Ẩm thực ngày Tết

Một phần của tài liệu tìm hiểu về tết của người việt ở đồng bằng sông cửu long (Trang 41)

7. Kết cấu bài luận văn

2.3. Ẩm thực ngày Tết

Trong mâm cơm ngày Tết, từ xưa đến nay, những món ăn vẫn được xem là những món không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết là món bánh tét, canh khổ qua dồn thịt, thịt kho hột vịt. Ngoài ra còn có thêm thịt gà luộc xé phay trộn gỏi, đĩa nem, chả lụa, thịt nguội, và các món xào tùy sở thích của mỗi gia đình. Kèm theo những món ăn này không thể thiếu món củ kiệu hoặc cải muối chua và đĩa rau sống. Nhưng nhìn chung thì trong bữa cơm ngày Tết của người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long thì không thể thiếu bốn món chính đó là: thịt kho hột vịt, khổ qua dồn thịt, dưa chua và bánh tét.

Món khổ qua dồn thịt là một món không thể thiếu trong bữa cơm ngày Tết của cư dân Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vì theo cách phát âm của người miền Tây Nam Bộ thì trái khổ qua tượng trưng cho tai qua nạn khỏi, mọi khổ đau trong năm cũ sẽ qua đi. Và món này thường được dùng trong bữa cơm tất niên ngày cuối năm.

Món thứ hai trong thực đơn ngày Tết là món thịt kho hột vịt còn được gọi là thịt kho rệu hay thịt kho tàu. Món thịt kho hột vịt này được ăn với cơm trắng và ăn kèm với dưa giá, dưa củ cải, … hoặc có thể ăn với rau sống.

Ăn kèm với thịt mỡ trong những ngày Tết và để cho đỡ ngán, trong mâm cơm cần có thêm một đĩa dưa chua. Miền Tây Nam bộ là nơi có nhiều món dưa chua như: dưa ngó sen, dưa rau muống, dưa gừng, dưa bồn bồn, dưa năng bộp….

Món ăn không bao giờ thiếu trong mâm cỗ ngày Tết Nam Bộ là đĩa bánh tét. Khi tét bánh ra, khoanh bánh tròn trịa nằm gọn trong đĩa trông thật đẹp mắt. Ngoài ra cũng có bánh chưng nhưng ít người làm. Thường thì là những gia đình đi cư vào sau này còn làm. Nhưng vì khí hậu ở miền Nam nóng, bánh chưng không để lâu như bánh tét được nên bánh được làm nhiều nhất là bánh tét. Bánh này ăn cùng với thịt kho hột vịt, và ăn kèm với dưa giá, dưa cải hoặc các loại dưa chua khác.

Đi đôi với gói bánh tét, người ta có thể gói thêm bánh ít. Bánh ít làm bằng bột nếp xay nhuyễn. Bánh này khi gói xong có hình như con ếch nên có người còn gọi là bánh ếch.

Ngoài ra, trong những ngày Tết, người dân Đồng bằng sông Cửu Long còn có món cá lóc hấp hay nướng trui, cuốn bánh tráng rất hấp dẫn.

Ăn cần phải có uống. thức uống chủ yếu là rượu, bia, nước ngọt, nước trà,… Rượu, thường là rượu gạo ngon để nhâm nhi với các đặc sản miệt vườn.

Vào những ngày Tết, gần như nhà nào cũng có nồi thịt kho, keo dưa chua (dưa món, dưa củ kiệu, dưa tỏi, dưa hành, dưa cải, dưa cà pháo) v.v ... Ngoài các loại dưa chua quen thuộc như các vùng khác, ở miền Tây Nam bộ có nhiều món dưa chua độc đáo mà ít người biết đến như dưa bồn bồn, dưa năng bộp,... những món này được ăn kèm với bánh tét – món ăn truyền thống của người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra còn một số món ăn khác như món xào, lẩu, thịt nguội, chả lụa,… mâm cơm ngày Tết của người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long đã nói lên sự đa dạng và sự ưu đãi mà thiên nhiên ở đây ban tặng cho con người. Qua đó cũng nói lên người dân ở đây đã biết dùng những vật liệu tự nhiên có sẵn ấy chế biến nên những món ăn đặc trưng mà chỉ có riêng Đồng bằng sông Cửu Long mới có.

Miệt vườn miền Tây không chỉ nổi tiếng với sản phẩm làm từ gạo và dừa hoặc các sản vật tự nhiên mà còn có những loại bánh, mứt từ các loại khoai, bí, gừng... Ở Mỹ Tho (Tiền Giang) có loại bí to, chắc, ít ruột được chọn làm mứt. Món mứt của Mỹ Tho nổi tiếng bởi sự cầu kỳ khi chọn nguyên liệu và từng công đoạn chế biến, làm nên vị ngọt thanh, thơm, bùi. Ngoài ra còn có bánh tráng, bánh phồng. Vào những ngày giáp Tết, các lò bánh tráng cũng hoạt động thâu đêm. Bánh tráng có nhiều loại: Bánh tráng để gói thịt cá, … là loại bánh không để gia vị gì.

Bánh tráng dừa có vị béo của dừa dùng để nướng và bánh tráng ngọt vừa béo vừa ngọt, dùng để nướng ăn chơi hoặc ăn sống. Bánh tráng miền Tây thắm đượm hương vị riêng vì có nước cốt dừa bổ sung vào trong bột gạo. Khi ăn có vị bùi, béo của dừa, bánh giòn, dày dặn và hấp dẫn.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về tết của người việt ở đồng bằng sông cửu long (Trang 41)