Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện (Trang 41)

M: Mức trọng yếu( Sai số có thể chấp nhận được)

4.1.1 Những kết quả đạt được

Thứ nhất, vấn đề phân công công việc trong đánh giá trọng yếu

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cũng như trong quá trình kiểm toán, đánh giá trọng yếu là một công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao cũng như khả năng xét đoán của KTV. Hơn nữa với khách thể là các CTNY trên TTCK thì yêu cầu về độ chính xác của cuộc kiểm toán càng cao. Chính vì vậy, các công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam thường giao cho các trưởng nhóm kiểm toán, những người có kinh nghiệm lâu năm và năng lực chuyên môn tương xứng thực hiện công việc này. Đây cũng là một biện pháp nhằm giảm rủi ro kinh doanh của các công ty kiểm toán tới mức thấp nhất.

Sau khi trưởng nhóm kiểm toán đánh giá trọng yếu kiểm toán, chủ nhiệm kiềm toán sẽ thực hiện soát xét lại công việc đánh giá này và trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, công việc này được soát xét lại một lần nữa bởi thành viên ban Giám đốc công ty kiểm toán. Việc bố trí công việc như trên là khá hợp lý, đảm bảo cho công tác đánh giá trọng yếu được chính xác và đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, các công ty kiểm toán cả Việt Nam lẫn Quốc tế đều vận dụng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam (VSA 320 và ISA 320) vào đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Đồng thời các công ty kiểm toán hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều tuân thủ theo pháp luật hiện hành, ít xảy ra sai sót liên quan tới công tác đánh giá và sử dụng trọng yếu trong kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK.

Thứ ba, đánh giá trọng yếu được trình bày trên GTLV. Việc trình bày các kết luận về đánh giá trọng yếu được KTV của các công ty thực hiện khá khoa học và trình bày trên GTLV. Nhiều công ty có qui định các mẫu bảng biểu để KTV dựa vào các dữ liệu để tính toán như tạo sự thống nhất, rõ ràng trên hồ so kiểm toán của công ty.

Thứ tư, những công ty kiểm toán lớn đã có những hướng dẫn chung về công tác đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK, tạo nên sự thống nhất giữa các cuộc kiểm toán qua các năm, thuận lợi cho công tác kiểm toán.

TTCK của thế giới đã phát triển trước Việt Nam từ rất lâu. Cùng với đó, các công ty kiểm toán quốc tế đã có lịch sử phát triển lâu đời trên thế giới. Họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá trong quá trình kiểm toán các CTNY trên TTCK. Chất lượng dịch vụ của họ được nâng cao, ngày càng được uy tín trên thị trường. Ở Việt Nam, các công ty này đã có mặt ngay từ những ngày kiểm toán độc lập mới ra đời. Với bề dày kinh nhiệm và năng lực vốn có, họ đã xây dựng được cơ sở và tỷ lệ trọng yếu theo tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với đặc điểm của Việt Nam. Vì vậy, các công ty kiểm toán trong nước áp dụng theo cơ sở xác lập, và tỷ lệ trọng yếu này là rất hợp lý, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán. Các chỉ tiêu thường được áp dụng là lợi nhuận trước thuế, tổng doanh thu, tài sản ròng, tổng chi phí, vốn chủ sở hữu. Đây là các chỉ tiêu chủ yếu mà người sử dụng BCTC của các CTNY quan tâm. Vì vậy, việc lựa chọn này phù hợp với nhu cầu.

Thứ năm, hội KTV hành nghề đã ban hành chương trình kiểm toán mẫu hướng dẫn KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán nói chung và đối với CTNY nói riêng. Chương trình này cũng đã hướng dẫn về đánh giá trọng yếu. Đây là quy trình để các công ty Kiểm toán hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu của mình cho phù hợp với các cuộc kiểm toán.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của công việc thì các công ty kiểm toán phải nghiên cứu và vận dụng một cách phù hợp các chuẩn mực kiểm toán. Đối với công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro thì chuẩn mực Việt Nam số 400 (VSA 315) “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị”, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 (VSA 320) “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán”, cũng như chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 320 (ISA 320), Văn bản chỉ đạo kiểm soát quốc tế số 29 (IAG 29) “Đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và tác động của nó đối với phương pháp kiểm toán cơ bản” luôn được các KTV chú trọng hàng đầu. Các khái niệm cũng như các hướng dẫn trong chuẩn mực được KTV coi như kim chỉ nam cho các bước đánh giá của mình.

VSA 320 quy định: “Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được để làm tiêu chuẩn phát hiện ra những sai phạm

trọng yếu về mặt định lượng. Tuy nhiên để đánh giá những sai phạm được coi là trọng yếu, KTV còn phải xem xét cả hai mặt định lượng và định tính của sai phạm” VSA 400 quy định: “Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ BCTC của đơn vị được kiểm toán”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w