7. Kết cấu bài luận văn
2.2.2. Ngày dựng cây nêu
Gia Định Thành Thông Chí của tác giả Trịnh Hoài Đức có chép về việc dựng nêu ngày Tết của cư dân người Việt lúc mới mở tay khai hoang và sinh sống trên vùng đất mới này như sau: “Ngày trừ tịch, ở trước cửa lớn mọi nhà đều dựng một cây tre, trên có buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu, cau, vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là dựng nêu. Việc này không thể khảo cứu nguyên do được mà có người cho đó là chia ra ba giới thống trị, cũng là thuyết hoang đường không nên tin, nhưng suy ý như vậy cũng như người Trung Quốc ngày đầu năm đốt pháo tre, treo bùa đào, ngày đoan ngọ treo lá ngải, lá xương bồ.”[12, 182]
Nhờ tiến bộ của khoa học, con người đang đi tìm lại lịch sử nguồn gốc của mình. Những người có khả năng nghiên cửu lĩnh vực này cũng như những nhà sử học, những người làm công tác văn hóa, nghệ thuật, báo chí hay những người có quan tâm đến lĩnh vực này đều dồn công sức của mình, đi khắp nơi trong đất nước xem ý nghĩa của việc dựng nêu ngày Tết. Và hầu như đều được nghe kể về một truyền thuyết nói về việc dựng nêu là để xua đuổi ma quỷ.
Theo như truyền thuyết kể lại, việc dựng nêu ngày Tết mang ý xua đuổi ma quỷ, tránh cho ma quỷ quấy nhiễu nhà mình trong những ngày đầu năm. Trong truyện có đoạn kể rằng, đức phật đã cho lũ quỷ được ba ngày Tết về đất liền thăm phần mộ tổ tiên, thăm quê hương là nơi cha ông chúng đã dựng nên và có mặt ở đó. Người ta quan niệm rằng, mọi việc trong những ngày đầu năm phải được suôn sẻ thì trong năm mới luôn gặp được thuận lợi. Cho nên họ dựng nêu để tránh sự quấy phá của ma quỷ, làm ảnh hưởng đến vận may của gia đình.
Cũng giống như những dân tộc khác có truyền thống làm nông nghiệp lúa nước, dân tộc ta với một nền văn minh nông nghiệp lúa nước sông Hồng nên việc tin vào một lực lượng siêu nhiên là một điều hiển nhiên. Họ tin vào những gì có thể đem lại cho họ cuộc sống hạnh phúc, ấm no, và họ sợ những điều có thể đem lại cho họ rủi ro, tai họa. Vì vậy mà có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Bởi vậy, việc dựng nêu ngày Tết nhằm xua đuổi ma quỷ được mọi người làm thường xuyên khi mỗi độ xuân về, Tết đến. Và việc làm này được làm từ xuân này đến xuân tới, từ thế hệ này sang thế hệ khác và dần trở thành một phong tục của dân tộc. Việc dựng nêu ngày Tết theo thông lệ hằng năm nên mọi người có vẻ gần như quên hẳn ý nghĩa của việc dựng nêu mà chỉ còn là một việc làm theo phong tục tốt đẹp của dân tộc. Trước kia, trên cây nêu, ngoài trầu, cau, vôi, giấy vàng bạc, … người ta còn treo một, hai dải pháo dài để đêm trừ tịch và nhất là vào lúc giao thừa đốt lên mừng năm mới. Từ khi nhà nước ta không cho đốt pháo, cây nêu dần mất hẳn mà thay vào đó, được sự kêu gọi của các cấp chính quyền địa phương, các nhà đều treo lá cờ đỏ sao vàng từ ngày 29, 30 Tết cho đến hết mồng năm Tết hoặc muộn hơn.
Những thập niên gần đây, việc dựng nêu ngày Tết vẫn còn được duy trì nhưng sau này cho rằng đây là việc làm còn mang tính mê tín dị đoan cho nên cây
nêu dần đi vào lịch sử. Những thế hệ con cháu sau này chỉ còn được biết đến cây nêu qua sách báo, các phương tiện truyền thông đại chúng hay do chính ông bà, cha mẹ hoặc những người từng biết đến việc dựng nêu kể lại.