1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông Hưng Yên

98 914 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 612,5 KB

Nội dung

Phương pháp xác định tổng mức đầu tư...16 Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên...45 Hình 2.2: Sơ đồ q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

HÀ HẢI NAM

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG

TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

HÀ HẢI NAM

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG

TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG HƯNG YÊN

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS TS Nguyễn Hồng Thái

Trang 5

Tôi xin cam đoan bài luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lậpcủa tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc

rõ ràng

Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2015

Tác giả

Hà Hải Nam

Trang 6

HẠ TẦNG GIAO THÔNG HƯNG YÊN 352.1 Giới thiệu về Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thôngHưng Yên 352.1.1 Quá trình hình thành Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHTgiao thông Hưng Yên 352.1.2 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, vị trí của Ban QLDA đầu tư xây dựngcông trình KCHT giao thông Hưng Yên 35

Trang 7

2.1.4 Đặc điểm của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông

Hưng Yên 37

2.2 Thực trạng quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên 38

2.2.1 Kết quả thực hiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông tại Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên 38

2.2.2 Phân tích thực trạng quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên 44

2.2.3 Đánh giá công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban QLDA 56

Kết luận Chương 2 66

Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG HƯNG YÊN 67

3.1 Một số nguyên tắc và định hướng nâng cao hiệu quả quản lý chi phí đầu tư, giá xây dựng công trình 67

3.1.1 Nguyên tắc 67

3.1.2 Một số định hướng cơ bản trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên 68

3.2 Các giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên 72

3.2.1 Giải pháp trực tiếp 72

3.2.2 Giải pháp gián tiếp 80

Kết luận Chương 3 83

KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BAN QLDA Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

kết cấu hạ tầng giao thông Hưng Yên

Trang 9

TT Tên bảng Trang

Bảng 2.1: Minh họa một số gói thầu có giá trúng thầu thấp hơn so với giá gói

thầu tại Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thôngHưng Yên 41Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình giải ngân của Ban QLDA đầu tư xây dựng công

trình KCHT giao thông Hưng Yên (2010 - 2015) 49Bảng 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB được phê duyệt đầu tư của Ban QLDA

đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên (giai đoạn

2010 - 2015) 50Bảng 2.4: Các dự án đầu tư được phê duyệt dự toán của Ban QLDA đầu tư xây

dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2015 51Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra kiểm soát dự toán vốn đầu tư XDCB của Ban

QLDA giai đoạn (2010 - 2015) 51Bảng 2.6: Kết quả kiểm tra kiểm soát hồ sơ thanh toán vốn đầu tư XDCB của

Ban QLDA giai đoạn (2010 - 2015) 52Bảng 2.7: Trình độ tổ chức quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban QLDA (giai

đoạn 2010 - 2015) 54Bảng 2.8: Bảng tổng hợp tình hình thực hiện các dự án giai đoạn 2010 - 2015 57

Trang 10

TT Tên hình Trang

Hình 1.1 Sơ đồ các hình thức đầu tư 5

Hình 1.2 Phân loại các dự án đầu tư 7

Hình 1.3: Sơ đồ trình tự thực hiện dự án đầu tư 8

Hình 1.4: Sơ đồ các loại chi phí theo giai đoạn quá trình đầu tư 9

Hình 1.5 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư 16

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên 45

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên 46

Hình 2.3: Sơ đồ phối hợp thực hiện giải ngân vốn đầu tư XDCB của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên 48

Hình 3.1: Quản lý chất lượng theo các giai đoạn của quá trình đầu tư XDCT 71

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản nói chung và trong xây dựng côngtrình giao thông nói riêng là vấn đề không mới nhưng luôn là vấn đề rất nóng Đây

là một vấn đề luôn được Đảng, Chính Phủ, các cấp Bộ, Ngành, Địa phương quantâm chỉ đạo quyết liệt để hạn chế, giảm thiểu

Là một đơn vị được giao làm đại diện Chủ đầu tư, thay mặt Chủ đầu tưquản lý các dự án xây dựng công trình giao thông trên địa bàn Tỉnh, Ban Quản lý

dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông Hưng Yên đã nhậnđược sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Ủy Ban nhândân tỉnh Hưng Yên và của Sở Giao thông vận tải Hưng Yên ngay từ những ngàyđầu mới thành lập Cho đến nay Ban đã được giao và hoàn thành nhiệm vụ quản

lý rất nhiều dự án xây dựng công trình giao thông trên địa bàn Tỉnh đem lại lợiích không nhỏ cho sự phát triển chung của đất nước nói chung và cho tỉnh HưngYên nói riêng

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong thời gian vừa qua, công tácquản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông Hưng Yên vẫn còn những tồn tại,thiếu xót dẫn đến có công trình kéo dài nhiều năm, TMĐT điều chỉnh tăng nhiềulần gây lãng phí, có công trình KTNN, Thanh Tra phát hiện, kiến nghị giảm trừgiá trị dự toán, giá trúng thầu mà nguyên nhân do khách quan cũng có và dochủ quan cũng có

Nhận thức được vấn đề này, cùng với mong muốn tìm hiểu để góp phần cungcấp thông tin lý luận và thực tiễn cho các nhà quản lý hoạt động đầu tư xây dựngcông trình của ngành GTVT nói chung và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình kết cấu hạ tầng giao thông Hưng Yên nói riêng tác giả đã chọn đề tài: “Tăngcường công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự ánđầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông Hưng Yên” mang ý nghĩathực tiễn quan trọng

Trang 12

2 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí đầu tưxây dựng công trình giao thông tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trìnhkết cấu hạ tầng giao thông Hưng Yên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng côngtrình tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thôngHưng Yên như: Công tác khảo sát lập dự án, lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán;công tác lựa chọn nhà thầu; công tác giải ngân, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng chiphí đầu tư xây dựng công trình

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là một lĩnh vực lớn, trong khuônkhổ đề tài tác giả chủ yếu nghiên cứu công tác lập, quản lý chi phí xây lắp, thiết bịtrong đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trìnhkết cấu hạ tầng giao thông Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2015

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác Quản lý chiphí đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trìnhtại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông HưngYên nói riêng

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí xây lắp, thiết bị trong quản lýchi phí đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình kết cấu hạ tầng giao thông Hưng Yên để rút ra những kết quả đạt được, nhữngtồn tại và nguyên nhân tồn tại

- Đề xuất phương hướng và kiến nghị một số biện pháp có tính thiết thựcnhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí xây lắp, thiết bị trong quản lý chi phí đầu

tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạtầng giao thông Hưng Yên

Trang 13

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp như phân tíchkinh tế, phân tích thống kê, quy nạp và diễn giải, quan sát, phỏng vấn, so sánh, lấy

số liệu thực tế để phân tích, đối chiếu, kết luận vấn đề

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luậnvăn được kết cấu trong 84 trang, 08 bảng, 09 hình:

Chương 1: Tổng quan về đầu tư xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu

tư xây dựng công trình

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tạiBan Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông Hưng Yên

Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựngcông trình tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giaothông Hưng Yên

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ QUẢN LÝ

CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.1 Đầu tư xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

1.1.1 Đầu tư và các hình thức đầu tư của dự án xây dựng công trình giao thông

a) Khái niệm đầu tư

Có nhiều khái niệm khác nhau về “Đầu tư” theo LUẬT ĐẦU TƯ Số59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 thì khái niệm “Đầu tư” được hiểu như sau:

“Đầu tư là việc nhà thầu bỏ vốn bằng các tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản, tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật”.

- Nhà đầu tư: Là tổ chức cá nhân thực hiên hoạt động đầu tư theo quy định

của pháp luật Việt Nam.Nhà đầu tư ở đây bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhàđầu tư nước ngoài, trong đó nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài

bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam

- Vốn đầu tư: Là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạtđộng đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp và hình thức đầu tư gián tiếp

Đồng tiền nói ở đây gồm: đồng tiền Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi.Các tài sản hợp pháp nói ở đây bao gồm: Cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu,khoản nợ, các quyền theo hợp đồng, công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, quyềnchuyển nhượng, bất động sản, các khoản lợi tức, các tài sản và quyền có giá trị kinh

tế khác

- Hoạt động đầu tư: Là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư gồmcác khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư

b) Phân loại hình thức đầu tư

- Theo tính chất và đối tượng đầu tư, đầu tư được chia thành 3 loại: đầu tư tàichính, đầu tư thương mại, đầu tư phát triển

- Theo cách thức tham gia của chủ đầu tư vào hoạt động đầu tư, đầu tư đượcchia thành 2 hình thức:

+ Hình thức đầu tư trực tiếp

+ Hình thức đầu tư gián tiếp

Trang 15

Hình 1.1 Sơ đồ các hình thức đầu tư

* Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông:

a) Khái niệm

Dự án đầu tư: Là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành

các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định (Theo

luật đầu tư Số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam.)

Những dự án đầu tư phải thông qua hoạt động xây dựng mới thực hiện đượcmục đích đầu tư được gọi là dự án đầu tư xây dựng công trình

Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông: Là tập hợp những đề xuất cóliên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trìnhgiao thông nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặcsản phẩm dịch vụ trong một thời hạn nhất định

Mỗi dự án xây dựng công trình được lập ra cần phải được thẩm định Mụcđích của việc lập, thẩm định dự án đầu tư là nhằm giúp chủ đầu tư, giúp các cơ quan

có thẩm quyền ra quyết định đầu tư, cấp giấy phép đầu tư, lựa chọn phương án đầu

tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt được lợi ích kinh tế - xã hội mà dự

án đầu tư mang lại

Đầu tư

Theo đối tượng đầu tư Theo hình thức tham gia

của chủ đầu tư

Thương mại

Tài chính

Phát triển

Đầu tư trực tiếp

Đầu tư gián tiếp

Trang 16

b) Cơ sở của việc thẩm định dự án:

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;

- Quy hoạch phát triển ngành và địa phương từng thời kỳ;

+ Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước

+ Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợpnhiều nguồn vốn

- Theo yêu cầu quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình được phân thành

3 loại:

+ Nhóm dự án phải lập báo cáo đầu tư:

+ Nhóm dự án lập dự án đầu tư

+ Nhóm dự án chỉ phải lập báo cáo kinh tế kĩ thuật

- Theo tính chất và quy mô đầu tư, dự án đầu tư xây dựng công trình

Trang 17

Hình 1.2 Phân loại các dự án đầu tư.

1.1.2 Chi phí và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông

1.1.2.1 Quy trình đầu tư và xây dựng

Quản lý đầu tư và xây dựng là quản lý Nhà nước về quá trình đầu tư và xâydựng từ bước xác định dự án đầu tư để thực hiện đầu tư và cả quá trình đưa dự ánvào khai thác, sử dụng đạt mục tiêu đã định Trên cơ sở quy hoạch đã được phê

Dự án XDCT

Theo nguồn vốn

Theo yêu cầu quản lý

Theo tính chất và quy mô đầu tư

DA sử dụng vốn ngân sách Nhà Nước

DA sử dụng vổn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh.

DA sử dụng vốn đầu tư phát

Nhóm dự án phải lập báo cáo

đầu tư

Nhóm dự án phải lập dự án đầu

Nhóm dự án chỉ phải lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật

Trang 18

duyệt trình tự thực hiện dự án đầu tư bao gồm 8 bước công việc, phân theo hai giaiđoạn theo sơ đồ sau:

Hình 1.3 Sơ đồ trình tự thực hiện dự án đầu tư

1.1.2.2 Quản lí chi phí của dự án và chi phí xây dựng công trình:

- Chi phí trong đầu tư xây dựng là toàn bộ những hao phí vật chất và laođộng cần thiết để hoàn thành việc xây dựng và bàn giao công trình xây dựng hoànthành Quản lý chi phí trong đầu tư và xây dựng có đặc thù riêng, khác với cácngành khác Các loại chi phí theo giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng côngtrình có thể khái quát qua hình 1.4:

+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Chi phí xây dựng công trình được biểu thị bằngtổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư được xác định trên cơ sở chỉ tiêu suất vốn đầu tư; tư liệugiá công trình tương tự… và khối lượng đo bóc từ thiết kế cơ sở

+ Giai đoạn thực hiện đầu tư: Được chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn I Chuẩn bị đầu tư

Giai đoạn II Thực hiện đầu tư

Nghiên cứu cơ hội

Thi công XD,đào tạo cán bộ

Chạy thử, nghiệm thu, quyết toán

Đưa vào khai thác

sử dụng

Trang 19

* Trong giai đoạn thiết kế: Chi phí xây dựng trên cơ sở thiết kế với các bướcthiết kế phù hợp với cấp, loại công trình là dự toán xây dựng công trình, dự toánhạng mục công trình.

Hình 1.4: Sơ đồ các loại chi phí theo giai đoạn quá trình đầu tư

* Trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu, chi phí xây dựng được biểu thị bằng:

- Giá gói thầu: Là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên

cơ sở tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình được duyệt vàcác quy định hiện hành

Kết thúc xây dựng

đưa công trình vào

khai thác sử dụng

Chuẩn bị đầu tư

Giai đoạn của quá trình đầu tư

Kế hoạch đấu thầu

Giá gói thầu

Trang 20

- Giá dự thầu: Là giá do nhà thầu nêu trong hồ sơ dự thầu Trường hợp nhàthầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.

- Giá đề nghị trúng thầu: Là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dựthầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theoyêu cầu của hồ sơ mời thầu

- Giá hợp đồng: Là khoản kinh phí bên giao thầu trả cho bên nhận thầu đểthực hiện khối lượng công việc theo yêu cầu về tiến độ, chất lượng và các yêu cầukhác quy định trong hợp đồng xây dựng Tùy theo đặc điểm, tính chất của côngtrinh xây dựng các bên tham gia ký kết hợp đồng xây dựng phải thỏa thuận giá hợpđồng theo một trong các hình thức: giá hợp đồng theo giá cố định; giá hợp đồngtrọn gói; giá hợp đồng theo giá điều chỉnh; giá hợp đồng ký kết

+ Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng: trong giaiđoạn này chi phí xây dựng được biểu thị bằng:

* Giá thanh toán, quyết toán hợp đồng: được xác định theo hướng dẫn tạiThông tư hướng dẫn của Bộ xây dựng

* Giá thanh toán, quyết toán vốn đầu tư: được xác định theo hướng dẫn tạiThông tư hướng dẫn của Bộ tài chính

b) Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

-Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm mục tiêu,hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình và các yêu cầu khách quan của kinh tếthị trường

-Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng công trình, phù hợpvới các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn vàcác quy định của nhà nước

-Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính đủ

và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa

mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình

-Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tư xây dựng công

trình thông qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định

về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Trang 21

Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lýchi phí đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúcxây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng

c) Lập và quản lý chi phí công trình xây dựng

-Giá xây dựng công trình hình thành theo nguyên tắc chính xác dần theo cácgiai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng Việc lập và quản lý giá của sản phẩmxây dựng cần tuân theo các nguyên tắc sau:

-Phải đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng, đồng thờiphải đơn giản, rõ ràng và dễ thực hiện

-Giá của sản phẩm xây dựng được xác định theo từng công trình và phù hợpvới các bước thiết kế xây dựng Phải đảm bảo tính đúng đủ, hợp lý, phù hợp với yêucầu thực tế của thị trường

-Đối với dự án có sử dụng ngoại tệ thì phần ngoại tệ được ghi theo đúngnguyên tệ trong tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán, quyết toán công trình làm

cơ sở cho việc quy đổi vốn đầu tư và là cơ sở để tính tổng mức đầu tư, tổng dự toán,

dự toán công trình theo nội tệ

-Chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình được xác định trên cơ sở khốilượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chínhsách của Nhà nước

-Trên thực tế trong lĩnh vực xây dựng, giá cả luôn giữ vai trò quyết định đếnquy mô và công nghệ của dự án đầu tư, không kể đến những dự án do Nhà nước đầu

tư giá cả thanh toán được xác đinh cho từng thời kỳ, còn các công trình khác thì dokinh tế thị trường tự điều tiết Tuy vậy sự hướng dẫn mang tính chất định hướng vĩ

mô của Nhà nước là vô cùng quan trọng trong việc quản lý vốn đầu tư ở lĩnh vực xâydựng, giảm thiểu được thất thoát, lãng phí và hành động tiêu cực trong lĩnh vực này

Một là, xác định tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông

+ Khái niệm:Tổng mức đầu tư xây dựng công trình: Là chi phí dự tính của

dự án Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thựchiện đầu tư xây dựng công trình

Trang 22

-Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồithường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu

tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng

Hai là, chi phí xây dựng bao gồm:

Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phí phá và tháo dỡcác vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trìnhtạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở vàđiều hành thi công

(1) Chi phí thiết bị bao gồm:

Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩncần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặtthiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và cácloại phí liên quan

(2) Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm:

Chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất, ; chi phí thựchiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí

tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí sử dụng đất trong thời gian xâydựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư

(3) Chi phí quản lý dự án bao gồm

Các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạnchuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa côngtrình vào khai thác sử dụng, bao gồm:

- Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặcbáo cáo kinh tế - kỹ thuật;

- Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định

cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;

- Chi phí tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc;

Trang 23

- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổngmức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dựtoán xây dựng công trình;

- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phíxây dựng công trình;

- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;

- Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;

- Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng côngtrình theo yêu cầu của chủ đầu tư;

- Chi phí tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;

- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyếttoán vốn đầu tư xây dựng công trình;

- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;

- Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo;

