Thực trạng quản lý chi phí đầu tư xây dựng của BanQLDA đầu tư xây

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông Hưng Yên (Trang 49)

dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên

2.2.1. Kết quả thực hiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông tại Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên

2.2.1.1. Giới thiệu một số dự án đầu tư xây dựng nổi bật.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan và đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của UBND tỉnh Hưng Yên, Sở Giao thông vận tải, sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp chính quyền địa phương nơi có dự án đi qua và sự phấn đấu nỗ lực của toàn cán bộ công nhân viên Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên cho nên dù ngành Giao thông vận tải gặp rất nhiều khó khăn nhưng Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên đã triển khai thực hiện và hoàn thành đúng kế hoạch nhiều dự án từ đường Giao thông nông thôn, đường tỉnh đến đường quốc lộ… đến nay trên 380 tuyến đường giao thông nông thôn, gần 10 tuyến đường Tỉnh, trên 55 cầu (cầu trung và cầu nhỏ), 01 tuyến Quốc lộ đã được nâng cấp, cải tạo, bảo trì, làm mới…). Tất cả các công trình đều hoàn thành đảm bảo tiến độ, chất lượng khi đưa vào khai thác sử dụng. Trong đó tiêu biểu như dự án Nâng cấp, mở rộng QL39 đoạn Km30+650 - Km36+160 qua thành phố Hưng Yên. Dự án cải tạo, nâng cấp QL39 đoạn Km9 - Km21. Dự án cải tạo, nâng cấp QL39 đoạn Km36 - Km42.

2.2.1.2. Công tác Quản lý đầu tư xây dựng công trình và khảo sát thiết kế xây dựng Trong thời gian qua công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và khảo sát thiết kế của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên được áp dụng đúng định mức quy định của Bộ Xây dựng tại Quyết định số 12/2001/QĐ- BXD ngày 20/7/2001; Quyết định số 15/2001/QĐ-BXD ngày

20/7/2001 có hiệu lực thi hành đến ngày 14/4/2005 và các Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD, số 11/ 2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005, Quyết định số 957/2009/QĐ-BXD ngày 29/9/2009.

Tuy nhiên, trong công tác khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi, khảo sát, thiết kế kỹ thuật cũng còn rất nhiều tồn tại là:

- Do công tác quy hoạch còn yếu kém đẫn đến tình trạng một số công trình đã thực hiện xong khảo sát, thiết kế thì lại có sự thay đổi quyết định đầu tư dẫn đến lãng phí rất lớn tiền của của Nhà nước.

- Do năng lực của tư vấn thiết kế còn yếu và định mức chi phí của Nhà nước ban hành thấp hơn rất nhiều so với công việc phải làm thực tế (khoảng 70 triệu/Km) nên chất lượng khảo sát thiết kế còn nhiều bất cập, chỉ thiết kế trên giấy, công tác điều tra, khảo sát nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, xã hội, địa chất, thuỷ văn khu vực chưa được thấu đáo, chi tiết.

- Chi phí cho công tác giám sát chất lượng công trình cũng rất eo hẹp, không sát với thực tế, chưa đúng với trách nhiệm của họ. Nếu như tư vấn giám sát thực hiện các dự án của nước ngoài có mức lương rất cao (Từ 5000 đô la đến 10 ngàn đô la/tháng) thì mức lương tư vấn ở ta chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tư vấn giám sát thông đồng với Nhà thầu thi công và điều tất yếu xảy ra là công trình kém chất lượng, nghiệm thu một số hạng mục không đúng với thực tế đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, đến uy tín của Chủ đầu tư. Chủ đầu tư đã ra quyết định cảnh cáo buộc thôi việc với cá nhân tư vấn có sai phạm.

2.2.1.3. Công tác đấu thầu xây lắp

Đấu thầu xây dựng là một hình thức tiến bộ trong nền kinh tế thị trường thay thế cho hình thức giao thầu theo chỉ tiêu kế hoạch trong cơ chế cũ. Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2015 Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên đã trực tiếp quản lý và tổ chức đấu thầu theo đúng Quy chế đấu thầu và Luật đấu thầu để triển khai thi công 8 dự án lớn bảo đảm cạnh tranh lành mạnh như: Dự án đường trục kinh tế bắc nam tỉnh Hưng Yên (đoạn từ cầu vượt đường sắt địa

phận xã Đại Đồng đến cầu vượt Quốc lộ 5); Dự án đường nối Trục kinh tế Bắc Nam tỉnh Hưng Yên với đường 281 tỉnh Bắc Ninh; Dự án đầu tư xây dựng đường 202 đoạn Km1+400 - Km7+050 và cầu Minh Tân; dự án nâng cấp mở rộng QL39 đoạn qua thành phố Hưng Yên (giai đoạn II); Dự án giao thông nông thôn 3 (WB3); Dự án WB6; Dự án cải tạo, nâng cấp đường 205 đoạn từ Km15+00 đến Km18+00; Dự án cải tạo, nâng cấp đường 205 Km31+700 - Km34+900… Đây là những thành tựu lớn mà Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên đã đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn bộc lộ không ít những hạn chế như:

- Về cơ chế, chính sách: Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 được ban hành ngày 29/11/2005 nhưng đến ngày 29/9/2006 Chính phủ mới có văn bản hướng dẫn thực hiện là Nghị định 111/2006/NĐ-CP. Việc ban hành văn bản hướng chậm trễ như vậy ảnh hưởng rất lớn đến công tác đầu thầu nói chung và của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên nói riêng. Mặt khác sau khi Nghị định số 16/2005/NĐ-CP đã có hiệu lực thi hành thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại có văn bản số 2367/BKH/TĐ&GSĐT ngày 12/4/2005 đề nghị các Bộ, Ngành và địa phương, các chủ đầu tư, Ban QLDA tiếp tực thực hiện những quy định tại các Nghị định cũ số 52/CP; 12CP; 07/CP và Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999....Vì vậy, Ban QLDA không biết triển khai thực hiện theo văn bản nào, không có các căn cứ xử lý tình huống trong hoạt động xây dựng, đấu thầu. Trong các văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, không rõ ràng gây ra không ít khó khăn khi thực hiện dự án, ví dụ: Luật Xây dựng quy định nhà thầu không được bỏ giá dự thầu dưới giá thành xây dựng nhưng không quy dịnh hướng dẫn thế nào là giá thành xây dựng. Theo Điều 57 khoản 10 của Nghi định 111/2006/NĐ-CP lại chỉ quy định nếu nhà thầu nào giảm giá trên 50% giá dự toán thì mới xem xét tính bất hợp lý của đơn giá dự thầu. Do vậy khi xét thầu các nhà thầu giảm giá 20%-30% thậm chí 40% giá gói thầu mà Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên vẫn không có chế tài để loại bỏ.

- Luật đấu thầu và Nghị định hướng dẫn vẫn chưa quy định cụ thể cách tính giá gói thầu mà chỉ nêu rất chung chung “ Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác

định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành”. Do vậy, đây cũng chính là kẽ hở khi tính giá gói thầu, làm giá gói thầu không xác thực dẫn đến tình trạng giảm giá bừa bãi của Nhà thầu.

Bảng 2.1: Minh họa một số gói thầu có giá trúng thầu thấp hơn so với giá gói thầu tại Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Tên gói thầu Giá gói

thầu

Giá trúng thầu

Giá trúng thầu giảm so với giá gói thầu

Tỷ lệ giảm giá 1

Thi công xây dựng công trình nâng cấp mặt đường xã Hoàng Hoa Thám, huyện Ân Thi

3.215 2.090 1.125 35%

2 Bảo dưỡng định kỳ đường 203

đoạn Km0+800 - Km1+800 1.235 1.112 124 10%

3 Thi công công trình Nâng cấp cải

tạo đường 206B 5.856 5.563 293 5%

(Nguồn phòng KHKT - Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên)

- Tình trạng bỏ thầu với giá thấp để được trúng thầu xảy ra phổ biến. Thực trạng trong gần 20 năm quản lý dự án của Ban đã có không ít nhà thầu cố tình giảm giá thầu để trúng thầu bằng mọi giá. Đây là một thủ thuật của các nhà thầu vì sau khi đã trúng thầu họ lại thông đồng, móc ngoặc với tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và các cơ quan có liên quan để xin điều chỉnh thiết kế, phát sinh khối lượng, bớt xén vật tư, đưa vật liệu vào thi công không đúng chủng loại, tiêu chuẩn thiết kế. Điều tất yếu là việc điều chỉnh lại thiết kế kỹ thuật luôn đi kèm với việc điều chỉnh vốn đầu tư, vượt giá dự toán của gói thầu, đây cũng chính là yếu tố dẫn đến có thể làm vượt tổng mức đầu tư của dự án và cũng là đáp án cho câu hỏi “kinh niên” của ngành GTVT là tại sao chất lượng các công trình giao thông xuống cấp nhanh chóng sau khi dự án đi vào khai thác, sử dụng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhà thầu chấp nhận chịu lỗ: Trường hợp này xảy ra khá phổ biến ở các DNNN, do hiện nay chưa có quy định cụ thể xử lý trách nhiệm cá nhân của Giám đốc đối với việc thua lỗ của doanh nghiệp, Luật Kế toán vẫn tạo khe hở cho công tác lập báo cáo “lãi giả, lỗ thật”, DNNN làm ăn thua lỗ thì Nhà nước bị mất vốn trong khi các giám đốc vẫn giàu lên nhanh chóng. Đồng thời một số nhà thầu mới thành lập làm một số công trình để lấy kinh nghiệm, năng lực, quan hệ, phục vụ cho hoạt động lâu dài của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp bỏ thầu với giá thấp chấp nhận lỗ để duy trì bộ máy hoạt động yếu ớt của mình, tránh khấu hao vô hình của máy móc, thiết bị. Bên cạnh đó các doanh nghiệp Quân đội khi tham gia thầu luôn có giá dự thầu rất thấp vì tâm lý bao cấp họ ỷ vào lao động nhân công rất nhiều “Nước sông, công lính”.

- Nhà thầu sẽ ăn bớt vật tư, ăn bớt quy trình, biện pháp tổ chức thi công. Có được tình trạng này là do cơ chế nghiệm thu, quản lý của đội ngũ TVGS còn lỏng lẻo, thiếu tinh thầu trách nhiệm, chưa có chế tài xử phạt nghiêm minh khi tư vấn giám sát thông đồng, móc ngoặc với nhà thầu.

- Trong quá trình thi công nhà thầu cố tình đưa ra nhiều nguyên nhân dẫn đến phát sinh khối lượng, mua chuộc tư vấn thiết kế và giám sát để hoàn thiện thủ tục trình chủ đầu tư phê duyệt.

2.2.1.4. Công tác Giải phóng mặt bằng

Trong lĩnh vực hoạt động XDCB giải phóng mặt bằng luôn là một khâu khó khăn, phức tạp nhất trong quá trình thực hiện dự án đặc biệt là các dự án giao thông đường bộ vì mỗi tuyến đường thường trải dài qua nhiều xã, huyện, thị trấn nên công tác GPMB có tác động rất lớn đến cuộc sống của những người dân bị ảnh hưởng của dự án. Từ khi thành lập đến nay hầu hết các dự án mà Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên quản lý và thực hiện đều gặp rất nhiều khó khăn ở công tác này. Việc chậm GPMB dẫn đến tiến độ của dự án chậm, vốn đầu tư của dự án không dược giải ngân, nhà thầu thi công không có việc làm, việc quyết toán dự án khi hoàn thành không thực hiện được điển hình như dự án nâng cấp mở rộng QL39 đoạn Km30+650 - Km36+160 qua Thành phố Hưng Yên

do trong công tác GPMB còn vướng dẫn đến khi công trình đã được bàn giao đưa vào sử dụng nhưng vẫn chưa thực hiện quyết toán dự án vì chưa quyết toán xong phần GPMB. Dự án Cải tạo, nâng cấp TL200 do tiến độ GPMB chậm dẫn đến phải điều chỉnh cắt giảm quy mô; Dự án đường nối Trục kinh tế Bắc Nam tỉnh Hưng Yên với đường 281 tỉnh Bắc Ninh, nhà thầu thi công bị lỗ do phải kéo dài tiến độ thi công trong khi Nhà nước thay đổi đơn giá, chính sách mà không được điều chỉnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng GPMB của các dự án rất chậm là do:

- Cơ chế, chính sách: Nhà nước đã ban hành nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, thông tư hướng dẫn số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 và thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính nhưng các Văn bản pháp lý này còn nhiều sơ hở, bất cập, không đầy đủ như công bố khung giá đất để tính giá trị đền bù của Tỉnh hàng năm chi mang tính tổng thể, một số vị trí mặt đường, ngã tư đông dân cư, xầm uất giá đền bù thường thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường... sự khác biệt rất lớn về giá đền bù gây ra khiếu kiện kéo dài cho người dân; mặt khác do việc quản lý đất đai lỏng lẻo ở các địa phương dẫn đến việc xác định nguồn gốc đất đối với những hộ không có sổ đỏ rất khó khăn, nhiều khi các đơn vị làm công tác GPMB không biết xác định mức đền bù, cách tính như thế nào....

- Tổ chức thực hiện công tác bồi thường GPMB ở các địa phương (Các Hội đồng GPMB) chủ yếu là kiêm nhiệm nên không có đủ kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, thời gian.

- Cũng tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP quy định kinh phí cho tổ chức thực hiện bồi thường là 2% trên giá trị đền bù là rất bất hợp lý vì các dự án ở vùng nông thôn đơn giá đền bù rất thấp nhưng trải dài vài chục cây chỉ tương đương với một vài cây số đối với dự án ở khu vực thành thị. Vì thế kinh phí trên không đủ chi cho cán bộ làm công tác này.

2.2.1.5. Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên

Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành giúp cho Nhà nước tính đúng, tính đủ, tính kịp thời giá trị tài sản cố định, loại bỏ những chi phí bất hợp lý làm cho việc

đầu tư có hiệu quả hơn, giúp cho việc phân bổ hợp lý khấu hao tài sản và công tác hạch toán kế toán của các đơn vị. Nhìn chung công tác quyết toán vốn đầu tư của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên thực hiện tương đối tốt cả về chất lượng và số lượng. Năm 2011 số dự án quyết toán được là 09 dự án; Năm 2013 là 10 dự án và năm 2014 là 21 dự án.

Nhìn chung Ban QLDA đã thực hiện tốt công tác quyết toán vốn đầu tư của các dự án. Từ năm 2010 đến năm 2015, giá trị quyết toán dự án hoàn thành Ban thực hiện là 215 tỷ đồng. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong khâu quyết toán:

- Khó khăn trong công tác quyết toán chi phí GPMB do các Hội dồng GPMB địa phương còn nhiều hạn chế về chuyên môn, lại làm công tác kiêm nhiệm trong khi dự án lại kéo dài nhiều năm nên rất khó khăn trong công tác nội nghiệp, hồ sơ báo cáo quyết toán thường sơ sài, thiếu chứng từ, không đủ căn cứ pháp lý nên gây ra ảnh hưởng rất lớn đến công tác quyết toán chung của cả dự án như dự án nâng cấp mở rộng QL39 đoạn qua thành phố Hưng Yên (Hạng mục GPMB phải để quyết toán sau).

- Do tư vấn thiết kế làm sai dẫn đến đường trong giai đoạn thi công dẫn đến phải điều chỉnh, phát sinh khối lượng. Việc phê duyệt các khối lượng này rất chậm chạp, rất khó khăn vì phải chờ các cơ quan có trách nhiệm thẩm định.

- Một số dự án trong giai đoạn thi công phải điều chỉnh, phát sinh khối lượng

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông Hưng Yên (Trang 49)