M: Mức trọng yếu( Sai số có thể chấp nhận được)
3.3.2.3. Quy trình vận dụng đánh giá trọng yếu trong Công ty TNHH kiểm toán An Phú
toán An Phú
Công ty TNHH Kiểm toán An Phú là công ty có quy mô nhỏ nên các bước trong quy trình đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK nhìn chung cũng khá ngắn gọn và đơn giản, không phức tạp và chi tiết như với một công ty có quy mô lớn hơn như AASC. Cụ thể, quy trình đánh giá trọng yếu của Công ty An Phú được thể hiện như sau:
Bước 1: Ước tính sơ bộ về mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC (PM)
KTV cần xác định số tiền được xem là trọng yếu đối với BCTC.Việc xác định PM là một vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi những xét đoán nghề nghiệp được quyết
định trên sự hiểu biết về khách hàng, đánh giá rủi ro hợp đồng và các yêu cầu khác trên BCTC.
Đối với hợp đồng kiểm toán với các CTNY, Công ty An Phú thường sử dụng
lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh thường xuyên làm chỉ tiêu để tính mức trọng yếu tổng thể PM. Tỷ lệ mức trọng yếu kế hoạch thông thường là 5- 10%. Trong trường hợp Lợi nhuận quá thấp hoặc công ty bị lỗ thì việc sử dụng chỉ tiêu khác để tính mức trọng yếu như Vốn chủ sở hữu, Tổng tài sản. Khi đó KTV cần tham khảo Giám đốc kiểm toán để đưa ra quyết định lựa chọn cho phù hợp.
Bước 2: Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC (TE)
Cách thức phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC (TE) của Công ty Kiểm toán An Phú cho các CTNY như sau:
Xác định các chỉ tiêu phải được kiểm tra 100%, đó là các chỉ tiêu:
- Đầu tư ngắn hạn và dài hạn - TSCĐ và bất động sản đầu tư - Các khoản dự phòng
- Vay ngắn hạn và dài hạn - Chi phí phải trả
- Nguồn vốn kinh doanh
- Chi phí khác và thu nhập khác
Những khoản mục này cần được kiểm tra 100% vì đây là các khoản mục mang tính ước tính (các khoản dự phòng, chi phí phải trả), ít phát sinh nghiệp vụ (TSCĐ, bất động sản đầu tư), có tính chất quan trọng (đầu tư tài chính, vay ngắn hạn và dài hạn, nguồn vốn kinh doanh), có tính chất bất thường và dễ có sai phạm (chi phí khác, thu nhập khác).
Sau khi loại trừ các khoản mục trên, KTV sẽ phân bổ cho các khoản mục còn lại dựa trên công thức sau:
Mức trọng yếu Phân bổ cho từng chỉ tiêu = Số dư từng chỉ tiêu X Mức trọng yếu (PM) Tổng giá trị tài sản - Tổng số dư những chỉ tiêu thực hiện kiểm tra 100% (của tài sản hoặc nguồn vốn)
Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục sẽ giúp cho KTV lựa chọn các phần tử thử nghiệm trong quá trình kiểm toán đồng thời cũng là cơ sở để KTV so sánh với sai lệch phát hiện được trong quá trình kiểm toán.
Bước 3: Ước tính sai phạm cho từng khoản mục và sai phạm của toàn bộ BCTC
Tại công ty An Phú, tổng sai phạm đối với từng khoản mục được dùng để
so sánh với sai phạm có thể bỏ qua (được thiết lập trong bước 2). KTV tổng hợp các sai phạm phát hiện được và đưa ra các bút toán điều chỉnh đề nghị khách hàng điều chỉnh. Từ đó KTV quyết định khả năng chấp nhận khoản mục hoặc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán.
Bước 4: So sánh ước tính sai phạm với ước lượng ban đầu (hoặc ước lượng đã được điều chỉnh)
Trong giai đoạn này, KTV tiến hành so sánh mức ước lượng ban đầu về trọng yếu của toàn bộ BCTC hoặc ước lượng ban đầu về mức trọng yếu đã được điều chỉnh trong quá trình kiểm toán. Việc này cho phép đánh giá toàn bộ sai phạm trong các khoản mục có vượt quá giới hạn về mức trọng yếu hay không. Từ đó, KTV ra quyết định về các ý kiến kiểm toán.