M: Mức trọng yếu( Sai số có thể chấp nhận được)
4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện
kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện
Việc hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu trong kiềm toán nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của cuộc kiêm toán. Việc hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu không những phải tuân theo các chuẩn mực kiểm toán, kiểm toán quốc tế cũng như kiểm toán Việt Nam mà còn phải phù hợp với tình hình thực tế của công ty và tình hình của nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở đó, những mặt sau đây cần được hoàn thiện trong thời gian tới:
Hoàn thiện đội ngũ KTV: Con người là yếu tố đầu tiên và quan trọng mà các công ty kiểm toán cần hướng đến để nâng cao chất lượng công tác kiểm toán BCTC nói chung và đánh giá trọng yếu nói riêng. Do vậy muốn hoàn thiện công tác đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC, trước hết cần tập trung vào việc hoàn thiện đội ngũ KTV. Các KTV không chỉ phải biết tuân theo các quy trình đánh giá đã được đưa ra mà còn cần linh hoạt trong những trường hợp đặc biệt, không áp dụng hướng dẫn một cách máy móc. Với khách thể là các CTNY thì cấc KTV còn cần có những sự hiểu biết nhất định về đặc điểm cơ bản của khách hàng, từ đó có thể đưa ra những xét đoán cho phù hợp. Vì vậy, các KTV phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thu được. Các công ty kiểm toán độc lập ngoài nhóm Big 4 cũng nên học hỏi các công ty trong Big 4 trong việc hỗ trợ và khuyến khích nhân viên của mình đi học các chứng chỉ nghề nghiệp và hành nghề kiểm toán như ACCA, CPA,… để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân cũng như giúp chất lượng kiểm toán của công ty được nâng cao hơn.
Hoàn thiện việc phân bổ mức ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC của các CTNY trên TTCK, Khi hình thành được mức
trọng yếu, một công việc cần thiết là phải phân bổ mức trọng yếu đã xác định này cho các khoản mục trong BCTC. Trên thực tế nhiều công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã không thực hiện phân bổ cho các khoản mục điều này sẽ tạo nên sự không thống nhất trong việc tổng hợp các bằng chứng kiểm toán trên BCTC và trên từng khoản mục. Chính vì thế, các công ty kiểm toán độc lập cần có những hướng dẫn cụ thể và hợp lý trong việc phân bổ ước lượng ban đầu về
trọng yếu cho các khoản mục. Trong cuộc kiểm toán với các CTNY trên TTCK, cơ sở để KTV thực hiện phân bổ mức trọng yếu này bao gồm: Mức trọng yếu tổng thể được ước lượng cho toàn bộ BCTC; Bản chất, quy mô của các khoản mục; Mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đã đánh giá của từng khoản mục; Kinh nghiệm của KTV và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục. Không nên sử dụng một tỷ lệ cố định để tính mức trọng yếu phân bổ cho các khoản mục. Khi thực hiện phân bổ, KTV có thể tiến hành phân bổ cho các khoản mục trên BCĐKT và BCKQKD.
Hoàn thiện và tăng cường công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và chất lượng đánh giá trọng yếu nói riêng đối với các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Đây là một công việc khó khăn, đòi hỏi sự
vào cuộc quyết liệt và phối hợp từ nhiều phía như Bộ Tài chính, VACPA, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Các cơ quan này cần thiết lập những chương trình kiểm toán chuẩn cho các CTNY trên TTCK và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình này. Cụ thể, ngoài trách nhiệm ra quyết định kiểm tra định kỳ các công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán trên cơ sở danh sách phê duyệt của Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán nên được đảm nhiệm vai trò trưởng Đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm tra trực tiếp tại các công ty kiểm toán được UBCK chấp thuận kiểm toán. Nhất là các quy trình quan trọng như đánh giá trọng yếu cần được rà soát kỹ lưỡng hơn. Hơn nữa, Ủy ban Chứng khoán cần có trách nhiệm xử lý vi phạm phát hiện được qua kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán theo thẩm quyền quy định của pháp luật chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm tra tại công ty kiểm toán.
Hoàn thiện cách thức làm việc của KTV để nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả làm việc. Các công ty kiểm toán tại Việt Nam, đặc biệt là các công
ty vừa và nhỏ cần hiểu một cách đầy đủ hơn về tầm quan trọng của GTLV của KTV. Mặc dù chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 đã có những quy định hướng dẫn về tài liệu, hồ sơ kiểm toán nhưng việc thực hiện ở các công ty nhỏ còn rất thấp, do vậy, Bộ Tài chính cần có những điều chỉnh và các văn bản khác rõ ràng hơn để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam cũng là để bảo vệ lợi ích của các công ty kiểm toán cũng như các công ty được kiểm toán, đối tượng hữu quan khác. Các công ty nhỏ cũng nên học hỏi các công ty lớn hay các công ty trong Big 4 trọng công tác đánh giá trọng yếu nói riêng và công tác kiểm toán nói chung để nâng cao chất lượng kiểm toán của mình.