Khái niệm tài sản cố định trong doanh nghiệp Tài sản cố định TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài,khi tham gia vào quá trình sản xuất, nó sẽ bị hao mòn dần và giá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
LÊ THỊ KHÁNH HÒA
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
LÊ THỊ KHÁNH HÒA
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS TS Nguyễn Kế Tuấn
HÀ NỘI – 2015
Trang 3Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, những tài liệu, số liệuđược sử dụng trong luận văn là hoàn toàn đúng sự thật, có nguồn gốc rõ ràng và đềtài luận văn tôi nghiên cứu là hoàn toàn mới, chưa từng được làm trước đây, hoàntoàn không có bất kỳ sự sao chép nào trong đề tài này.
Hà Nôi, ngày 12 tháng 08 năm 2015
Tác giả
Lê Thị Khánh Hòa
Trang 4Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
Trang 2
Trang phụ bìa 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIỆT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH 5
TT 5
Tên bảng 5
Trang 5
Tên hình 5
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1 Tổng quan lý luận về tài sản cố định và quản lý tài sản cố định trong các doanh nghiệp 4
1.1.1 Khái niệm và phân loại tài sản cố định 4
1.1.2 Quản lý tài sản cố định 9
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản cố định 28
1.1.4 Đặc điểm ngành điện ảnh hưởng đến công tác quản lý TSCĐ 30
1.2 Thực tiễn công tác quản lý tài sản cố định tại các Công ty Điện lực Việt Nam 31
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý tài sản tại các doanh nghiệp 33
Kết luận chương 1 34
CHƯƠNG 2 34
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TSCĐ TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2014 34
2.1 Khái quát về Công ty Điện lực Hưng Yên 35
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 35
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu có liên quan đến quản lý và sử dụng TSCĐ của Công ty 38
2.2 Thực trạng công tác quản lý TSCĐ tại Công ty Điện lực hưng Yên giai đoạn 2010-2014 44
2.2.1 Tình hình lập kế hoạch đầu tư và mua sắm tài sản cố định tại Công ty Điện lực Hưng Yên 44
2.2.2 Tổ chức quản lý tài sản cố định trong Công ty Điện lực Hưng Yên 48
2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý tài sản cố định tại Công ty Điện lực Hưng Yên 69
2.3.1 Những thành tựu đạt được trong công tác quản lý TSCĐ tại Công ty Điện lực Hưng Yên 69
Trang 5CHƯƠNG 3 78
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 78
3.1 Quan điểm và định hướng phát triển Công ty trong giai đoạn 2015-2020 78
3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn 78
3.1.2 Định hướng phát triển giai đoạn 2015-2020 79
3.2 Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý TSCĐ tại Công ty Điện lực Hưng Yên giai đoạn 2015-2020 82
3.2.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch mua sắm, đầu tư TSCĐ, lựa chọn nguồn tài trợ dài hạn hợp lý 82
3.2.2 Điều chuyển MMTB kịp thời, đồng bộ hệ thống tài sản cố định, thanh lý, xử lý các TSCĐ không dùng đến, sử dụng các loại vật tư thiết bị hình thành tài sản cố định từ các nhà cung cấp có uy tín chất lượng 84
3.2.3 Áp dụng phương pháp tính khấu hao hợp lý và phân bổ khấu hao TSCĐ các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Cồng ty 87
3.2.4 Hoàn thiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, dự phòng theo kế hoạch 92
3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, bố trí lao động hợp lý và hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định 96
3.3 Kiến nghị, đề xuất 100
Kết luận chương 3 100
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 6Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
ĐTXD : Đầu tư xây dựng
EVN NPC : Tổng Công ty Điện lực miền Bắc
KCN : Khu công nghiệp
KH-KT : Khoa học- kỹ thuật
KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định
LĐHANT : Lưới điện hạ áp nông thôn
LĐTANT : Lưới điện trung áp nông thôn
