Tục giữ năm trong đêm trừ tịch

Một phần của tài liệu tìm hiểu về tết của người việt ở đồng bằng sông cửu long (Trang 46)

7. Kết cấu bài luận văn

2.4.3. Tục giữ năm trong đêm trừ tịch

Đêm trừ tịch là đêm cuối cùng của năm cũ. Trong đêm trừ tịch, cả nhà ngồi quay quần bên nhau trong bữa cơm đoàn viên, làm lễ tiễn đưa năm cũ, phát tiền mừng tuổi. Ngày trước khi chưa có đèn điện, cả nhà quay quần quanh đống lửa hoặc thắp đèn dầu cho sáng. Nhưng ngày nay, điện đã có ở tận khắp thôn xóm nên đêm trừ tịch có vẻ nhộn nhịp hơn, vui hẳn lên. Mọi người vui vẻ bên nhau. Người nào mệt có thể đi ngủ sớm (chủ yếu là trẻ nhỏ). Tục này được gọi là giữ năm. Có câu chuyện truyền lại về tục này như sau:

Ngày xưa Ông Trời muốn cho dân chúng sống sung sướng nên đêm 30 tháng Chạp cho mở các cửa nhà trời, đem vàng bạc trong kho rắc xuống trần gian cho người nhặt. Nhưng không phải cứ nhặt mà được hưởng hết, mà phải tuân theo một quy tắc nhất định đó là: không ai được có lòng tham, vàng bạc nhặt được trước tiên phải đem vào nhà, chờ cho đến khi trời sáng mới được mở cửa ra.

Nhà họ Lý có hai anh em nhưng tính nết lại trái ngược nhau. Người anh thì tham lam vô cùng, còn người em thì trung hậu thật thà. Khi cửa nhà trời mở, hai anh em cùng nhặt vàng bạc. Nhưng bởi lòng tham, người anh mải nhặt vàng đem vào nhà nên quên tất cả những quy định của nhà trời. Khi trời còn chưa sáng, người anh đã mở cửa ra. Thế là số vàng nhặt được đều biến thành đá. Còn người em thì giứ lại vàng trong nhà, chờ cho đến khi trời sáng rõ mới mở cửa ra. Vì vậy mà số váng nhặt được còn nguyên, không bị biến thành đá. Nhờ có số vàng ấy mà từ đó người em sống sung sướng, không phải vất vả, chật vật lo toan cho cuộc sống. Về sau, Ông Trời phát hiện ra rằng, ở dưới hạ giới có rất nhiều kẻ tham lam như người anh và con số kẻ tham lam ấy ngày càng tăng nên tức mình đóng cửa nhà trời lại. Từ đó, không bao giờ ném vàng xuống trần gian nữa. Nhưng mọi người vẫn mong mỏi được sống hạnh phúc, sung sướng. Vì vậy cứ đến tối 30 tháng Chạp lại nóng lòng chờ mong may mắn đến. Cả nhà ngồi đoàn tụ nơi ánh lửa chờ cho đến sáng. Cứ như vậy năm này sang năm khác và lâu dần trở thành tục lệ giữ năm.

Giữ năm trong đêm trừ tịch còn được bắt nguồn từ chuyện người ta cho rằng do tục lệ xua đuổi ma quỷ ngày xưa để cầu bình an ngày Tết.

Từ xa xưa, khi con người còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, con người rất kính sợ quỷ thần. Nhất là vào những dịp đặc biệt như Tết. Mọi người vui chơi nên quên hết cả. Vì vậy thường xảy ra những điểu rủi ro và cho rằng những điều rủi ro ấy là do ma quỷ làm. Do đó cần phải tiến hành các hoạt động trừ tà đuổi ma trong những ngày Tết để được may mắn.

Xã hội ngày càng phát triển, con người cũng ngày càng tiến bộ hơn nên những tục lệ ấy cũng dần dần thay đổi. Nội dung xua đuổi ma quỷ dần cũng mất đi mà thay vào đó đêm trừ tịch mang ý nghĩa giã từ năm cũ, chào đón năm mới.

Tục lệ này đối với những người theo đạo Thiên Chúa thì chưa thấy bao giờ. Nhưng thay vào đó thì trong đêm 30 Tết, nhiều gia đình cũng thức cho đến sáng

nhưng chủ yếu là thanh niên trai tráng. Họ thức chủ yếu cùng bạn bè, anh em ăn uống vui chơi, chào đón năm mới.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về tết của người việt ở đồng bằng sông cửu long (Trang 46)