M: Mức trọng yếu( Sai số có thể chấp nhận được)
4.1.2 Những tồn tại cần hoàn thiện
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đánh giá trọng yếu của các công ty kiềm toán độc lập tại Việt Nam còn tồn tại một số vấn đề.
Thứ nhất, đó là đội ngũ KTV tại phần lớn các công ty kiểm toán của Việt Nam có trình độ chưa cao. Việc đánh giá trọng yếu phụ thuộc rất nhiều vào xét đoán nghề nghiệp của KTV. Vì vậy trình độ cũng như khả năng nhạy cảm của các KTV là yếu tố quyết định công tác đánh giá trọng yếu. Tại các công ty kiểm toán lớn ở Việt Nam như nhóm Big 4, đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của CTNY trên TTCK được xây dựng thành các quy trình rất chặt chẽ, dễ sử dụng và mang tính chỉ dẫn cao do các KTV có trình độ cao thực hiện. Vì thế, công tác đánh giá của KTV trở nên rất khoa học, hiệu quả. Nhưng ngược lại, trong hầu hết các công ty kiểm toán ở Việt Nam hiện nay công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán với các CTNY trên TTCK chưa được hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của các KTV. Chỉ một số công ty kiểm toán ở Việt Nam có quy trình chuẩn đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Cùng với đó, các công ty kiểm toán vừa và nhỏ của Việt Nam có số lượng KTV được cấp chứng chỉ hành nghề còn rất ít, khá chênh lệch so với các công ty của nước ngoài, đó là một vấn đề tồn tại cần được khắc phục để có thể cải thiện chất lượng kiểm toán nói chung và chất lượng đánh giá trọng yếu nói riêng nhất là đối với khách thể các CTNY điều này lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Thứ hai, vấn đề phân bổ mức ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC. Phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC là một vấn đề phức tạp, mang tính chủ quan của KTV. Đối với vấn đề này, giữa các công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam không có sự thống nhất về việc thực hiện phân bổ hay không thực hiện phân bổ. Ngoài ra, không có sự thống nhất giữa các công ty kiếm toán độc lập của Việt Nam trong việc hướng dẫn KTV thực hiện phân bổ.
Nếu không thực hiện phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC thì khi tống hợp các sai phạm không được điều chỉnh trong từng khoản mục sẽ
gây khó khăn cho KTV trong việc quyết định xem tổng sai phạm đối với khoản mục đó có được coi là trọng yếu hay không, có cần phải điều chỉnh ý kiến của KTV về BCTC hay không, hơn nữa với từng khoản mục đều có sự chênh lệch về mức trọng yếu hay phương pháp kiểm kê, nếu không xác lập mức trọng yếu khoản mục sẽ gây lãng phí nguồn lực đồng thời làm mất đi hiệu quả của cuộc kiểm toán đặc biệt là trong các cuộc kiểm toán với CTNY thường mất rất nhiều thời gian, công sức.
Tuy nhiên, nếu thực hiện phân bổ mà lại đưa ra những tỳ lệ cố định để tính mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục như cách tính của một số công ty kiểm toán ở Việt Nam thì không hợp lý. Việc phân bổ này cần dựa vào bản chất của khoản mục, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá cho khoản mục đó, ngoài ra cũng cần đến sự xét đoán, kinh nghiệm của KTV thì mới có thể phân bổ họp lý mức trọng yếu cho từng khoản mục.Thực tế rất phong phú và nếu chỉ dựa vào tỷ lệ qui định thì chắc chắn công việc kiếm toán sẽ không thể tiến hành một cách có hiệu quả và nếu đánh giá trọng yếu mà chỉ dựa vào các con số tính theo tỷ lệ đó thì chắc chắn sẽ xảy ra rủi ro kiếm toán lớn hơn.
Thứ ba, việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và chất lượng đánh giá trọng yếu nói riêng đối với các công ty kiểm toán độc lập ở nước ta chưa được thực hiện một cách thực sự triệt để. Đặc biệt khi tiến hành kiểm toán các CTNY trên TTCK điều này là rất quan trọng. Mỗi công ty kiểm toán cần được kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục để đảm bảo chất lượng hoạt động. Điều này dẫn đến việc kiểm soát chất lượng hoạt động của 141 công ty kiểm toán là điều rất khó có thể thực hiện một cách triệt để. Trên thực tế Bộ Tài chính, VACPA và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã rất nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của các công kiểm toán với khách thể là các CTNY. Tuy vậy, định kỳ vẫn có những công ty kiểm toán bị cảnh cáo về hoạt động hay những KTV bị đình chỉ hành nghề kiểm toán. Do vậy công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cần được chú trọng và nâng cao hơn nữa trọng thời gian tới.
Thứ tư, đó là vấn đề trong cách thức làm việc của KTV trong quy trình đánh giá trọng yếu. Các công ty lớn như nhóm Big 4 đã xây dựng quy trình làm việc chuyên nghiệp trong quy trình đánh giá trọng yếu. Tuy nhiên, các công ty vừa và nhỏ tại Việt Nam vẫn làm việc chưa thực sự chuyên nghiệp, họ chưa trình bày đánh giá trọng yếu trên GTLV. Việc không ghi lại công tác đánh giá trọng yếu một cách chính xác và khoa học trên GTLV. Khiến cho việc soát xét gặp nhiều khó khăn. Do vậy, chất lượng của của cuộc kiểm toán vì thế có thể mà không
được kiểm soát chặt chẽ. Cũng vì vậy mà họ không có bằng chứng về việc đã đánh giá trọng yếu có thể dẫn đến việc gặp rắc rối khi xảy ra tranh chấp. Đặc biệt, là khi đánh giá BCTC của của các CTNY trên TTCK, sự chính xác lại càng phải được chú trọng. Vì thông tin ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà đầu tư và người sử dụng thông tin nên nguy cơ xảy ra các tranh chấp cũng rất cao.