Các giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng của

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông Hưng Yên (Trang 83 - 99)

3.2.1. Giải pháp trực tiếp

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông tại Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên

Qua các đợt thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan Thanh Tra, Kiểm Toán chuyên ngành cho thấy về cơ bản Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên đã thực hiện đúng theo các quy định của Luật Xây Dựng, Luật Đấu Thầu và các chính sách, chế độ độ của Nhà Nước có liên quan từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi khâu kết thúc đầu tư.... sai sót chủ yếu là ở khâu lập dự toán chi phí xây lắp.

Trong khâu lập dự toán chi phí xây lắp sai sót chủ yếu là ở đơn giá chi tiết các hạng mục công trình. Nguyên nhân chính là do bóc tách khối lượng chưa chính xác; Áp dụng mã hiệu định mức để xây dựng đơn giá không đúng, không phù hợp với tính chất và khối lượng của công việc; Thiết kế quá an toàn gây lãng phí... VD cùng là công việc đào đất (loại đất lẫn sỏi sạn >20%) nếu đào bằng thủ công thì áp dụng mã hiệu định mức đối với công tác đào đất cấp II nhưng nếu đào bằng máy thì phải áp dụng mã hiệu định mức đào đối với công tác đào đất cấp I; Cùng là công tác san, rải đầm nền cấp phối đá dăm nhưng đối với đường làm mới thì áp dụng định mức đơn giá khác so với đường nâng cấp cải tạo...Do vậy, trong thời gian tới công tác lập dự toán cần chú trọng những nội dung sau:

a) Lựa chọn Nhà thầu tư vấn có trình độ, uy tín cao thực hiện công tác khảo sát, lập dự án, Báo cáo kinh tế kỹ thuật, Thiết kế BVTC - Dự Toán.

b) Tăng cường công tác kiểm tra dự toán bằng cách: Thành lập một tổ gồm ít nhất 3 cán bộ chuyên kiểm tra, soát xét, dự toán độc lập (Hiện nay, theo mô hình hoạt động của Ban mỗi cán bộ phụ trách dự án sẽ kiểm tra cả thiết kế và dự toán).

Các cán bộ kiểm tra, soát xét dự toán cần có những kỹ năng sau:

+ Biết đọc bản vẽ: Khi lập dự toán cho một công trình người lập dự toán cần nắm bắt và hiểu rõ bản vẽ thiết kế của công trình đó. Hình dung được công trình

qua các giai đoạn thi công. Có kiến thức vững vàng về các loại nguyên vật liệu xây dựng, trình tự và các biện pháp thi công công trình, nắm bắt được các tiền lệ phổ biến trong ngành công nghiệp xây dựng.

+ Sự hiểu biết, những kinh nghiệm và các số liệu thu thập, tích luỹ được thông qua những trải nghiệm trong thực tế thi công xây dựng các công trình có liên quan về những loại nguyên vật liệu cần thiết, năng suất lao động của công nhân và năng suất các loại máy móc, thiết bị, chi phí chung và tất cả các loại chi phí khác. Khả năng dự đoán trước các chi phí có thể phát sinh trong dự án đầu tư xây dựng.

+ Phải nắm bắt được những nguyên tắc xác định của công tác đo bóc tiên lượng. Thông thạo, nắm vững phương pháp chuẩn, thông dụng về lập dự toán, các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn và quy định có liên quan đến công tác lập dự toán.

+ Sự ngăn nắp và có trí nhớ. Khả năng làm việc chính xác, tính cẩn thận trong khi thực hiện các tính toán. Cần biết làm việc với các cơ sở dữ liệu như là CSDL csv của các phần mềm GXD: Dự toán GXD, Dự thầu GXD...

+ Khả năng tập hợp, phân loại và ước lượng số liệu có liên quan trong công tác lập dự toán.

Ngày nay các công trình xây dựng thường có quy mô lớn, phức tạp. Kéo theo đó là khối lượng tính toán, xử lý số liệu rất lớn (bóc tách khối lượng, liệt kê danh mục công việc, áp giá, trình bày tài liệu, vẽ hình minh hoạ, trình bày tiến độ…) tất cả những công việc này đòi hòi phải xử lý bằng các phần mềm máy tính (đòi hỏi về thời gian, độ chính xác…). Nên các kiến thức cơ bản về tin học và sự thông thạo các phần mềm Lập dự toán như Dự toán GXD, Dự thầu GXD cũng phải coi là một kiến thức cơ sở của người kỹ sư lập dự toán. (sử dụng thành thạo các chương trình riêng lẻ chưa đủ, mà phải kết hợp được các chương trình, tiện ích khác nhau để giải quyết được vấn đề).

+ Kỹ năng tìm kiếm giá trị thay thế: Khả năng sáng tạo có thể đề xuất phương án từ đó có thể xử lý tốt nhất các chi phí của dự án trong giới hạn của phần

ngân quỹ dành cho dự án. Từ những hiểu biết, khả năng và kinh nghiệm của mình về vật liệu, kết cấu, công nghệ thi công xây dựng… người lập dự toán có thể đề xuất được cho chủ đầu tư những phương án đem lại lợi ích cao hơn cho dự án. (Ví dụ: Kỹ sư KTXD đào tạo tại khoa KTXD, trường ĐHXD thường xuyên phải đưa ra ít nhất 2, 3 phương án cho đồ án tổ chức thi công để tính toán, so sánh lựa chọn phương án khả thi mà kinh tế nhất). Ở Mỹ có riêng một chuyên ngành gọi là Value Engineering.

Thường với một công trình nhỏ việc lập dự toán có thể giao cho một người. Nhưng với những dự án lớn có thể phải do nhiều người cùng thực hiện công tác lập dự toán. Nên khả năng thích ứng, tính cộng tác với đồng nghiệp trong các điều kiện làm việc (làm việc độc lập hoặc làm việc kết hợp theo nhóm) cũng rất quan trọng.

Tại các nước phát triển trên thế giới (Anh, Mỹ, Hồng Kông…) bản dự toán được coi là một kho vàng thông tin. Những tài liệu này được lưu trữ và lấy ra tham khảo triệt để cho các công trình sau - thường gọi là “số liệu lịch sử”. Với việc khai thác triệt để các thông tin trong đó người lập dự toán có thể đề xuất, kiến nghị và kiểm soát được tiến độ công việc (kể cả tiến độ thi công). Chính vì vậy người lập dự toán cũng phải có những kiến thức về tổ chức thi công, lập kế hoạch tiến độ thi công theo sơ đồ ngang (Gantt chart) hoặc sơ đồ mạng (Network diagram). Bởi chính tiến độ và tương ứng là thời gian cũng là tiền bạc, cũng liên quan đến chi phí.

Ngoại ngữ (đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành kinh tế - xây dựng). Trong thời đại kinh tế thị trường thì các dự án đầu tư xây dựng có thể có sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài, nhất là trong khâu thiết kế hay cung cấp thiết bị. Khi các chỉ dẫn kỹ thuật, thuyết minh trong bản vẽ, các báo giá cung cấp vật liệu, thiết bị, hợp đồng thuê tư vấn… được trình bằng tiếng nước ngoài thì việc nắm bắt được ngoại ngữ là rất cần thiết để có thể hiểu rõ phạm vi công việc khi bóc tách khối lượng, liệt kê danh mục công việc và áp giá…

Bên cạnh các yêu cầu trên về năng lực, người kỹ thẩm tra dự toán còn có thể đóng góp vào việc hoàn thiện một bản dự toán để nâng cao chất lượng của hồ sơ các tài liệu cần thiết bao gồm:

+ Các bản vẽ thiết kế của công trình, bao gồm cả bản vẽ kiến trúc và bản vẽ kết cấu, bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt cắt điển hình và những chi tiết khác có liên quan của công trình. Để người lập dự toán có thể đo bóc các khối lượng chính xác các bản vẽ phải rõ ràng, hoàn chỉnh và đầy đủ các kích thước, có sự phù hợp giữa kích thước thực tế và tỷ lệ thể hiện trong bản vẽ.

Các thuyết minh, chỉ dẫn và yêu cầu kỹ thuật trình bày chính xác về đặc tính và chủng loại nguyên vật liệu sẽ được sử dụng.

Cơ sở dữ liệu về định mức, đơn giá, chi phí cần thiết để thực hiện các danh mục công việc khác nhau.

Các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Những năng lực của người lập dự toán (cán bộ định giá, kỹ sư định giá, kỹ sư quản lý chi phí) cần phải có nêu trên là những yêu cầu chung. Tuỳ theo tính chất phức tạp ở mỗi dự án, loại và cấp công trình, quy mô công trình và tuỳ thuộc dự toán của bước thiết kế mà yêu cầu điều kiện năng lực khác nhau đối với người lập dự toán. Tất nhiên, trong quá trình hành nghề của mình để có thể tồn tại và phát triển theo kịp thời đại người lập dự toán vẫn phải duy trì, liên tục trau dồi và phát huy hơn nữa các phẩm chất như đã nói ở trên.

c) - Việc áp dụng định mức, đơn giá phải đúng, phù hợp với khối lượng, tính chất của từng hạng mục công việc xây dựng.

- Báo cáo đầu tư (nếu có) và TMĐT dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công.

- Danh mục và số lượng các thiết bị công nghệ, các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt cần phải lắp đặt theo yêu cầu sản xuất của công trình xây dựng.

- Định mức các chi phí, phí, lệ phí tính theo tỷ lệ % hoặc các bảng giá phải tuân thủ quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và của Tỉnh.

- Các chế độ, chính sách liên quan do Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh xã hội và các cơ quan có thẩm quyền ban hành như chi phí khảo sát thiết kế xây dựng, chi phí quản lý dự án, chế độ tiền lương, tiền công, chi phí vật liệu, máy móc thiết bị, chi phí chung, trực tiếp phí khác, chi phí khác có liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d) Cán bộ được giao phụ trách dự án cần chủ động nghiên cứu kỹ quy mô, tính chất của dự án được giao từ đó yêu cầu Tư vấn thiết kế đề xuất từ 2 đến 3 phương án thiết kế để từ đó chọn được phương án sao cho phù hợp với quy mô, tính chất của dự án vừa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật vừa tiết kiệm...

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công tại Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên

Trong thời gian qua công tác, lập, thẩm định báo cáo NCKT, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán còn tình trạng chưa tuân thủ trình tự, thủ tục đầu tư XDCB, chưa thực hiện đúng các nội dung đã được phê duyệt trong quyết định đầu tư. Công tác thẩm tra trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt còn thiếu sót, sơ sài, chưa đảm bảo được yêu cầu đối với công tác thẩm tra. Do đó khi người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư, quyết định duyệt TKKT, tổng dự toán còn thiếu chính xác. Để hoàn thiện khâu này, thời gian tới Ban QLDA phải hoàn thiện một số nội dung sau:

+ Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên có trách nhiệm kiểm tra, giám sát tổ chức tư vấn lập báo cáo đầu tư, Dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế kỹ thuật. Người lập dự án phải có trách nhiệm giải trình đầy đủ, kịp thời những nội dung liên quan đến dự án đầu tư mà người thẩm định yêu cầu.

+ Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên chỉ đạo tư vấn thiết kế khắc phục những tồn tại trong thời gian vừa qua như việc chọn tuyến, vị trí, hệ thống các công trình nổi, ngầm. Công trình phức tạp phải có ý kiến của các chuyên gia và lãnh đạo địa phương. Sử dụng chính sách giá tại thời điểm để đảm bảo khi lập báo cáo đầu tư có tổng mức đầu tư khả thi.

+ Người thẩm định báo cáo đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thẩm định của mình. Trường hợp để sau khi dự án triển khai phải điều chỉnh bổ sung thì phải bồi thường.

+ Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên chịu trách nhiệm về hiệu quả quản lý vốn đầu tư của dự án và việc thực hiện các quy định của pháp luật trong việc quản lý, thực hiện dự án.

+ Người ra quyết định phê duyệt dự án chịu trách nhiệm với tư cách cấp trên của chủ đầu tư, chịu trách nhiệm đối với nội dung chưa thẩm định.

+ Đối với cơ quan tư vấn lập dự án đầu tư cũng cần củng cố nâng cao trình độ và ý thức trong việc khảo sát, lập dự án đầu tư. Phải thực hiện khâu điều tra khảo sát thật kỹ lưỡng đảm bảo dự án được lập có chất lượng cao trách phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình triển khai. Những dự án nếu đã được duyệt và triển khai thực hiện nhưng kết quả không cao, gây lãng phí tốn kém cần xem xét trách nhiệm của người lập, thẩm định dự án đầu tư và đặc biệt là người ra quyết định đầu tư. 3.2.1.3. Hoàn thiện cơ chế đấu thầu, bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông Hưng Yên

Đấu thầu có tác dụng rất lớn, thúc đẩy các nhà thầu cạnh tranh lành mạnh, vươn lên làm chủ công nghệ, kỹ thuật thi công, đảm bảo chất lượng công trình với chi phí ngày càng giảm, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Đấu thầu được coi là phương pháp quản lý vốn hiệu quả, tiên tiến nhất mà hiện nay nhiều quốc gia phát triển đang áp dụng. Để Luật đấu thầu trong thời gian tới phát huy hết tác dụng chúng ta cần phải hoàn thiện những nội dung sau:

+ Trong mỗi cuộc đấu thầu thì Hồ sơ mời thầu là quan trọng nhất quyết định sự thành công của dự án. Vì vậy, trong việc lập hồ sơ mời thầu cần tuân thủ các quy định trong Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và phù hợp với thông lệ quốc tế, cần kiểm tra soát xét kỹ lưỡng HSMT trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đặc biệt là việc đưa ra các điều kiện tiên quyết loại bỏ nhà thầu, điều kiện tiên quyết phải thể hiện được tính khách quan, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu để cho các

nhà thầu hiểu rõ khi làm hồ sơ dự thầu trách tình trạng thắc mắc, khiếu kiện của nhà thầu, cụ thể như sau:

- Nhà thầu không có tên trong danh sách mua HSMT;

- HSDT không dán niêm phong, không nộp đúng địa chỉ và thời gian quy định; - Nhà thầu tham dự thầu có tên trong hai hay nhiều hồ sơ tham dự thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc liên danh;

- Nhà thầu không có bảo đảm dự thầu hoặc bảo đảm dự thầu không hợp lệ; - Nhà thầu không đảm bảo tư cách hợp lệ theo yêu cầu như không có bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không phải là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập;

- HSDT không có bản gốc;

- Thiếu chữ ký hợp lệ trong đơn dự thầu;

- HSDT có hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu HSMT;

- Hồ sơ có giá dự thầu không cố định như chào hai mức giá, giá dự thầu có kèm theo điều kiện trái với yêu cầu của HSMT;

- Nhà thầu không đáp ứng các yêu cầu về kinh nghiệm và năng lực theo tiêu chuẩn đánh giá;

- Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu;

+ Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động đấu thầu, rút ngắn quy trình, thủ tục, thời gian lập, trình duyệt kế hoạch đấu thầu, HSMT và kết quả đấu thầu. Chủ động tham mưu đề xuất với cấp trên biện pháp xử lý việc nhà thầu bỏ giá thầu quá thấp như hiện nay dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo, như quy định bắt buộc Nhà thầu khi trúng thầu để nhận được tiền tạm ứng phải gửi tới Chủ đầu tư giấy bảo lãnh tạm ứng của ngân hàng có giá trị tương đương số tiền được tạm ứng, tăng giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng....

+ Đảm bảo tính bảo mật thông tin trong quá trình xét thầu, quy định rõ trách

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông Hưng Yên (Trang 83 - 99)