Tục xông đất

Một phần của tài liệu tìm hiểu về tết của người việt ở đồng bằng sông cửu long (Trang 49)

7. Kết cấu bài luận văn

2.4.5. Tục xông đất

Người Việt Nam quan niệm rằng, buổi sáng mồng một Tết Nguyên Đán hết sức quan trọng. Người nào cũng ý thức từng lời ăn tiếng nói, đi đứng cho đến việc thăm hỏi, chúc Tết nhau. Buối sáng ngày đầu năm, ai cũng mong muốn được người hiền lành, tính tình vui vẻ đến nhà đầu tiên. Vì hy vọng rằng người ấy sẽ đem đến cho gia đình mình nhiều may mắn. Việc người khác đến nhà mình đầu tiên trong ngày mồng một Tết được gọi là xông đất và được thực hiện từ năm này sang năm

khác, từ xuân đầu sang xuân sau dần dần trở thành một phong tục và được gọi chung là tục xông đất.

Người khách quý đầu năm ấy có thể là người lớn tuổi, có đức độ trong dòng họ, gia đình hạnh phúc hay là một thanh niên ngoan ngoãn hoặc là một người bạn tâm giao. Người khách quý ấy có thể là người đã được gia đình hẹn từ trước đến xông nhà mình ngày đầu năm. Khi đến nhà người khác, người xông đất thường ăn mặc chỉnh tề, có thể đem theo quà Tết biếu gia chủ gọi là “lỡi Tết”. Quà Tết không nhất thiết phải là thứ quý giá, đắt tiền mà chỉ mang tính tượng trưng. Có thể là gói trà, cân đường, một chai rượu hay một chiếc bánh chưng, một cặp bánh tét. Khi bước đến nhà gia chủ, người khách quý này chúc gia chủ những điều tốt đẹp và chỉ dừng lại ở mỗi nhà khoảng vài phút. Ngày xưa, vị khách quý náy đi nhanh một vòng xung quanh nhà ngụ ý đem cái may, cái hên đến tận mọi ngóc ngách của gia đình. Nhưng ngày nay, vì đôi phần ngần ngại trong ngày đầu năm đầu tháng nên người ta chỉ dừng chân nơi phòng khách và trò chuyện đôi ba câu với chủ nhà nhằm ngụ ý rằng mọi việc trong năm mới của chủ nhà được suôn sẻ, may mắn, thuận lợi. Và có thể mừng tuổi cho trẻ con trong gia đình của chủ nhà.

Khi nhận được cái may, cái hên từ vị khách quý đầu năm, chủ nhà cũng hoan hỷ chúc lại vị khách ấy những lời tốt đẹp và mời người ấy cùng ăn một bữa cơm, thưởng thức cái bánh hay uống chén trà, ly rượu đầu xuân. Nhà nào có người đến xông rồi thì việc tiếp khách trong ngày mồng một không ảnh hưởng gì đến tài lộc của gia đình.

Đến xông nhà người khác trong ngày đầu năm là một vinh dự và cũng là một mối e ngại. Vì không biết có đem lại vận may cho gia chủ không. Vì vậy ai cũng dè dặt trong việc đi chúc Tết nhà người khác vào lúc sáng sớm.

Tục xông đất có từ lâu đời. Người đến xông đất thường rất quan trọng đối với chủ nhà, là người đem lại vận may, cái hên cho gia đình. Người đến xông nhà người khác trong những ngày Tết thường là những người có cuộc sống gia đình ổn định, hạnh phúc, tính tình vui vẻ, dễ chịu. Và điều đặc biệt là hợp tuổi với chủ nhà và không xung khắc với năm đó. Ngày xưa, các cụ tin rằng người sinh vào năm nào thì cầm tinh con vật ấy. Nghĩa là chịu ảnh hưởng các đặc điểm, cá tính và tố chất của con vật làm chủ năm ấy. Mỗi một tuổi lại ứng với một chất trong ngũ hành và

xung khắc với tuổi khác. Ví dụ như: tuổi Mùi thì tính tình chính trực, hiền lành, dễ cảm thông với người khác. Yêu nghệ thuật và dễ tha thứ, yêu tự do cá nhân và đa sầu đa cảm. Thiếu tính quyết đoán vì vậy nên bỏ lỡ nhiều cơ hội. Tuổi này xung khắc với tuổi Sửu và hợp với tuổi Ngọ.

Người dân Đồng bằng sông Cửu Long còn có một cách chọn khác bên cạnh việc xem tuổi của người đến xông nhà là chọn những người có tên như Phúc, Lộc, Tài, Thọ, Lợi,… để cho cả năm luôn được như tên của người đến xông nhà.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về tết của người việt ở đồng bằng sông cửu long (Trang 49)