Đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM BẢO HIỂM CHĂN NUÔI LỢN CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH (Trang 41 - 43)

7. Kết cấu nghiên cứu

4.2.1 Đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền

a, Nâng cao nhận thức của người dân huyện Thuận Thành với sản phẩm bảo hiểm chăn nuôi.

- Mục đích của giải pháp: Giúp người nông dân hiểu rõ được bản chất và vai trò của sản phẩm bảo hiểm chăn nuôi; giúp họ thấy được tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm. Qua đó, tăng tỉ lệ người dân tham gia và sử dụng bảo hiểm.

- Nội dung của giải pháp:

 Mở rộng các chương trình truyền thông, quảng bá sản phẩm đến từng hộ nông dân trong xã, thôn. Huyện Thuận Thành nên có những phương án chỉ đạo hợp lí xuống từng cán bộ phụ trách và những cán bộ thú ý trong xã để có những chương trình tuyên truyền hợp lí phù hợp với mọi đối tượng người nông dân. Thường xuyên kết hợp giảng dạy những kiến thức về bảo hiểm chăn nuôi trong các cuộc họp thường niên của xã, thôn và trên các loa phát thanh ở mỗi địa phương.

 Bên cạnh đó, có những hộ chủ quan về dịch bệnh và tin tưởng rằng có thể kiểm soát được hoàn toàn, vì thể họ thờ ơ với bảo hiểm chăn nuôi. Cán bộ thú y nên đưa ra những trường hợp ví dụ cụ thể điển hình trong các cuộc họp về những dịch bệnh chăn

nuôi lớn từ các năm trước để người dân thấy được sự rủi ro và chứng minh rằng họ hoàn toàn không thể kiểm soát được một khi dịch bệnh bùng phát cũng như tầm quan trọng của bảo hiểm. Trong các cuộc họp yêu cầu từng hộ cử ít nhất hai người tham gia để có thể nắm chính xác và hiểu rõ nhất về bảo hiểm chăn nuôi.

 Với những hộ có trình độ học vấn thấp hơn do đó không thể hiểu toàn bộ nội dung, vai trò cũng như các điều kiện cụ thể của bảo hiểm, các cơ quan của xã nên cửcán bộ đến từng nhà để tuyên truyền và giải thích rõ cho từng hộ.

- Điều kiện để thực hiện giải pháp:

 Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền xã và địa phương.

 Trước hết các cơ quan có thẩm quyền cũng phải trang bị vốn kiến thức về bảo hiểm chăn nuôi. Bên cạnh đó có thể mời các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm hoặc người từ công ty bảo hiểm đến hỗ trợ.

 Các cơ quan thẩm quyền cần xây dựng được lòng tin nhất định từ phía người nông dân.

b, Điều chỉnh sản phẩm bảo hiểm chăn nuôi để phù hợp với điều kiện thực tế từ phía người nông dân.

- Mục đích của giải pháp: giúp cho người nông dân dễ dàng chấp nhận bảo hiểm chăn nuôi, nhận thức tốt hơn về sản phẩm, tăng tính hấp dẫn của sản phẩm, từ đó dễ dàng tham gia sử dụng sản phẩm.

- Nội dung của giải pháp:

 Nhà nước cần sớm chỉ rõ chính sách, chủ trương, qui định pháp lí cho thị trường chăn nuôi một cách dài hạn. Tính đến thời điểm hiện tại 2015, bảo hiểm nông nghiệp không còn được thí điểm trên cả nước, điều này mang đến sự hoài nghi lớn về chất lượng, vai trò của bảo hiểm với người nông dân. Vì vậy, nhà nước cần sớm công bố những giải pháp và tiếp tục triển khai bảo hiểm chăn nuôi.

 Xây dựng biểu phí hợp lí cũng như mức giới hạn phù hợp với người nông dân.

 Nhà nước cần có những chính sách cụ thể để tăng qui mô diện hộ. Cụ thể tăng cường việc chăn nuôi tập trung, tránh tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ. Các hộ lớn có sự giúp đỡ với các hộ thường và chăn nuôi ít.

 Nhà nước cần có sự hỗ trợ về gía với những hộ chăn nuôi lớn như cho vay vốn từ ngân hàng với lãi suất thấp hay giảm chi phí bảo hiểm để kích cầu sử dụng sản phẩm.

 Tăng cường khâu quản lí và kiểm tra dịch bệnh. Ngay khi nhận được thông báo dịch bệnh từ phía người nông dân, bên cơ quan cần cử ngay người xuống từng hộ và có những biện pháp xử lí kịp thời.

- Điều kiện của giải pháp: có sự phối hợp giúp đỡ từ nhà nước đến các chính quyền địa phương và sự tham gia nhiệt tình của người nông dân.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM BẢO HIỂM CHĂN NUÔI LỢN CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w