1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM BẢO HIỂM CHĂN NUÔI LỢN CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

55 832 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 611 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHEBÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM"

NĂM 2015 DÀNH CHO SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM BẢO HIỂM CHĂN NUÔI LỢN CỦA

NGƯỜI DÂN HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 1

Họ tên sinh viên: Đoàn Duy Tùng

Trịnh Thị Phương Anh

Lê Hoàng Huyền Trang

Đào Nguyễn Quỳnh Mai

Nguyễn Việt Bách

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đặng Ngọc Biên

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU 1

1 Tính cấp thiết 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

4.3 Mô tả quá trình nghiên cứu 4

5 Ý nghĩa đề tài 5

6 Tổng quan nghiên cứu 7

7 Kết cấu nghiên cứu 8

CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

1.1 Đặc điểm địa bàn 9

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 9

1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 10

1.1.3 Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm 10

1.2 Phương pháp nghiên cứu 12

1.2.1 Phương pháp chọn điểm và mẫu điều tra: 12

1.2.2 Phương pháp thu thập thông tin: 12

1.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin: 13

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM CHĂN NUÔI TRONG NÔNG NGHIỆP 15

Trang 3

2.1 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng 15

2.1.1 Định nghĩa hành vi người tiêu dùng 15

2.1.2 Mô hình hành vi của người tiêu dùng 15

2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng 15

2.2 Lý thuyết về bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm chăn nuôi lợn trong nông nghiệp 20

2.2.1 Khái niệm về bảo hiểm: 20

2.2.2 Nguyên tắc cơ bản của Bảo hiểm 20

2.2.3 Khái niệm về bảo hiểm chăn nuôi 21

2.2.4 Nguyên tắc của bảo hiểm chăn nuôi 21

2.2.5 Phạm vi bảo hiểm 22

2.2.6 Thời hạn bảo hiểm 22

2.2.7 Mức miễn thường 22

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

3.1 Thông tin mẫu 25

3.1.1 Trình độ học vấn 25

3.1.2 Mức độ sẵn sàng chi trả (WTP) 25

3.1.3 Quy mô các hộ 25

3.1.4 Diện hộ 25

3.2 Hành vi tiêu dùng 25

3.2.1 Nhận thức nhu cầu 25

3.2.2 Mục đích sử dụng sản phẩm 32

3.2.3 Tìm kiếm thông tin 32

3.2.4 Nơi mua sản phẩm 33

3.2.5 Phản ứng của khách hàng sau khi mua sản phẩm 33

CHƯƠNG IV : GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH THAM GIA BẢO HIỂM CHĂN NUÔI TRONG NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI 34

4.1 Hạn chế: 34

Trang 4

4.1.1 Về trình độ hiểu biết với sản phẩm bảo hiểm chăn nuôi 34

4.1.2 Về qui mô hộ chăn nuôi 34

4.1.3 Về chính sách từ phía nhà nước cũng như công ty bảo hiểm Bảo Việt 35

4.2 Giải pháp 35

4.2.1 Đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền 35

4.2.2 Đối với công ty bảo hiểm: 37

4.2.3 Đối với người nông dân tham gia bảo hiểm: 38

4.2.4 Các giải pháp khác 38

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40

1 Kết luận 40

2 Kiến nghị 40

2.1 Đối với các cơ quan quản lý 40

2.2 Đối với các công ty bảo hiểm 40

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

PHỤ LỤC 43

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 : Tổng hợp số vật nuôi được tiêm phòng theo các bệnh dịch trong năm 2006, 2007,

2008 11

Bảng 2.7.1: Số tiền bảo hiểm chi trả trên một con vật nuôi 23

Bảng 3.1 : Quy mô các hộ tham gia chăn nuôi 25

Bảng3.2 1: Trình độ học vấn và các mức WTP tương ứng 26

Bảng 3.2.2: Diện hộ, quy mô và các mức WTP tương ứng 27

Bảng 3.2.3: Nhận thức kiểm soát dịch bệnh và các mức WTP tương ứng 29

Bảng 3.2.4: Các biến trong mô hình hồi qui 30

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Quá trình thông qua quyết định mua 15

Hình 2.2: Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng 15

Hình 3.1: Kết quả mô hình hồi quy 31

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

chi trả trên một con lợn

BHNN

EVIEWS

Bảo hiểm nông nghiệp

Phần mềm chuyên về kinh tế lượng,

nghiên cứu với dữ liệu chuỗi thời gian, dữ

liệu chéo, dữ liệu mảng

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU

Tính cấp thiết

Xét trên bình diện thế giới, nhất là với các nước châu Á, chăn nuôi luôn là mộtngành kinh tế nông nghiệp quan trọng Hiện nay trên toàn thế giới có hơn 600 triệungười nghèo đói, sống với mức trong khoảng dưới 1 đô la Mỹ/ ngày1 Trên một mức

độ nào đó họ dựa vào chăn nuôi gia đình làm kế sinh nhai, một nửa số này hiện đangsống tại châu Á Bên cạnh những người chăn nuôi, hàng triệu công việc liên quan xuấthiện song song với chuỗi giá trị của nó, trong các dịch vụ và cung cấp các vật tư vàtrong cả chuỗi mắt xích tiêu thụ, chế biến và bán lẻ

Và ở Việt Nam cũng như vậy, chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của ViệtNam, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân Đây cũng là ngành kinh tếgiúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho ngườilao động Tuy nhiên do đặc trưng của ngành nghê nên chăn nuôi luôn phải đối mặt vớitình hình dịch bênh, điển hình là dịch bệnh cúm gia cầm và dịch tai xanh ở lợn Nămnào cũng có dịch bệnh xẩy ra gây thiệt hại nặng nề trong sản xuất cũng như ảnh hưởnglớn đến thị trường tiêu dùng, hiện nay chưa có một con số nào thống kê được tổng sốngân sách mà nhà nước phải bỏ ra để hỗ trợ dịch bệnh, nhưng hậu quả của nó thì đượcthể hiện rất rõ Cùng với sự phát triển về quy mô, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôixẩy ra càng nhiều, lây lan nhanh, khó kiểm soát, mức độ thiệt hại mà dịch bệnh gây racho ngành chăn nuôi ngày càng lớn

Rủi ro dịch bệnh là loại rủi ro đáng quan ngại nhất đối với người chăn nuôi vì nếuvật nuôi mà mắc dịch bênh và chết thì chi phí sản xuất không thu hồi được do số congiống bị chết hoặc người sản xuất phải đối mặt với giá thành bấp bênh trên thị trường

vì người tiêu dùng sợ mua các sản phẩm liên quan đến vật nuôi trong thời gian dịchbệnh bùng nổ… Do vậy các chương trình bảo hiểm vật nuôi là những công cụ chuyểngiao rủi ro hết sức hiệu quả đối với người chăn nuôi, cũng như giảm nhẹ gánh nặng hỗtrợ cho ngân sách nhà nước trong trường hợp bệnh dịch

1 Theo website Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%C3%A8o

Trang 8

Theo như chúng ta đã biết thì bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểuthiệt hại cho người chăn nuôi khi đến kì dịch bệnh Theo quyết định của Thủ tướngChính phủ, bảo hiểm nông nghiệp chính thức được áp dụng từ 1/7/2011 Nhà nước hỗtrợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo và hỗ trợ 80% phí bảo hiểmcho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp Mức hỗtrợ với hộ cận nghèo sau đó đã được nâng lên tỷ lệ 90% Ngoài ra, Nhà nước còn hỗtrợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc hai diện trên và hỗ trợ20% phí bảo hiểm cho tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nôngnghiệp.

Thế nhưng, gần 3 năm sau khi thực hiện thí điểm, thị trường bảo hiểm nôngnghiệp vẫn còn bị bỏ ngõ Có rất nhiều khó khăn, rất nhiều ý kiến trái chiều từ cácphía, nhưng vẫn chưa có một giải pháp hiệu quả để phát triển thị trường tiềm năng này.Theo kết quả của thí điểm bảo hiểm nông nghiệp sau 3 năm triển khai thực hiện theoQuyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về số lượng hộ nông dân/tổ chứctham gia bảo hiểm: Trong 3 năm triển khai chỉ có 304.017 hộ nông dân/tổ chức thamgia bảo hiểm nông nghiệp trong đó có 60.133 hộ nông dân tham gia bảo hiểm vậtnuôi2 Không tham gia bảo hiểm, người nông dân chịu nhiều thiệt thòi trong sản xuấtnông nghiệp khi rủi ro xẩy ra, Nhà nước vẫn phải trích ngân sách hỗ trợ cho nông dân

và doanh nghiệp thì bỏ sót một thị trường tiềm năng

Tỉnh Bắc Ninh cũng là một ví dụ cho thực trạng này Bắc Ninh là một trong 20tỉnh thành trên cả nước được áp dụng thí điểm bảo hiểm nông nghiệp Huyện ThuậnThành là huyện đóng góp phần lớn trong sản lượng chăn nuôi cho tỉnh Bắc Ninh vàcũng là một trong những huyện được áp dụng thí điểm bảo hiểm nông nghiệp Tạihuyện Thuận Thành, chăn nuôi lợn là ngành chăn nuôi chiếm phần trăm chủ đạodoanh thu từ chăn nuôi cho cả huyện lẫn tỉnh Bắc Ninh

Từ những nhận định trên đây nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện đề tài khoa

học: “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm bảo hiểm chăn nuôi lợn của

người dân huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh” để góp phần đề xuất các giải pháp

2 Theo website Chăn nuôi Hà Nội: diem-bao-hiem-nong-nghiep-theo-quyet-dinh-135-cua-thu-tuong-chinh-phu.html

Trang 9

http://channuoihanoi.com.vn/chi-tiet/454/tong-ket-ba-nam-thuc-hien-thi-cho các cơ quan hoạch định chính sách và các DNBH để có chiến lược tốt nhất để thúcđẩy việc triển khai sản phẩm Bảo hiểm.

Mục tiêu nghiên cứu

Như đã nói ở trên, sau gần ba năm triển khai thí điểm bảo hiểm chăn nuôi, cáccông ty bảo hiểm đã dừng thí điểm và không còn triển khai cho đến tận năm 2015.Trong khi đó, người chăn nuôi vẫn phải chịu thiệt thòi do không được sử dụng bảohiểm chăn nuôi trong nông nghiệp khi rủi ro xảy ra

Bởi vậy, đề tài nghiên cứu khoa học này có các mục đích nghiên cứu như sau:

- Khái quát hóa những vấn để lý luận cơ bản về bảo hiểm chăn nuôi trongnông nghiệp

- Thông qua khảo sát hành vi mua của người chăn nuôi, kể cả mua vàkhông mua bảo hiểm chăn nuôi, kết hợp với thu thập ý kiến một số cán bộ cóvai trò liên quan đến bảo hiểm chăn nuôi như thú y, cán bộ bảo hiểm… để cóthể đưa ra các vấn đề mà các bên triển khai gặp phải khiến cho bảo hiểm chănnuôi hiện tại chưa hoạt động hiệu quả

- Từ những phân tích trên nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp hợp

lý để đưa được bảo hiểm chăn nuôi đến tay người nông dân một cách hiệu quảhơn

Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu của nhóm xung quanh hai câu hỏi lớn:

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm bảo hiểm chănnuôi của người nông dân ở huyện Thuận Thành ?

- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến hành vi mua sản phẩm bảohiểm chăn nuôi của người dân huyện Thuận Thành như thế nào ?

Dựa vào hai câu hỏi trên, nhóm đã xây dựng bảng biểu điều tra, tiến hành khảo sátthực tế trên 73 hộ ở huyện Thuận Thành và rút ra được những đề xuất nhằm cải thiệntình hình trên trong bài nghiên cứu dưới đây

Trang 10

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hành vi tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm củangười dân huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, những người đã từng và chưa từng sửdụng sản phẩm bảo hiểm chăn nuôi

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài là hành vi tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm chăn

nuôi trong nông nghiệp của người dân huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Trong đónhóm nghiên cứu sẽ thu hẹp nội dung nghiên cứu và chỉ nghiên cứu về bảo hiểm chănnuôi cho lợn tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

1.1 Mô tả quá trình nghiên cứu

Nhóm tiến hành nghiên cứu và thu thập dữ liệu tại địa bàn huyện Thuận Thành,tỉnh Bắc Ninh từ ngày 31/1/2016 đến ngày 6/2/2015 Sở dĩ nhóm chọn địa bàn tỉnhBắc Ninh ngoài việc đây là tỉnh có thí điểm bảo hiểm chăn nuôi mà còn do một thànhviên trong nhóm sống ở Bắc Ninh do đó nhóm có thể chủ động về chỗ ở và phươngtiện đi lại, thuận tiện cho việc nghiên cứu Trước khi đi, nhóm đã tiến hành lập bảngcâu hỏi cũng như bảng ghi dữ liệu chi tiết cho những cuộc phỏng vấn

Sáng ngày 31/6/2015, sau khi di chuyển sớm đến Bắc Ninh, nhóm nghiên cứu đãchủ động tìm gặp phó chủ tịch huyện Thuận Thành để xin một vài số liệu về tình hìnhbảo hiểm chăn nuôi ở huyện cũng như được giới thiệu gặp anh phó phòng nông nghiệphuyện Sau đó, nhóm đến phòng nông nghiệp huyện và được anh gọi điện giới thiệucho thú y và cán bộ xã ở 4 xã Đại Đồng Thành, Hoài Thượng, Nguyệt Đức và NinhXá

Những ngày tiếp theo, nhóm lần lượt đến cả 4 xã trong đó thời gian ở xã NguyệtĐức là lâu nhất do ở xã này có nhiều hộ chăn nuôi với số lượng tương đối và có sửdụng bảo hiểm nông nghiệp

Quy trình lấy dữ liệu ở 4 xã là như sau: Đầu tiên nhóm đến ủy ban nhân dân xãtheo sự giới thiệu từ trên để gặp cán bộ thú ý; sau đó cả nhóm sẽ di chuyển về nhà cán

Trang 11

bộ thú y để lấy danh sách hộ và số điện thoại cũng như hỏi về tình hình tiêm phòng,dịch bệnh của xã; cuối cùng nhóm dựa theo danh sách và di chuyển đến các hộ để lấy

dữ liệu Các cán bộ thú y xã đều rất nhiệt tình và thoải mái khi tiếp nhóm, do thú y làngười trực tiếp làm việc với các hộ dân khi thí điểm bảo hiểm chăn nuôi nên họ cònlưu danh sách cũng như số điện thoại của các hộ theo các thôn do đó nhóm cũng khá

dễ dàng tiếp cận được nguồn dữ liệu Tại các hộ dân, phần lớn làm nông, nên họ cũngrất nhiệt tình trả lời khi được hỏi về vấn đề thực hiện bảo hiểm chăn nuôi, nhờ tiếp xúcvới các hộ mà nhóm biết thêm được một vài hộ khác cũng sử dụng bảo hiểm nôngnghiệp mà thú y chưa lưu trữ đủ Trong quá trình thu thập, nhóm nghiên cứu còn thuthập được một vài ý kiến cá nhân của một vài hộ rất đáng để quan tâm và sẽ được đưavào bài nghiên cứu

Sau ngày 6/2, nhóm đã thu thập được 73 mẫu dữ liệu đủ phục vụ cho phân tích định lượng và nhóm quay trở lại Hà Nội vào ngày 7/2/2015

Ý nghĩa đề tài

Nghiên cứu về hành vi mua bảo hiểm chăn nuôi tại huyện Thuận Thành, tỉnh BắcNinh đóng góp phần nào vào việc nghiên cứu tình huống thực tiễn trong việc giảngdạy cũng như thực tiễn tình hình thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Namhiện nay

Bài nghiên cứu về thực trạng bảo hiểm nông nghiệp tại huyện Thuận Thành, tỉnhBắc Ninh thông qua hành vi mua của nông dân là việc áp dụng những kiến thức của bộmôn marketing trong chương trình học Đối với bộ môn marketing, bài nghiên cứuxem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng, đặc biệt vớiđối tượng đặc thù là người nông dân tại các làng quê Việt Nam mà trong đó yếu tố vềvăn hóa, sự hiểu biết, tình trạng kinh tế và đồng thời các chiến lược của các công tybảo hiểm và các chính sách của chính phủ đối với bảo hiểm nông nghiệp ảnh hưởngtrực tiếp đến người nông dân Thông qua đó, các kiến thức marketing được vận dụngvào thực tiễn thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam_một thị ttrường đầy tiềmnăng trong tương lai nhưng cũng vô cùng khó khăn với đặc điểm nền nông nghiệpnhiều khác biệt so với nước ngoài Do vậy đề tài nghiên cứu về hành vi mua bảo hiểm

Trang 12

chăn nuôi tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã góp phần vào việc nghiên cứuthực tiễn trong việc giảng dạy với bộ môn marketing.

Bài nghiên cứu đồng thời nêu ra được thực trạng cũng như đánh giá về việc thíđiểm bảo hiểm chăn nuôi trong nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam cũng như nguyênnhân của việc bảo hiểm nông nghiệp chưa đạt được những kết quả như mong muốn.Kết quả của bài nghiên cứu mang lại ý nghĩa to lớn vì những nông nghiệp Việt Namcòn lạc hậu, nhỏ lẻ Việc quy mô hóa sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vàonông nghiệp còn rất hạn chế Nông nghiệp phát triển chủ yếu theo chiều rộng, quantâm số lượng hơn chất lượng Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung chủ yếuvào bảo hiểm vật nuôi, và một trong những thực trạng của ngành chăn nuôi ở vùngnông thôn chính là quy mô nhỏ lẻ, chuồng trại, trang thiết bị còn lạc hậu dẫn đến năngsuất cũng như thu nhập từ chăn nuôi vẫn thấp và thiếu ổn định

Nông nghiệp còn là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố tự nhiên gây ra.

Yếu tố biến đổi khí hậu tác động lớn đối với ngành nông nghiệp nói chung, gây ranhững dịch bệnh lớn Con số thiệt hại hàng năm của ngành nông nghiệp là rất lớn, đặcbiệt đối với ngành chăn nuôi, các dịch lớn như lở mồm long móng, tai xanh, cúm giacầm… khiến nhà nông gần như mất trắng Tuy nhiên, sau 3 năm thí điểm, 2011, 2012

và 2013, bảo hiểm nông nghiệp, sau khi không đạt được kết quả và chưa thể hiện đượcvai trò của mình, đã ngừng hoạt động.3 Vì thế, việc tìm ra nguyên nhân của sự thất bạinày giúp đánh giá những yếu kém của bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam, qua đó tìm

ra những giải pháp và hướng đi mới để phát triển bảo hiểm nông nghiệp, giúp nôngdân giảm thiểu những thiệt hại trong nông nghiệp, đồng thời giúp các công ty bảohiểm khai thác hiệu quả thị trường đầy tiềm năng này

Đặc biệt, đối với bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung phân tích nguyên nhân

và thực trạng bảo hiểm nông nghiệp thông qua nghiên cứu về hành vi tiêu dùng củangười nông dân Chúng tôi nhận thấy rằng, khi xem xét hành vi người tiêu dùng –những người trực tiếp hưởng quyền lợi từ bảo hiểm, những nguyên nhân sẽ được phảnảnh và làm sang tỏ Đồng thời, vì những hạn chế về thời gian, tài chính, chúng tôi chỉthu hẹp đối tượng nghiên cứu là hành vi mua bảo hiểm vật nuôi với vật nuôi là lợn

3 Theo Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội: hien-thi-diem-bao-hiem-nong-nghiep-theo-quyet-dinh-135-cua-thu-tuong-chinh-phu.html

Trang 13

http://channuoihanoi.com.vn/chi-tiet/454/tong-ket-ba-nam-thuc-Tuy nhiên, những nguyên nhân và thực trạng mà chúng tôi phân tích vẫn có giá trị đốivới bảo hiểm trồng trọt hay thủy hản sản nói chung.

Tổng quan nghiên cứu

Đôi điều về thực trạng bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay Với đặc thù làmột nước nông nghiệp có gần 80% dân số sống và làm việc tại khu vực nông nghiệp –nông thôn, đồng thời hàng năm phải gánh chịu rất nhiều thiên tai, dịch bệnh song bảohiểm nông nghiệp tại Việt Nam còn khá nhỏ bé và yếu ớt, chưa đáp ứng được yêu cầucủa thị trường Đặc biệt, trong những vụ tổn thất lớn vừa qua như dịch cúm gia cầmtrên phạm vi toàn quốc hay sự kiện tôm chết hàng loạt ở Đồng bằng Sông Cửu Long,ngành bảo hiểm hầu như còn đứng ngoài cuộc Đây là vấn đề nhức nhối không chỉ vớingười nông dân, với bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn là nỗi bức xúc củatoàn xã hội, đòi hỏi phải có biện pháp xử lí hữu hiệu

Ông Hoàng Văn Điều – người phụ trách trực tiếp của bảo hiểm nông nghiệp chobiết bảo hiểm nông nghiệp được Bảo Việt đi tiên phong triển khai năm 1982 với đốitượng ban đầu là cây lúa Tuy nhiên bảo hiểm cây lúa chỉ thực sự khởi sắc trongkhoảng thời gian 5 năm từ 1994 đến 1998 – Bảo Việt đã triển khai được trên 16 tỉnhvới diện tích lúa được bảo hiểm là 200,000 hecta Sau một thời gian thí điểm cho thấybảo hiểm cây lúa gặp phải nhiều khó khăn bất cập đó là: bảo hiểm được tiến hành trêndiện rộng nên công tác quản lí rủi ro gặp nhiều khó khăn, người dân chưa có thóiquen mua bảo hiểmvà ý thức đóng phí bảohiểm, mặt khác nếu tổn thất xảy ra thườngrất lớn, dẫn tới hậu quả nghiêm trọng Vì thế Bảo Việt đã tạm ngừng kinh doanh loạibảo hiểm này

Cũng có rất nhiều nghiên cứu trên cả nước đã đề cập đến vấn đề thực trạng bảohiểm nông nghiệp Điển hình là đề tài “Thực trạng triển khai thí điểm bảo hiểm nôngnghiệp ở Việt Nam (2011-2013)” do sinh viên Lê Tiến Đạt trường Đại học Kinh tếquốc dân từng nghiên cứu Trong bài luận án của mình, các vấn đề mang tầm vĩ mônhư khái quát về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và thực trạng triển khai bảo hiểmqua từng giaiđoạn 2011-2013 đã được làm rõ với những yếu tố về cơ chế, chínhsáchhay việc triển khai, phối từ các ngành cơ quan địa phương đến nhân dân đều được nêu

ra rất chi tiết Bên cạnh đó, những hạn chế nguyên nhân về vấn đề triển khai bảo hiểm

Trang 14

nông nghiệp từ cả ba phía người dân, doanh nghiệp bảo hiểm cũng như từ phía nhànước đã được đề cập đến.

Không những vậy, một đề tài nữa về bảo hiểm nông nghiệp cũng rất được quantâm là “Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển” củanhóm sinh viên Phạm Thanh Hà trường đại học Ngoại thương Cũngnhư ở luận án củasinh viên LêTiếnĐạt, đề tài này chỉ tập trung khai thác về thực trạng thí điểm của bảohiểm nông nghiệp trên toàn Việt Nam và đưa ra những giải pháp chung

Nhận thấy được sự cấp thiết của đề tài cũng như sự thiếu sót của các bài nghiêncứu khác về thực trạng bảo hiểm nông nghiệp và đặc biệt là bảo hiểm chăn nuôi, đề tàicủa nhóm chúng tôi lần này tập trung khai thác khía cạnh hành vi mua bảo hiểm nôngnghiệp của một huyện cụ thể - huyệnThuậnThành, tỉnh Bắc Ninh để làm sáng tỏ nhữngyếu tố cụ thể nào đã ảnh hưởng đến việc mua bảo hiểm chăn nuôi lợn của nông dânhuyện Thuận Thành Kết hợp với những phương pháp thống kê số liệu, từ những dữliệu thu thập được, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra được những giải pháp cụ thể nhất chokhông chỉ huyện Thuận Thành mà còn co thể áp dụng trên cả nước để đóng góp chobảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam có thể được triển khai lần nữa trên toàn quốc Đâyvừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với nhóm nghiên cứu trong việc thực hiện đề tài

Kết cấu nghiên cứu

Kết cấu của đề tài bao gồm phần mở đầu, 04 chương nội dung, kết luận và kiến nghị:

PHẦN MỞ ĐẦU: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

CHƯƠNG I Phương pháp nghiên cứu.

CHƯƠNG II Khái quát chung về sản phẩm Bảo hiểm chăn nuôi trong nông

nghiệp và lý thuyết về hành vi người tiêu dùng

CHƯƠNG III Kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG IV Giải pháp nhằm cải thiện tình trạng tham gia bảo hiểm chăn nuôi KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Đóng góp, hạn chế của đề tài và đề xuất các

nghiên cứu tiếp theo

Trang 15

CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP

b Khí hậu

Huyện Thuận Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá

rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực Trong khoảng 12 năm trở lại đây, nhiệt độtrung bình năm là 24,0oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4oC (tháng 7),nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,4oC (tháng 1) Sự chênh lệch nhiệt độ giữa thángcao nhất và tháng thấp nhất là 12,0oC

Độ ẩm tương đối trung bình của huyện Thuận Thành khoảng 81%, độ chênh lệch

về độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.5

Do vậy có thể rõ ràng nhận thấy huyện Thuận Thành có vị trí tương đối thuận lợi

để giao lưu với các trung tâm kinh tế kĩ thuật của tỉnh Bắc Ninh cũng như các tỉnhkhác Điều kiện khí hậu thời tiết địa hình cho phép phát triển ngành chăn nuôi với qui

mô lớn

4 Theo bách khoa toàn thư tự do Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh

5 Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh: http://www.bacninh.gov.vn/Trang/gioithieutinh.aspx?gt=

%C4%90%E1%BB%8Ba%20l%C3%BD%20t%E1%BB%B1%20nhi%C3%AAn%20-%20T%C3%A0i

%20nguy%C3%AAn%20v%C3%A0%20m%C3%B4i%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng

Trang 16

1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Tổng giá trị sản xuất năm 2012 của huyện ước đạt 1.200,86 tỷ đồng, tăng 11,8%

so năm 2011; giá trị công nghiệp, xây dựng là hơn 510 tỷ đồng Năm 2013, huyện tậptrung phấn đấu đạt giá trị tăng thêm đạt 1.350 tỷ đồng; sản lượng lương thực có hạt đạt72.000 tấn, tạo việc làm cho 3.000 lao động Sáu tháng đầu năm 2012, thu ngân sáchtoàn huyện Thuận Thành ước đạt 51,483 tỷ đồng

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng sản phẩm xã hội trong huyện tăng so với cùng

kỳ năm 2012, trong đó: Giá trị nông nghiệp đạt 200,745 tỷ, sản xuất công nghiệp – tiểuthủ công nghiệp ước đạt 338,5 tỷ, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 18,9% so với cùng

kỳ năm trước; sản xuất nông nghiệp giữ ổn định Thu ngân sách nhà nước đạt 70,805

tỷ đồng, tăng 21,204 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, đạt 53% so với dự toán.Năm 2008, chợ trung tâm huyện Thuận Thành được công ty cổ phần đầu tư xâydựng Bình Hưng tiến hành khởi công trên diện tích 1,4 ha với 200 ki ốt cùng một hệthống chiếu sáng, điện nước, hệ thống camera an ninh.6

1.1.2 Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm

Trong những năm gần đây, tuy công tác phòng bệnh rất được chú trọng và quantâm xong vẫn có một số bệnh thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại kinh tế đáng nể chocác hộ Qua điều tra tình hình dịch bệnh ở các hộ trên huyện, ta thấy rõ:

- Đàn lợn, trâu, bò hay mắc như : lợn con bị phân trắng, lợn sưng mặt phù đầu,bệnh nội khoa ở gia súc, bệnh kí sinh trùng

- Đàn gia cầm hay mắc bệnh như: thương hàn, gà bị cầu trung, tụ huyết trùng

Bên cạnh đó, việc tiêm phòng thú y còn chưa được chú trọng, điển hình ở xã Ninh

số con Số Tỷ lệ (%) Tổng số con Số Tỷ lệ (%) Tổng số con Số Tỷ lệ (%)

6 Theo bách khoa toàn thư tự do Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh

Trang 17

được tiêm phòng (con)

(con)

được tiêm phòng (con)

(con)

được tiêm phòng (con)

Nguồn: Tài liệu tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc và các biện pháp phòng trị bệnh ở các

nông hộ xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh từ phòng thú y xã

Qua bảng trên chúng ta thấy, tỉ lệ các con được tiêm phòng còn thấp và chưa có sựchênh lệch giữa các năm Chính vì vậy, dịch bệnh vẫn xảy ra sau khi tiêm phòng, một

số con vẫn bị bệnh và chết Các biện pháp đã triển khai để giải quyết vấn đề :

- Các biện pháp phòng, chống dịch tiếp tục được triển khai quyết liệt, đồng bộnhằm khống chế và bao vây ổ dịch trong diện hẹp

- Công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi: Trong tuần toàn tỉnh tiêm được 19.200liều vắc xin các loại (Dịch tả, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Lở mồm long móng,Tai xanh ) cho đàn lợn; 310.900 liều vắc xin các loại (Niu cát xơn, Cúm gia cầm )cho đàn gia cầm

- Triển khai và tập trung hơn vào kế hoạch tiêm phòng đại trà vụ thu đông chođàn gia súc, gia cầm

- Vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường tại địa phương có dịch, những ổ dịch

cũ, nơi có nguy cơ lây nhiễm cao

- Tăng cường kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú ytrên địa bàn tỉnh

1.2 Phương pháp nghiên cứu

1.1.3 Phương pháp chọn điểm và mẫu điều tra:

a, Phương pháp chọn điểm:

Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là một huyện đang dần chuyển mình từ nôngnghiệp sang công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh Mặc dù vậy, do đặc thù lâu đời cộng với địa

Trang 18

thế thuận lợi, huyện vẫn có một số lượng lớn hộ chăn nuôi bao gồm cả lớn, vừa, vànhỏ

Huyện Thuận Thành còn được thí điểm bảo hiểm chăn nuôi từ năm 2011-2013 vớiloài vật được thí điểm là lợn với số lượng hộ nuôi áp dụng rất lớn

Do những điều kiện trên, nhóm nghiên cứu quyết định chọn huyện Thuận Thành

là điểm nghiên cứu cho đề tài

b, Phương pháp chọn mẫu:

Thuận Thành là một huyện bao gồm 1 thị trấn (Hồ) và 17 xã, do điều kiện thờigian nên nhóm nghiên cứu đã chọn ra 73 hộ nuôi lợn trên địa bàn 4 xã Đại ĐồngThành, Ninh Xá, Nguyệt Đức và Hoài Thượng

Nhóm nghiên cứu đã tiếp cận và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ cán bộ và thú

y xã, từ đó nhóm nghiên cứu có thể nắm được những hiểu biết chung về tình hình nuôilợn, thú y, dịch bệnh, bảo hiểm cũng như danh sách các hộ chăn nuôi Đặc biệt kinhnghiệm về việc triển khai bảo hiểm từ những người triển khai trực tiếp là thú y địaphương đã giúp cho nhóm có thể thu thập thêm kiến thức và kinh nghiệm để hoànthành bào nghiên cứu này

1.1.4 Phương pháp thu thập thông tin:

a, Thông tin thứ cấp:

Cơ sơ lý luận và thực tiễn của đề tài

Các số liệu về tình hình chăn nuôi lợn

của huyện

Số liệu về thực trạng thí điểm bảo hiểm

chăn nuôi ở huyện

Các nghiên cứu trước đó; sách báo, tạp chí và các website liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Phòng nông nghiệp huyện và thú ý xã

b, Thông tin sơ cấp:

1 Phương pháp điều tra, phỏng vấn theo bảng câu hỏi:

Để thu thập thông tin sơ cấp, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra

và câu hỏi phỏng vấn Phiều điều tra và câu hỏi được xây dựng dựa trên thực tế thuthập dữ liệu phù hợp để đáp ứng mục tiêu của đề tài Bảng hỏi phải làm được nhiệm

Trang 19

vụ thu thập các biến sau: WTP, quy mô, diện hộ, trình độ học vấn và nhận thức vềkiểm soát dịch bệnh Cụ thể như sau:

Phiếu điều tra được chia làm ba phần chính:

Phần thứ nhất là về việc tiếp xúc của người chăn nuôi đối với thông tin về bảohiểm chăn nuôi Phần này dùng để xác định xem người chăn nuôi có được đầy đủ vàchính xác về mặt thông tin hay không

Phần thứ hai là trong quá trình sử dụng bảo hiểm chăn nuôi Phần này nhằm thuthập những thông tin trong quá trình chăn nuôi của hộ cũng như vấn đề gặp phải trongquá trình nếu có đền bù bảo hiểm Ngoài ra, đối với những hộ không sử dụng bảohiểm, phần này dùng để thu thập thông tin về nhu cầu cũng như hình dung của họ đốivới bảo hiểm chăn nuôi

Phần thứ ba là về mức độ hài lòng sau khi sử dụng bảo hiểm chăn nuôi Phần nàydùng để thu thập thông tin về thắc mắc, phàn nàn của người sử dụng đối với bảo hiểmchăn nuôi và nhu cầu tương lai của họ đối với bảo hiểm chăn nuôi

2 Phương pháp tính toán và tổng hợp số liệu:

Kiểm tra phiếu điều tra và nhập số liệu thu thập vào phần mềm excel và EViews

để xử lý Số liệu được phân tích để hiểu được thái độ của người chăn nuôi đối với sảnphẩm bảo hiểm chăn nuôi cũng như nhu cầu tương lai đối với loại hình bảo hiểm này

1.1.5 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin:

a, Phương pháp phân tích định tính:

Sử dụng thông tin về thực tế mua bảo hiểm và nhu cầu mua bảo hiểm giả định kếthợp với những yếu tố liên quan để đánh giá tình hình triển khai cũng như dự đoán vềtương lai của bảo hiểm chăn nuôi

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đưa vào một vài cuộc phỏng vấn nhỏ để lấy những

ý kiến tiêu biểu của người dân nhằm phản ánh một số thực trạng trong chăn nuôi vàmua bảo hiểm vật nuôi

Trang 20

Hơn nữa, các dữ liệu trên còn được sử dụng để thiết lập hàm hồi quy đơn giản đểxác định sự tương quan giữa các biến độc lập và biến giả đối với biến phụ thuộc WTP.

Từ đó xác định được biến nào ảnh hưởng lớn nhất để có thể tìm ra hướng đi cho bảohiểm chăn nuôi

Trang 21

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM CHĂN NUÔI

TRONG NÔNG NGHIỆP

2.1 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

2.1.1 Định nghĩa hành vi người tiêu dùng

Là nghiên cứu cách thức một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức chọn lựa, mua sắm,tiêu dùng và loại bỏ sản phẩm, dịch vụ nào đó để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn

2.1.2 Mô hình hành vi của người tiêu dùng

Để có quyết định mua sắm, người tiêu dùng trải qua một tiến trình gồm năm giaiđoạn: nhận biết vấn đề, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua vàđánh giá sau khi mua

Nhận biết

nhu cầu

(1)

Tìm kiếmthông tin(2)

Đánh giá cácphương án(3)

Quyết địnhmua sắm(4)

Đánh giá saukhi mua(5)

Hình 2.1: Quá trình thông qua quyết định mua

Nguồn: GS TS Trần Minh Hạo, 2013, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, trang 185

1.1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng

Lối sống

Cá tính và nhận thức

Tâm lý

Động cơ Tri giácKiến thứcNiềm tinThái độ

Người tiêu dùng

1

Trang 22

Hình 2.2: Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

Nguồn: GS TS Trần Minh Hạo, 2013, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, trang 146.

a, Văn hoá, nhánh văn hoá, địa vị xã hội.

Văn hoá là một hệ thống những giá trị, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mựchành vi được hình thành, phát triển, thừa kế qua nhiều thế hệ Văn hóa được hấp thụngay trong cuộc sống gia đình, sau đó là trong trường học và trong xã hội

Văn hoá là nguyên nhân cơ bản, đầu tiên dẫn dắt hành vi của con người nói chung

và hành vi tiêu dùng nói riêng Đó chính là văn hoá tiêu dùng Cách ăn mặc, tiêu dùng,

sự cảm nhận giá trị của hàng hóa, sự thể hiện mình thông qua tiêu dùng đều chịu sựchi phối mạnh mẽ của văn hóa Những con người có nền văn hoá khác nhau thì sẽ cóhành vi tiêu dùng khác nhau Ví dụ, người miền Bắc ăn uống, sử dụng xe cộ, nhà cửa,quần áo khác người miền Nam Phong cách tiêu dùng của người châu Âu có sự khácbiệt lớn so với người châu Á Do vậy, để thành công các nhà xuất khẩu Việt Nam phảitìm hiều kỹ văn hóa tiêu dùng của các nước nhập khẩu

Nhánh văn hoá là một bộ phận cấu thành nhỏ hơn của một nền văn hoá.Nhóm tôngiáo là một loại nhánh văn hoá Các nhánh văn hoá khác nhau có các lối sống riêng,hành vi tiêu dùng riêng Người đạo Hồi kiêng không ăn thịt bò, phụ nữ ra đường đềuphải bịt mạng và mặc quần áo kín mít.Như vậy, các nhánh văn hoá khác nhau sẽ tạothành các phân đoạn thị trường khác nhau

Giai tầng xã hội: Trong xã hội nào cũng tồn tại các giai tầng xã hội khác nhau (cácđẳng cấp xã hội) Vậy thế nào là giai tầng xã hội?Giai tầng xã hội là những nhómngười tương đối ổn định trong xã hội được xắp xếp theo thứ bậc, đẳng cấp, được đặctrưng bởi các quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức chung trong mỗi giai tầng.Các doanh nghiệp cần quan tâm đến hành vi tiêu dùng trong các giai tầng, đặc biệt

là đối với các hàng hoá có tính dễ phô trương như quần áo, giày dép, xe cộ, nhà cửa,hoạt động vui chơi, giả trí Hiểu rõ hành vi tiêu dùng của các giai tầng, doanh nghiệp

sẽ có cơ sở để thực hiện phương châm "Bán những thứ mà khách hàng cần"

2

Trang 23

Ở Việt Nam chưa có phân loại chính thức xã hội thành các giai tầng.Tuy nhiên,trong xã hội cũng thừa nhận một số các tầng lớp dân cư khác nhau Những người cùngchung trong một giai tầng thì thường có hành vi tiêu dùng giống nhau Những ngườithuộc tầng lớp thượng lưu không ăn ở các quán ăn bình dân Họ mua sắm các hàng hoátiêu dùng đắt tiền, ở nhà cao cửa rộng, chơi tenít, đi xe ô tô sang trọng Ở Mỹ, người

ta phân loại ra thành 6 giai tầng xã hội khác nhau căn cứ vào nghề nghiệp, thu nhập, tàisản, học vấn

b, Các yếu tố mang tính chất cá nhân: Tuổi tác và giai đoạn trong đời sống gia đình, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, lối sống, cá tính.

Tuổi tác và giai đoạn trong đời sống gia đình: Nhu cầu về các loại hàng hoá, dịch

vụ cũng như khả năng mua của người tiêu dùng gắn liền với tuổi tác và giai đoạn trongđời sống gia đình của họ

Nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hành vi mua của khách hàng Ngoài các hànghoá liên quan trực tiếp đến hoạt động nghề nghiệp, khách hàng với nghề nghiệp khácnhau cũng tiêu dùng khác nhau Do vậy, nhà tiếp thị cần tìm hiểu hành vi tiêu dùngcủa khách hàng với các nghề nghiệp khác nhau như: Công nhân, nông dân, công chức,trí thức, giới nghệ sĩ, nhà quản lý kinh doanh, nhà chính trị

Tình trạng kinh tế là điều kiện tiên quyết để người tiêu dùng có thể mua được hànghoá, dịch vụ Khi ngân sách tiêu dùng càng cao thì tỷ lệ phân bố cho tiêu dùng cáchàng xa xỉ càng tăng lên, tỷ lệ chi tiêu cho các hàng thiết yếu càng giảm xuống Nóichung, vào thời kỳ kinh tế đất nước phồn thịnh, tăng trưởng thì người ta tiêu dùngnhiều hơn và ngược lại

Lối sống phác hoạ một cách rõ nét về chân dung cuả một con người Hành vi tiêudùng của con người thể hiện rõ rệt lối sống của anh ta Tất nhiên, lối sống của mỗi conngười bị chi phối bởi các yếu tố chung như nhánh văn hoá, nghề nghiệp, nhóm xã hội,tình trạng kinh tế và hoàn cảnh gia đình Nhưng lối sống của mỗi người mang sắc tháiriêng.Mặc dù lối sống là một đặc trưng không được lượng hoá, nhưng các nhà tiếp thịdùng nó để định vị sản phẩm.Đó là "Định vị sản phẩm thông qua các hình ảnh vềkhách hàng" Các loại hàng hoá được định vị theo lối sống là mỹ phẩm, đồ uống, thời

3

Trang 24

trang, xe hơi, xe máy, du lịch Các nhà quản lý cần tìm ra mối liên hệ giữa lối sống vàhành vi tiêu dùng các loại hàng hoá để làm cơ sở cho các chiến lược Marketing mix.

Họ cũng có thể dẫn dắt nhu cầu tiêu dùng của xã hội bằng các sáng tạo ra các sảnphẩm khác nhau có tính hợp lý nhằm vào các lối sống khác nhau

Cá tính là những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi người dẫn đến các hành vi ứng xửmang tính ổn định và nhất quán đối với môi trường xung quanh Có thể nêu ra một sốcác cá tính thường gặp như: tính cẩn thận; tính tự tin; tính bảo thủ; tính hiếu thắng;tính năng động Cá tính sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng Nhữngngười cẩn thận, những người bảo thủ thường không đi tiên phong trong việc sử dụngsản phẩm mới Ngược lại, là những người năng động, sáng tạo sẵn sàng chịu mạo hiểmkhi mua sản phẩm mới Cá tính cũng là một căn cứ để cho doanh nghiệp định vị sảnphẩm Nghiên cứu cá tính khách hàng cũng có ích cho đội ngũ tiếp thị

c, Các yếu tố mang tính chất xã hội : Nhóm tham khảo, gia đình, vai trò và địa vị.

 Nhóm tham khảo là nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thái

độ, hành vi của con người

 Nhóm tham khảo đầu tiên (có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ) bao gồm:gia đình, bạn thân, láng giềng thân thiện, đồng nghiệp

 Nhóm tham khảo thứ hai gồm các tổ chức hiệp hội như: Tổ chức tôngiáo, Hiệp hội ngành nghề, Công đoàn, Đoàn thể, Các câu lạc bộ

thành viên (các ngôi sao )

 Nhóm tẩy chay là nhóm mà cá nhân không chấp nhận hành vi của nó Dovậy, các cá nhân không tiêu dùng như các thành viên của nhóm mà họ tẩychay

Những hàng hoá xa xỉ tiêu dùng nơi công cộng thì cá nhân chịu ảnh hưởng mạnhbởi nhóm.Hàng hoá thiết yếu dùng riêng tư thì mức độ ảnh hưởng của nhóm thấp.Giađình có ảnh hưởng mạnh đến hành vi mua của cá nhân, đặc biệt trong điều kiện

Việt Nam khi nhiều thế hệ sống chung nhau trong một gia đình Tuỳ từng loại hànghoá mà mức độ ảnh hưởng cuả vợ và chồng khác nhau Mua xe máy thường do chồng

4

Trang 25

quyết định Mua các đồ dùng bếp núc do vợ quyết định Có khi cả hai đều tham giaquyết định.Các nhà quảng cáo mỗi loại sản phẩm cần phải biết nhằm vào ai để thuyếtphục.

Với vai trò và địa vị xã hội thì người tiêu dùng thường mua sắm những hàng hoá,dịch vụ phản ánh vai trò địa vị của họ trong xã hội Quảng cáo: "Xe hàng đầu chonhững người đứng đầu!" nhằm vào những người tiêu dùng có địa vị cao trong xã hội

d, Các yếu tố mang tính chất tâm lý : Động cơ, Tri giác, Lĩnh hội, Niềm tin và thái độ.

Động cơ là động lực mạnh mẽ thôi thúc con người hành động để thoả mãn một nhucầu vật chất hay tinh thần, hay cả hai Khi nhu cầu trở nên cấp thiết thì nó thúc dục conngười hành động để đáp ứng nhu cầu Như vậy, cơ sở hình thành động cơ là các nhucầu ở mức cao

Nhu cầu của con người rất đa dạng Có nhu cầu chủ động, có nhu cầu bị động.Doanh nghiệp cần phải nắm bắt đúng nhu cầu của khách hàng để thúc đẩy nhu cầu đóthành động cơ mua hàng

Tri giác hay nhận thức là một quá trình thông qua đó con người tuyển chọn, tổchức và giải thích các thông tin nhận được để tạo ra một bức tranh về thế giới xungquanh Con người có thể nhận thức khác nhau về cùng một tình huống do sự tri giác cóchọn lọc, bóp méo và ghi nhớ thông tin tiếp nhận được có chọn lọc Do vậy có thể haingười có cùng một động cơ nhưng hành động khác nhau trong cùng một tình huống.Các đặc tính trên của tri giác đòi hỏi các nhà tiếp thị phải nỗ lực lớn để mang thôngtin quảng cáo đến cho khách hàng tiếp nhận.Lĩnh hội hay hiểu biết là những biến đổinhất định diễn ra trong hành vi của con người dưới ảnh hưởng của kinh nghiệm được

họ tích luỹ Con người có được kinh nghiệm, hiểu biết là do sự từng trải và khả nănghọc hỏi Người lớn từng trải có kinh nghiệm hơn, mua bán thạo hơn Người từng trải

về lĩnh vực nào thì có kinh nghiệm mua bán trong lĩnh vực đó

Niềm tin và thái độ: Qua thực tiễn và sự hiểu biết con người ta có được niềm tin vàthái độ, điều này lại ảnh hưởng đến hành vi mua của họ Doanh nghiệp phải chiếm

5

Trang 26

được lòng tin của khách hàng về các nhãn hàng của mình Muốn có chỗ đứng vữngchắc trên thị trường nội địa và vươn ra thị trường thế giới, hàng Việt Nam phải chiếmđược niềm tin của khách hàng trong nước và thế giới.

Đặc biệt là đối với bảo hiểm nông nghiệp, một loại hình còn khá mới mẻ hiện nay

ở thị trường Việt Nam thì việc xác định được hành vi mua lại càng trở nên vô cùngkhó khăn Hơn vậy, đối tượng người mua bảo hiểm trong bài nghiên cứu này lại lànhững người nông dân ít có cơ hội được tiếp xúc và hiểu biết một cách chặt chẽ về bảohiểm nông nghiệp, vì vậy đối với việc mua bảo hiểm, họ còn rất dè dặt Do đó, đâythực sự là một bài toán khó với những người làm Marketing của các công ty bảo hiểm

2.2 Lý thuyết về bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm chăn nuôi lợn trong nông nghiệp

2.2.1 Khái niệm về bảo hiểm:

Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường cho ngườitham gia bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộp một khoản phí cho chính anh tahoặc người thứ ba, điều này có nghĩa là người tham bảo hiểm chuyển giao một phầnhoặc toàn bộ rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp khoản phí để hình thành quỹ dựtrữ (quỹ Bảo hiểm) Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểmlấy quỹ dự trữ (bảo hiểm) trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểmcho người tham gia bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm là những rủi ro mà người tham giađăng ký với người bảo hiểm

2.2.2 Nguyên tắc cơ bản của Bảo hiểm

Góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia từ đó khôi phục và phát triển sảnxuất đời sống, đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế và xã hội của đất nướcPhân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa những người tham gia nhằm đáp ứngnhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất đối với ngườitham gia bảo hiểm

Phân phối trong bảo hiểm là không đều, không bằng nhau, nghĩa là không phải aitham gia cũng được phân phối cho số ít người tham gia bảo hiểm không may gặp rủi

ro bất ngờ gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống trên cơ sở mức thiệt hại thực tế và

6

Trang 27

điều kiện bảo hiểm Điều đó cũng có nghĩa, phân phối trong bảo hiểm không mangtính bồi hoàn, tức là dù có tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm nhưng không tổn thấtthì không phân phối

Hoạt động bảo hiểm còn liên kết gắn bó các thành viên trong xã hội cùng vì lợi íchchung của cộng đồng, vì sự ổn đỉnh, sự phồn vinh của đất nước Bảo hiểm với nguyêntắc “ Số đông bù số ít” cũng thể hiện tính tương trợ, tính xã hội và nhân văn sâu sắccủa xã hội trước rủi ro của mỗi thành viên

2.2.3 Khái niệm về bảo hiểm chăn nuôi

Bảo hiểm chăn nuôi là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăn nuôi,

do chủ hộ chăn nuôi hoặc trang trại đóng góp Được nhà nước bao cấp một phần, mứcđóng góp phụ thuộc vào tình trạng và số lượng con vật được bảo hiểm, nhằm trợ giúpngười dân khi vật nuôi không may gặp rủi ro Bảo hiểm chăn nuôi vừa mang tính cộngđồng xã hội, vừa là một hình thức kinh doanh vì lợi nhuận

2.2.4 Nguyên tắc của bảo hiểm chăn nuôi

Phải đảm bảo điều kiện bảo hiểm là vật nuôi phải được nuôi theo tiêu chuẩn kỹthuật, quy trình chăn nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônvà/hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương

Vật nuôi khỏe mạnh, đã được tiêm phòng và không chăn nuôi ở trong khu vựcđang có dịch bệnh Số lượng vật nuôi tham gia bảo hiểm phải đạt được những điềukiện sau:

a) Trường hợp chăn nuôi cá lẻ:

Phải bảo hiểm toàn bộ số vật nuôi của hộ và lợn thịt phải tối thiểu 30% số lượngvật nuôi trong xã

b) Trường hợp chăn nuôi quy mô trang trại:

Phải bảo hiểm toàn bộ số vật nuôi của trang trại

Thời gian chờ không thuộc trách nhiệm bảo hiểm áp dụng đối với bệnh và dịchbệnh: Vật nuôi bị chết trong phạm vi 10 ngày kể từ ngày nhận bảo hiểm và vật nuôi từtỉnh khác chuyển đến bị chết do bệnh và dịch bệnh trong vòng 30 ngày

Vật nuôi trong độ tuổi theo quy định dưới đây:

- Lợn nái, đực giống: Từ 6 tháng tuổi đến khi chuyển sang nuôi thịt hoặc loại thải

và không quá 8 tuổi

7

Ngày đăng: 10/11/2015, 11:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Lê Tiến Đạt trường Đại học Kinh tế quốc dân “Thực trạng triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam (2011-2013)” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam(2011-2013)
10. TS. Phạm Thị Định – PGS.TS Nguyễn Văn Định, Giáo trình Kinh Tế Bảo Hiểm, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh Tế BảoHiểm
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
1. TS Đào Duy Toàn, 2011, Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm của các hộ chăn nuôi lợn thịt huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; Trường đại hoc nông nghiệp Hà Nội Khác
4. Thủ tướng chính phủ, quyết định số: 315/QĐ-TTG về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp 2011-2013 Khác
5. Bộ Tài Chính, 2011, quyết định số: 3035/QĐ-BTC về ban hành quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm nông nghiệp Khác
6. Công ty bảo hiểm Bảo Minh, Hải Phòng, mẫu hợp đồng bảo hiểm vật nuôi năm 2012 Khác
7. Bộ Tài Chính, quyết định số: 2114/QĐ-BTC về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm nông nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 3035/QĐ-BTC ngày 16/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Khác
8. nghị cho Việt Nam, tạp chí Tài Chính Quốc Tế và Hội Nhập, số tháng 4/2009 Khác
9. Bộ Tài Chính, 1987, quyết định số: 325/QĐ-BTC về việc thực hiện bảo hiểm vật nuôi Khác
11. TS Phạm Xuân Hoan, 2009, Bảo hiểm nông nghiệp: Kinh nghiệm nước ngoài và một số khuyến nghị Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w