Tục xuất hành, hái lộc

Một phần của tài liệu tìm hiểu về tết của người việt ở đồng bằng sông cửu long (Trang 51)

7. Kết cấu bài luận văn

2.4.6. Tục xuất hành, hái lộc

“Xuất hành là ra đi, ra khỏi cổng” [2, 301] trong ngày đầu năm để tìm cái may, cái hên cho bản thân và gia đình. Trước khi đi, người ta thường chọn ngày, giờ tốt để đi và chọn hướng đi. Giờ để xuất hành thường là giờ tốt.

Đối với người nông dân xuất hành còn nhằm để suy đoán thời tiết. Trong những ngày đầu năm mới, vào lúc mặt trời mọc, người ta đi ra khỏi nhà để xem chiều hướng của gió thổi. Từ đó suy đoán xem trong năm mới này sẽ gặp điều may hay rủi. Ví dụ như ra đường mà gặp gió thổi từ hướng Nam thì năm đó có hạn hán lớn. Nếu gặp gió hướng Tây thì năm đó có chiến tranh, loạn lạc, cướp bóc,...

Việc xuất hành trong năm mới đã trở thành một tục lệ và truyền từ đời này sang đời khác với mong muốn một năm mới với nhiều vận may mới. Mỗi gia đình cử một người đại diện để xuất hành trong những giây phút mới mẻ của ngày đầu năm. Không phải nói xuất hành là chỉ bước ra khỏi nhà và đi đâu đó không có mục đích. Thường khi đi ra khỏi nhà vào ngày đầu năm, người ta coi giờ để đi. Giờ để xuất hành thường là giờ tốt – giờ hoàng đạo mà giờ này thường là lúc sớm để sau đó còn đi những nơi khác. Xuất hành còn phải xem hướng đi cho phù hợp với tuổi của người xuất hành để mang lại nhiều may mắn khi bước chân ra khỏi nhà. Có hai hướng là hướng Hỉ thần và hướng Tài thần nhưng người ta ưa chuộng hướng Hỉ thần hơn. Vì trong quan niệm của con người thì Hỉ thần là vị thần mang lại nhiều may mắn và niềm vui.

Khi xuất hành xong, dù là đi chùa hay đi nơi đâu, khi trở về người ta cũng không quên hái một cành cây non đem về nhà. Việc bẻ cành cây non ấy gọi là “hái lộc” và dần trở thành một tục lệ nhằm lấy cái may, cái phúc về nhà. Cành non –

cành lộc ấy thường là cành si, cành đa, hay nhánh xương rồng,… hoặc những cây quanh năm xanh tốt.

Đối với những người theo đạo Thiên Chúa, việc hái lộc thường diễn ra vào sáng mồng một Tết khi mọi người tham dự thánh lễ đầu tiên của năm mới (gọi là thánh lễ rạng đông). Người ta không hái cành cây mà hái ‘lộc thánh”. Lộc thánh là một tờ giấy nhỏ được cuộn tròn lại và được treo trên một cành cây to, cao. Trên tờ giấy ấy có ghi một câu ngắn gọn được lấy từ trong sách Tân ước (phúc âm). Nhằm giáo huấn các tín đồ sống theo tinh thần của câu phúc âm đó. Một số câu trong lộc thánh đầu xuân như: “xin thầy hãy dạy chúng con cầu nguyện”, hay “anh em hãy đi rao giảng tin mừng cho muôn dân”, “nước trời đã gần đến, anh em hãy xám hối và tin vào tin mừng”,… những tín đồ đạo Thiên Chúa tin rằng vì trong năm vừa qua mình sống thiếu sót phần này cho nên trong năm mới này, Chúa giúp cho mình nhận ra và khuyên nên sửa chữa thiếu sót ấy thông qua lộc thánh đầu xuân.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về tết của người việt ở đồng bằng sông cửu long (Trang 51)