cây cảnh, thậm chí làm bonsai Ở Việt Nam, cây quất ra trái được trưng bày vào dịp Tết vì người ta cho rằng quất là biểu tượng của may mắn, tượng trưng cho sự thu hoạch, sự kết quả hoặc sự đầu tư mang lại lợi lộc lớn
Nếu chậu quất có nhiều chồi xanh non mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc Nếu
có đủ tứ quý (quả chin, quả xanh, hoa và lộc) thì sẽ may mắn và thành đạt cả năm Trong dip đầu năm mới, thường thấy ở nhà nào cũng có chậu quất quả vàng xum xuê, lá xanh tốt Người ta chơi quất trong những ngày Tết với mong muốn có một khởi đầu tốt đẹp, tiền tài và vận may sẽ tăng lên, nhiều hơn
Để có một chậu quất đẹp để trưng bày trong ngày Tết, chậu quất ấy phải là cây có đủ tứ quý, nghĩa là có dáng đẹp; quả đẹp và đủ xanh, chín; lá lộc xanh mơn mởn và đặc biệt có chút nụ hoa Dáng cây phải tự nhiên, không gò ép, gốc cứng cáp, thân thẳng Lá quất phải to, xanh và thưa, quả to tròn không sai lắm mới là quất đẹp
Tết đến, nhiều nhà dùng cây quất để trang trí Cây quất Tết ngày càng có nhiều kiểu dáng cầu kỳ nhưng vẫn phải bảo đảm sự xum xuê, lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống
Người ta còn làm ra cây quất từ đá quý Đây không những là vật khí mang lại may mắn về tiền bạc mà đây còn là vật khí rất tốt cho sức khoẻ và quan hệ gia đình cũng như tình duyên Bởi cây quất là biểu tượng cho sức khoẻ, bình an trường thọ và tình duyên may mắn
2.1.7 Chợ Tết
Trong những ngày Tết, các cơ quan công ty, xí nghiệp đều ngưng hoạt động
và sẽ trở lại làm việc bình thường vào ngày mồng sáu Tết Nhưng các chợ quê, những người bán rau quả thì không nghỉ Tết Đối với họ, Tết là cơ hội để kiếm thêm thu nhập vì việc mua bán rất thuận lợi Thuận mua vừa bán, không có sự mặc
Trang 32cả về giá Đây là điểm nổi bật của các phiên chợ ở đồng bằng sông Cửu Long ngày Tết
Chợ hình thành như là hiện tượng tự nhiên của xã hội Do nhu cầu trao đổi hàng hoá thị trường càng cao, nên mới hình thành ra chợ
Trong thời buổi chiến tranh, đất nước còn nghèo nàn Ngày Tết chỉ còn là hình bóng, là một nét văn hóa mà nhân dân ta còn giữ lại để nhớ tổ tiên Bởi ngày Tết, ngoài mẹ già với đàn em nhỏ thì không còn ai cả Thanh niên đến tuổi lớn đều xung phong đi đánh giặc Bởi vậy mẹ già ở nhà chỉ làm một bữa cơm xoàng với những món đơn giản để cúng ông bà Thế nên chợ Tết cũng không mấy nhộn nhịp lắm Mặt khác, với địa hình kênh rạch chằng chịt, phương tiện đi lại chủ yếu là ghe, thuyền và nhu cầu của con người là chỉ có cái ăn cái mặc Vì vậy, ngày Tết cũng chỉ đặc biệt hơn ngày thường chẳng là bao Nhưng cũng có mâm cơm, có hoa trái cúng Một cái Tết đơn sơ, giản dị nhưng chứa đựng cả một truyền thống văn hóa đẹp của dân tộc
Chiến tranh đi qua, cuộc sống của con người ngày càng ổn định, kinh tế gia đình khá giả hơn Ngày Tết ngày càng được đầy đủ hơn Trước đây, một tuần chợ chỉ họp phiên một lần nhưng dần về sau, nền kinh tế hàng hóa phát triển và ổn định, hàng hóa trên thị trường ngày càng đa dạng và phong phú Đời sống của con người cũng được cải thiện hơn, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao hơn Vì vậy chợ ngày nào cũng tấp nập, người đi chợ chật như nêm
Trong những ngày Tết, cái không khí nhộn nhịp ấy càng được thể hiện rõ hơn Người người chen chân mua bánh mứt, rau quả, thịt, cá cho ba ngày Tết Bởi
vì chiều tối ba mươi Tết tất cả các chợ đều ngưng hoạt động và chỉ hoạt động lại sau ngày mồng ba Tết
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài các chợ được đặt ở các khu vực trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn và trên các trục lộ giao thông Còn có các chợ bềnh bồng trên sông nước, ở các ngã ba, ngã bảy, trên sông rạch, với nhiều loại hàng hoá đặc trưng của miệt vườn
