Cho đến nay, trên phạm vi cả nước, đã có nhiều bài nói, bài viết đăng tải trên các Báo và Tạp chí, đồng thời có cả những cuộc hội thảo khoa học, công trình nghiên cứu về tình hình và giải pháp chống TTLP trong ĐTXD. Có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu, bài báo và bài viết trên tạp chí như: Đề án chống TTLP
trong ĐTXD của Bộ Xây dựng thực hiện tháng 9/2004; Hội thảo khoa học về
“Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong XDCB - Thực trạng và giải pháp” do Bộ Công an tổ chức ngày 10/11/2005 tại Hà Nội; luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý “Một số giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Đak Lak” của tác giả Phan Xuân Lĩnh, năm 2006; luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý “Phòng, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách Nhà nước ở nước ta hiện nay” của tác giả Ngô Văn Quý; Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Ban QLDA 5” của tác giả Trương Việt Đông, năm 2007; Bài “Thất thoát vốn đầu tư XDCB và giải pháp ngăn chặn” của tác giả Trần Lưu Dung, đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 8/2004; bài “Tham nhũng, tiêu cực trong đầu tư XDCB, tiền thất thoát đủ trả lương cho bộ máy hành chính, sự nghiệp cả nước” của tác giả Trần Công Hùng, đăng trên Báo Tiền phong số 225 ngày 11/11/2005; Bài “Tập trung chỉ đạo tạo sự chuyển biến rõ rệt trong lĩnh vực đầu tư XDCB” của tác giả Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, đăng trên Tạp chí Thời báo Kinh tế số 1/2005; Bài “Phát triển kinh tế - xã hội và cuộc đấu tranh chống TTLP” của tác giả Trương Giang Long, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 22 tháng 11/2005; Bài “Những nguyên nhân chủ yếu và biện pháp nhằm giảm thiểu TTLP trong đầu tư và xây dựng” của tác giả Hoàng Xuân Hoà, Ban Kinh tế Trung ương, đăng trên Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam số 9/2005; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Nghiên cứu sự hình thành giá và các giải pháp quản lý chi phí trong các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông - Mã số B 2006-04-12 - Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Ngọc Toàn.Hà Nội 2006. ....
Ngoài ra còn còn có một số công trình khác đã công bố cũng liên quan đến thất thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tư xây dưng. Tuy nhiên, các công trình khoa học này đa số nghiên cứu từ góc độ tài chính, hoặc về cơ chế quản lý, hoặc về tình hình cụ thể ở một đơn vị, địa phương; các đề tài chủ yếu đề cập đến giác độ tổng thể của quản lý vi vô và vĩ mô, tác động qua lại giữa các chủ thể tham gia vận hành
vốn, nghiên cứu cơ chế tác động với tất cả các yếu tố chi phí sử dụng vốn với các chỉ tiêu xem xét.
Mặt khác, chưa có công trình nào nghiên cứu đề tài này dưới dạng luận văn, luận án khoa học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đặc biệt đối với các Ban QLDA như Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông Hưng Yên nhằm giúp cho các Ban QLDA chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng công trình từ vốn NSNN và các nguồn vốn hợp pháp khác có hiệu quả hơn. Thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo, lựa chọn, kế thừa những ý tưởng của các công trình đã nghiên cứu và công bố, đồng thời đi sâu nghiên cứu lý luận để đề ra những giải pháp hữu hiệu, thiết thực phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên qua đó góp phần làm phong phú thêm tình hình nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực này và sẽ có ý nghĩa thực tế.
Kết luận chương 1
Quá trình lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được quy định rất chặt chẽ. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình đầu tư và xây dựng công trình giao thông đã xảy ra rất nhiều vấn đề liên quan, trong đó nổi cộm nhất là vấn đề tiêu cực, làm cho việc xây dựng các công trình giao thông được thực hiện không đảm bảo nằm trong mức chi phí đã định, gây ra nhiều thất thoát, lãng phí và những chi phí không cần thiết khác. Chương 2 sau đây của đề tài sẽ đi sâu xem xét các vấn đề liên quan đến quản lý chi phí theo các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đặc biệt là khâu lập và quản lý chi phí xây lắp và thiết bị tại Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông trong thời gian qua làm cơ sở cho các giải pháp, các phương hướng hoàn thiện trong Chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KẾT
CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG HƯNG YÊN
2.1. Giới thiệu về Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên
2.1.1. Quá trình hình thành Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên
Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông được sáp nhập từ hai Ban QLDA trước đây của Sở Giao thông vận tải Hưng Yên (Ban Quản lý các dự án Giao thông và Ban Quản lý dự án giao thông nông thôn) theo Quyết định số 2051/QĐ-UBND ngày 03/11/2008 của UBND tỉnh Hưng Yên.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, vị trí của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên
2.1.2.1. Chức năng hoạt động
Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên có các chức năng chủ yếu sau đây:
Ban QLDA là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Sở GTVT Hưng Yên; Có chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện việc quản lý các dự án dự án giao thông do Sở GTVT làm chủ đầu tư theo phân cấp của tỉnh và quy định của pháp luật và các dự án khác có vốn đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực GTVT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Giám đốc Sở GTVT giao theo đúng nội dung quy định của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên
Ban QLDA được thành lập với nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và những quy định của pháp luật hiện hành (theo Quyết định số 2051/QĐ-UBND ngày 03/11/2008 của UBND tỉnh Hưng Yên). Cụ thể là:
+ Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng và các công việc khác có liên quan phục vụ cho việc xây dựng công trình.
+ Chuẩn bị hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế - dự toán, tổng dự toán để các cơ quan chức năng thẩm định và phê duyệt theo quy định của Nhà nước và của UBND tỉnh.
+ Lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu và báo cáo Chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
+ Đàm phán, ký kết hợp đồng theo uỷ quyền của Chủ đầu tư (bao gồm các hợp đồng về khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp, mua sắm lắp đặt thiết bị, bảo hiểm,....).
+ Thực hiện việc giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực hoặc thuê các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân, đủ điều kiện năng lực để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình.
+ Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết.
+ Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng.
+ Nghiệm thu, bàn giao công trình.
+ Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đi vào sử dụng.
+ Quản lý, sử dụng có hiệu quả chi phí để tổ chức thực hiện dự án theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
+ Ngoài các nội dung nêu trên, trong quá trình thực hiện dự án, Chủ đầu tư có thể uỷ quyền cho Ban QLDA thực hiện một số nội dung công việc khác thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ đầu tư.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên
Ban QLDA đặt dưới sự quản lý Nhà nước của Sở Giao thông vận tải Hưng Yên và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.
Người quản lý cao nhất của Ban QLDA là Trưởng ban, Trưởng ban có nhiệm vụ chủ yếu là chỉ đạo và giám sát kiểm tra việc thực hiện các dự án từ khâu chuẩn bị dự án đến khi dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, kiến nghị với Giám đốc Sở Giao thông vận tải và các cơ quan Nhà nước có liên quan bổ sung, sửa đổi các chế độ chính sách đầu tư xây dựng cơ bản, giải quyết các khiếu nại của người dân khi thực hiện GPMB, đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm các trưởng, phó phòng, kế toán trưởng.
Ban QLDA do Trưởng Ban trực tiếp quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng, giúp việc cho Trưởng Ban có các phó Trưởng Ban.
Ban QLDA là tổ chức đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản Ngân hàng, con dấu riêng, Trưởng Ban tự xây dựng quy chế hoạt động phù hợp với chức năng nhiệm vụ được phân công.
Chi phí tổ chức hoạt động của Ban QLDA chủ yếu được trích từ chi phí quản lý dự án của các dự án doBan QLDA quản lý.
2.1.4. Đặc điểm của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên
Ban QLDA là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản (quản lý xây dựng cầu, đường), lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động. Hoạt động của Ban QLDA là quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất của mỗi dự án là thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các địa phương nơi có dự án, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân sau khi có dự án được triển khai thực hiện.
- Sản phẩm xây dựng của Ban QLDA phục vụ mục đích công ích.
- Nguồn kinh phí chi đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án đầu tư xây dựng của Ban QLDA được lấy từ nguồn Ngân sách tập trung, nguồn vốn nước ngoài, Trái
phiếu Chính phủ cho nên việc thu hồi vốn của một số dự án ít được xem xét nhưng quá trình triển khai và thực hiện dự án vẫn phải đảm bảo sao cho chi phí thấp nhất.
- Nguồn kinh phí chi thường xuyên phục vụ hoạt động đơn vị chủ yếu thu từ nguồn trích chi phí quản lý dự án của công trình
- Sản phẩm xây dựng của Ban QLDA trải rộng trên toàn tỉnh Hưng Yên.
2.2. Thực trạng quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban QLDA đầu tư xâydựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên
2.2.1. Kết quả thực hiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông tại Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên
2.2.1.1. Giới thiệu một số dự án đầu tư xây dựng nổi bật.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan và đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của UBND tỉnh Hưng Yên, Sở Giao thông vận tải, sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp chính quyền địa phương nơi có dự án đi qua và sự phấn đấu nỗ lực của toàn cán bộ công nhân viên Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên cho nên dù ngành Giao thông vận tải gặp rất nhiều khó khăn nhưng Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên đã triển khai thực hiện và hoàn thành đúng kế hoạch nhiều dự án từ đường Giao thông nông thôn, đường tỉnh đến đường quốc lộ… đến nay trên 380 tuyến đường giao thông nông thôn, gần 10 tuyến đường Tỉnh, trên 55 cầu (cầu trung và cầu nhỏ), 01 tuyến Quốc lộ đã được nâng cấp, cải tạo, bảo trì, làm mới…). Tất cả các công trình đều hoàn thành đảm bảo tiến độ, chất lượng khi đưa vào khai thác sử dụng. Trong đó tiêu biểu như dự án Nâng cấp, mở rộng QL39 đoạn Km30+650 - Km36+160 qua thành phố Hưng Yên. Dự án cải tạo, nâng cấp QL39 đoạn Km9 - Km21. Dự án cải tạo, nâng cấp QL39 đoạn Km36 - Km42.
2.2.1.2. Công tác Quản lý đầu tư xây dựng công trình và khảo sát thiết kế xây dựng Trong thời gian qua công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và khảo sát thiết kế của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên được áp dụng đúng định mức quy định của Bộ Xây dựng tại Quyết định số 12/2001/QĐ- BXD ngày 20/7/2001; Quyết định số 15/2001/QĐ-BXD ngày
20/7/2001 có hiệu lực thi hành đến ngày 14/4/2005 và các Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD, số 11/ 2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005, Quyết định số 957/2009/QĐ-BXD ngày 29/9/2009.
Tuy nhiên, trong công tác khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi, khảo sát, thiết kế kỹ thuật cũng còn rất nhiều tồn tại là:
- Do công tác quy hoạch còn yếu kém đẫn đến tình trạng một số công trình đã thực hiện xong khảo sát, thiết kế thì lại có sự thay đổi quyết định đầu tư dẫn đến lãng phí rất lớn tiền của của Nhà nước.
- Do năng lực của tư vấn thiết kế còn yếu và định mức chi phí của Nhà nước ban hành thấp hơn rất nhiều so với công việc phải làm thực tế (khoảng 70 triệu/Km) nên chất lượng khảo sát thiết kế còn nhiều bất cập, chỉ thiết kế trên giấy, công tác điều tra, khảo sát nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, xã hội, địa chất, thuỷ văn khu vực chưa được thấu đáo, chi tiết.
- Chi phí cho công tác giám sát chất lượng công trình cũng rất eo hẹp, không sát với thực tế, chưa đúng với trách nhiệm của họ. Nếu như tư vấn giám sát thực hiện các dự án của nước ngoài có mức lương rất cao (Từ 5000 đô la đến 10 ngàn đô la/tháng) thì mức lương tư vấn ở ta chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tư vấn giám sát thông đồng với Nhà thầu thi công và điều tất yếu xảy ra là công trình kém chất lượng, nghiệm thu một số hạng mục không đúng với thực tế đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, đến uy tín của Chủ đầu tư. Chủ đầu tư đã ra quyết định cảnh cáo buộc thôi việc với cá nhân tư vấn có sai phạm.
2.2.1.3. Công tác đấu thầu xây lắp
Đấu thầu xây dựng là một hình thức tiến bộ trong nền kinh tế thị trường thay thế cho hình thức giao thầu theo chỉ tiêu kế hoạch trong cơ chế cũ. Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2015 Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông