Những ngày giáp Tết

Một phần của tài liệu tìm hiểu về tết của người việt ở đồng bằng sông cửu long (Trang 34)

7. Kết cấu bài luận văn

2.2.Những ngày giáp Tết

2.2.1. Ngày cúng Ông Táo.

Mở đầu bài vè Tết Nam Bộ có câu: “Hạ lợi bước qua, Chánh ngày hai ba

Lễ đưa Ông Táo.” [1, 147]

Ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày đưa Ông Táo về trời. Ông Táo hay còn gọi là Táo Quân, Vua Bếp được nhân dân Việt Nam trong đó có cư dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long xem là thần trông coi đời sống gia đình. Ngài quan sát,

chở che cho gia đình để rồi cuối năm, đúng ngày 23 tháng Chạp sẽ trở về trời tâu với Thượng đế về công ăn việc làm, cách ăn cách ở, lối sống của từng thành viên trong gia đình. Việc cúng Ông Táo trong ngày 23 được người xưa cho rằng việc này xuất phát từ sự tích được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Truyện kể rằng: Ngày xưa có đôi vợ chồng nhà kia, người chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi. Hai người sống với nhau nhiều năm nhưng không có con. Do đó, tính tình ngày càng cáu gắt và hai người thường hay cãi nhau. Một hôm, người chồng nóng giận, đánh vợ. Người vợ buồn tủi bỏ đi. Đến ngã tư đường, vì mệt nên nàng nằm ngủ ở đó. Lúc ấy, Phạm Lang đi cày về, ngang qua chỗ nàng ngủ. Nàng theo về và làm vợ Phạm Lang.

Lại kể chuyện Trọng Cao, sau nhiều năm trôi qua, làm ăn thất bại nên phải đi xin ăn từng bữa. Một hôm chàng lang thang khắp chốn này nẻo nọ nhưng chẳng gặp một ngôi nhà nào cả. Cái đói và mệt đã khiến chàng ngã khụy xuống trước cửa nhà vợ chồng Phạm Lang. Lúc này, Phạm Lang đang đi cày nên chỉ có Thị Nhi ở nhà. Nhận ra người chồng cũ của mình, thấy Trọng Cao trở nên như vậy, nàng thương, mời anh vào nhà và cho ăn uống. Người đàn ông khốn khổ ấy đói đến nỗi ăn uống quá nhiều, thế là say rượu và lăn ra ngủ. Vì không muốn cho Phạm Lang biết chuyện người chồng cũ của mình đến nhà nên nàng bèn cho khiêng Trọng Cao vào một đống rơm ở giữa đồng và giấu kín ở đó.

Phạm Lang trở về nhưng trước khi đi ngủ, chàng nhớ là phải đốt rơm lấy tro để sáng hôm sau bón ruộng. Nghĩ sao làm vậy, chẳng mấy chốc đống rơm bốc lửa cao nghi ngút. Thấy đám lửa đang cháy có người chồng cũ trong đó, nàng hiểu mình là nguyên nhân của vụ ngộ sát nên đã nhảy vào đống lửa. Còn Phạm Lang, vì quá yêu vợ nên khi thấy nàng nhảy vào lửa thì cũng nhảy theo. Hôm đó nhằm đúng vào ngày 23 tháng Chạp. Sau khi chết, ba người được thượng đế cho làm thần bếp trông coi việc bếp núc cho gia đình và cuối năm trở về thượng giới tâu trình cặn kẽ mọi chuyện tốt, xấu xảy ra trong năm.

Như vậy, dựa theo tích xưa, Táo Quân gồm hai ông một bà mà hình ảnh tượng trưng cho Táo Quân là “ông đầu rau” hay “chiếc kiềng ba chân” nơi nhà bếp của người Việt trong phạm vi cả nước nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Lễ vật cúng Ông Táo gồm có: Mũ Ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ cho Táo ông thì có hai cánh chuồn, mũ cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang trí với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để cho đơn giản thì người ta chỉ cúng một mũ ông, một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo, hia thay đổi theo năm tùy theo ngũ hành.

- Năm hành kim thì dùng đồ màu vàng.

- Năm hành mộc thì dùng đồ màu trắng.

- Năm hành thủy thì dùng đồ màu xanh.

- Năm hành hỏa thì dùng đồ màu đỏ.

- Năm hành thổ thì dùng đồ màu đen.

Khi sắm lễ cúng người ta còn mua một bài vị mới cho Ông Táo.

Để có phương tiện về chầu trời, mỗi miền lại có những hình thức khác nhau. Ở miền Bắc, người ta cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước với ý nghĩa rằng, cá sẽ hóa thành rồng đưa Ông Táo về trời. Sau khi cúng xong mũ, áo, hia cùng với những giấy vàng mã sẽ được đốt đi cùng với bài vị cũ, cá chép được phóng sinh (thả trong ao hồ hay sông). Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa giấy với đầy đủ yên cương. Nhưng ở miền Nam, thường thì người ta chỉ cúng mũ, áo, hia.

Ngày nay do nhu cầu sử dụng bếp gas, bếp điện ngày càng nhiều, nhưng tập tục này vẫn còn được giữ lại bằng việc cúng Ông Táo, tiễn đưa Ông Táo về trời.

2.2.2. Ngày dựng cây nêu.

Gia Định Thành Thông Chí của tác giả Trịnh Hoài Đức có chép về việc dựng nêu ngày Tết của cư dân người Việt lúc mới mở tay khai hoang và sinh sống trên vùng đất mới này như sau: “Ngày trừ tịch, ở trước cửa lớn mọi nhà đều dựng một cây tre, trên có buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu, cau, vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là dựng nêu. Việc này không thể khảo cứu nguyên do được mà có người cho đó là chia ra ba giới thống trị, cũng là thuyết hoang đường không nên tin, nhưng suy ý như vậy cũng như người Trung Quốc ngày đầu năm đốt pháo tre, treo bùa đào, ngày đoan ngọ treo lá ngải, lá xương bồ.”[12, 182]

Nhờ tiến bộ của khoa học, con người đang đi tìm lại lịch sử nguồn gốc của mình. Những người có khả năng nghiên cửu lĩnh vực này cũng như những nhà sử học, những người làm công tác văn hóa, nghệ thuật, báo chí hay những người có quan tâm đến lĩnh vực này đều dồn công sức của mình, đi khắp nơi trong đất nước xem ý nghĩa của việc dựng nêu ngày Tết. Và hầu như đều được nghe kể về một truyền thuyết nói về việc dựng nêu là để xua đuổi ma quỷ.

Theo như truyền thuyết kể lại, việc dựng nêu ngày Tết mang ý xua đuổi ma quỷ, tránh cho ma quỷ quấy nhiễu nhà mình trong những ngày đầu năm. Trong truyện có đoạn kể rằng, đức phật đã cho lũ quỷ được ba ngày Tết về đất liền thăm phần mộ tổ tiên, thăm quê hương là nơi cha ông chúng đã dựng nên và có mặt ở đó. Người ta quan niệm rằng, mọi việc trong những ngày đầu năm phải được suôn sẻ thì trong năm mới luôn gặp được thuận lợi. Cho nên họ dựng nêu để tránh sự quấy phá của ma quỷ, làm ảnh hưởng đến vận may của gia đình.

Cũng giống như những dân tộc khác có truyền thống làm nông nghiệp lúa nước, dân tộc ta với một nền văn minh nông nghiệp lúa nước sông Hồng nên việc tin vào một lực lượng siêu nhiên là một điều hiển nhiên. Họ tin vào những gì có thể đem lại cho họ cuộc sống hạnh phúc, ấm no, và họ sợ những điều có thể đem lại cho họ rủi ro, tai họa. Vì vậy mà có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Bởi vậy, việc dựng nêu ngày Tết nhằm xua đuổi ma quỷ được mọi người làm thường xuyên khi mỗi độ xuân về, Tết đến. Và việc làm này được làm từ xuân này đến xuân tới, từ thế hệ này sang thế hệ khác và dần trở thành một phong tục của dân tộc. Việc dựng nêu ngày Tết theo thông lệ hằng năm nên mọi người có vẻ gần như quên hẳn ý nghĩa của việc dựng nêu mà chỉ còn là một việc làm theo phong tục tốt đẹp của dân tộc. Trước kia, trên cây nêu, ngoài trầu, cau, vôi, giấy vàng bạc, … người ta còn treo một, hai dải pháo dài để đêm trừ tịch và nhất là vào lúc giao thừa đốt lên mừng năm mới. Từ khi nhà nước ta không cho đốt pháo, cây nêu dần mất hẳn mà thay vào đó, được sự kêu gọi của các cấp chính quyền địa phương, các nhà đều treo lá cờ đỏ sao vàng từ ngày 29, 30 Tết cho đến hết mồng năm Tết hoặc muộn hơn.

Những thập niên gần đây, việc dựng nêu ngày Tết vẫn còn được duy trì nhưng sau này cho rằng đây là việc làm còn mang tính mê tín dị đoan cho nên cây

nêu dần đi vào lịch sử. Những thế hệ con cháu sau này chỉ còn được biết đến cây nêu qua sách báo, các phương tiện truyền thông đại chúng hay do chính ông bà, cha mẹ hoặc những người từng biết đến việc dựng nêu kể lại.

2.2.3. Ngày gói bánh chưng, bánh tét.

Ngày Tết Nguyên Đán của người Hoa thường có bánh bao, bánh tổ. Tết Chol Chnam Thmay của người Khmer thường có bánh gừng, bánh ống, bánh Nùm chruốt (bánh tét nhân mỡ), Nùm chết (bánh dừa nhân chuối), Nùm tiên (bánh ít), Nùm niềng nóc và Nùm bóc cháp (bánh bột nhân dừa),… Nhưng người Việt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong ngày Tết Nguyên Đán thường dùng bánh tét. Bên cạnh đó còn có bánh chưng của người Việt ở miền Bắc nhưng không phổ biến. Bánh chưng, bánh tét là những món ăn truyền thống của dân tộc, thường được dùng nhiều trong ngày Tết. Trên mâm cỗ hay trên bàn thờ, bên cạnh hoa quả, bánh mứt, bao giờ cũng có kèm theo một đĩa bánh chưng hoặc bánh tét để kế cạnh.

Có nhiều truyền thuyết trong dân gian cũng như có nhiều học giả nghiên cứu và giải thích khác nhau về ý nghĩa của món bánh chưng. Nhưng dường như người Việt dù ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam cũng đều biết đến món bánh chưng xuất phát từ truyền thuyết thời vua Hùng thứ sáu.

Truyện kể lại rằng: Sau khi đánh tan giặc Ân, vua Hùng muốn truyền ngôi lại cho con. Nhưng vua Hùng muốn tìm một vị Hoàng tử (thời bấy giờ gọi con của vua bằng Lang) xuất sắc nhất trong số các Hoàng tử của nhà vua và cũng để cho các Hoàng tử khác phải khâm phục và không ganh ghét, đố kỵ nhau. Vì vậy nhà vua quyết định mở một cuộc thi chọn người kế vị ngai vàng. Nhân dịp đầu xuân, vua cho gọi các con của mình đến và bảo hoàng tử nào tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ và có ý nghĩa thì ta sẽ truyền ngôi cho. Các Hoàng tử thi nhau đi tìm và làm ra những của ngon vật lạ trên đời để dâng lên vua cha.

Riêng người con thứ 18 của vua Hùng là Lang Liêu mồ côi mẹ, tính tình thuần hậu, chí hiếu lại chăm chỉ vẫn chưa tìm ra được một loại thức ăn nào ngon để dâng cúng cả. Vì nhà chàng quá nghèo, không có tiền mua sơn hào hải vị, nem công chả phượng như các anh, em mình. Sau nhiều ngày trăn trở, suy nghĩ về món ăn và vẫn chưa có kết quả gì. Một hôm đang nằm ngủ, chàng mộng thấy có thần tiên xuống chỉ dạy cho chàng cách dùng chính những hạt gạo mà mình làm được.

Sáng ra chàng làm đúng ý như lời thần chỉ dạy. Chàngđặt tên cho bánh hình vuông là bánh chưng tượng trưng cho đất vuông, bánh hình tròn là bánh dầy tượng trưng cho trời tròn. Đến ngày đã định, các Hoàng tử đều đem những món cao lương mĩ vị nào là “nem công chả phượng”, nào là “tai gấu gân nai”, tất cả đều là những của ngon vật lạ ở trên đời. Còn hoàng tử Lang Liêu thì đem chính thành quả lao động của mình gửi gắm trong bánh chưng, bánh dầy dâng lên. Vua cha ngạc nhiên nhưng sau khi nếm thử thì thấy quả là bánh quí ăn ngon lại không biết ngán. Chàng được vua cha khen và chọn là người nối ngôi báu vì chàng đã dùng cả cái tâm của mình, sử dụng những nguyên liệu sẵn có như gạo nếp, thịt, đậu xanh,… để làm thành một món ăn mà trong đó gói cả mồ hôi công sức lao động của chàng, gói cả tâm tình thảo hiếu của chàng đối với tổ tiên. Không những thế trong từng lớp lá bao bọc lấy chiếc bánh còn là cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước sáng rực, mang ý nghĩa sâu xa để làm vật phẩm dâng cúng tổ tiên, đất trời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ đó hằng năm, cứ đến tết, vua Hùng lại đem hai món bánh này dâng cúng. Và cũng từ đó, nhân dân ta noi theo hoàng tử Lang Liêu dùng những nguyên liệu mình làm ra để làm bánh chưng, bánh dầy trong dịp Tết Nguyên Đán.

Bánh chưng, bánh dầy được phổ biến nhiều nhất ở miền Bắc. Hằng năm mọi người đều chuẩn bị mọi thứ nguyên liệu từ trước đó để đến ngày 30 tháng Chạp thì tiến hành gói bánh. Người miền Bắc thường dùng lá dong để gói bánh. Vì bánh được gói bằng lá dong khi luộc lên, bề mặt của bánh sẽ có màu xanh của lá. Hơn nữa lá dong có tính mềm, dễ gói. Khi gói trong khuôn sẽ tạo dáng vuông đẹp hơn.

Ở miền Nam nhất là khu vực đồng bằng sông cửu Long, việc gói bánh chưng chỉ phổ biến ở những gia đình di cư vào từ hồi đầu thế kỷ XX nhất là từ sau năm 1954. Còn cư dân Việt đã sinh sống trên vùng đất này từ thế hệ này sang thế hệ khác trong các thế kỷ trước, chủ yếu gói bánh tét trong những ngày Tết. Bởi khác với miền Bắc, khí hậu miền Nam nóng hơn, bánh chưng không để được lâu như bánh tét. Những người di cư từ miền Bắc, miền Trung vào sau này do quá trình sống chung cũng đã chuyển sang gói bánh tét giống như người Việt trước đây.

Càng gần đến Tết, không khí ngày xuân càng nhộn nhịp. Mọi người tất vật lo toan mọi thứ cho ngày đầu năm được tươm tất. Ngày 29 hoặc 30 lại càng tất bật hơn, đặc biệt là lúc gói bánh. Người lớn gói bánh, trẻ em không biết gói thì lau lá,

xếp lá, nắm nhân,… Mỗi người mỗi việc, vừa làm vừa nói, cười đùa làm xua tan đi cái nặng nhọc của công việc. Có nhà gói xong được đủ nồi thì luộc bánh trước rồi gói tiếp, nhưng có nhà lại để xong tất cả rồi mới đem luộc một lượt.

Một nồi bánh từ khi luộc cho đến lúc chin cũng phải mất 8 đến 10 tiếng. Do vậy mà có thể sẽ kéo dài đến đêm tối. Ngày trước, khi đèn điện chưa đến với nông thôn, việc luộc bánh vào buổi tối rất vất vả. Trước sân nhà, xung quanh vắng lặng, yên tĩnh. Không gian như chìm vào một màn đen tối, chỉ có ánh sáng từ ánh lửa bập bùng dưới đáy nồi bánh và thỉnh thoảng lấp ló một vài ánh đèn dầu, đèn măng xông, khá lắm thì có đèn pin của người đi thăm bánh hoặc của những người đi thăm hỏi, chúc Tết nhau. Trong đêm thức luộc bánh, vui nhất là những đứa trẻ, chúng ngồi với nhau bên bếp lửa chơi những trò chơi dân gian và đợi bánh chín. Chúng rất háo hức, mong cho bánh mau chín để được thưởng thức hương vị ngày Tết. Vì chỉ đến Tết hay giỗ chạp mới có bánh tét, bánh chưng, ngày thường ít ai làm. Trong đêm này, lũ trẻ ít khi phải đi ngủ sớm vì còn nhiều việc cần phải hoàn thành trước khi giao thừa cho nên cha mẹ chúng cần đến chúng trông nồi bánh. Không những chỉ chơi các trò chơi dân gian, chúng cũng chuẩn bị sẵn cho mình những thứ làm hấp dẫn chúng trong khi chờ bánh chin đó là những củ khoai, trái bắp được nướng bằng than của nồi bánh thì thật là tuyệt.

Đêm 29 hoặc 30 Tết không chỉ đơn thuần là đêm luộc bánh mà còn là đêm mọi người vui vẻ bên nhau với những ly rượu xoàng. “Cách đây trên dưới phần ba thế kỷ, Nam Bộ còn có những gia đình lớn “tam đại đồng đường” có thể đông đến 40, 50 nhân khẩu. Gia đình ngả heo chớ không mua thịt ở cửa hàng mà hễ ngả heo thì có nấu nướng, nhậu nhẹt”. [9, 116]. Có gia đình thịt heo vào ngày 29 nhưng cũng có người làm trong ngày 30. Nhưng dù là ngày 29 hay 30 thì cũng đều vất vả . Bởi nếu ngả một con heo to, nấu nướng cho hết cũng tốn nhiều thời gian mà ăn nhậu cũng tốn thời gian vậy. Do đó đêm này không ai ngủ mà cũng ít ai buồn ngủ nữa.

2.2.4. Bữa cơm tất niên.

Bữa cơm tất niên là bữa cơm tối cuối năm. Đây là bữa cơm đoàn viên, đầy

Một phần của tài liệu tìm hiểu về tết của người việt ở đồng bằng sông cửu long (Trang 34)