Giải trí, vui chơi ngày tết

Một phần của tài liệu tìm hiểu về tết của người việt ở đồng bằng sông cửu long (Trang 55)

7. Kết cấu bài luận văn

2.5. Giải trí, vui chơi ngày tết

Tết là dịp mọi người nghỉ ngơi để hướng đón một cái Tết truyền thống của dân tộc. vì vậy, mọi công ăn việc làm đều tạm ngưng nghỉ. Trong những ngày này, thường chỉ là ăn uống và vui chơi. Thú vui ngày Tết của mỗi miền mỗi khác. Ở Gia Định xưa có trò đánh đu ngày Tết. Trịnh Hoài Đức có miêu tả về việc đánh đu trong như sau: “cột tre làm trụ, ở hai bên tả hữu đều trồng ba cây một chỗ chân dạng theo vòng tròn. Khoảng giữa giá đu đưa qua lại, hai bên tả hữu trước sau chia trồng xiên bốn cây trụ tre chân cách rộng ra, buộc túm đầu thật chặt rồi gác ngang ở giữa một cây gỗ tròn, xâu hai cái ròng rọc treo tiếp liền với hai cán tre dài gần đến đất, ước chừng cho người leo lên được, đầu dưới hai cán tre gác ngang một miếng ván để làm chỗ đứng, một người leo lên hai tay cầm hai cán tre hai bên, uốn mình

nhún xuống đứng lên để đưa đu theo gió chao qua chao lại giữa không trung, ấy gọi là đánh đu”.[12, 183]

Thế nhưng trò đánh đu này ngày nay không còn. Trong ngày Tết, người dân Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều trò chơi, làm hấp dẫn, lôi cuốn người chơi và cả người xem. Thường các hoạt động giải trí ngày Tết thường là đánh bài, đánh cờ, đá gà, lô tô, chơi bầu cua,… Đánh bài, đánh cờ có nhiều cách đánh khác nhau và có nhiều loại bài khác nhau như đánh bài Tây, bài tứ sắc, cờ vua, cờ tướng, cờ cá rô,… tùy vào sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, những người chơi các trò này không chỉ là để giải trí mà có những hành động không đúng với tinh thần của trò chơi vì vậy dẫn đến tệ nạn xã hội.

Trong ngày xuân, người ta còn đi đến những nơi có cảnh đẹp, những điểm du lịch hoặc là các khu hội chợ để tham quan, vui chơi.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về tết của người việt ở đồng bằng sông cửu long (Trang 55)