2.3.2 Đặc điểm kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán...152.3.3 Đặc điểm đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty ni
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iv
BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ: v
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2
3 Mục tiêu và ý nghĩa nghiên cứu 3
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 3
3.2 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 3
4 Câu hỏi nghiên cứu 3
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Bố cục của đề tài 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 6
2.1 Bản chất của trọng yếu trong kiểm toán 6
2.2 Đánh giá trọng yếu trong kiểm toán tài chính 9
2.2.1 Ý nghĩa của việc đánh giá trọng yếu 9
2.2.2 Quy trình đánh giá trọng yếu trong kiểm toán tài chính 9
2.2.2.1 Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu 10
2.2.2.2 Phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục 12
2.2.2.3 Ước lượng tổng sai phạm cho từng khoản mục 13
2.2.2.4 Ước tính sai phạm kết hợp của báo cáo tài chính 13
2.2.2.5 So sánh ước tính sai số kết hợp với ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu (hoặc ước lượng đã được điều chỉnh) 14
2.3 Đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán 15
2.3.1 Đặc điểm của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán 15
Trang 22.3.2 Đặc điểm kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán 152.3.3 Đặc điểm đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán 17
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM THỰC HIỆN 19
3.1 Hệ thống văn bản pháp quy và hướng dẫn nghề nghiệp của Việt Nam có liên quan đến đánh giá trọng yếu 193.2 Đặc điểm các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 203.2.1 Đặc điểm chung của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 203.2.2 Đặc điểm báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 213.3 Thực trạng đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện 233.3.1 Thực trạng việc đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính cáccông ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam do các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 thực hiện 233.3.1.1 Thực trạng chung 243.3.1.2 Quy trình vận dụng, đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam do Công
ty TNHH Ernst & Young Việt Nam và Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện 243.3.2 Thực trạng đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam do các công ty kiểm toán ngoài Big 4 (Non-Big 4) thực hiện 313.3.2.1 Thực trạng chung 313.3.2.2 Quy trình vận dụng đánh giá trọng yếu trong Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC 32
Trang 33.3.2.3 Quy trình vận dụng đánh giá trọng yếu trong Công ty TNHH kiểm
toán An Phú 37
3.3.2.4 So sánh quy trình đánh giá trọng yếu giữa Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC và Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 38
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM THỰC HIỆN 40
4.1 Nhận xét chung tình hình đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán do kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện 40
4.1.1 Những kết quả đạt được 40
4.1.2 Những tồn tại cần hoàn thiện 42
4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện 44
4.3 Kiến nghị thực hiện giải pháp 46
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO vi
PHỤ LỤC vii
Trang 4DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
BCTC Báo cáo tài chính
CTNY Công ty niêm yết
Trang 5Bảng 3.1: Hướng dẫn xác định mức trọng yếu tổng thể PM theo hướng dẫn
của VACPA
Bảng 3.2: Bảng xác định mức trọng yếu ban đầu của công ty TNHH Deloitte
Việt Nam
Bảng 3.3: Hướng dẫn xác định mức trọng yếu tổng thể của công ty TNHH
Ernst & Young Việt Nam
Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu so sánh giữa 2 công ty AASC và công ty An Phú
năm 2012
Bảng 3.5: Bảng cơ sở tính mức trọng yếu của AASC
Bảng 3.6: Nguyên tắc phân bổ tính trọng yếu tại AASC
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi, ngày 11/7/1998, Chính phủ đã ký nghịđịnh 48/CP ban hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chính thứckhai sinh cho thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời Đến ngày 20/7/2000Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh được đưa vào vận hành vàthực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 Từ thời điểm sơ khailúc mới thành lập, thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ có 1 sàn giao dịchchứng khoán và kèm theo đó là 2 doanh nghiệp niêm yết với 2 loại cổ phiếu(REE-Công ty cổ phần Cơ điện lạnh và SAM-Công ty cổ phần Đầu tư và pháttriển Sacom) và một số ít trái phiếu chính phủ được niêm yết giao dịch Nhưngđến nay thị trường đã có 3 sàn giao dịch là sở giao dịch TP Hồ Chí Minh,trung tâm giao dịch Hà Nội và thị trường OTC, cùng với đó là hàng trăm công
ty được niêm yết
Đó là những bước tiến đáng ghi nhận, tuy nhiên nó cũng đặt ra cho chúng takhông ít thách thức, mà lớn nhất có lẽ là việc kiểm tra và xác minh tính chínhxác của các thông tin được công bố trên báo cáo tài chính của các công ty đượcniêm yết Bởi đó chính là một thước đo quan trọng ảnh hưởng tới việc ra quyếtđịnh của các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư không am hiểu nhiều vềlĩnh vực tài chính Hơn bao giờ hết vai trò của các công ty kiểm toán càng đượccoi trọng Việc xác minh tính trung thực và hợp lý của thông tin trên BCTCphụ thuộc rất lớn vào nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của KTVnói riêng và các công ty kiểm toán nói chung Mặc dù vậy, kiểm toán cũngkhông thể tiến hành kiểm tra toàn bộ thông tin trên bào cáo tài chính nên đòihỏi phải xác định những điều cơ bản, cốt yếu nhất của đối tượng để xác địnhđược bản chất của đối tượng, điều đó đặt ra nhu cầu đánh giá trọng yếu Chính
vì vậy, đây là một vấn đề rất cấp thiết đang được đặt ra hiện nay
Dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về kiểm toán báo cáo tài chính đượccông bố Tuy nhiên, chưa có một công trình nào thực sự đi sâu vào vấn đềnghiên cứu về đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC của các CTNY trênTTCK do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện Chính vì lẽ đó,
nhóm sinh viên chúng em quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện” để nhằm đi sâu và làm rõ hơn về vấn đề này Hy vọng, với những kiến
thức đã học được và sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, đề tài nghiên cứu
Trang 7khoa học của nhóm chúng em có thể góp một tiếng nói nhằm làm lành mạnhhơn tính minh bạch của các thông tin trên trường chứng khoán còn non trẻ củaViệt Nam.