PAĐT : Phương án đầu tư
PCHY : Công ty Điện lực Hưng Yên
PTVT : Phương tiện vận tải
VAS03 : Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03
VAS04 : Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04
VKT : Vật kiến trúc
Trang 7TT Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu 37
Bảng 2.2: Cơ cấu các loại tài sản tại Công ty Điên Lực Hưng Yên (đến thời điểm 31/12/2014) 44
Bảng 2.3: Tình hình đầu tư và mua sắm tài sản cố định tại Công ty Điện lực Hưng Yên (giai đoạn 2010-2014) 46
Bảng 2.4: Giá trị tài sản cố định tồn kho 49
Bảng 2.5: Tình hình khấu hao thực tế tài sản cố định trong 5 năm từ 2010-2014 52
(Khấu hao theo loại tài sản) 52
Bảng 2.6: Tình hình khấu hao thực tế tài sản cố định trong 5 năm từ 2010-2014 53
(Khấu hao theo nguồn hình thành) 53
Bảng 2.7: Tình hình biến động từng loại TSCĐ của Công ty 55
Bảng 2.8: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ 66
Bảng 3.1: Bảng xác định hệ số điều chỉnh theo thời gian sử dụng TSCĐ 88
Bảng 3.2: Mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần 89
Bảng 3.3: Mức trích khấu hao theo phương pháp tổng số 90
Tên hình Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Điện lực Hưng Yên 41
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanhnghiệp nào cũng cần phải có 3 yếu tố, là lao động, tư liệu lao động và đối tượng laođộng Tư liệu lao động trong các doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất
mà người lao động sử dụng nó để tác động vào đối tượng lao động Nó là một trong
3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mà trong đó tài sản cố định (TSCĐ) là mộttrong những bộ phận quan trọng nhất
TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc,kết hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ như đầu tư, bảo quản, bảo dưỡng, sửachữa, kiểm kê, đánh giá… được tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả thì
sẽ góp phần tiết kiệm tư liệu sản xuất, nâng cao cả về số và chất lượng sản phẩmsản xuất và như vậy doanh nghiệp sẽ thực hiên được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuậncủa mình
Như vậy, vấn đề sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất của TSCĐ sẽ góp phầnphát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm và đổimới không ngừng TSCĐ, đó là những mục tiêu quan trọng khi TSCĐ được đưa vào
Nhận thức được vấn đề sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả có ý nghĩa to lớnkhông chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là đốivới các doanh nghiệp phân phối điện, là nơi mà TSCĐ được sử dụng rất phong phú,nhiều chủng loại, cách sử dụng và vận hành khó khăn, chiếm tỷ trọng chi phí lớn,…cho nên vấn đề quản lý sử dụng gặp nhiều phức tạp, nếu không có những giải pháp
Trang 9cụ thể thì sẽ gây ra những lãng phí không nhỏ cho doanh nghiệp; do vậy học viên
đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý tài sản cố định tại công ty Điện lựcHưng Yên”làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ kinh tế
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng những giải pháp có căn cứ khoahọc góp phần nâng cao công tác quản lý tài sản cố định, nhằm tiết kiệm đồng vốnđầu tư vào TSCĐ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Điện lực Hưng Yên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung công tác quản lý tài sản cố định củadoanh nghiệp
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các lý luận và thực tiễn về tài sản cố định và quản lý tài sản
cố định
- Phân tích thực trạng công tác quản lý tài sản cố định tại Công ty Điện lựcHưng Yên trong đoạn từ 2010-2014, xác định những kết quả tích cực và những hạnchế, bất cập trong công tác quản lý TSCĐ tại Công ty
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản cố địnhtại Công ty Điện lực Hưng Yên
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình nghiên cứu, tácgiả tiến hành khảo sát, thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu của
đề tài, sau đó sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, và mô hình hoá để giảiquyết các nhệm vụ đã đặt ra
Trang 106 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào việc hoànthiện phương pháp luận quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản cố định tại các doanhnghiệp phân phối điện
Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu đưa ra những giải pháp về việc hoànthiện công tác quản lý tài sản cố định, có ý nghĩa tham khảo đối với các doanhnghiệp phân phối điện nói chung và Công ty Điện lực Hưng Yên nói riêng và nhữngngười qua tâm đến vấn đề này
7 Nội dung nghiên cứu của luận văn
Ngoài phần mở bài, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 3 chương với kết cấu trong 102 trang, 11 bảng, 01 hình
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tài sản cố định và quản lý tài sản cốđịnh trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài sản cố định tại Công ty Điện lựcHưng Yên
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản cố định tại Công tyĐiện lực Hưng Yên
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan lý luận về tài sản cố định và quản lý tài sản cố định trong các doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và phân loại tài sản cố định
1.1.1.1 Khái niệm tài sản cố định trong doanh nghiệp
Tài sản cố định (TSCĐ) là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài,khi tham gia vào quá trình sản xuất, nó sẽ bị hao mòn dần và giá trị của nó đượcchuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hìnhthái vật chất ban đầu cho đến khi bị hư hỏng
Tiêu chuẩn giá trị TSCĐ luôn thay đổi tùy thuộc yêu cầu quản lý TSCĐtrong từng thời kỳ Theo Thông tư 45/2013/ TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013của Bộ tài chính về việc: “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu haoTSCĐ” thì TSCĐ phải có đủ bốn tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
- Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy
- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (từ 30 triệu đồng trở lên).TSCĐ hữu hình thường là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản và đóng vaitrò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của DN Vì vậy, việc xác địnhmột tài sản có được ghi nhận là TSCĐ hữu hình hay là một khoản chi phí SXKDtrong kỳ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DN
Khi xác định tiêu chuẩn thứ nhất của mỗi TSCĐ hữu hình, DN phải xác địnhmức độ chắc chắn của việc thu được lợi ích KT trong tương lai, dựa trên các bằngchứng hiện có tại thời điểm ghi nhận ban đầu và phải chịu mọi rủi ro liên quan
Khi xác định các bộ phận cấu thành TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp phải ápdụng các tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình cho từng trường hợp cụ thể Doanh nghiệp cóthể hợp nhất các bộ phận riêng biệt không chủ yếu như khuôn đúc, công cụ, khuôn
Trang 12dập và áp dụng các tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình vào tổng giá trị đó Các phụ tùng vàthiết bị phụ trợ thường được coi là tài sản lưu động và được hạch toán vào chi phíkhi sử dụng Các phụ tùng chủ yếu và các thiết bị bảo trì được xác định là TSCĐhữu hình khi doanh nghiệp ước tính thời gian sử dụng chúng nhiều hơn một năm 1.1.1.2 Vai trò của tài sản cố định trong doanh nghiệp
Tài sản cố định là tư liệu lao động chủ yếu, do đó nó có vai trò rất quan trọngtới hoạt động sản xuất, quyết định hoạt động sản xuất, khối lượng và chất lượng sảnphẩm, từ đó ảnh hưởng tới sự hoạt động và phát triển của DN
Trong nền kinh tế thị trường, xu thế cạnh tranh là tất yếu “Sản xuất cái gì?,sản xuất cho ai?, sản xuất như thế nào?”là những câu hỏi luôn đặt ra đòi hỏi các chủ
DN phải tìm cho được lời giả thỏa đáng nhất Muốn vậy, DN phải điều tra nắm bắtnhu cầu thị trường, từ đó lựa chon quy trình công nghệ sản xuất, máy móc thiết bịphù hợp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củangười tiêu dùng Do đó, việc đổi mới tài sản cố định trong DN để theo kịp sự pháttriển của xã hội là một vấn đề đuợc đặt lên hàng đầu Bởi vì nhờ có đổi mới máymóc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ DN mới có thể tăng năng suất lao động,nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo cho sản phẩm của DN có uythế cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường
Như vậy tài sản cố định là một bộ phận then chốt trong các doanh nghiệp sảnxuất, có vai trò quyết định tới sự sống còn của DN Tài sản cố định thể hiện mộtcách chính xác nhất năng lực, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của DN
và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Tài sản cố định được đổi mới, cải tiến vàhoàn thiện tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế mỗi thời kỳ, nhưng phải đảm bảo yêucầu phục vụ sản xuất một cách có hiệu quả nhất, thúc đẩy sự tồn tại và phát triểncủa các DN trong nền kinh tế thị trường
Xuất phát từ những đặc điểm, vai trò của tài sản cố định khi tham gia vàoSXKD, xuất phát từ thực tế khách quan là cuối cùng với sự phát triển của KH-KT,cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, TSCĐ được trang bị vào các DNngày càng nhiều và càng hiện đại, đặt ra yêu cầu quản lý TSCĐ là phải quản lý chặt
Trang 13chẽ cả về hiện vật và giá trị Về mặt hiện vật, phải theo dõi kiểm tra việ bảo quản và
sử dụng TSCĐ trong nơi bảo quản và sử dụng để nắm được số lượng TSCĐ và hiệntrạng của TSCĐ Về mặt giá trị, phải theo dõi được nguyên giá, giá trị hao mòn vàgiá trị còn lại của TSCĐ, theo dõi quá trình thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất TSCĐ1.1.1.3 Đặc điểm của TSCĐ
TSCĐ là những tài sản mang những đặc điểm sau đây:
TSCĐ tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất kinhdoanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu
Trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh, giá trị của TSCĐ bị hao mòndần và được chuyển từng phần vào giá trị của sản phẩm mới sáng tạo ra trong cácchu kỳ sản xuất Tức là chuyển dịch theo mức độ hao mòn, TSCĐ hao mòn đến đâu
sẽ được chuyển vào giá trị sản phẩm đến đó
Toàn bộ giá trị của TSCĐ sẽ được bù đắp sau nhiều chu kỳ kinh doanh.1.1.1.4 Phân loại tài sản cố định
Các DN sử dụng nhiều loại TSCĐ với những công dụng, tiêu chuẩn kỹ thuậtkhác nhau trong từng lĩnh vực KD Do đó để phục vụ cho yêu cầu quản lý, hạchtoán thì cần thiết phải tiến hành phân loại Việc phân loại cũng nhằm mục đích đểhạch toán chính xác TSCĐ, phân bổ đúng số khấu hao vào chi phí SXKD để thu hồi
đủ vốn TSCĐ đã sử dụng Có những tiêu thức phân loại TSCĐ như sau:
a Phân loại theo hình thái biểu hiện gồm:
TSCĐ hữu hình: Theo VAS 03 (Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03- TSCĐ
hữu hình), TSCĐHH là tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắmgiữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.Loại này có thể phân loại căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật của chúng, bao gồm cácnhóm sau:
- Nhóm 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: nhà xưởng, nhà kho, hệ thống đường xá…
- Nhóm 2: Máy móc, thiết bị: máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị
- Nhóm 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
- Nhóm 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý
Trang 14- Nhóm 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và chi sản phẩm.
- Nhóm 6: TSCĐ hữu hình khác
TSCĐ vô hình:: Theo VAS 04(Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04- TSCĐ
vô hình), TSCĐVH là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể, do doanhnghiệp nắm giữ sử dụng cho sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhậnTSCĐ Bao gồm một số loại sau:
Phân loại theo hình thái biểu hiện giúp cho người quản lý có cách nhìn tổng thể
về cơ cấu đầu tư của DN và đó là căn cứ quan trọng để ra phương hướng xây dựng hay
có một quyết định đầu tư phù hợp với tình hình thực tế DN, giúp cho DN có biện phápquản lý, tính toán khấu hao một cách khoa học đối với từng loại tài sản
b Phân loại theo công dụng kinh tế
Gồm hai loại:
- Tài sản dùng cho sản xuất kinh doanh: Là những tài sản cố định do doanhnghiệp sử dụng nhằm phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất của mình Loại nàybao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị động lực, truyền dẫn, máy móc sản xuất
- Tài sản dùng ngoài sản xuất kinh doanh (không mang tính sản xuất): Là cáctái sản dùng cho hoạt động phù trợ của doanh nghiệp và những tài sản không mangtính chất sản xuất Bao gồm: nhà cửa và các thiết bị tiếp khác, các công trình phúclợi và tài sản cố định cho thuê
Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế sẽ giúp người quản lý thấyđược kết cấu tài sản, nắm được trình độ trang bị kỹ thuật của đơn vị, từ đó có cácgiải pháp hợp lý trong công tác quản lý tài sản cố định Vì thế phương pháp nàyđược thực hiện rộng rãi trong công tác quản lý tài chính Tuy vậy thì phương phápnày chưa phản ánh được tình hình sử dụng tài sản cố định của đơn vị
Trang 15Bên cạnh các cách phân loại trên, người ta còn phân loại theo kết cấu tài sản
cố định Kết cấu tài sản cố định là tỷ trọng về nguyên giá của một loại tài sản cốđịnh nào đó trong tổng nguyên giá tài sản cố định
Kết cấu tài sản cố định giữa các ngành sản xuất hay giữa các doanh nghiệptrong một ngành không giống nhau Sự khác nhau hay biến động về kết cấu tài sản
cố định của mỗi doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ tùy thuộc vào các nhân tố sau: Khảnăng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, khả năng thu hút vốn đầu tư, phương hướngmục tiêu sản xuất kinh doanh, trình độ trnag bị kỹ thuật, quy mô sản xuất Ở cácnước có nền kinh tế thị trường đã phát triển thường có thông tin chuẩn xác về kếtcấu tài sản cố định trong từng ngành Dựa vào đó các doanh nghiệp có thể điềuchỉnh kết cấu tài sản cố định của đơn vị mình Công ty Điện lực Hưng Yên phù hợpnhằm phát huy tối đa công dụng của tài sản cố định
Việc phân loại tài sản cố định và phân tích tình hình kết cấu của chúng làmột căn cứ quan trọng để xem xét quyết định đầu tư cũng như giúp cho việc tínhtoán chính các khấu hao tài sản cố định và điều chỉnh nguồn vốn thích hợp trongdoanh nghiệp
Nói chung tùy theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp tựphân loại chi tiết hơn TSCĐ theo tùng nhóm phù hơp
c Phân loại theo tình hình sử dụng
Theo cách phân loại này thì TSCĐ được chia làm 3 loại là: TSCĐ đangdùng, TSCĐ chưa cần dùng, TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý
Tài sản cố định đang dùng là những tài sản đang trực tiếp hay gián tiếp thamgia vào quá trình SXKD tạo ra sản phẩm Trong doanh nghiệp, tỷ trọng TSCĐ đãđưa vào sử dụng so với toàn bộ TSCĐ hiện có càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐcàng cao
Tài sản cố định chưa cần dùng là những tài sản o nhiều nguyên nhân chủquan, khách quan chưa thể đưa vào sử dụng như: tái sản dự trữ, tài sản mua sắm,xây dựng thiết kế chưa đồng bộ, tài sản trong giai đoạn lắp ráp chạy thử
Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý là những tài sản hư hỏng không
sử dụng được hay còn sử dụng được nhưng lạc hậu về mặt kỹ thuật đang chờ đợi để
Trang 16giải quyết Như vậy có thể thấy rằng cách phân loại này giúp người quản lý tổngquát tình hình về khả năng sử dụng tài sản, thực trạng tài sản trong doanh nghiệp.
d Phân loại theo mục đích sử dụng
Theo cách phân loại này thì TSCĐ được chia thành 4 loại như sau: TSCĐdùng cho sản xuất, kinh doanh, TSCĐ dùng cho nhu cầu phúc lợi, cho hoạt độnghành chính sự nghiệp, an ninh quốc phòng, TSCĐ chờ xử lý là những TSCĐ bị hưhỏng, đang tranh chấp…, TSCĐ bảo quản cất giữ hộ Nhà nước
e Phân loại theo quyền sở hữu
Theo cách này, TSCĐ được chia thành 2 loại đó là: TSCĐ tự có, TSCĐ thuêngoài
f Phân loại theo nguồn hình thành
Theo hình thức phân loại này, TSCĐ được chia thành:
- Tài sản được hình thành từ nguồn vốn KHCB(nguồn vốn ngân sách)
- Tài sản hình thành từ nguồn vốn vay
- Tài sản hình nguồn vốn tự bổ sung
- Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi
1.1.2 Quản lý tài sản cố định
1.1.2.1 Khái niệm quản lý tài sản cố định
Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế- OECD, “quản lý tài sản cố địnhđược hiểu là quá trình duy trì, nâng cấp và vận hành (sử dụng) tài sản một cáchthống nhất và hiệu quả, theo nguyên tắc về kỹ thuật và quản trị kinh doanh, qua đó,giúp nhà quản lý ra quyết định cần thiết để tối đa hóa lợi ích của tổ chức" Cũngtheo tổ chức này, quản lý tài sản cố định gồm các nhiệm vụ chính:
- Xác định nhu cầu về tài sản cố định, dựa trên như cầu của tổ chức
- Cung cấp (hay hình thành) tài sản cố định, bao gồm cả việc duy trì và cảitiến chức năng (hay điều chỉnh) cho phù hợp với nhu cầu tương lai
- Vận hành (sử dụng) tài sản cố định
- Thanh lý tài sản cố định khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc hết khả năng
sử dụng
Trang 17Theo Viện quán lý tài sản Anh quốc, “quản lý tài sản cố định bao gồm các hoạt động lựa chọn, duy trì, bảo dưỡng và thay thế tài sản"(49) Quản lý tài sản cố
định là nghệ thuật và khoa học tạo nên quyết định giúp tối ưu hóa lợi ích của doanhnghiệp Như vậy, quản lý tài sản cố định không phải là mục tiêu cuối cùng củanhàn quản trị nhưng là một bước trung gian quan trọng để đạt được các lợi ích lớnhơn cho những đối tượng nhất định Quá trình quản lý tài sản cố định bắt đầu từ lúcnảy sinh nhu cầu về tài sản cho tới khi nhu cầu đó không còn Trong cả quá trình
đó, yêu cầu tối đa hóa vòng đời của tài sản cố định với chi phí (và rủi ro) thấp nhấtluôn được đặt lên hàng đầu, nghĩa là đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và lợi ích kinh tế
Theo tiêu chuẩn quản lý tài sản PAS 55(49), quản lý tài sản bao gồm các giaiđoạn: hình thành tài sản cố định (bằng cách tự tạo nên hoặc mua sắm), khai thác/ sửdụng, duy trì và thanh lý/ thay mới
Như vậy, tập hợp từ các quan điểm nêu trên, có thể hiểu: “quán lý tài sản cốđịnh tại doanh nghiệp là quá trình tổ chức, điều hành việc hình thành và sử dụng tàisản của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu nhất định" Quản lý tài sản cốđịnh tại doanh nghiệp là công việc quan trọng, cần thực hiện nghiêm túc, khoa học.Quá trình này bao gồm một loạt các quyết định từ khi có ý tưởng hình thành tài sản
cố định cho tới lức loại bỏ và thay thế bằng một tài sản khác, thay vì chỉ tập trungvận hành, nâng cao hiệu quả sử dụng như một số quan niệm cũ Có nhiều khía cạnhkhác nhau cần chú ý trong quản lý tài sản cố định như kỹ thuật vận hành, mô hình
tổ chức, phân cấp tác nghiệp
1.1.2.2 Nội dung công tác quản lý tài sản cố định
Nhiều nhà quản lý cho rằng TSCĐ chỉ được quản lý khi đã xuất hiện, songnếu đưa ra quyết dịnh đầu tư TSCĐ sai lầm, mọi công việc quản lý sau này khôngcòn ý nghĩa, đặc biệt đối với những đơn vị sử dụng nhiều máy móc, thiết bị, phươngtiện vận tải truyền dẫn như doanh nghiệp ngành điện TSCĐ được quản lý chặt chữ sẽđáp ứng đầy đủ, kịp thời những yêu cầu trong sản xuất- kinh doanh của doanhnghiệp, đồng thời, thu hồi(hay bảo toàn) được giá trị TSCĐ tạo cơ sở đổi mới côngnghệ
Chính vì thế, về lý thuyết, quản lý TSCĐ của doanh nghiệp là một quá trình
Trang 18phức tạp, bao gồm nhiều công việc cụ thể:
- Lập kế hoạch đầu tự, mua sắm tài sản cố định: xác định tài sản cố định cầnđầu tư; lựa chọn cách thức hình thành tài sản, đánh giá hiệu quả tài chính của quyếtđịnh đầu tư
- Tổ chức quản lý tài sản cố định: tiếp nhận, lắp đặt, vận hành TSCĐ; khấuhao tài sản cố định; bảo toàn và phát triển TSCĐ; bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ;thanh lý, thay thế TSCĐ
