7. Kết cấu nghiên cứu
4.2.4 Các giải pháp khác
Rủi ro trong chăn nuôi mang tính tương quan cao, nên khi xảy ra tổn thất trên diện rộng mang tính thảm họa, cần phải có 1 cơ chế chia sẻ rủi ro một cách hài hòa giữa người dân, công ty bảo hiểm, công ty tái bảo hiểm và Chính phủ.
- Xây dựng mô hình các DNBH theo cơ chế risk pooling.
Theo đó toàn bộ phí bảo hiểm cho một loại vật nuôi cây trồng nào đó do các công ty bảo hiểm thu được sẽ được đưa về quĩ này.
Các công ty bảo hiểm sẽ chia sẻ lỗ lãi từ quĩ này theo tỉ lệ tương ứng của mình.
Với mô hình này, khả năng đối phó với rủi ro thiên tai của các doanh nghiệp sẽ lớn hơn.
- Phát hành trái phiếu dịch bệnh:
VÍ DỤ VỀ MỘT CƠ CHẾ CHIA SẺ RỦI RO TRONG BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Tỉ lệ tổn thất so với phí bảo hiểm
200% và cao hơn 50% từ ngân sách trung ương, 50%Chính phủ chi trả tổn thất (Ví dụ từ ngân sách từ địa phương các cấp) Tỉ lệ tổn thất so với phí bảo hiểm
110% - 200% Tái bảo hiểm và các công cụ chuyểngiao rủi ro khác chi trả tổn thất Tỉ lệ tổn thất so với phí bảo hiểm
75% - 110% Dùng dự trữ và vay tín dụng chi trảtổn thất Tỉ lệ tổn thất so với phí bảo hiểm 15
- 75%
Dùng phí bảo hiểm chi trả tổn thất Tỉ lệ tổn thất so với phí bảo hiểm 0 -
15% Không chi trả, nông dân tự chịu
Theo cơ chế chia sẻ rủi ro được chia sẻ trên bảng, Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn phần tổn thất vượt trên 200% phí bảo hiểm.
Đồ thị cho thấy, với các giả định về bảo hiểm nông nghiệp giống như giả định khi tính toán tiền hỗ trợ phí bảo hiểm Chính phủ sẽ chi phí cho mức phí bảo hiểm khi tổn thất con lợn trên phạm vi toàn quốc ở mức độ 13,4% giá trị hoặc cao hơn nữa.
Tổng giá trị sản lượng chăn nuôi lợn năm 2010 là 129.123 tỷ VND.
Phí bảo hiểm là 7% (trong đó dự tính 5% cho chi phí bồi thường và 2% cho chi phí quản lí).
Chính phủ chi trả 100% khoản thiệt hại vượt quá 2 lần phí bảo hiểm.
Vì ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% khoản tổn thất vượt quá 200% phí bảo hiểm nên trách nhiệm này sẽ tăng nhanh chóng khi tỷ lệ tổn thất tăng lên. Ví dụ tại mức tổn thất 20% tổng giá trị chăn nuôi lợn cả nước, số tiền ngân sách nhà nước chi cho tỉ lệ vượt mức bảo hiểm cho chăn nuôi lợn là 7.994 tỷ VND, chiếm tới 2,5% ngân sách. Đây là số tiền rất lớn, chính phủ có thể nghiên cứu chuyển rủi ro này cho khu
vực tư nhân bằng cách phát hành trái phiếu dịch bệnh, theo đó trong những năm không có dịch bệnh lớn, nhỏ thì các trái phiếu này được trả gốc và lãi suất cao, nhưng những năm có dịch bệnh lớn, tổn thất nghiêm trọng thì nhà đầu tư trái phiếu không được trả lãi thậm chí không được trả cả gốc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