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề đánh giá trọng yếu trong kiểm toánBCTC do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện đã nhận đượcnhiều sự quan tâm của các học giả Tại Việt Nam, có thể nói đến một số côngtrình nghiên cứu như sau
Luận án Tiến sĩ của tác giả Đoàn Thanh Nga tại Đại học Kinh tế Quốc dân(2011) Với đề tài “ Nghiên cứu đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nhằmnâng cao chất lượng hoạt động trong các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam”
đã khẳng định tầm quan trọng của đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán thôngqua việc làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểmtoán đến chất lượng kiểm toán Luận án cũng đã chỉ ra một số tồn tại trong quátrình đánh giá trọng yếu kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập Việt Namqua đó đề ra một số giải pháp rất thiết thực và phù hợp với điều kiện Việt Namnhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong các công ty kiểm toán độc lập ViệtNam
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Từ Thái Sơn tại Đại học Kinh tế Tp.Hồ ChíMinh (2007) “ Nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán báocáo tài chính của hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam” Luận văn đã chỉ
ra sự khác biệt trong cách vận dụng chuẩn mực “Mức trọng yếu trong lập kếhoạch và thực hiện kiểm toán” của Việt Nam (VSA 320) và cách vận dụngchuẩn mực “Rủi ro kiểm toán và trọng yếu trong việc thực hiện kiểm toán” củaHoa Kỳ (SAS 107) từ đó chỉ ra rằng cách vận dụng của Việt Nam chưa thực sựhiệu quả, cần có thêm các hướng dẫn áp dụng trong đánh giá trọng yếu kiểmtoán chi tiết như Hoa Kỳ
Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Mỹ tại Đại học Kinh tế Quốc dân(2012) “Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trênthị trường chứng khoán Việt Nam” Luận án là một công trình nghiên cứu khácông phu, đồ sộ về kiểm toán BCTC các CTNY trên TTCK Việt Nam Dokiểm toán BCTC là một lĩnh vực rất rộng không thể cùng lúc nghiên cứu chitiết, cụ thể trên tất cả các khía cạnh nên việc đánh giá trọng yếu trong kiểmtoán BCTC với CTNY trên TTCK trong Luận án của tác giả - Nguyễn Thị Mỹmới chỉ dừng ở mức đánh giá chung, khái quát
Trang 8Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu nào đi sâu vào khíacạnh đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêmyết trên thị trường chứng khoán, đặc biệt do các công ty kiểm toán độc lập của
Việt Nam tiến hành
3 Mục tiêu và ý nghĩa nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu cụ thể hóa lý luận chung về đánhgiá trọng yếu của kiểm toán vào kiểm toán BCTC các CTNY trên TTCK ViệtNam, qua đó đưa ra một số biện pháp để hoàn thiện việc đánh giá trọng yếutrong kiểm toán các CTNY do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thựchiện Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty kiểm toánđộc lập tại Việt Nam
Cụ thể, đề tài sẽ tiến hành theo các mục tiêu sau:
Về lý luận: đề tài tập trung vào làm rõ bản chất của trọng yếu và quy trìnhđánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK
Về thực tiễn: đề tài tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích về thực trạngđánh giá trọng yếu kiểm toán của các CTNY trên TTCK do các công ty kiểmtoán độc lập Việt Nam thực hiện
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các vấn đề trên, đề tài đưa ra phương hướng
và giải pháp nhằm hoàn thiện đánh giá trọng yếu kiểm toán BCTC của cácCTNY trên TTCK do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện
3.2 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đề tài đã đưa ra được một cái nhìn tổng quát đồng thời cũng hướng ngườiquan tâm có cái nhìn và nhận thức đúng đắn hơn đối với khái niệm trọng yếucũng như tầm quan trọng của việc vận dụng trọng yếu trong kiểm toán BCTCvới hoạt động kiểm toán độc lập mà khách thể là các CTNY trên TTCK
Thông qua việc tìm hiểu về thực trạng đánh giá trọng yếu trong kiểm toánBCTC của các CTNY trên TTCK do các công ty kiểm toán độc lập Việt Namthực hiện, Đề tài có đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiệnkhung pháp lý và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở ViệtNam, góp phần làm lành mạnh nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củanền kinh tế xã hội
4 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề trên, nhóm em đưa các câu hỏinghiên cứu tương xứng như sau:
Trang 9Câu hỏi 1: Bản chất của trọng yếu trong kiểm toán là gì và quy trình đánh
giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK diễn ra như thếnào?
Câu hỏi 2: Các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam thực hiện quy trình
đánh giá trọng yếu như thế nào với khách thể là các CTNY trên TTCK?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào được đưa ra để hoàn thiện quy trình đánh giá trọng
yếu trong kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK do các công ty kiểmtoán độc lập Việt Nam thực hiện?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận trọng yếu
trong kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp, từ đó đi sâu đánh giá trọng yếutrong kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam
CTNY được nhóm lựa chọn trong đề tài là các công ty cổ phần – công tyđược phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng
Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về đánh giá trọng yếu trong kiểm
toán BCTC của các CTNY (công ty cổ phần) trên TTCK do các công ty kiểmtoán độc lập thực hiện Các công ty kiểm toán độc lập được nhóm chia thành 2nhóm trong quá trình lựa chọn để khảo sát, thu thập dữ liệu là nhóm các công
ty Big 4 (Công ty TNHH Deloitte Việt Nam và Công ty TNHH Ernst &YoungViệt Nam) và nhóm các công ty ngoài Big 4 (Công ty Hãng kiểm toán AASC,Công ty TNHH Kiểm toán An Phú
6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong đề tài là thu thập, tổng
hợp và phân tích thông tin kết hợp với so sánh, đánh giá giữa các thông tin thuthập được
7 Bố cục của đề tài
Đề tài gồm 50 trang 07 bảng biểu 02 phụ lục chia làm 4 chương
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Chương 3: Thực trạng đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính
của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán do các công ty kiểm toánđộc lập Việt Nam thực hiện
Trang 10Chương 4: Thảo luận về kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện
đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yếttrên thị trường chứng khoán do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thựchiện
Trang 11CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.1 Bản chất của trọng yếu trong kiểm toán
Theo từ điển Tiếng Việt: Trọng yếu là một tính từ chỉ sự quan trọng Trongcác lĩnh vực khác nhau, trọng yếu lại mang ý nghĩa riêng
Khái niệm trọng yếu trước hết được nhắc tới trong nguyên tắc trọng yếu của
kế toán Theo nguyên tắc này, kế toán phải thu thập, xử lý và cung cấp đầy đủnhững thông tin có tính chất trọng yếu Thông tin được coi là trọng yếu nếuthiếu thông tin hoặc thiếu độ chính xác của thông tin đó thì sẽ làm sai lệchđáng kể báo cáo tài chính, gây ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụngthông tin
Trong lĩnh vực kiểm toán, khái niệm trọng yếu được hiểu như sau:
Theo Văn bản Chỉ đạo Kiểm Toán Quốc Tế Số 25 (IAG 25) về “Trọng yếu
và rủi ro kiểm toán” Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) soạn thảo và công bố:
“Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ và bản chất của sai phạm (kể cả bỏ sót) củathông tin tài chính hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm, mà trong bối cảnh cụ thểnếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì không chính xác hoặc là sẽ rút rakết luận sai lầm”
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 320 “Mức trọng yếu trong lập kếhoạch và thực hiện kiểm toán” thì trọng yếu được hiểu: “Là thuật ngữ dùng đểthể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong BCTC.Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếutính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sửdụng BCTC Mức trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và tính chất củathông tin hay của sai lệch được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Mức trọngyếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tincần phải có Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả trên phương diệnđịnh lượng và định tính”
Như vậy, trọng yếu trong mối quan hệ với nội dung kiểm toán có thể hiểu làkhái niệm chung chỉ tầm cỡ và tính hệ trọng của phần nội dung cơ bản củakiểm toán có ảnh hưởng đến tính đúng đắn của việc nhận thức và đánh giá đốitượng kiểm toán và sử dụng việc đánh giá đó để ra quyết định quản lý Trêngóc độ người sử dụng thông tin, một thông tin được coi là trọng yếu và cầnphải trình bày trên BCTC khi nó có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của
Trang 12người sử dụng thông tin đó Trong khái niệm trọng yếu bao gồm hai mặt: quy
mô và bản chất của khoản mục
Về mặt quy mô, đây là một nhân tố quan trọng để xác định tính trọng yếu
của sai phạm Tuy nhiên, trong kiểm toán rất khó có thể ấn định con số cụ thể
về tầm cỡ cho những điểm cốt yếu của nội dung kiểm toán, đặc biệt khi có yếu
tố tiềm ẩn Vì vậy ranh giới của quy mô khác nhau của đối tượng kiểm toánđược xem xét chủ yếu trong quan hệ với mức độ ảnh hưởng của các khoảnmục, các hoạt động đến kết luận kiểm toán từ đó ảnh hưởng tới việc ra quyếtđịnh của người sử dụng thông tin đã được kiểm toán Quy mô bao gồm hai loại
là quy mô tuyệt đối và quy mô tương đối
Quy mô tuyệt đối là việc KTV sử dụng con số tuyệt đối để đánh giá tính
trọng yếu Nhưng KTV ít khi sử dụng con số tuyệt đối như một tiêu chuẩn đểđánh giá tính trọng yếu, vì với một con số cụ thể có thể trọng yếu đối với công
ty này nhưng lại quá nhỏ đối với công ty khác
Quy mô tương đối là mối quan hệ tương quan giữa đối tượng cần đánh giá
với một số gốc Tùy từng trường hợp cụ thể mà số gốc được lựa chọn sao chophù hợp Với BCKQKD, số gốc thường được chọn là khoản mục lợi nhuận sauthuế, bình quân thu nhập trong những năm gần đây; với BCĐKT, số gốc có thể
là tài sản cố định, tài sản lưu động… Ngoài ra, khi xem xét về quy mô của tínhtrọng yếu, KTV cần phải chú ý không chỉ quy mô tuyệt đối hay quy mô tươngđối mà còn phải cân nhắc cả sự ảnh hưởng lũy kế của đối tượng cần xem xét.Chẳng hạn, có nhiều sai phạm khi xem xét chúng một cách cô lập thì chúngkhông đủ trọng yếu do quy mô nhỏ nhưng nếu cộng dồn tất cả các sai phạm sẽphát hiện sự liên quan và tính hệ thống của sai phạm và khi đó phát hiện tínhtrọng yếu của chúng
Về mặt bản chất, khái niệm trọng yếu gắn với tính hệ trọng của vấn đề cần
xem xét Một yếu tố định tính quan trọng cần xem xét đó là bản chất của khoảnmục hoặc vấn đề đang được đánh giá
Liên quan đến bản chất, tất cả các hoạt động, khoản mục được xem là trọngyếu thường bao gồm:
Thứ nhất, các khoản mục, hoạt động có gian lận hoặc chứa đựng khả năng
gian lận như:
- Các hoạt động đấu thầu và giao thầu, giao dịch không hợp pháp: đây là cáckhoản mục không được pháp luật cho phép nên rất dễ để các bên hối lộ,tham ô tài sản nhằm tư lợi
Trang 13- Các hoạt động thanh lý tài sản: do các hoạt động này thường có sự cấu kếtgiữa bên thanh lý và bên mua nhằm khai khống giá trị còn lại của các tàisản
- Các hoạt động về tiền mặt: tiền mặt có khả năng vận chuyển dễ dàng và cógiá trị theo thời gian, do đó khoản mục này dễ bị gian lận để sinh lợi
- Các hoạt động mua bán và thanh toán: có thể có sự thỏa thuận về giá củabên bán và bên mua nhằm kiếm lợi cho bản thân nên cũng chứa đựng khảnăng gian lận cao
- Các hoạt động bất thường: là các hoạt động xảy ra không thường xuyên do
đó khả năng gian lận cũng rất cao
- Các hoạt động phân chia quyền lợi: thường xảy ra gian lận do các bên đềumuốn mang lại lợi ích cho mình
- Các hoạt động cố ý bỏ ngoài sổ sách: các hoạt động này là biểu hiện rõràng của sự gian lận khi không phản án nghiệp vụ phát sinh vào sổ sách
- Các hoạt động xảy ra vào cuối kỳ quyết toán hoặc thuộc loại hoạt động mớiphát sinh: đây là các hoạt động xảy ra vào thời điểm gần ngày công bố cácbáo cáo tài chính nên chứa đựng khả năng gian lận cao
- Các khoản mục, chứng từ có sửa chữa: các khoản mục này thông tin đã bịsai lệch nên nhiều khả năng sẽ xảy ra gian lận
Thứ hai, các nghiệp vụ và khoản mục có sai sót hệ trọng như:
- Các khoản mục, hoạt động phát hiện có sai sót ở quy mô lớn hoặc có chênhlệch lớn với các kỳ trước hoặc giữa các nguồn thông tin có liên quan:thường gây ảnh hưởng lớn đến thông tin kế toán do quy mô tính chất củacác sai sót
- Các hoạt động vi phạm quy tắc kế toán và pháp lý nói chung: các khoảnmục này do lỗi không cố ý nhưng khi xảy ra dễ kéo theo sai phạm hàng loạt
ở các khoản mục khác
- Các hoạt động, khoản mục có sai sót lặp lại nhiều lần: đây là những sai sót
hệ trọng do bị lặp lại dễ làm cho thông tin các kỳ sau cũng bị ảnh hưởng
- Các hoạt động, khoản mục có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ sau: Cáckhoản mục liên quan đến nhiều kỳ kế toán nếu xảy ra sai sót sẽ làm chothông tin kế toán không chính xác ở cả 2 kỳ điều này có thể dẫn đến nhữngsai sót hệ trọng
Trang 14- Các hoạt động, khoản mục là đầu mối hoặc gây hậu quả liên quan đếnnhiều hoạt động, khoản mục khác: các khoản mục này nếu sai sót dễ kéotheo những sai sót khác lớn hơn do đó sai sót này là trọng yếu.
Để đánh giá một cách toàn diện, KTV không chỉ cần xem xét mặt quy mô
mà còn phải xem xét cả mặt bản chất của đối tượng kiểm toán Tất cả cáckhoản mục, hoạt động thuộc về bản chất của đối tượng kiểm toán đều liên quantrực tiếp đến nhận thức đúng đối tượng và đưa ra ý kiến kiểm toán Vì vậy, vềnguyên tắc không được bỏ qua khoản mục hay đối tượng nào
Như vậy, khái niệm trọng yếu đã đặt ra yêu cầu xác định nội dung kiểm toánvới nguyên tắc là không bỏ sót các khoản mục, các hoạt động có quy mô lớn và
có tính hệ trọng Vi phạm nguyên tắc này sẽ tạo rủi ro kiểm toán
2.2 Đánh giá trọng yếu trong kiểm toán tài chính
2.2.1 Ý nghĩa của việc đánh giá trọng yếu
Trong kiểm toán, việc kiểm tra hết toàn bộ chứng từ thông tin về các hoạtđộng của doanh nghiệp hầu như là một điều không thể do giới hạn về chi phí,thời gian của cuộc kiểm toán Chính vì thế KTV không thể xác định toàn bộcác sai phạm có thể xảy ra, đặc biệt với các CTNY trên TTCK việc cố tình gianlận để làm đẹp BCTC càng có xu hướng diễn ra nghiêm trọng hơn Do đó việcxác lập mức trọng yếu sẽ giúp KTV đảm bảo rằng các sai lệch trên BCTC saukhi đã kiểm toán không ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sửdụng BCTC Đối với các CTNY thì điều đó càng có ý nghĩa quan trọng hơn vìthông tin của các công ty này được công bố công khai đến đông đảo côngchúng, nhà đầu tư có quan tâm Chất lượng của các BCTC sẽ ảnh hưởng rất lớnđến quyết định đầu tư của họ, do đó việc hạn chế các sai sót, gian lận thông quađánh giá trọng yếu sẽ làm lành mạnh TTCK, loại bỏ các công ty yếu kém thôngqua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
2.2.2 Quy trình đánh giá trọng yếu trong kiểm toán tài chính
Tính trọng yếu có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc lập kế hoạch kiểm toán
và thiết kế chương trình kiểm toán cũng như việc đưa ra kết luận kiểm toán Sơ
đồ sau đây sẽ khái quát quy trình đánh giá tính trọng yếu trong một cuộc kiểmtoán:
Trang 15Sơ đồ 2.1: Các bước trong quy trình đánh giá trọng yếu
Trong năm bước thực hiện trên, bước 1 và 2 được thực hiện trong giai đoạnlập kế hoạch cho các phạm vi thử nghiệm kiểm toán Ba bước sau trong giaiđoạn thực hiện và kết thúc cuộc kiểm toán
2.2.2.1 Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu
Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà KTV tin rằng ởmức đó các BCTC có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến quyết địnhcủa người sử dụng thông tin tài chính Nói cách khác, đó là sai sót có thể chấpnhận được với toàn bộ BCTC
Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp KTV lập kế hoạch thu thậpbằng chứng kiểm toán thích hợp Cụ thể, khi KTV ước lượng mức trọng yếucàng thấp, nghĩa là độ chính xác của các số liệu trên BCTC càng cao thì sốlượng bằng chứng kiểm toán phải thu thập càng nhiều và ngược lại
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu không cố định mà có thể thay đổi trongquá trình kiểm toán nếu KTV thấy rằng mức ước lượng ban đầu là quá cao hoặcquá thấp hoặc một trong các nhân tố dùng để xác định mức ước lượng ban đầu
về tính trọng yếu bị thay đổi VSA 320 về “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch
và thực hiện kiểm toán” có quy định: “Kết quả đánh giá mức trọng yếu và rủi ro
kiểm toán của KTV ở thời điểm lập kế hoạch kiểm toán ban đầu có thể khác với
Bước 1 Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu Lập kế hoạch cho các phạm
vi thử nghiệm kiểm toán Bước 2 Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng
yếu của từng khoản mục
Bước 3 Ước tính tổng số sai sót cho từng khoản
mục
Đánh giá các kết quả
Bước 4 Ước tính sai số kết hợp của toàn bộ
BCTC
Bước 5 Sai số tổng hợp ước tính với ước lượng
ban đầu (hoặc đã điều chính) về tính trọng yếu
Trang 16kết quả đánh giá ở các thời điểm khác nhau trong quá trình kiểm toán Sự khácnhau này là do sự thay đổi tình hình thực tế hoặc sự thay đổi về sự hiểu biết củaKTV về đơn vị được kiểm toán dựa trên kết quả kiểm toán đã thu thập được,như: trường hợp lập kế hoạch kiểm toán trước khi kết thúc năm tài chính, KTV
đã đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán căn cứ trên dự tính trước kết quảhoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp Nếu tình hình tài chính thực
tế và kết quả hoạt động của doanh nghiệp có sự khác biệt đáng kể so với dự tính,thì việc đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán sẽ có thay đổi Hơn nữa,trong khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV thường ấn định mức trọng yếu có thểchấp nhận được thấp hơn so với mức sử dụng để đánh giá kết quả kiểm toánnhằm tăng khả năng phát hiện sai sót
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là việc làm mang tính xét đoán nghềnghiệp của KTV KTV sẽ căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng đến trọng yếu (xét
cả về mặt định lượng và định tính) để đưa ra ước tính ban đầu về mức trọng yếuvới toàn bộ BCTC
Trên thực tế, để hỗ trợ các KTV trong việc đánh giá mức trọng yếu này, cáccông ty kiểm toán thường đưa ra những hướng dẫn về việc lựa chọn các chỉ tiêulàm số gốc và tỷ lệ tính trong các trường hợp cụ thể KTV dựa vào các hướngdẫn này để tính được mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
Tổng tài sản, tổng doanh thu, thu nhập thuần trước thuế, tài sản lưu động,tổng vốn dài hạn, nợ ngắn hạn,… là những chỉ tiêu thường được KTV sử dụng
để làm số gốc trong ước lượng mức trọng yếu Ưu điểm của việc sử dụng tổngtài sản hoặc tổng doanh thu là các chỉ tiêu này thường ít biến động qua các nămtài chính Chỉ tiêu thu nhập thuần hoặc bình quân thu nhập thuần của mấy nămgần đây cũng được xem như một thông tin then chốt nhất đối với người sử dụngBCTC Tuy nhiên, các con số tính toán này sẽ được điều chỉnh tăng lên hoặcgiảm xuống tùy thuộc vào các nhân tố định tính có liên quan đến cuộc kiểmtoán Chẳng hạn, mức trọng yếu này có thể được điều chỉnh tăng lên do các nhân
tố định tính có lợi như: kết quả lần kiểm toán trước (lần kiểm toán trước pháthiện ít các sai phạm, không có biểu hiện của hành vi gian lận, không có các hoạtđộng phi pháp, vi phạm hợp đồng); tình hình tài chính khả quan; doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh phát triển Ngược lại, mứctrọng yếu này sẽ được giảm xuống nếu các nhân tố định tính không thuận lợinhư: kết quả kiểm toán trước có nhiều sai phạm trọng yếu; doanh nghiệp gặpkhó khăn trong kinh doanh, ngành nghề kinh doanh đang suy thoái, xuất hiệnthêm đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh doanh không thuận lợi, có các dấu
Trang 17hiệu của hành vi gian lận, vi phạm pháp luật, chế độ và các chuẩn mực kế toán,
vi phạm các điều khoản hợp đồng
2.2.2.2 Phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục
Sau khi KTV đã có được mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn
bộ BCTC, KTV cần phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trênBCTC Đó cũng là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục
Do kế toán thực hiện theo nguyên tắc ghi sổ kép nên nếu một sai phạm ảnhhưởng tới BCKQKD thì hầu như cũng có ảnh hưởng tới BCĐKT Vì thế, khithực hiện phân bổ ước lượng về tính trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC,KTV có thể phân bổ hoặc cho các tài khoản trên BCKQKD, hoặc cho các tàikhoản trên BCĐKT Tuy nhiên, hầu hết các thủ tục kiểm toán tập trung vào cáctài khoản trên BCĐKT nên KTV thường phân bổ mức ước lượng cho các tàikhoản trên BCĐKT
Việc phân bổ được thực hiện theo cả hai chiều hướng mà các sai phạm có thểdiễn ra: đó là tình trạng khai khống (số liệu trên sổ sách lớn hơn trên thực tế)
Cơ sở tiến hành phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoảnmục trên BCTC là:
- Bản chất các khoản mục, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá
sơ bộ đối với các khoản mục Nếu khoản mục được đánh giá là có rủi ro tiềmtàng và rủi ro kiểm soát cao thì mức trọng yếu được phân bổ cho khoản mục đó
sẽ thấp và ngược lại
- Kinh nghiệm của KTV về các sai phạm khoản mục dựa trên kết quả của lầnkiểm toán trước và một số nhân tố khác dẫn đến một giá trị trọng yếu lớn hơn cóthể phân bổ cho khoản mục này Do dự đoán của KTV về khả năng sai phạmthấp nên phạm vi kiểm toán có thể giảm đi
- Chi phí kiểm toán đối với các khoản mục: Chi phí kiểm toán có ảnh hưởngđến việc xác định mức trọng yếu Khi chi phí kiểm toán thấp phạm vi kiểm toán
sẽ được thu hẹp lại và do đó KTV phải chấp nhận mức trọng yếu cao Ngược lại,khi chi phí kiểm toán cao hơn, phạm vi kiểm toán sẽ được mở rộng làm cho mứctrọng yếu được điều chỉnh thấp hơn
Trong thực thế, việc phân bổ mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu chocác bộ phận thường gặp phải các khó khăn sau:
Thứ nhất, số lượng các sai phạm trong các bộ phận, khoản mục không đồng
đều; các khoản mục có cùng số dư tại ngày lập BCTC nhưng mức độ tiềm ẩn sai
Trang 18phạm khác nhau nên mức độ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cũng khácnhau.
Thứ hai, việc phân bổ cần phải được thực hiện theo cả hai hướng khai khống
và khai thiếu Tuy nhiên, việc dự đoán bộ phận, khoản mục nào có khả năng saisót, sai sót đó là sai sót thừa hay sai sót thiếu vẫn là một khó khăn
Thứ ba, giới hạn về chi phí kiểm toán có liên quan phân bổ mức trọng yếu:
Khi chi phí kiểm toán thấp KTV thường tập trung vào các khoản mục có tínhtrọng yếu cao và có thể bỏ qua các khoản mục các khoản mục không trọng yếuhoặc tính trọng yếu thấp từ đó KTV sẽ xác định tỷ lệ phân bổ mức trọng yếu ởmức cao cho các khoản mục Ngược lại, khi chi phí kiểm toán cao, KTV sẽ kiểmtra hầu hết các khoản mục có tính trọng yếu để đảm bảo tính trung thực hợp lýcủa thông tin từ đó, tỷ lệ xác định phân bổ trọng yếu khoản mục sẽ ở mức thấp.Tuy nhiên trên thực tế, rất khó dự đoán về khả năng sai sót cũng như chi phíkiểm toán cho từng khoản mục nên công việc này mang tính chủ quan và đòi hỏi
sự xét đoán nghề nghiệp của KTV
Nhìn chung, việc ước lượng ban đầu về mức trọng yếu và phân bổ mức ướclượng này cho các khoản mục được thực hiện ở các hai bước trên là vấn đề phứctạp, phụ thuộc vào kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của KTV Do đó, KTV
có trình độ chuyên môn cao thường được phân công thực hiện công việc này
2.2.2.3 Ước lượng tổng sai phạm cho từng khoản mục
Mức trọng yếu phân bổ cho các bộ phận, khoản mục là mức sai phạm tối đa
có thể bỏ qua đối với các bộ phận hay khoản mục đó Khi tiến hành kiểm toántừng khoản mục, từng bộ phận của BCTC, KTV dựa trên những sai phạm pháthiện được trong mẫu để ước tính sai phạm toàn bộ khoản mục, bộ phận Tổngsai phạm đối với khoản mục được dùng để so sánh với sai phạm có thể bỏ qua,quyết định khả năng chấp nhận thông tin của khoản mục đó hoặc phải tiếp tụctiến hành thêm thủ tục kiểm tra thích hợp
2.2.2.4 Ước tính sai phạm kết hợp của báo cáo tài chính
Trên cơ sở ước lượng tổng số sai phạm trong từng khoản mục, KTV tổng hợpsai phạm của các khoản mục trên BCTC Con số tổng hợp này sẽ được dùng để
so sánh với ước lượng ban đầu về trọng yếu hoặc ước lượng ban đầu đã đượcđiều chỉnh
Trang 192.2.2.5 So sánh ước tính sai số kết hợp với ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu (hoặc ước lượng đã được điều chỉnh)
Sai phạm tổng hợp của toàn bộ BCTC (kết quả bước 4) sẽ được so sánh vớiước lượng ban đầu về mức trọng yếu của toàn bộ BCTC hoặc ước lượng ban đầu
về mức trọng yếu đã được điều chỉnh trong quá trình kiểm toán Việc so sánhnày cho phép đánh giá toàn bộ các sai phạm trong các khoản mục có vượt giớihạn về mức trọng yếu chung cho toàn bộ BCTC hay không Trong quá trình này,KTV cần kết hợp với việc so sánh tổng số sai phạm trong từng khoản mục (kếtquả bước 3) với sai số được phân bổ cho khoản mục đó (kết quả bước 2)
Khi tiến hành công việc so sánh này sẽ có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: nếu sai số tổng hợp ước tính cho toàn bộ BCTC nhỏ hơn mức
ước lượng ban đầu (hoặc đã được điều chỉnh) về tính trọng yếu thì KTV sẽkhông phải thực hiện thêm các thử nghiệm kiểm toán và có thể đưa ra ý kiếnchấp nhận toàn phần về BCTC
Trường hợp 2: nếu sai số tổng hợp ước tính cho toàn bộ BCTC gần bằng (đảm
bảo nguyên tắc thận trọng, hạn chế rủi ro kiểm toán) hoặc lớn hơn mức ướclượng ban đầu (hoặc đã được điều chỉnh) về tính trọng yếu thì KTV sẽ xem xétxem có khoản mục nào có tổng số sai phạm ước tính cao Đối với những khoảnmục này, KTV sẽ tăng cường các thủ tục kiểm toán và mở rộng quy mô mẫuchọn để phát hiện thêm các sai phạm có bằng chứng chắc chắn để yêu cầu kháchhàng điều chỉnh và khẳng định lại ước tính về tổng số sai phạm của khoản mục
đó Nếu khách hàng không chấp nhận điều chỉnh và các thủ tục kiểm toán bổsung vẫn khẳng định có sai phạm trọng yếu trong khoản mục này thì KTV sẽđưa ra kết luận kiểm toán thuộc loại ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến bácbỏ
Như vậy, để quá trình đánh giá trọng yếu được hiệu quả, KTV phải có đủkinh nghiệm, trình độ và sự xét đoán nghề nghiệp Quá trình đánh giá này phảiđược thực hiện một cách linh hoạt mỗi khi có thông tin thay đổi từ phía kháchhàng để tiết kiệm chi phí kiểm toán nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cuộc kiểmtoán Thông thường các công ty kiểm toán thường đưa ra những hướng dẫn cụthể cho qui trình đánh giá tính trọng yếu trên cơ sở các quy định chuẩn mựckiểm toán quốc tế, và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành
Trang 202.3 Đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
2.3.1 Đặc điểm của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vàođăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung Để được niêm yết trên thịtrường, công ty xin niêm yết phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định củapháp luật Khi đã có chứng khoán được niêm yết trên thị trường, CTNY cũngphải tuân thủ một số yêu cầu như nghĩa vụ công bố thông tin, BCTC phải đượckiểm toán… để đảm bảo TTCK hoạt động hiệu quả Ở mỗi quốc gia trên thế giới
có những quy định pháp luật khác nhau về các CTNY trên TTCK từ đó hìnhthành nên các đặc điểm riêng của các CTNY Song nhìn chung, các CTNY trênTTCK có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, CTNY là loại công ty cổ phần, có hai loại chứng khoán mà công ty
được phép phát hành để tăng vốn đó là cổ phiếu và trái phiếu Công ty cổ phần
là loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước các khoản nợ và nghĩa vụ tàisản của công ty trong phạm vi giá trị tài sản của công ty, vốn điều lệ được chiathành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, các cổ đông là các tổ chức và các cánhân sở hữu cổ phần của công ty
Thứ hai, cổ phiếu của CTNY được sở hữu bởi số lượng lớn cổ đông và có sự
biến động liên tục do việc mua bán theo quy luật cung cầu Nơi diễn ra các hoạtđộng mua bán chứng khoán của CTNY là tại sở giao dịch chứng khoán hoặctrung tâm giao dịch chứng khoán
Thứ ba, các CTNY thường có quy mô hoạt động lớn, nhiều chi nhánh và
thường kinh doanh đa ngành nghề, tính chất phức tạp Điều này làm cho cácCTNY thường gặp phải nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh cũngnhư trong quản lý
Thứ tư, khi niêm yết chứng khoán trên TTCK, số lượng và trình độ người
quan tâm đến thông tin tài chính của CTNY rất lớn và phức tạp: những ngườitham gia mua bán chứng khoán sẽ phải xem xét, đánh giá và sử dụng thông tintài chính nhiều hơn, đa dạng hơn và phức tạp hơn
2.3.2 Đặc điểm kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Kiểm toán BCTC là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về tính trung thực
và hợp lý của các thông tin trên BCTC của các đơn vị được kiểm toán bằng hệthống phương pháp khoa học của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng
Trang 21từ do các KTV có đủ năng lực và trình độ chuyên môn tương xứng thực hiệntrên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực Kiểm toán BCTC nhìn chung có 3 giaiđoạn chính: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán.Đối với khách thể kiểm toán là các CTNY, các đặc điểm riêng của những công
ty này đã ảnh hưởng đến đặc điểm kiểm toán BCTC của các CTNY như sau:
Về chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán BCTC của các CTNY
trên TTCK hướng đến công khai tài chính giữa các bên có lợi ích khác nhau nhưnhà đầu tư, đối tác, ngân hàng, cơ quan Nhà nước, do đó, việc thu thập bằngchứng đầy đủ, tin cậy về tình hình hoạt động của các công ty được quán triệttrong suốt quá trình thực hiện chức năng chung của kiểm toán
Về đối tượng kiểm toán, kiểm toán BCTC của các CTNY hướng đến đối
tượng là bảng khai tài chính của các CTNY trên TTCK Những bảng khai tàichính này tổng hợp, phản ánh rất nhiều thông tin về mối quan hệ kinh tế, pháp lý
cụ thể mà công ty có liên quan Việc xem xét các mặt các yếu tố trong thực trạngtài chính chỉ trên góc độ có liên quan đến các thông tin trên bảng khai tài chính
và được chọn lọc qua điều tra, phân tích thực tế tại các CTNY trên TTCK
Về phương pháp kiểm toán, phương pháp kiểm toán cơ bản khi kiểm toán
BCTC của các CTNY trên TTCK là phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoàichứng từ để hình thành các trắc nghiệm kiểm toán nhằm tìm hiểu, đánh giá tìnhhình hoạt động và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ của các công ty
Về quan hệ chủ thể với khách thể, kiểm toán BCTC của các CTNY trên
TTCK là hoạt động bắt buộc và do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện.Quan hệ giữa chủ thể và khách thể là quan hệ ngoại kiểm, và giữa chủ thể trựctiếp là các KTV với khách thể cần có sự độc lập theo đúng với những quy địnhnêu trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán
Về trình tự kiểm toán, trình tự kiểm toán BCTC của các CTNY gồm 3 giai đoạn cơ bản theo trình tự chung của một cuộc kiểm toán:
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: thu thập thông tin và tìm hiểu về khách thểkiểm toán để nhận biết những rủi ro tiềm ẩn khi thiết kế thủ tục kiểm toán, đánhgiá mức trọng yếu và lựa chọn rủi ro kiểm toán mong muốn, tìm hiểu về hệthống kiểm soát nội bộ, thiết kế các thủ tục kiểm toán
Giai đoạn thực hiện kiểm toán: là giai đoạn trung tâm và quan trọng trong quátrình kiểm toán, trong giai đoạn này, KTV sẽ sử dụng phương pháp, kỹ thuậtkiểm toán thích hợp để thu thập bằng chứng kiểm toán
Trang 22Giai đoạn kết thúc kiểm toán: đưa ra kết luận kiểm toán, lập báo cáo kiểmtoán và giải quyết các công việc phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán Vớikhách thể là các CTNY, các KTV cần lựa chọn dạng ý kiến kiểm toán một cáchthích hợp và thận trọng Đồng thời, các dạng ý kiến còn bị tác động từ yêu cầucủa Ủy ban Chứng khoán bên cạnh quy định nghề nghiệp kiểm toán.
2.3.3 Đặc điểm đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Như đã trình bày ở trên, việc đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC củacác CTNY trên TTCK nằm trong cả ba giai đoạn của quá trình kiểm toán Trongcác giai đoạn này, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ saiphạm của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán
và đánh giá ảnh hưởng của các sai phạm lên BCTC để từ đó xác định bản chất,thời gian, phạm vi cần khảo sát (thử nghiệm) kiểm toán Ở đây, KTV cần đánhgiá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ đánh giá đó cho từng khoảnmục trên BCTC Với khách thể là các CTNY trên TTCK thì việc đánh giá trọngyếu thường có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, việc ước tính ban đầu về trọng yếu với các CTNY thường được
đánh giá kỹ lưỡng hơn so với công ty không niêm yết Việc ước lượng mứctrọng yếu tối đa-tối thiểu tùy thuộc vào chương trình kiểm toán dựa trên nhân tốảnh hưởng: nhân tố định lượng (quy mô) và nhân tố định tính (tính hệ trọng).Thông thường, khi kiểm toán BCTC của các CTNY, các KTV ước lượng banđầu về mức trọng yếu thấp hơn các khách hàng khác cùng loại, cùng quy mô màkhông niêm yết
Thứ hai, khi tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục KTV
thường chọn các khoản mục có tính hệ trọng cao liên quan trực tiếp đến tìnhhình hoạt động của công ty như: Tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế,… Việcphân bổ này nhằm giúp cho KTV có thể thu thập các bằng chứng kiểm toánthích hợp đối với từng khoản mục trong BCTC của các CTNY bởi vì khi xác lậpmức trọng yếu thấp đối với mỗi khoản mục là đòi hỏi tính đúng đắn của thôngtin càng cao và khi đó các KTV phải thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán có độtin cậy hơn Chính điều này làm cho chi phí kiểm toán của các CTNY thườngcao hơn so với các công ty không niêm yết
Thứ ba, việc đánh giá trọng yếu của các CTNY thường khá phức tạp và khó
khăn trong việc cân đối giữa các mức trọng yếu lựa chọn và chi phí của cuộckiểm toán Vì nếu KTV đánh giá mức trọng yếu quá cao sẽ không phát hiện
Trang 23được hết sai phạm và nếu chọn mức trọng yếu quá thấp sẽ không có thời gian,chi phí cho cuộc kiểm toán Chính vì thế, khi đánh giá trọng yếu trong cácCTNY trên TTCK đòi hỏi đội ngũ KTV có chuyên môn vững vàng, nhiều kinhnghiệm KTV sẽ thu thập thông tin để bước đầu tính toán mức trọng yếu, còn
GĐ kiểm toán là người đưa ra quyết định cuối cùng về mức trọng yếu Đối vớichương trình kiểm toán đã tiến hành soát xét BCTC bán niên của CTNY, việcxác định mức trọng yếu sẽ được xem xét trên cơ sở quyết định của GĐ kiểmtoán và so sánh với mức trọng yếu đã xác định trước đó để điều chỉnh thích hợp
Trang 24CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM THỰC HIỆN
3.1 Hệ thống văn bản pháp quy và hướng dẫn nghề nghiệp của Việt Nam có liên quan đến đánh giá trọng yếu
Về chuẩn mực kiểm toán, dù nghề nghiệp kiểm toán độc lập ra đời vàonhững năm đầu của thập niên 90 nhưng đến tháng 9 năm 1999, chuẩn mựckiểm toán Việt Nam đợt 1 lần đầu tiên được ban hành Ngày 06/12/2012, BộTài chính ban hành thông tư số 214/2012/TT-BTC quy định việc áp dụng hệthống chuẩn mực kiểm toán mới từ ngày 1/1/2014
Các hướng dẫn liên quan đến trọng yếu trước hết được quy định trong Chuẩnmực Kiểm toán Việt Nam Số 320 Chuẩn mực này được ban hành lần đầu theoQuyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14/03/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc ban hành và công bố 05 chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (đợt 4), banhành về chuẩn mực VSA 320 “Tính trọng yếu trong kiểm toán” Theo thông tư
số 214/2012/TT-BTC chuẩn mực mới được áp dụng là VAS 320 “Mức trọngyếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán” Chuẩn mực này quy định về:Khái niệm tính trọng yếu; Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán;Trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong đánh giá các bằng chứng kiểm toán; Đánhgiá ảnh hưởng của sai sót
Ngoài ra, các chuẩn mực kiểm toán khác có đề cập đến tính trọng yếu trongkiểm toán bao gồm: Chuẩn mực VSA 200 “Mục tiêu tổng thể của kiểm toánviên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam”; Chuẩn mực VSA 240 “Trách nhiệm của kiểm toán viên liênquan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài”; Chuẩn mực VSA 330
“Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá”; Chuẩn mựcVSA 500 “Bằng chứng kiểm toán”; Chuẩn mực VSA 700 “Hình thành ý kiếnkiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính”
Nhìn chung, các chuẩn mực về trọng yếu của Việt Nam về cơ bản phù hợpvới thông lệ và chuẩn mực kiểm toán quốc tế, vừa phù hợp với đặc thù nền kinh
tế và trình độ KTV Các chuẩn mực này đã nêu rõ các khái niệm về trọng yếu,mức trọng yếu và mức trọng yếu thực hiện; hướng dẫn khá chi tiết cách xácđịnh mức trọng yếu và mức trọng yếu thực hiện và các loại hồ sơ kiểm toán cầnlưu; đồng thời cũng quy định và hướng dẫn trách nhiệm của KTV trong việc
Trang 25xác định trọng yếu Như vậy, các chuẩn mực về trọng yếu này là cơ sở chắcchắn cho việc đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ KTV; làm cơ sở cho KTVtrong thực hành công việc đánh giá trọng yếu nói riêng và thực hành kiểm tra,giám sát, kiểm toán báo cáo tài chính trong lĩnh vực doanh nghiệp cũng nhưNhà nước nói chung, tạo cơ sở nâng cao độ tin cậy của nhà đầu tư và xã hội vào
sự công khai, minh bạch của thị trường tài chính Việt Nam
3.2 Đặc điểm các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 3.2.1 Đặc điểm chung của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Công ty niêm yết là công ty có chứng khoán được niêm yết trên Thị trườnggiao dịch tập trung Theo điều 53 và 54 Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày20/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứngkhoán thì điều kiện để niêm yết cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán gồm:
Một là, là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm
yết từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên nếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoánthành phố Hồ Chí Minh và từ 30 tỷ đồng Việt Nam trở lên nếu niêm yết tại Sởgiao dịch chứng khoán Hà Nội tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán
Hai là, có ít nhất hai năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến
thời điểm đăng ký niêm yết nếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thànhphố Hồ Chí Minh và ít nhất một năm hoạt động nếu niêm yết tại Sở giao dịchchứng khoán Hà Nội (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gắn vớiniêm yết); tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trướcnăm đăng ký niêm yết tối thiểu là 5%; không có các khoản nợ phải trả quá hạntrên một năm, không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; tuân thủcác quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính
Ba là, tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 300
cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ nếu niêm yết tại Sở giao dịch chứngkhoán thành phố Hồ Chí Minh và tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyếtcủa công ty do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ nếu niêmyết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nướcchuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ
Bốn là, công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó TổngGiám đốc), Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan
Trang 26Năm là, cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội
đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (PhóTổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liênquan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giámđốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty phảicam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể
từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo,không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắmgiữ
Sáu là, có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.
Từ đó, các CTNY trên TTCK Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, là loại công ty cổ phần, cổ phiếu và trái phiếu của doanh nghiệp
được niêm yết trên TTCK Việt Nam Được quyền phát hành chứng khoán khi cónhu cầu tăng vốn: Công ty có đặc trưng là sự tách rời giữa người sở hữu vốn cổđông và người quản lý Điều này xét trên góc độ kiểm toán, có thể là sự khôngtin cậy từ các báo cáo (trong đó có các thông tin tài chính) của các nhà quản lý
do mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và ban lãnh đạo CTNY, hoặc giữa nhóm cổđông lớn và cổ đông nhỏ
Thứ hai, CTNY còn bao gồm doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa, Nhà
nước chiếm trên 50% cổ phần (Luật doanh nghiệp 2005) Bên cạnh đó, CTNYtrên TTCK Việt Nam được phát hành chứng khoán làm tăng vốn giữa 2 dạng cổphiếu và trái phiếu Công chúng ở đây là các nhà đầu tư, những người quyếtđịnh đầu tư không đầu tư vào doanh nghiệp niêm yết thông qua quyết định muahoặc không mua chứng khoán của công ty Các quyết định đầu tư với chứngkhoán của công ty chủ yếu do thông tin mà chính Doanh nghiệp niêm yết cungcấp theo luật định
Thứ ba, CTNY thường có quy mô lớn và phạm vi hoạt động rộng khắp với
mục đích chính của doanh nghiệp khi lựa chọn con đường niêm yết nhằm đápứng nhu cầu mở rộng vống kinh doanh trên quy mô lớn thông qua thu hút vốnđầu tư dài hạn từ các nhà đầu tư, bên cạnh đó nhằm khẳng định thương hiệu và
uy tín, do vậy CTNY thường có quy mô lớn và có tình hình tài chính phức tạphơn nhiều so với các công ty không niêm yết
Trang 273.2.2 Đặc điểm báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Cơ sở pháp lý đối với BCTC của các CTNY BCTC là bản báo cáo tổng hợp
về tình hình tài chính của DN, được lập trên cơ sở các quy định, chuẩn mực, chế
độ kế toán Bởi vậy, BCTC chịu sự chi phối trực tiếp của hệ thống các văn bảnpháp luật về kế toán từ sắc luật về kế toán qua các nghị định và thông tư hướngdẫn, hệ thống chuẩn mực kế toán và các văn bản pháp lý của Việt Nam cũngnhư Quốc tế Việc lập và trình bày BCTC của các CTNY thường tuân thủ cácqui định sau:
Một là, các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao quy định những vấn đề
chung nhất của kế toán như nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán,
… nhằm điều chỉnh hoạt động kế toán của mọi thành phần kinh tế và mọi lĩnhvực hoạt động Ngoài sắc luật cụ thể ra, còn có những văn bản dưới luật kế toánquy định chi tiết hơn cho những điều khoản trong luật
Hai là, Chuẩn mực kế toán hoặc chuẩn mực BCTC Quốc tế (IFRS) (bao gồm
cả chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS) đã ban hành và còn hiệu lực) và chuẩnmực kế toán Việt Nam (VAS) làm cơ sở cho việc lập BCTC và giải thích cácthông tin trình bày trên BCTC Chuẩn mực BCTC quy định việc ghi nhận, xácđịnh giá trị và trình bày thông tin về các giao dịch hay sự kiện quan trọng trênBCTC cho mục đích chung cũng như trong các ngành cụ thể Mỗi quốc gia, tùyvào đặc điểm kinh tế, có những chuẩn mực kế toán của riêng mình hoặc áp dụngChuẩn mực BCTC Quốc tế
Ba là, các văn bản qui định cụ thể như quy trình, hướng dẫn hoặc các cẩm
nang hướng dẫn nghề nghiệp kế toán giúp người thực hiện hiểu rõ và cụ thể hơncác quy định trên BCTC của các CTNY vẫn phải đáp ứng những yêu cầu cơbản của BCTC doanh nghiệp thông thường về nguyên tắc tuân thủ, về cách lập,
về cơ sở lập, về mẫu biểu, về loại báo cáo, về thời gian nộp báo cáo…
Bên cạnh đó, những đặc điểm hoạt động của CTNY dẫn tới những đặcđiểm riêng BCTC của các CTNY trên các sàn chứng khoán Việt Nam:
Một là, số lượng và trình độ của những người quan tâm đến thông tin trên
BCTC của các CTNY rất đa dạng và phức tạp dẫn đến độ tin cậy BCTC của cácCTNY rất cao
Hai là, do CTNY tham gia nhiều các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh khác
nhau nên các thông tin trình bày trên BCTC cũng như kết cấu các bộ phận đặc
Trang 28thù trên BCTC của các CTNY khác nhau theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
đó
Ba là, CTNY là công ty cổ phần niêm yết chứng khoán trên TTCK dẫn đến số
lượng cổ đông của công ty rất lớn đồng thời biến động liên tục Vì vậy, việc theodõi và phản ánh các nghiệp vụ chi tiết về vốn chủ sở hữu theo đối tượng cụ thểtrên sổ sách kế toán rất khó khăn
Bốn là, một số chỉ tiêu tài chính chỉ xuất hiện trên sổ sách kế toán và BCTC
các công ty cổ phần nói chung và CTNY nói riêng như: Trên BCĐKT: chỉ tiêu
“thặng dư vốn cổ phần”, chỉ tiêu “cổ phiếu quỹ”; Trên BCKQKD: chỉ tiêu “lãi
cơ bản trên một cổ phiếu”; Trên thuyết minh BCTC: một số nội dung đặc thùtrên báo cáo tăng giảm vốn chủ sở hữu
Năm là, các CTNY có rất nhiều cổ đông và thay đổi liên tục nên sẽ ảnh hưởng
tới việc điều hành công ty (ví dụ khi có thay đổi cổ đông chiến lược hoặc cổđông lớn…), đồng thời việc phân phối lợi nhuận vì vậy cũng phức tạp theo Bảnthân CTNY là công ty đối vốn nên việc phân phối lợi nhuận thường xác địnhtheo tỷ lệ góp vốn của các chủ sở hữu (trừ khi điều lệ công ty có qui định khác)
Do vậy, khi phân phối lợi nhuận, các CTNY phải công khai thời điểm hưởng cổtức cùng tỷ lệ và cách thức hưởng cổ tức công khai trong đại hội đồng cổ đông
và trên các phương tiện thông tin đại chúng Chính vì vậy, việc theo dõi và ghinhận phân phối lợi nhuận trên sổ sách kế toán và BCTC cũng rất khó khăn
Sáu là, các CTNY thường có qui mô lớn và thường hoạt động đa ngành nghề,
dịch vụ; tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro nhất là lĩnh vựcđầu tư tài chính Bởi vậy, trong các CTNY luôn tồn tại nhiều mối quan hệ tàichính phức tạp nên việc theo dõi và xác định các bên liên quan hoặc khi hợpnhất BCTC rất khó khăn
Bảy là, cũng do người quan tâm đến thông tin trên BCTC của các CTNY có
số lượng lớn và tính đa dạng nên BCTC phải đảm bảo các quy định của TTCK.Thông tin BCTC phải công bố theo từng quý và thời gian công bố thông tinnghiêm ngặt hơn so với các DN thông thường; BCTC của CTNY phải kiểm toánhàng năm và chương trình kiểm toán phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý(Ủy ban Chứng khoán); BCTC của CTNY phải được lập trên cơ sở tuân thủchuẩn mực kế toán hoặc các chuẩn mực lập BCTC đối với các CTNY
3.3 Thực trạng đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện
Trang 293.3.1 Thực trạng việc đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam do các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 thực hiện
3.3.1.1 Thực trạng chung
Tại Việt Nam, ngay từ khi kiểm toán độc lập hình thành tại nước ta đầu thậpniên 90 của thế kỷ XX, những công ty kiểm toán quốc tế có quy mô lớn đã cómặt và dần khẳng định vị thế ngày càng quan trọng của mình trong lĩnh vựckiểm toán độc lập Tính đến nay cả 4 công ty kiểm toán lớn của thế giới (haycòn gọi là Big 4) đều đã hoạt động tại Việt Nam đó là Deloitte, EY, PwC,KPMG Với trình độ chuyên môn của đội ngũ KTV cộng với quy trình nghiệp
vụ được áp dụng trên toàn cầu, có thể nói các thủ tục kiểm toán được thực hiệntại các công ty này đạt trình độ tiên tiến nhất hiện nay Khách hàng của nhómBig 4 hầu hết là các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia có chi nhánh tại ViệtNam Chính vì thế yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán là rất cao vàđiều kiện để khai thác tận dụng tính năng ưu việt của quy trình kiểm toán là khảthi và mang tính hiệu quả cao
Hơn thế nữa, giá phí kiểm toán tại các công ty Big 4 thường rất cao, vượt xacác công ty kiểm toán của Việt Nam Điều này dẫn đến nguyên tắc tương xứng
về lợi ích, chi phí đảm bảo cho các công ty này triển khai được tối đa cácnghiệp vụ kiểm toán có thể vận dụng Ngoài ra, các công ty thuộc nhóm Big 4còn thường có mức lương, thưởng rất hấp dẫn nhằm thu hút các sinh viên giỏinhất làm việc cho họ Chính đội ngũ nhân viên này tạo một điều kiện thuận lợicho công tác triển khai thực hiện quy trình kiểm toán tiên tiến đạt được hiệuquả và tính khả thi
Với những điều kể trên thì việc cả bốn công ty kiểm toán Big 4 đều nằmtrong danh sách 27 công ty được phép kiểm toán CTNY năm 2015 của Ủy banChứng khoán Nhà nước là hoàn toàn thích đáng
3.3.1.2 Quy trình vận dụng, đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam và Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Hầu hết các công ty kiểm toán quốc tế đều thực hiện đánh giá trọng yếutrong kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và vận dụng chúngxuyên suốt trong các giai đoạn khác của cuộc kiểm toán Quy trình vận dụng