Kiến nghị thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện (Trang 47)

M: Mức trọng yếu( Sai số có thể chấp nhận được)

4.3. Kiến nghị thực hiện giải pháp

Với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: nên cân nhắc mở rộng yêu cầu

kiểm toán đối với các công ty con, công ty liên kết, liên doanh của CTNY, công ty đại chúng hay các công ty có các khoản giao dịch lớn với các CTNY, công ty đại chúng vì theo kết quả khảo sát, tính phức tạp trong ngành nghề kinh doanh là nhân tố quan trọng nhất thuộc các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. Đồng thời Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan nắm rõ nhiều sai phạm của CTNY và các công ty kiểm toán, nên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã phối hợp với Bộ Tài chính, VACPA định kỳ tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm cho các công ty kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận để các chương trình kiểm toán nhận rõ các hạn chế và có hướng khắc phục. Công việc này theo các chương trình kiểm toán đánh giá là hiệu quả do vậy nên tiếp tục được duy trì hàng năm. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần đưa ra ý kiến về xử lý các trường hợp chưa có quy định hoặc quy định không thống nhất giữa các văn bản pháp quy để các công ty kiểm toán có hướng xử lý thống nhất tạo ra sự minh bạch trong BCTC đã kiểm toán. Điều này cũng góp phần giảm bớt số lượng BCKT có ý kiến ngoại trừ, chất lượng kiểm toán sẽ được nâng cao, góp phần cải thiện hơn nữa thị trường kiểm toán ở Việt Nam.

Với Bộ Tài chính : cần mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới

để học hỏi kinh nghiệm kiểm toán các CTNY trên TTCK của các nước phát triển. Việt Nam còn là một nước chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn cao về kiểm toán độc lập, dịch vụ này mới ra đời ở Việt Nam được hơn 20 năm nên để nâng cao chất lượng kiểm toán Bộ Tài chính cần hợp tác với các nước trên thế giới về lĩnh vực kiểm toán độc lập nhằm nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quản lý nhà nước về kiểm toán đọc lập. Đồng thời, bộ Tài Chính cần đảm nhận nhiệm vụ mang tính chiến lược nhằm hướng hoạt động kiểm toán đi vào chuyên nghiệp, đầu tư thời gian nghiên cứu các chính sách phát triển ngành kiểm toán độc lập hơn là thực hiện các công việc quản lý nghề nghiệp nên được giao cho VACPA.

Cuối cùng, Bộ Tài chính nên tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán toán tập trung vào các vướng mắc cụ thể đã phân tích ở trên. Đến nay Bộ Tài chính đã ban hành một hệ thống chuẩn mực khác đầy đủ cho thấy sự vận động không ngừng của nhà nước và các cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý, để kiểm toán độc lập có được một nền tảng thống nhất.

Tuy nhiên hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động kế toán kiểm toán của Việt Nam chưa thực sự hoàn chỉnh, đồng bộ và vẫn còn thay đổi. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kiểm toán còn mới mẻ, nhiều doanh nghiệp, cá nhân chưa nắm vững hiểu rõ và quan tâm thực hiện. Chuẩn mực kế toán, kiểm toán mới ban hành chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập so với các hệ thống các luật khác như luật đầu tư hay luật doanh nghiệp. Các chuẩn mực kế toán kiểm toán được ban hành cũng chưa có thông tư hướng dẫn kịp thời, hoặc có nhưng thiếu đi những hướng dẫn cần thiết.

Với VACPA, VACPA nên tập trung vào vai trò hỗ trợ nâng cao chất lượng

của các công ty kiểm toán bằng cách tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm giữa các công ty kiểm toán cũng như phổ biến các vi phạm thường gặp để các công ty kiểm toán rút kinh nghiệm, đồng thời tăng cường đào tạo cập nhật kiến thức hàng năm, tập trung giải đáp thắc mắc của các công ty kiểm toán. Và quan trọng nhất trong thời gian này là VACPA phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục triển khai các khóa đào tạo phổ biến các chuẩn mực kế toán và chuẩn mực kiểm toán mới tới các CTNY, KTV và công ty kiểm toán nhằm đưa các chuẩn mực mới áp dụng hiệu quả trong thực tế. Bên cạnh đó, VACPA nên hỗ trợ đào tạo để giúp KTV tăng cường khả năng kinh nghiệm chuyên sâu, tăng cường ý thức, tính chuyên nghiệp, hỗ trợ các công ty kiểm toán để thiết kế các công cụ làm việc hiệu quả nhất là trong việc kiểm toán các CTNY trên TTCK.

VACPA cũng cần chuẩn bị đội ngũ cán bộ, để sẵn sàng chuyển giao từ bộ tài chính. Các hội viên phụ trách phải là các KTV có trình độ chuyên môn cao nhiều năm kinh nghiệm, có đủ kỹ năng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết và có đủ.

Hội kiểm toán hành nghề Việt Nam cũng nên tăng cường hợp tác với các hiệp hội kiểm toán khác trên thế giới như: hội kế toán viên công chứng Anh, kế toán viên công chứng Hoa Kỳ và hội kế toán hành nghề Úc, để học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu kiến thức mới trên thế giới.

Với công ty kiểm toán: Cần quy định văn bản hướng dẫn về việc áp dụng

trọng yếu trong quy trình kiểm toán với khách thể là CTNY và tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Đồng thời cập nhất chương trình đào tạo huấn luyện nội bộ nhằm hướng dẫn cho KTV thực hiện vận dụng trọng yếu trong kiểm toán đặc biệt trong các công ty kiểm toán Việt Nam. Phải luôn cập nhật chương trình dào tạo, liên tục tiếp thu cái mới và thay đổi nếu có về tính trọng yếu và tổ chức huấn luyện kịp thời để giúp KTV tiếp cận được với những thay đổi đó, để có thay đổi trong trong nhận thức, áp dụng trọng yếu trong quy

trình kiểm toán một cách phù hợp. Cần thiết kế quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán và có các quy định về trách nhiệm cụ thể đối với KTV. Để nâng cao tinh thần trách nhiệm nhắm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán cần đánh giá đúng năng lực của mình để đảm nhận những hợp đồng kiểm toán phù hợp. Đồng thời cần lựa chọn những KTV có đủ trình độ chuyên môn tham vào cuộc kiểm toán các CTNY để đảm bảo báo cáo kiểm toán có được độ tin cậy cao nhất. Và hơn hết, biết cân đối giữa chi phí kiểm toán và phạm vi của cuộc kiểm toán khi kiểm toán các CTNY, để đảm bảo sao cho vừa đảm bảo được tính trọng yếu và chính xác, nhưng đồng thời cũng tiết kiệm chi phí của cuộc kiểm toán.

Nhìn chung, hệ thống văn bản này chưa tương xứng với thị trường kiểm toán Việt Nam. Bên cạnh đó, một số văn bản pháp lý về kế toán, kiểm toán được ban hành có khi lại mâu thuẫn với nhau gây khó khăn cho người thực hiện công tác kế toán, kiểm toán.

KẾT LUẬN

Tính đến nay, hoạt động kiểm toán độc lập ở nước ta đã ra đời và hoạt động được gần 25 năm. So với các nước phát triển trên thế giới, hoạt động kiểm toán độc lập ở nước ta còn khá non trẻ do đó những thiếu sót về kinh nghiệm, kỹ năng là không thể tránh khỏi. Vì thế, việc hiểu rõ, áp dụng hợp lý các quy trình, thủ tục kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính là một việc làm cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong nền kinh tế thị trường cũng để bắt kịp các nước phát triển về trình độ chuyên môn. Trong đó quy trình đánh giá trọng yếu là một trong những quy trình cần được quan tâm hơn cả vì đánh giá trọng yếu là quy trình xuyên suốt trong cả quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. Việc đánh giá trọng yếu còn ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ các thủ tục, phương pháp khi thực hiện cuộc kiểm toán.

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang thực hiện công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, một trong những thước đo cho sự phát triển của nền kinh tế là thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán ở nước ta phát triển mạnh trong những năm qua đã đặt ra yêu cầu sự minh bạch, chính xác thông tin của các công ty niêm yết cũng ngày càng tăng theo. Trước bối cảnh đó, quy trình đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam cần được hoàn thiện hơn để đáp ứng yêu cầu cấp thiết này.

Thông qua việc đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá trọng yếu, đề tài đã góp phần nâng cao nhận thức cho các đối tượng quan tâm về tầm quan trọng của khái niệm trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính cũng như cách thức vận dụng khái niệm này trong quy trình kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam với khách thể là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Đề tài cũng đã nêu ra được thực trạng về quy định, và sự vận dụng trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện. Qua đó, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra những điểm đã thực hiện được và những điểm cần hoàn thiện trong thời gian tới thông qua những giải pháp cần thực hiện từ phía Bộ Tài chính, Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các công ty kiểm toán tại Việt Nam.

Tuy đã cố gắng nhưng do những kiến thức của nhóm em còn hạn chế cũng như chưa có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, tổng hợp và

phân tích thông tin nên nhóm em còn nhiều thiếu sót trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô trong Viện Kế toán-Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân và của Nhà trường để chúng em hoàn thiện Đề tài này hơn và rút kinh nghiệm cho những Đề tài cũng như Báo cáo sau này.

Cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn TS.Đoàn Thanh Nga đã nhiệt tình giúp đỡ nhóm em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này, từ khâu chọn đề tài đến khâu hoàn thiện các ý, bản thảo và chỉnh sửa bài viết cuối cùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w