Ông bà ta vẫn thường nói: "Nhất cận thị, nhì cận giang", chiếc ghe (xuồng) vừa là phương tiện di chuyển, vừa là ngôi nhà di động của nhiều người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long Khác với các chợ trên bờ, chợ nổi miền Tây Nam Bộ
Trang 33thể hiện tính linh hoạt cao Chợ thường họp ở những điểm giao của các nhánh sông như ngã năm, ngã bảy, nơi người ta dễ dàng trao đổi các loại nông sản như chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ Ngã bảy - Phụng Hiệp, Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Gành Hào (Cà Mau), chợ Tết Ngã Ba Măng Thít, chợ Tết Sa Đéc, chợ Tết Long Xuyên… từ lâu đã được nhiều người biết đến nhờ tính đặc trưng độc đáo Chợ nổi ngày Tết buôn bán đủ thứ hàng hoá, bày la liệt trên ghe tam bản neo đậu trên sông Người đi chợ di chuyển bằng xuồng nhỏ len lỏi giữa các dãy ghe hàng, hoạt động mua bán nhộn nhịp, nhanh chóng, thuận tiện, tạo được ấn tượng sinh động trong lòng du khách khi đến miền Tây vào những ngày xuân về Tết đến để được đi chợ nổi ngày Tết
Ngoài chợ nổi cố định trên sông, còn có hoạt động tương tự với quy mô nhỏ, nhưng diễn ra đều khắp sông sâu rạch cạn, là các chợ nổi lưu động Đó là các xuồng ghe chở hàng di chuyển bằng chèo, hoặc máy đến phục vụ tận các xóm ấp, khu dân cư Nhất là vùng Đồng Tháp Mười, hay Tứ giác Long Xuyên, nơi mà điều kiện giao thông bộ bất tiện Cũng có nhóm bán hàng bằng xe đẩy len lỏi theo những con đường nhỏ vào tận các khu dân cư miệt đồng ruộng dọc theo các con kênh, con rạch ở khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Người mua cần hàng, mà có người đem đến bán tận nơi rất thuận lợi đôi đàng Chỉ cần ghé một điểm cho khách xem hàng thì cả xóm xúm lại mua, rất xum tụ
Quang cảnh nhộn nhịp của các chợ ở Đồng bằng sông Cửu Long trong những ngày giáp Tết là nếp sống sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống xã hội của vùng đất phương Nam và là nét riêng, nét đặc trưng của ngày Tết ở vùng sông nước Nam Bộ Đi suốt từ Bắc chí Nam thì chỉ thấy ở Đồng bằng sông Cửu Long mới có loại hình họp chợ trên sông Trên bến dưới thuyền, hàng hóa tấp nập, tiếng nói xôn xao cả một khúc sông rộng
Chợ hoa xuân góp phần cho ngày xuân thêm màu sắc Khoảng từ 20 tháng Chạp, chợ hoa ở các địa phương đồng loạt khai trương Trong những ngày họp chợ này, quang cảnh của buổi chợ đông vui hẳn lên Chợ hoa xuân còn là một thú vui tao nhã thể hiện tính cách lãng mạn của những người dân đồng bằng Nam Bộ Ấn tượng nhất và là một trong những đặc trưng của ngày Tết ở Đồng bằng sông Cửu
Long tại các chợ hoa xuân là những gian hàng bán mai vàng
Trang 34Cùng với những gian hàng mai kiểng là những chậu hạnh cầu kỳ và độc đáo Chưng hạnh trong nhà còn ngụ ý đem tới hạnh phúc cho gia đình Dưới bàn tay tài hoa của người làm vườn, tất cả trái hạnh được xếp hết lên bề mặt dày đặc thành hình rất đẹp như hình của những con thú, ngôi sao, ngọn tháp,… Chợ hoa xuân Nam Bộ còn có sự góp phần đáng kể của các loại hoa trái khác như hướng
dương, hồng, sống đời, phong lan, vạn thọ, cúc, thơm kiểng, ớt kiểng, đu đủ,…
Không khí Tết ở các chợ thành phố, thị xã, thị trấn và cả chợ nông thôn cũng góp phần không nhỏ làm nên một cái Tết đầy đủ Hàng hóa, nhất là rau củ, thực phẩm, tranh, kiểng được bán nhiều hơn Số ngưới bán giấy đỏ, câu đối, bán mai, lan, cúc, vạn thọ,… làm tăng thêm vẽ nhộn nhịp của những ngày cận Tết Các loại hoa kiểng từ vùng Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang,… đều có mặt hều hết các chợ vùng Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau
2.1.8 Tảo mộ
Không như người Hoa, chỉ khi đến tiết Thanh Minh mới đi tảo mộ Đối với người Việt, việc sửa sang mộ phần ông bà tổ tiên, những người đã khuất là một việc nên làm thường xuyên Từ sau ngày cúng Ông Táo trở đi, bên cạnh việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa, người ta cũng không bao giờ quên sửa sang lại mộ phần cho những người đã khuất trong gia đình Ngày xưa, kinh tế còn khó khăn, người chết được người thân làm mả đất Sau này phần lớn mộ phần được xây gạch hay xi măng Nhưng trải qua thời gian, dưới nắng dưới mưa, mộ phần người chết cũng cần được dọn dẹp, sửa sang lại Việc làm này cũng là để nhắc nhở con cháu luôn phải nhớ và biết ơn người đã khuất
2.2 Những ngày giáp Tết
2.2.1 Ngày cúng Ông Táo
Mở đầu bài vè Tết Nam Bộ có câu:
“Hạ lợi bước qua, Chánh ngày hai ba
Lễ đưa Ông Táo.” [1, 147]
Ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày đưa Ông Táo về trời Ông Táo hay còn gọi là Táo Quân, Vua Bếp được nhân dân Việt Nam trong đó có cư dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long xem là thần trông coi đời sống gia đình Ngài quan sát,
Trang 35chở che cho gia đình để rồi cuối năm, đúng ngày 23 tháng Chạp sẽ trở về trời tâu với Thượng đế về công ăn việc làm, cách ăn cách ở, lối sống của từng thành viên trong gia đình Việc cúng Ông Táo trong ngày 23 được người xưa cho rằng việc này xuất phát từ sự tích được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
Truyện kể rằng: Ngày xưa có đôi vợ chồng nhà kia, người chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi Hai người sống với nhau nhiều năm nhưng không có con Do đó, tính tình ngày càng cáu gắt và hai người thường hay cãi nhau Một hôm, người chồng nóng giận, đánh vợ Người vợ buồn tủi bỏ đi Đến ngã tư đường,
vì mệt nên nàng nằm ngủ ở đó Lúc ấy, Phạm Lang đi cày về, ngang qua chỗ nàng ngủ Nàng theo về và làm vợ Phạm Lang
Lại kể chuyện Trọng Cao, sau nhiều năm trôi qua, làm ăn thất bại nên phải
đi xin ăn từng bữa Một hôm chàng lang thang khắp chốn này nẻo nọ nhưng chẳng gặp một ngôi nhà nào cả Cái đói và mệt đã khiến chàng ngã khụy xuống trước cửa nhà vợ chồng Phạm Lang Lúc này, Phạm Lang đang đi cày nên chỉ có Thị Nhi ở nhà Nhận ra người chồng cũ của mình, thấy Trọng Cao trở nên như vậy, nàng thương, mời anh vào nhà và cho ăn uống Người đàn ông khốn khổ ấy đói đến nỗi
ăn uống quá nhiều, thế là say rượu và lăn ra ngủ Vì không muốn cho Phạm Lang biết chuyện người chồng cũ của mình đến nhà nên nàng bèn cho khiêng Trọng Cao vào một đống rơm ở giữa đồng và giấu kín ở đó
Phạm Lang trở về nhưng trước khi đi ngủ, chàng nhớ là phải đốt rơm lấy tro
để sáng hôm sau bón ruộng Nghĩ sao làm vậy, chẳng mấy chốc đống rơm bốc lửa cao nghi ngút Thấy đám lửa đang cháy có người chồng cũ trong đó, nàng hiểu mình là nguyên nhân của vụ ngộ sát nên đã nhảy vào đống lửa Còn Phạm Lang, vì quá yêu vợ nên khi thấy nàng nhảy vào lửa thì cũng nhảy theo Hôm đó nhằm đúng vào ngày 23 tháng Chạp Sau khi chết, ba người được thượng đế cho làm thần bếp trông coi việc bếp núc cho gia đình và cuối năm trở về thượng giới tâu trình cặn kẽ mọi chuyện tốt, xấu xảy ra trong năm
Như vậy, dựa theo tích xưa, Táo Quân gồm hai ông một bà mà hình ảnh tượng trưng cho Táo Quân là “ông đầu rau” hay “chiếc kiềng ba chân” nơi nhà bếp của người Việt trong phạm vi cả nước nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng