kiểm toán AASC
Nhìn chung, quy trình đánh giá trọng yếu của công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC với khách thể là các CTNY trên TTCK đa phần tuân theo quy trình gồm 5 bước như với quy trình chung. 5 bước của quy trình này được áp dụng vào một chương trình kiểm toán cụ thể với 3 giai đoạn:
- Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán - Giai đoạn thực hiện kiểm toán - Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Việc đánh giá trọng yếu được thực hiện khi KTV lập kế hoạch kiểm toán ( kế hoạch kiểm toán tổng thể), gồm 2 việc chính:
- Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu.
- Phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các khoản mục.
Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu
Mức trọng yếu sẽ được ước lượng ban đầu thông qua việc xác định mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán được kí hiệu là mức trọng yếu hoặc ước lượng ban đầu. Mức trọng yếu là thước đo số lượng về trọng yếu trên phương diện toàn bộ BCTC và nó sẽ được sử dụng trong việc thiết kế các thủ tục kiểm toán nhằm đảm bảo rằng rủi ro của các sai phạm trọng yếu không được phát hiện đã được giảm đến mức thấp có thể chấp nhận được.
Ở AASC, do tầm quan trọng của mức trọng yếu đối với hiệu quả của cuộc kiểm toán là rất lớn. Việc xác định mức trọng yếu không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát hiện các rủi ro kiểm toán cũng như chi phí để thực hiện cuộc kiểm toán. Do vậy, để thận trọng, việc ước lượng ban đầu về mức trọng yếu này hoàn toàn do thành viên ban giám đốc thực hiện và sau đó, nhóm KTV thực hiện kiểm toán sẽ tiến hành cuộc kiểm toán theo sự hướng dẫn về mức trọng yếu đã được xây dựng.
Nhằm lượng hóa tính trọng yếu, KTV phải thiết lập một cơ sở thích hợp cho việc xác đinh mức trọng yếu. Ở AASC, một số chỉ tiêu thường được sử dụng cho việc xác định mức trọng yếu với CTNY trên TTCK bao gồm: LNTT; Doanh thu; tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; Nợ ngắn hạn; Tổng tài sản; Vốn chủ sở hữu.
Bước 1: Lập bảng tính trọng yếu dựa trên bảng cơ sở xác định mức trọng yếu theo quy định của AASC
Bảng 3.5: Bảng cơ sở tính mức trọng yếu tại AASC
Chỉ tiêu Mức độ trọng yếu
1.LN trước thuế 4%-8%
2.LN sau thuế 4%-8% ( áp dụng với công ty niêm yết)
3.TSCĐ 1%-2%
4.Nợ ngắn hạn 1%-2%
5.Tổng tài sản 0,5%-1%
6.Vốn chủ sở hữu 1,5%-2% (áp dụng với công ty niêm yết) Đối với DN thanh lý, phá sản là 0,25%-5% tổng giá trị tài sản.
Không áp dụng đối với các chỉ tiêu có giá trị nhỏ, có giao động lớn giữa các kỳ.
(Nguồn: Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC)
Sau khi xem xét tới các yếu tố định tính, thì thành viên ban giám đốc có thể xác định mức trọng yếu với một tỷ lệ thấp hơn dành cho các CTNY nếu thấy điều đó là phù hợp. Với khách thể là CTNY các chỉ tiêu thường được quan tâm nhất là Lợi nhuận sau thuế và Vốn chủ sở hữu, việc KTV lựa chọn chỉ tiêu nào còn phụ thuộc vào một số đặc điểm của công ty như: ngành nghề kinh doanh, thời gian bắt đầu niêm yết.
Bước 2: Lựa chọn mức trọng yếu
Trong điều kiện hoạt động bình thường và liên tục, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của các CTNY trên TTCK thường được sử dụng bởi lẽ đây là chỉ tiêu được đông đảo đối tượng quan tâm nhất và phản ánh rõ nhất hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong điều kiện mà hoạt động kinh doanh thua lỗ liên tục, thì chỉ tiêu lỗ trước thuế vẫn được AASC xem xét là phù hợp, tuy vậy cần có giải trình lí do của việc sử dụng chỉ tiêu này làm cơ sở trên GLV về tính trọng yếu.
Phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các tài khoản và khoản mục trên BCTC:
Tại AASC việc phân bổ ước lượng ban đầu vể trọng yếu chỉ áp dụng cho các chỉ tiêu trên BCKQKD. Sau khi ước lượng mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục. Căn cứ để phân bổ mức trọng yếu là: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, chi phí thu thập bằng chứng đối với từng khoản mục và kinh nhiệm của KTV.
Đối với các khoản mục nhỏ nằm trong khoản mục chính, KTV phân bổ mức trọng yếu theo tỉ trọng giá trị của khoản mục đó trên tổng tài sản của khoản mục chính.
Đối với các khoản mục lớn, KTV sẽ phân chia thành ba nhóm khác nhau đi với các hệ số 1,2,3. Trong đó, hệ số 1 để chỉ nhóm khoản mục có rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát là trung bình và cao, chi phí thu thập bằng chứng là thấp. Nhóm đi với hệ số 2 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là thấp và trung bình, chi phí thu thập bằng chứng là trung bình. Nhóm các khoản mục đi với hệ số 3 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thấp, chi phí thu thập bằng chứng cao.
Trên cơ sở mối quan hệ giữa chi phí thu thập bằng chứng và sai số có thể chấp nhận được, AASC xây dựng hệ số phân bổ cho các tài khoản và khoản mục trên BCĐKT như sau:
Bảng 3.4: Nguyên tắc phân bổ tính trọng yếu tại AASC:
C Hàng tồn kho > C Công nợ > C Các tài khoản khácM Hàng tồn kho > M Công nợ > M Các tài khoản khác M Hàng tồn kho > M Công nợ > M Các tài khoản khác C: Chi phí thu thập bằng chứng