Trình độ học vấn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM BẢO HIỂM CHĂN NUÔI LỢN CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH (Trang 31 - 38)

7. Kết cấu nghiên cứu

3.1.1 Trình độ học vấn

Tỉ lệ người được hỏi hầu hết có trình độ cấp 2 chiếm 46,67% tỉ lệ người có trình độ cấp 3 và cao đẳng/đại học là 20,67% , và 32,66% dưới cấp 2.

3.1.2 Mức độ sẵn sàng chi trả (WTP)

52% các hộ sẵn sàng chi trả 40.000VND / con, từ 40.000VND đến 60.000VND thì có khoảng 32 % hộ chăn nuôi sãn sàng chi trả trên 1 con lợn, và 16% là số các hộ dân sẵn sàng chi trả cho mức phí là 60.000 – 80.000VND/con.

3.1.3 Quy mô các hộ

Bảng 3.1 : Quy mô các hộ tham gia chăn nuôi

Từ 1-20 con 71,2%

Từ 21- 40 con 15%

Từ 41-60 con 9,6%

Từ 61 con trở lên 4,2 %

Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu

3.1.4 Diện hộ

Trong số 65 hộ tham gia bảo hiểm nông nghiệp có 30 hộ nghèo (chiếm tỉ lệ 45,83 %), hộ thường chiếm 21 hộ (32.79%), và hộ cận nghèo chiếm 14 hộ (21,31 %).

Trong số 10 hộ chưa từng tham gia bảo hiểm nông nghiệp, có 3 hộ nghèo và cận nghèo chiếm 35,71%; 7 hộ thường (chiếm 64,29%).

3.2 Hành vi tiêu dùng

3.2.1 Nhận thức nhu cầu

Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến nhu cầu mua bảo hiểm của những người chăn nuôi lợn

Số lượng người tham gia bảo hiểm nông nghiệp cụ thể là bảo hiểm nông nghiệp cho lợn tăng mạnh qua các năm, bắt đầu từ năm 2011 chỉ có 30 hộ tham gia, năm 2012 tăng lên 60 hộ tham gia và đến năm 2013 đã tăng lên 200 hộ, gấp xấp xỉ 3,5 lần so với 2012. Đồng thời, quy mô sản xuất chăn nuôi lợn ngày càng tăng qua các năm, tổng

đàn lợn năm 2012 là 285,72 ngàn con; năm 2013 là 326,43 ngàn con. Đồng thời số hộ chăn nuôi giảm qua từng năm, tập chung chủ yếu vào các hộ chăn nuôi quy mô từ 1 đến 3 con và từ 4 đến 9 con chiếm tỉ lệ 62,35%. Tuy nhiên các hộ chăn nuôi lớn lại có xu hướng phát triển thêm, cụ thể là hộ chăn nuôi từ 21 đến 40 con tăng bình quân trong ba năm từ 2011 đến 2013 là 1,84%, số hộ chăn nuôi từ 4 đến 60 con tăng bình quân trong ba năm từ 2011 đến 2013 là 1,43%.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do các hộ dân nghe thông tin về dịch bệnh lợn xảy ra trên các địa phương khác nên người dân còn hoang mang. Thêm vào đó, giá thức ăn tăng cao, nguồn vốn hạn hẹp, thị trường không ổn định nên các hộ chăn nuôi lợn với quy mô nhỏ lẻ giảm dần, trong khi đó các hộ có quy mô chăn nuôi lớn lại tăng lên vì họ có kinh nghiệm sản xuất, có điều kiện để đầu tư phương tiện kỹ thuật. Tuy nhiên, một vấn đề xảy ra khi mở rộng quy mô chăn nuôi, chuyển dần từ chăn nuôi phân tán sang chăn nuôi tập trung đó là dịch bệnh dễ lây lan và lợn dễ bị chết hàng loạt. Vì thế nhu cầu về bảo hiểm nông nghiệp, đặc biệt là cho lợn, tăng lên trong những năm gần đây.

a, Dùng WTP để đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi mua bảo hiểm của người chăn nuôi lợn hiện tại.

Bảng 3.2.1 : Số lượng hộ và mức phí bảo hiểm hộ sẵn sàng chi trả trên 1 con lợn tương ứng

Mức WTP Dưới 40 nghìn đồng nghìn đồngLớn hơn 40 đến 60 nghìn đồng Từ lớn hơn 60 nghìn đồng đến 80 nghìn đồng Từ lớn hơn 80 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng Số lượng hộ 39 23 7 4

Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Số lượng hộ giảm dần khi mức WTP càng tăng lên, điều đó có thể được giải thích qua các yếu tố ảnh hưởng sau:

Trình độ học vấn

Bảng3.2 1: Trình độ học vấn và các mức WTP tương ứng

Trình độ học vấn WTP trung

bình WTP tốithiểu WTP tối đa Độ lệch chuẩn

Dưới cấp 2 35.000 đồng 15.000 đồng 70.000 đồng 17 nghìn 389 đồng Cấp 2 38.000 đồng 15.000 dồng 85.000 đồng 18 nghìn 204 đồng Cấp 3 hoặc đại học 55.000 đồng 25.000 đồng 100 nghìn

đồng 22 nghìn 544 đồng

Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu

- Với mức WTP dưới 40 nghìn đồng : tỉ lệ người có trình độ cấp 2 là 51,28% (20 người), trình độ dưới cấp 2 là 33,33% (13 hộ) và 15.39% còn lại là trình độ cấp 3 và đại học.

- Với mức WTP trên 40 nghìn đồng đến 60 nghìn đồng: 11 người trình độ cấp 2; 4 trình độ cấp 3 và đại học; trình độ dưới cấp 2 là 8 người.

- Với mức WTP trên 60 nghìn đồng đến 80 nghìn đồng : 3 người trình độ cấp 2; trình độ cấp 3 và đại học: 2 người; trình độ dưới cấp 2 là 2 người.

- Với mức WTP trên 80 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng: 1 người trình độ cấp 2; 3 người trình độ cấp 3 hoặc đại học.

Số liệu trên cho thấy, trình độ học vấn ảnh hưởng rõ ràng đến mức phí bảo hiểm người chăn nuôi sẵn sàng chi trả. Với những người được phỏng vấn có trình độ tăng dần, mức phí bảo hiểm chăn nuôi trung bình mà họ sẵn sàng chi trả cũng tăng dần. Lí do được đưa ra là do với trình độ hiểu biết cao hơn, người chăn nuôi hiểu biết và nắm bắt kiến thức về dịch bệnh tốt hơn, đồng thời họ hiểu được vai trò của bảo hiểm nông nghiệp trong việc giảm thiểu những thiệt hại mà họ có thể gặp phải trong quá trình chăn nuôi. Vì vậy, rõ ràng trình độ học vấn ảnh hưởng đến nhu cầu mua bảo hiểm của người chăn nuôi lợn.

Diện hộ và quy mô

Bảng 3.2.2: Diện hộ, quy mô và các mức WTP tương ứng

Diện hộ WTP trung

bình WTP tối thiểu WTP tối đa Độ lệch chuẩn

Nghèo 29.000 đồng 15.000 đồng 55.000 đồng 12 nghìn 001 đồng Cận nghèo 34.000 đồng 15.000 dồng 55.000 đồng 14 nghìn 167 đồng Thường 58.000 đồng 25.000 đồng 100 nghìn đồng 19 nghìn 228 đồng Tổng 15.000 đồng 100 nghìn đồng

Quy mô WTP trung

bình WTP tốithiểu WTP tối đa Độ lệch chuẩn

1 đến 5 con 27.000 đồng 15.000 đồng 55.000 đồng 11nghìn 432 đồng 13

6 đến 20 41.000 đồng 15.000 dồng 55.000 đồng 9 nghìn 747 đồng 21 đến 40 54.000 đồng 35.000 đồng 70 nghìn đồng 11 nghìn 851 đồng 41 đến 60 con 67.000 đồng 40.000 đồng 90 nghìn đồng 16 nghìn 797 đồng 61 đến 100 con 90.000 đồng 85.000 đồng 100.000 đồng 8 nghìn 660 đồng

Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu

- Với mức WTP dưới 40 nghìn đồng: 82.05% là hộ nghèo và cận nghèo (31 hộ ), về quy mô sản xuất: từ 1 đến 20 con: 92,31% (36 hộ); từ 21 đến 40 con: 5,13% (2 hộ); 1 hộ từ 41 đến 60 con (2.56%), không có hộ nào từ 61 con trở lên,

- Với mức WTP lớn hơn 40 nghìn đến 60 nghìn: 6 hộ nghèo, 8 hộ cận nghèo, 9 hộ thường, về quy mô sản xuất: từ 1 đến 5 con là 7 hộ; 6 đến 20 là 9 hộ; từ 21 đến 40 con là 5 hộ; 2 hộ từ 41 đến 60 con.

- Với mức WTP lớn hơn 60 nghìn đồng đến 80 nghìn đồng: 7 hộ thường. Quy mô từ 1 đến 5 con là 0 hộ; quy mô từ 6 đến 20 con là 0; từ 21 đến 40 con là 4 hộ; 3 hộ từ 41 đến 60 con, từ 61 con trở lên không có hộ nào.

- Với mức WTP lớn hơn 80 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng: 4 hộ thường. Quy mô : 1 hộ từ 41 đến 60 con; 3 hộ từ 61 đến 100 con.

Thực tế, hai yếu tố diện hộ và quy mô có liên quan chặt chẽ đến nhau, 95,36% các hộ nghèo và cận nghèo có quy mô sản xuất từ 1 đến 5 con. Kết quả này cho thấy, với những hộ gia đình có quy mô chăn nuôi càng lớn, vai trò của bảo hiểm nông nghiệp càng được đề cao và chú trọng, cụ thể là mức phí bảo hiểm các hộ chăn nuôi từ 61 đến 100 con gấp hơn 3 lần so với các hộ từ 1 đến 5 con, hơn 2 lần so với các hộ từ 6 đến 20 con. Một vấn đề xảy ra khi mở rộng khi mô và phát triển mô hình chăn nuôi tập trung đó là dịch bệnh ngày càng lan nhanh, lợn dễ chết hàng loạt và gây ra thiệt hại lớn. Trong trường hợp này, vai trò của bảo hiểm mới được đề cao và người chăn nuôi sẵn sàng chi trả những mức bảo hiểm cao để giảm thiểu đáng kể thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên số lượng hộ nghèo cũng như quy mô sản xuất nhỏ lại chiếm đa số, chỉ 21 trên 73 hộ được điều tra có quy mô từ 21 con lợn trở lên, trong đó quy mô từ 60 con trở lên chỉ là 3 hộ, điều này cũng có nghĩa rằng phần lớn các hộ sẽ không nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp đến việc chăn nuôi lợn của họ.

Nhận thức về kiểm soát dịch bệnh

Bảng 3.2.3: Nhận thức kiểm soát dịch bệnh và các mức WTP tương ứng

Nhận thức WTP trung bình

WTP tối thiểu

WTP tối đa Độ lệch chuẩn

Kiểm soát hoàn toàn 27.000 đồng 15.000 đồng 65.000 đồng 12nghìn 238 đồng Kiểm soát khá 47.000 đồng 20.000 dồng 85.000 đồng 17 nghìn 034 đồng Không kiểm soát được 59.000 đồng 35.000 đồng 100 nghìn đồng 19 nghìn 988đồng

Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu

- Với mức WTP dưới 40 nghìn đồng: 25 hộ (64,1%) thuộc hộ nhận thức rằng kiểm soát hoàn toàn được dịch bệnh; 8 hộ (20,51%) thuộc hộ nhận thức là kiểm soát khá tốt; 15,39%(5 hộ ) tin rằng không kiểm soát dc.

- Với mức WTP lớn hơn 40 nghìn đồng đến 60 nghìn đồng: 5 hộ tin rằng kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh; 13 hộ tin rằng kiểm soát khá tốt; 5 hộ tin rằng không kiểm soát được

- Với mức WTP lớn hơn 60 nghìn đồng đến 80 nghìn đồng: 1 hộ tin rằng kiểm soát dịch bệnh hoàn toàn; 3 hộ tin rằng kiếm soát khá tốt; 3 hộ tin rằng không kiểm soát đươc

- Với mức WTP lớn hơn 80 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng: 0 người tin rằng kiểm soát hoàn toàn được dịch bệnh; 2 người tin rằng kiểm soát khá tốt; 2 người tin rằng không kiểm soát được.

Điều này cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa nhận thức về kiểm soát dịch bệnh của người dân và mức phí sẵn sàng chi trả. Nhận thức thấp cùng nghĩa với việc vai trò của bảo hiểm nông nghiệp bị xem nhẹ, người dân không thấy được mục đích lâu dài của bảo hiểm mà chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt, không lường trước được mức thiệt hại lớn mà dịch bệnh có thể gây ra cho đàn lợn của họ. Tuy nhiên số người nhận thức được việc kiểm soát dịch bệnh không hề đơn giản lại rất thấp, 31 hộ chiếm 41,33% tin rằng có thể kiểm soát hoàn toàn; 26 hộ chiếm 34,67% nghĩ rằng mình kiểm soát khá tốt và 18 hộ tương đương 24% nghĩ rằng không kiểm soát được.

b, Xây dựng hàm hồi quy và đánh giá hồi quy:

Dựa vào các yếu tố đã xét ở trên trên, nhóm chúng tôi đã sử dụng một hàm hồi quy đơn giản để đánh giá sự ảnh hưởng giữa các biến tới mức WTP của các hộ.

Ở đây, do biến diện hộ ảnh hưởng quá lớn tới biến quy mô nên chúng tôi đã bỏ biến diện hộ ra khỏi hàm hồi quy để tránh khuyết tật đa cộng tuyến. Các biến nhận thức (nhận thức kiểm soát được, nhận thức kiểm soát khá tốt và nhận thức không kiểm soát được dịch bệnh) và biến trình độ (dưới cấp 2, cấp 2 và cấp 3, đại học) đều là các biến giả 3 thuộc tính nên chúng tôi đã tách thành hai biến giả 2 thuộc tính.

Hàm hồi quy này bao gồm các biến sau:

Bảng 3.2.4: Các biến trong mô hình hồi qui

Tên biến Loại Chú thích

WTP Biến phụ thuộc

Quymo Biến độc lập

Nhanthuckiemsoatkhatot Biến giả Bằng 1 nếu nhận thức của đối tượng điều tra là tin rằng có thể kiểm soát khá tốt được dịch bệnh;

bằng 0 nếu không phải Nhanthuckhôngkiemsoatdc Biến giả bằng 1 nếu nhận thức của đối

tượng điều tra là tin rằng không thể kiểm soát được dịch bệnh;

bằng 0 nếu không phải Trinhdocap2 Biến giả bằng 1 nếu trình độ của đối tượng

là trình độ cấp 2, bằng 0 nếu không phải

Trinhdocap3 Biến giả bằng 1 nếu trình độ của đối tượng là trình độ cấp 3 và đại học, bằng

0 nếu không phải

Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Phương trình hồi quy có dạng:

WTP = C + a*Quymo + b1*Nhanthuckiemsoatkhatot +

b2*Nhanthuckhôngkiemsoatdc + c1*Trinhdocap2 + c2*Trinhdocap3

Sử dụng phần mềm EViews 8.0 để xét hàm hồi quy, kết quả được cho ra dưới bảng sau:

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 26.57007 2.409434 11.02752 0.0000 QUYMO 0.705161 0.072778 9.689143 0.0000 NHANTHUCKIEMSOATKHATOT 11.88716 3.025623 3.928829 0.0002 NHANTHUCKHÔNGKIEMSOATD C 16.19624 4.511752 3.589790 0.0006 TRINHDOCAP2 -4.731708 2.914335 -1.623598 0.1092 TRINHDOCAP3 -12.06107 4.497494 -2.681732 0.0092 R-squared 0.756393 F-statistic 41.60663

Hình 3.1: Kết quả mô hình hồi quy

Trước hết, ta thấy F-statistic = 41.60663 > F(6,73) = 2.6; như vậy hàm hồi quy này có ý nghĩa về thống kê.

Hơn nữa, hệ số R-squared = 0.756393 cho biết hàm hồi quy đã đánh giá được 75.64% sự thay đổi của mức WTP phụ thuộc vào các biến đã cho, còn 24.36% còn lại là do các biến khác mà nhóm chúng tôi chưa xét đến ở đây.

Ở đây, Prob của biến Trinhdocap2 = 0.1092 > alpha =0.05 tức là người chăn nuôi có trình độ cấp 2 hay không không ảnh hưởng gì đến mức WTP mà họ sẵn sàng chi trả. Các biến còn lại có Prob < 0.05 nên đều có giá trị thống kê.

Biến độc lập Quymo cho ta thấy rõ nếu hộ chăn nuôi thêm 10 con lợn, họ sẵn sàng trả thêm 7000 VNĐ cho bảo hiểm chăn nuôi.

Các hệ số tương quan của các biến Nhânthuckiemsoatkhatot và Nhanthuckhôngkiemsoatdc cho thấy rằng mức WTP mà các hộ sẵn sàng chi trả tăng tương ứng 11887 VNĐ và 16196 VNĐ khi mà nhận thức của họ tăng từ mức tin rằng kiểm soát được hoàn toàn lên mức kiểm soát khá tốt và không kiểm soát được.

Tuy nhiên, hệ số tương quan của biến Trinhdocap3 là âm lại cho thấy việc tăng trình độ khiến cho mức WTP giảm. Trong khi đó mức WTP trung bình của các chủ hộ có mức trình độ cấp 3 lại là cao nhất (55000 VNĐ); điều này cho thấy sự ảnh hưởng của trình độ tới mức WTP là không rõ rệt.

Sau khi sử dụng hàm hồi quy vào việc xét mức ảnh hưởng của các biến tới mức WTP, chúng tôi nhận ra rằng hai biến Quy mô và Nhận thức ảnh hưởng lớn nhất tới

mức WTP mà hộ sẵn sàng chi trả. Quy mô càng lớn thì mức WTP càng lớn cũng như hộ nông dân càng tin rằng họ không thể kiểm soát được dịch bệnh thì mức WTP họ sẵn sàng chi càng tăng.

c, Nhu cầu trong tương lai

72,72% các hộ chưa tham gia bảo hiểm nông nghiệp khi được nghe qua các điều khoản cơ bản về bảo hiểm nông nghiệp đều muốn thử dùng trong tương lai, tuy nhiên với kiến nghị mức chi phí bảo hiểm sẽ thấp hơn, mức giá này chủ yếu rơi vào khoảng từ 40 đến 60 nghìn đồng. Đối với các hộ đã từng tham gia, 83,27% các hộ này muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm nông nghiệp cho lợn trong tương lai, 67,23% trong số này muốn giảm mức phí bảo hiểm, mức phí kiến nghị cũng nằm trong khoảng từ 40 đến 60 nghìn đồng. Điều này cho thấy, nhu cầu cũng như thị trường về bảo hiểm nông nghiệp cho lợn trong tương lai chưa nhiều tiềm năng lớn để các công ty bảo hiểm khai thác.

3.2.2 Mục đích sử dụng sản phẩm

24,5 % khách hàng tham gia khảo sát đã ý thức được việc mua bảo hiểm để đề phòng nguy cơ thiệt hại do dịch bệnh gây nên và muốn bảo vệ giảm thiểu thiệt hại cho đàn vật nuôi; nhóm khách hàng mua bảo hiểm do xu hướng đám đông là 31 % và mục đích sử dụng do các cấp chỉ đạo xuống chiếm 44% và 0.5% là các mục đích khác. Điều này cho thấy phần đông những người đã tham gia bảo hiểm nông nghiệp chưa nhận thức một cách đúng đắn về bảo mục đích của bảo hiểm nông nghiệp cũng như lợi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM BẢO HIỂM CHĂN NUÔI LỢN CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w