- Chi phí tổ chức thực hiện một số công việc quản lý khác

Trong trường hợp chủ đầu tư chưa đủ căn cứ để xác định chi phí quản lý dự

án (chưa thể xác định được tổng mức đầu tư của dự án) nhưng cần triển khai cáccông việc chuẩn bị dự án thì chủ đầu tư lập dự toán chi phí cho công việc này đểtrình người quyết định đầu tư phê duyệt làm cơ sở dự trù kế hoạch vốn và triển khaithực hiện công việc Các chi phí trên sẽ được tính trong chi phí quản lý dự án củatổng mức đầu tư

(4) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm:

- Chi phí khảo sát xây dựng;

- Chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh

tế - kỹ thuật;

- Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc;

- Chi phí thiết kế xây dựng công trình;

Trang 24

- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xâydựng công trình;

- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phíphân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhàthầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị, tổng thầuxây dựng;

- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sátlắp đặt thiết bị;

- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Chi phí lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;

- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, địnhmức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng,

- Chi phí tư vấn quản lý dự án;

- Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theoyêu cầu của chủ đầu tư;

- Chi phí kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;

- Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình đối với dự án có thời gianthực hiện trên 3 năm;

- Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác

(5) Chi phí khác

Các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phíbồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấnđầu tư xây dựng nói trên, bao gồm:

- Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư;

- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;

- Chi phí bảo hiểm công trình;

- Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường;

- Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;

- Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;

Trang 25

- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;

- Các khoản phí và lệ phí theo quy định;

- Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động banđầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trongthời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trìnhcông nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được;

- Đối với các dự án có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng đượctính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giảiphóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác

Dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự

án và chỉ số giá xây dựng đối với từng loại công trình theo từng khu vực xây dựng

- Chỉ số giá xây dựng dùng để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giáđược tính bình quân của không ít hơn 3 năm gần nhất và phải kể đến khả năngbiến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế Thời gian đểtính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá là thời gian thực hiện dự án đầu tư xâydựng công trình

Trang 26

+ Lập tổng mức đầu tư

Hình 1.5 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư.

1.1.2.3 Dự toán công trình và nội dung dự toán xây dựng công trình

a) Dự toán xây dựng công trình (GXDCT) được xác định theo công trình xâydựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

b) Căn cứ lập dự toán xây dựng công trình:

-Khối lượng các công việc xác định theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơthiết kế bản vẽ thi công

-Đơn giá xây dựng công trình

-Định mức chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm cần thiết để thực hiện khốilượng, nhiệm vụ công việc đó

c) Dự toán xây dựng công trình và phương pháp xác định:

Công thức xác định dự toán công trình:

GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP (1.1) (1) Chi phí xây dựng (GXD)

Chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, côngtác bao gồm:

- Chi phí trực tiếp

- Chi phí chung

- Thu nhập chịu thuế tính trước

Theo diện tích hoặc công suất sử dụng công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư

Theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật tương tự đã thực hiện

Trang 27

- Thuế giá trị gia tăng

- Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công

Công thức tính:

n

GXD =  gi (1.2) i=1

(2) Chi phí thiết bị (GTB)

Chi phí thiết bị gồm:

- Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ phi tiêuchuẩn cần sản xuất, gia công) (GMS)

- Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (GĐT)

- Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được xác định (GLĐ)Công thức tính:

* Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ được tính theo công thức sau:

n

GSTB =  [QQiMi x (1 + TiGTGT-TB)] (1.4) i=1

Trong đó:

+ Qi: trọng lượng (tấn) hoặc số lượng (cái) thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i(i=1÷n)

Trang 28

+ Mi: giá tính cho một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1÷n),được xác định theo công thức:

Trong đó:

- Gg: giá thiết bị ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết bịtại Việt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đã gồm

cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo

- Cvc: chi phí vận chuyển một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơimua hay từ cảng Việt Nam đến công trình

- Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container một tấn hoặc một cái thiết bị(nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu

- Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiếtbị) tại hiện trường

- T: thuế và phí bảo hiểm thiết bị (nhóm thiết bị)

+ TiGTGT-TB: mức thuế suất thuế GTGT quy định đối với loại thiết bị (nhóm thiếtbị) thứ i (i=1÷n)

Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được tính bằng cách lập dự toántuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng dự án

Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được lập dự toán như đối vớichi phí xây dựng

(3) Chi phí quản lý dự án (GQLDA)

Chi phí quản lý dự án được tính theo công thức sau:

GQLDA = T x (GXDtt + GTBtt) (1.6)Trong đó:

+ T: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án

+ GXDtt: chi phí xây dựng trước thuế

+ GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế

(4) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được tính theo công thức sau:

Trang 29

n m

GTV =  Ci x (1 + TiGTGT-TV) +  Dj x (1 + TjGTGT-TV) (1.7) i=1 j=1

Trong đó:

+ Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1÷n).+ Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán (j=1÷m).+ TiGTGT-TV: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoảnmục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ

+ TjGTGT-TV: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoảnmục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán

(5) Chi phí khác (GK)

Chi phí khác được tính theo công thức sau:

n m

GK =  Ci x (1 + TiGTGT-K) +  Dj x (1 + TjGTGT-K) (1.8) i=1 j=1

Trong đó:

+ Ci: chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1÷n)

+ Dj: chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán (i=1÷n)

+ TiGTGT-K: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoảnmục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ

+ TjGTGT-K: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoảnmục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán

(6) Chi phí dự phòng (GDP)

Các công trình có thời gian thực hiện đến 2 năm:

chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phíthiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác đượctính theo công thức:

GDP = 10% x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) (1.9)Các công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm

Trang 30

Chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố:

- Dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh

- Dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá

* Công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình- giá quyết toán công trình

+ Khái niệm giá quyết toán:

Tất cả các công trình xây dựng, sau khi hoàn thành đưa vào khai thác sửdụng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựngcông trình theo yêu cầu của người quyết định đầu tư và các đơn vị nhận thầu phảigiải quyết toán kết quả tài chính để báo cáo cấp trên Đây chính là công tác xác địnhgiá quyết toán công trình

Giá quyết toán công trình: là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện cho đầu

tư xây dựng công trình và đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đãđược phê duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung hoặc là chi phí được thực hiện đúngvới hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật Đối với các côngtrình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằmtrong giới hạn tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Tuỳ theo quy mô, tính chất và thời hạn xây dựng công trình, chủ đầu tư cóthể thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng từng hạng mục công trình hoặc toàn

bộ công trình ngay sau khi hạng mục công trình, công trình hoàn thành đưa vào khaithác sử dụng theo yêu cầu của người quyết định đầu tư

Trang 31

Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình được thực hiện theo hai loại giá:

- Giá thực tế của vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã sử dụng hàng năm

- Giá quy đổi về thời điểm bàn giao đưa công trình vào vận hành, khai thác.1.1.2.4 Nội dung quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng công trình

(1) Quản lý tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình

a) Quản lý tổng mức đầu tư

-Khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình hay lập báo cáo kinh tế - kỹ thuậtđối với trường hợp không phải lập dự án, chủ đầu tư phải xác định tổng mức đầu tư

để tính toán hiệu quả đầu tư xây dựng

- Chi phí quản lý dự án do chủ đầu tư xác định để tổ chức thực hiện các côngviệc quản lý dự án Đối với những dự án quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tưdưới một tỷ đồng, nếu chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụngcác đơn vị chuyên môn của mình để quản lý thì chủ đầu tư sử dụng nguồn kinh phíquản lý dự án để chi cho các hoạt động quản lý dự án, chi làm thêm giờ cho các cán

bộ kiêm nhiệm quản lý dự án theo quy định hiện hành

- Đối với các dự án áp dụng hình thức tổng thầu thiết kế, cung cấp vật tư,thiết bị và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC), tổng thầu được hưởng mộtphần chi phí quản lý dự án tương ứng khối lượng công việc quản lý dự án do tổngthầu thực hiện Chi phí quản lý dự án của tổng thầu do hai bên thoả thuận và đượcquy định trong hợp đồng

- Trường hợp Ban quản lý dự án có đủ năng lực để thực hiện một số côngviệc tư vấn đầu tư xây dựng thì Ban quản lý dự án được hưởng chi phí thực hiện cáccông việc tư vấn đầu tư xây dựng

- Khi thuê tư vấn quản lý dự án thì chi phí thuê tư vấn xác định bằng dựtoán trên cơ sở nội dung, khối lượng công việc quản lý do chủ đầu tư thuê và cácchế độ chính sách theo quy định Trường hợp thuê tư vấn nước ngoài thì thực hiệntheo quy định của Chính phủ

b) Quản lý dự toán công trình

- Dự toán công trình trước khi phê duyệt phải được thẩm tra Dự toán côngtrình, hạng mục công trình phải được tính đủ các yếu tố chi phí theo quy định

Trang 32

Trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực thẩm tra thì thuê các tổ chức, cá nhân có

đủ năng lực, kinh nghiệm thẩm tra dự toán công trình Tổ chức, cá nhân thẩm tra dựtoán công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tracủa mình Chi phí thẩm tra dự toán công trình do chủ đầu tư quyết định

- Chủ đầu tư phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phêduyệt dự toán công trình sau khi đã thẩm tra làm cơ sở xác định giá gói thầu, giáthành xây dựng và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầutrong trường hợp chỉ định thầu

- Dự toán công trình được điều chỉnh trong các trường hợp quy định

- Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, phê duyệt dự toán điều chỉnh

(2) Quản lý định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng

a Quản lý định mức xây dựng

- Bộ Xây dựng công bố suất vốn đầu tư và các định mức xây dựng: Địnhmức dự toán xây dựng công trình (Phần xây dựng, Phần khảo sát, Phần lắp đặt),Định mức dự toán sửa chữa trong xây dựng công trình, Định mức vật tư trong xâydựng, Định mức chi phí quản lý dự án, Định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng vàcác định mức xây dựng khác

- Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào phương pháp xây dựng địnhmức theo hướng dẫn, công bố định mức cho các công tác xây dựng đặc thù của Bộ, địaphương chưa có trong hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố

- Đối với các định mức xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựngđược công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu

kỹ thuật của công trình thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp

- Đối với các định mức xây dựng chưa có trong hệ thống định mức xâydựng đã được công bố thì chủ đầu tư căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thicông và phương pháp xây dựng định mức theo hướng dẫn của nhà nước để tổ chứcxây dựng các định mức đó hoặc vận dụng các định mức xây dựng tương tự đã sửdụng ở công trình khác để quyết định áp dụng

- Trường hợp sử dụng các định mức xây dựng mới chưa có nêu trên làm

cơ sở lập đơn giá để thanh toán đối với các gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà

Trang 33

nước áp dụng hình thức chỉ định thầu thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu

tư xem xét quyết định Riêng công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do Thủ tướngChính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành, Chủ tịch Uỷban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định

- Chủ đầu tư tự tổ chức hoặc thuê các tổ chức có năng lực, kinh nghiệm đểhướng dẫn lập, điều chỉnh định mức xây dựng Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm vềtính hợp lý, chính xác của các định mức do mình xây dựng

- Chủ đầu tư quyết định việc áp dụng, vận dụng định mức xây dựngđược công bố hoặc điều chỉnh để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng xâydựng công trình

- Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ hàng năm gửi những địnhmức xây dựng đã công bố trong năm về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý

b Quản lý giá xây dựng công trình

- Căn cứ tính chất, điều kiện đặc thù của công trình, hệ thống định mức vàphương pháp lập đơn giá xây dựng công trình chủ đầu tư xây dựng và quyết định ápdụng đơn giá của công trình làm cơ sở xác định dự toán, quản lý chi phí đầu tư xâydựng công trình

- Đối với các dự án sử dụng vốn ODA có yêu cầu sử dụng lao động nướcngoài, vật tư, vật liệu nhập khẩu, thiết bị thi công nhập khẩu và các yêu cầu đặc thùkhác thì đơn giá xây dựng được lập bổ sung các chi phí này theo điều kiện thực tế

và đặc thù công trình

- Chủ đầu tư xây dựng công trình được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấnchuyên môn có năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việcliên quan tới việc lập đơn giá xây dựng công trình Tổ chức, cá nhân tư vấn chịutrách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật trong việc đảm bảo tính hợp lý, chính xáccủa các đơn giá xây dựng công trình do mình lập

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng căn cứ vào hướng dẫn vàtình hình cụ thể của địa phương để công bố hệ thống đơn giá xây dựng, giá ca máy

và thiết bị thi công xây dựng, giá vật liệu, để tham khảo trong quá trình xác địnhgiá xây dựng công trình

Trang 34

c Quản lý chỉ số giá xây dựng

- Chỉ số giá xây dựng gồm: chỉ số giá tính cho một nhóm hoặc một loạicông trình xây dựng; chỉ số giá theo cơ cấu chi phí; chỉ số giá theo yếu tố vật liệu,nhân công, máy thi công Chỉ số giá xây dựng là một trong các căn cứ để xác địnhtổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây dựng côngtrình, giá gói thầu và giá thanh toán theo hợp đồng xây dựng

- Bộ Xây dựng công bố phương pháp xây dựng chỉ số giá xây dựng vàđịnh kỳ công bố chỉ số giá xây dựng để chủ đầu tư tham khảo áp dụng Chủ đầu tư,nhà thầu cũng có thể tham khảo áp dụng chỉ số giá xây dựng do các tổ chức tư vấn

có năng lực, kinh nghiệm công bố

- Chủ đầu tư căn cứ xu hướng biến động giá và đặc thù công trình để quyếtđịnh chỉ số giá xây dựng cho phù hợp

d Công tác quản lý quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

- Công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình là khâu cuối cùngtrong quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình, đây thực chất là việc côngnhận tính pháp lý và hợp lý về việc sử dụng vốn đầu tư tạo ra một sản phẩm xâydựng hoàn chỉnh phục vụ cho xã hội Do vậy, việc quyết toán vốn đầu tư xây dựngcông trình là bước quan trọng nhằm ngăn ngừa sự lãng phí , tránh thất thoát vốn đầu

tư của Nhà nước

-Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo những vấn đề sau:

+ Đảm bảo các nội dung báo cáo vốn đầu tư xây dựng công trình

+ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng côngtrình hoàn thành trình người có thẩm quyền phê duyệt theo đúng thời gian quy địnhcủa Nhà nước Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhấtquản lý Nhà nước về việc quyết toán vốn đầu tư, hướng dẫn chi tiết việc quyết toánvốn đầu tư xây dựng hoàn thành, kiểm tra việc quyết toán và định kỳ hoặc thẩmđịnh lại các quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án quan trọng sử dụng vốn ngânsách Nhà nước

+ Nắm vững và hiểu rõ thẩm quyền phê duyệt quyết toán

Trang 35

+ Nắm vững và hiểu rõ thẩm quyền cơ quan thẩm tra báo cáo quyết toán + Nắm vững nội dung và hồ sơ thẩm tra quyết toán vốn đầu tư xây dựngcông trình:

- Nội dung thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trìnhbao gồm:

+ Kiểm tra về mặt pháp lý;

+ Kiểm tra về nguồn vốn, cơ cầu vốn và số vốn đầu tư thực hiện hàng năm,kiểm tra về mặt giá trị (như chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác …);

+ Kiểm tra xác định tài sản cố định và tài sản lưu động bàn giao (giá trị thực

tế và giá trị quy đổi của các tài sản bàn giao); kiểm tra tình hình công nợ và vật tưtồn đọng;

+ Hồ sơ pháp lý bao gồm: hồ sơ kỹ thuật và hồ sơ kinh tế

+ Vốn đầu tư được quyết toán bao gồm các chi phí xây dựng, chi phí muasắm thiết bị và các chi phí khác Phải tổng hợp được giá trị quyết toán của côngtrình xây dựng và xác định chênh lệch giữa giá trị quyết toán đề nghị và dự toáncômg trình được duyệt và nêu rõ được lý do

1.1.3 Một số tiêu chí đánh giá trình độ quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự

án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định của LuậtXây dựng, Luật đầu tư công và nguồn vốn sử dụng Chi phí đầu tư xây dựng phảiđược tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp vớiyêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tạithời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình Do vậy, một số tiêu chísau là cơ sở để đánh giá trình độ quản lý chi phí đầu tư xây dựng

- Công tác lập TMĐT: Dự án trong quá trình thực hiện từ khâu chuẩn bị đầu

tư đến kết thúc đầu tư có phải điều chỉnh TMĐT hay không, điều chỉnh 01 lần haynhiều lần, điều chỉnh do nguyên nhân khách quan hay chủ quan là một trong nhữngtiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Trang 36

- Công tác giải ngân: Tiến độ giải ngân so với kế hoạch vốn cấp, số giảingân so với số vốn cấp, số vốn bị thu hồi do không giải ngân hết số vốn cấptrong năm kế hoạch.

- Giá trị dự toán bị giảm trừ, thu hồi qua các đợt thanh tra, kiểm toán của cáccấp, các ngành

- Công tác quyết toán dự án hoàn thành: Giá trị quyết toán so với TMĐTđược duyệt ban đầu

- Tiến độ thi công: Thời gian hoàn thành công trình so với thời gian ký kếthợp đồng ban đầu

- Chi phí đền bù GPMB cũng là một tiêu chí tương đối quan trọng VD: Đốivới 01 tuyến đường cần lựa chọn phương án tuyến sao cho vừa đảm bảo các tiêuchuẩn kỹ thuật vừa giảm thiểu GPMB để chi phí GPMB thấp nhất

1.2 Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông

ở nước ta trong thời gian qua

Trong những năm qua, vốn đầu tư của Nhà nước liên tục gia tăng và chiếm tỷ

lệ khoảng 30% GDP, qua đó đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng về cơ sở vật chất

kỹ thuật, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, cảithiện văn minh đô thị, đóng góp quyết định vào phát triển kinh tế xã hội trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, việc quản lý và triển khaithực hiện các dự án trong những năm quan còn nhiều hạn chế và yếu kém, dẫn đếnthất thoát, lãng phí vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư kém, làm giảm chất lượng tăngtrưởng kinh tế Kết quả, thực trạng thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong đầu tưXDCB nói chung và đầu tư xây dựng công trình giao thông nói riêng đã được đăngtải nhiều trên các phương tiện truyền thông và tại nhiều diễn đàn

Mặc dù chưa có một cơ quan, tổ chức nào đưa ra được tỷ lệ và số liệu chínhxác về thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB là bao nhiêu (10, 20 hay 30% nhưnhiều chuyên gia nhận định) nhưng thất thoát, lãng phí là có thực và nó xẩy ra ở tất

cả các khâu, giai đoạn của quá trình đầu tư, từ chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư,

Trang 37

thực hiện đầu tư, cấp phát vốn đầu tư, đến khâu nghiệm thu bàn giao đưa công trìnhvào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

Theo báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng về tăng cườngquản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chínhphủ của Thanh Tra Chính phủ tháng 1/2015 với số liệu tổng hợp của 15 bộ, ngành và

63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng số Đoàn thanh tra được thành lập

là 740 Đoàn để tiến hành thanh tra 12.990 dự án, kiểm tra 194 dự án với tổng mứcđầu tư 502.202,900 tỷ đồng và đã có báo cáo kết quả, cụ thể như sau:

+ Tại các bộ, ngành:

Có 15 bộ, ngành triển khai và báo cáo kết quả thanh tra chuyên đề diện rộngtheo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ Lãnh đạo các bộ, ngành đã chỉ đạo cơquan thanh tra và các cục, vụ chức năng khác thành lập 96 đoàn thanh tra để tiếnhành thanh tra tại 444 dự án công trình, kiểm tra 194 dự án có tổng mức đầu tư là357.330 tỷ đồng Qua thanh tra đã kết luận những thiếu sót vi phạm từ khâu chuẩn

bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu xác định nguồn vốn, phân bổ vốn đối với cáccông trình, dự án

Các thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm được phát hiện qua thanh tra

+ Do còn có những tồn tại, thiếu sót ở khâu chuẩn bị đầu tư nên giá trị của dự

án phải bổ sung tăng so với quyết định phê duyệt ban đầu là 21.316 tỷ đồng; bổ sunggiá trị các hạng mục thiếu trong thiết kế là 11.533 tỷ đồng; trượt giá tăng do thời gianthực hiện dự án thay đổi, kéo dài làm tăng giá trị vật liệu… là 27.887 tỷ đồng;

+ Phê duyệt dự án chưa hoặc không nằm trong quy hoạch: có bộ có tới 12

dự án chưa có trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có 09 dự

án không nằm trong quy hoạch nhưng vẫn được phê duyệt, triển khai thi công vớitổng mức đầu tư là 14.638 tỷ đồng, gây nợ đọng xây dựng cơ bản tổng số tiền là

673 tỷ đồng; có bộ còn một số dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụngnhưng chưa được bộ thẩm tra, phê duyệt quyết toán;

+ Nhiều dự án thiết kế xong không sử dụng, có dự án do thiết kế không sửdụng được phải thay đổi hoàn toàn gây lãng phí 60,5 tỷ đồng; nhiều dự án do lập

Trang 38

tổng mức đầu tư chưa chính xác nên phải thay đổi nhiều lần (có dự án thay đổi tới

04 lần), có dự án do lập dự án chưa chính xác phải loại bỏ tới 192,8 tỷ đồng;

+ Có 09 dự án xây dựng trường học ở 01 bộ được Chủ đầu tư phê duyệtnhưng không có vốn đối ứng với tổng số tiền là 68,47 tỷ đồng dẫn tới dự án dở dangkhông đưa vào sử dụng được; có bộ Chủ đầu tư chưa thu hồi nộp ngân sách nhànước khoản tạm ứng trước vốn cho nhà thầu tại các dự án bị đình hoãn với tổng sốtiền là 521,353 tỷ đồng

- Các cơ quan quản lý chuyên ngành không quản lý chặt chẽ thiết kế cơ sở(TKCS), dẫn đến nhiều dự án đã được phê duyệt nhưng TKCS không phù hợp, phảithay đổi tổng mức đầu tư, phát sinh tăng chi phí xây dựng gây lãng phí lớn; nhiều

dự án TKCS thiếu chính xác, dẫn tới thiết kế thi công không thực hiện được, phảithiết kế lại làm chậm thời gian hoàn thành dự án và nhiều dự án do chậm bàn giaomặt bằng, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng còn bất cập cùng với sự thayđổi đơn giá tiền lương, ca máy thiết bị, vật liệu dẫn tới tăng tổng mức đầu tư (có

bộ tổng mức đầu tư phải điều chỉnh do thiết bị không phù hợp 94,8 tỷ đồng; tự bổsung các hạng mục, dự án không đúng với quyết định phê duyệt 198 tỷ đồng; cơquan tư vấn thiết kế tính toán sai suất đầu tư 2.154 tỷ đồng; thay đổi về quy mô dự

án không đúng với quyết định phê duyệt làm tăng tổng mức đầu tư 25.767 tỷ đồng);

- Phê duyệt dự án khi chưa xác định rõ nguồn vốn, cấp công trình, thời gianthực hiện dự án trong khi có nhiều dự án đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưađược quyết toán theo quy định (có bộ còn 99 dự án đã đưa vào khai thác nhưngchưa quyết toán với tổng số tiền là 102.729,37 tỷ đồng và 16 dự án đã hoàn thànhđưa vào khai thác từ nhiều năm nhưng chưa quyết toán được do mất, không đủ hồ

sơ với tổng giá trị thực hiện là 7.194,608 tỷ đồng)

- Việc lựa chọn một số nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế thi công chưa tốt,nhà thầu xây lắp năng lực kém, dẫn tới phải điều chỉnh nhiều lần làm tăng tổng mứcđầu tư Khi triển khai thi công chậm bàn giao mặt bằng, dẫn đến thời gian thực hiện

dự án kéo dài, chi phí phát sinh tăng làm tăng tổng mức đầu tư, phá vỡ kế hoạchvốn ban đầu gây phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản: có bộ còn 34 dự án phải điều

Trang 39

chỉnh thiết kế, thời gian xây dựng kéo dài, vốn đầu tư chưa được giải ngân theođúng kế hoạch, phải thay đổi tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, 05 dự án phảidừng thi công gây lãng phí vốn

- Thời gian thực hiện dự án còn kéo dài (có dự án nhóm C kéo dài tới 10năm, nhóm B kéo dài tới 15 năm); trong khi theo quy định dự án nhóm C phải hoànthành trong 3 năm, dự án nhóm B phải hoàn thành trong 5 năm (các bộ ngành cótổng số 165 dự án chậm kéo dài thời gian thực hiện)

- Còn có những dự án không được cấp và cấp không đủ theo kế hoạch vốnđược phê duyệt dẫn đến dự án phải kéo dài gây lãng phí vốn đầu tư (có bộ còn tới

15 dự án không được cấp hoặc không cấp đủ vốn theo kế hoạch với tổng số tiền là165,2 tỷ đồng)

- Các sai phạm kiến nghị xử lý về kinh tế:

Tổng số tiền vi phạm phát hiện qua thanh tra, kiến nghị xử lý về kinh tế là4.763,200 tỷ đồng; trong đó, kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước là 1.122,012

tỷ đồng, giảm trừ khi thanh quyết toán là 1.425,016 tỷ đồng và kiến nghị xử lý khác

là 2.216,200 tỷ đồng

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Theo báo cáo tổng hợp các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đã thànhlập 644 Đoàn thanh tra (Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 158đoàn, Thanh tra cấp huyện là 419 đoàn, các sở, ngành là 67 đoàn) tiến hành thanhtra 12.546 dự án, công trình với tổng mức đầu tư là 144.872,953 tỷ đồng và 63/63tỉnh, thành phố có báo cáo kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng gửi về Thanh traChính phủ

+ Các thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra

- Chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư còn thấp, các dự án đầu tư phải điềuchỉnh nhiều lần, tổng mức đầu tư phải điều chỉnh nhiều lần, tiến độ thực hiện dự ánchậm làm phát sinh tăng tổng mức đầu tư; cụ thể:

- Chủ đầu tư chưa thực hiện đúng, đầy đủ các quy định hiện hành về quản lýđầu tư xây dựng như: chủ trương đầu tư, chủ trương điều chỉnh dự án, lập, trình,phê duyệt các thủ tục theo quy định;

Trang 40

- Công tác tư vấn xây dựng còn nhiều bất cập, năng lực chuyên môn còn hạnchế, hồ sơ dự án thiết kế - dự toán chất lượng còn thấp, dự báo chưa đầy đủ chuẩnxác dẫn đến một số dự án còn phải điều chỉnh, bổ sung quy mô tổng mức đầu tư gâykhó khăn trong quá trình thực hiện và làm chậm tiến độ xây dựng dự án công trình:đơn vị khảo sát thiết kế lập dự án khả thi (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) khi khảosát tính toán chưa tính đúng, tính đủ các yếu tố lạm phát, trượt giá vật tư, hệ số nhâncông, ca máy, bồi thường giải phóng mặt bằng, xem xét đầy đủ cơ sở hạ tầng, côngnăng sử dụng thiết bị, phụ trợ đi kèm sau khi công trình đưa vào sử dụng dẫn đếntrong quá trình thi công phải bổ sung, xử lý kỹ thuật nhiều hạng mục cần thiết thì dự

án hoàn thành mới đưa vào khai thác sử dụng đồng bộ…;

- Công tác thẩm định, thẩm tra hồ sơ chưa đầy đủ, còn thiếu sót do lập saikhối lượng, đơn giá thiết kế dự toán mà cơ quan thẩm tra, thẩm định chưa phát hiệnđược dẫn đến làm tăng tổng mức đầu tư; nội dung thẩm định dự án đầu tư ở một sốcông trình chưa xem xét đến các yêu tố như: nhu cầu sử dụng đất, khả năng giảiphóng mặt bằng, khả năng huy động, hoàn trả vốn, kinh nghiệm quản lý của chủđầu tư; đơn vị thẩm tra thiết kế bản vẽ - dự toán chưa kịp thời phát hiện những thiếusót của đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự án dẫn đến phải điều chỉnh dự án đầu tư

- Phê duyệt đầu tư, phân bổ kế hoạch vốn hàng năm vẫn còn dàn trải, thiếutập trung nhất là đối với cấp huyện, xã; vốn giải ngân các tháng đầu năm còn thấp,chủ yếu tập trung vào các tháng cuối năm; phân bổ kế hoạch vốn chưa đảm bảo thứ

tự ưu tiên; phê duyệt một số dự án vượt khả năng cân đối vốn, không rõ nguồn vốn,không thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn

- Phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư chưa đảm bảo, chưa chính xác docông tác khảo sát không sát với thực tế, phải điều chỉnh đơn giá tiền lương, tiềncông, giá nguyên vật liệu, chi phí dự phòng không được tính đúng, tính đủ dẫn đếnnhiều dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư

- Chưa đảm bảo xử lý nợ đọng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (ngày20/5 hàng năm phải xử lý được 30% nợ đọng xây dựng cơ bản)

- Qua thanh tra phát hiện các sai phạm về lập, thẩm định, phê duyệt, điềuchỉnh dự án tại 789 dự án với tổng số tiền sai phạm là 280,019 tỷ đồng; sai phạm về

Ngày đăng: 06/11/2015, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w