- Kiểm tra, kiểm soát TSCĐ: kiểm tra việc sử dụng tài sản; lập sổ theo dõi,kiểm kê tài sản; định giá TSCĐ
- Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
a Lập kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản cố định
Các TSCĐ của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất đều bị haomòn sẽ đến lúc chúng không còn sử dụng được nữa hoặc có thể do nhiều nguyênnhân mà cần thiết phải đổi mới TSCĐ hoặc phải thay thế, trang bị mới TSCĐ chophù hợp với nhu cầu sản xuất Các doanh nghiệp thường tính toán một số chỉ tiêucần thiết để xem xét tình hình sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp sau đó phân tích nhucầu cần thiết đối với từng loại TSCĐ phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp để lên
kế hoạch đầu tư TSCĐ cho đúng
Sau khi lập được kế hoạch TSCĐ cần đầu tư, doanh nghiệp cần cân nhắccách thức hình thành tài sản Thông thường, doanh nghiệp có thể có ba lựa chọn làmua sắm, tự sản xuất, đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa nâng cấp cải tiến hoặc đi thuêtùy thuộc và điều kiện của doanh nghiệp như năng lực tài chính, quan điểm của nhàquản trị
- Mua sắm tài sản cố định
Một quyết định mua sắm chính xác (được đánh giá tốt), ngoài việc mua đúng, đủ tàisản như đã định, mua TSCĐ đúng nguồn và đúng giá là yêu cầu không thể thiếutrong giai đoạn đầu tư TSCĐ
Việc mua sắm TSCĐ thường được thực hiện bằng cách gửi yêu cầu chào giátới một số nhà cung cấp, trên cơ sở đó lựa chọn nguồn hàng phù hợp nhất Đối vớinhững thiết bị có giá trị lớn, doanh nghiệp có thể tổ chức đấu thầu rộng rãi để mua
Trang 19được tài sản thỏa mãn các yêu cầu đặt ra với chi phí thấp nhất
- Tự đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa
Có những loại tài sản cố định, được cấu thành từ nhiều loại máy móc nguyên vậtliệu khác nhau, chúng không thể hoạt động độc lập được thì doanh nghiệp phải đầu
tư xây dựng, ví dụ như các phương tiện truyền dẫn, các trạm biếp áp Trong một sốtrường hợp, việc đầu tư xây dựng mới tốn nhiều chi phí, doanh nghiệp cần cân nhắclựa chọn giữa đầu tư mới với nâng cấp sửa chữa, xem xét lợi ích và chi phí của haicách làm đó Việc đầu tư xây dựng mới thường mất nhiều thời gian hơn việc muasắm tài sản, do vậy doanh nghiệp phải xem xét tiết kiệm thời gian xây dựng để giảmchi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Thuê tài sản
Thuê tài sản gồm thu hoạt động và thuê tài chính Các doanh nghiệp tùy theođiều kiện của mình có thể lực chọn một trong hai hình thức trên để đảm bảo chi phí
bỏ ra thấp nhất mà lợi ích mang lại lớn nhất
Khi doanh nghiệp quyết định đầu tư vào TSCĐ sẽ tác động đến hoạt độngkinh doanh ở hai khía cạnh là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trước mắt và lợiích mà doanh nghiệp thu được trong tương lai Trong điều kiện nền kinh tế thịtrường như hiện nay, sản xuất và tiêu thụ chịu sự tác động nghiệt ngã của quy luậtcung cầu, quy luật cạnh tranh Do vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp khi tiếnhành việc đầu tư TSCĐ là phải tiến hành tự thẩm định tức là sẽ so sánh giữa chi tiêu
và lợi ích, tính toán một số chỉ tiêu ra quyết định đầu tư như NPV, IRR… để lựachọn phương án tối ưu
Nhìn chung, đây là nội dung quan trọng trong công tác quản lý sử dụngTSCĐ vì nó là công tác khởi đầu khi TSCĐ được sử dụng tại doanh nghiệp Nhữngquyết định ban đầu có đúng đắn thì sẽ góp phần bảo toàn vốn cố định Nếu công tácquản lý này không tốt, không có sự phân tích kỹ lưỡng trong việc lựa chọn phương
án đầu tư xây dựng mua sắm sẽ làm cho TSCĐ không phát huy được tác dụng đểphục vụ quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả và như vậy việc thu hồi toàn bộvốn đầu tư là điều không thể
Trang 21Cùng với việc xác định danh mục tài sản cố định cần đầu tư, mua sắm mới, doanhnghiệp cũng cần phải xác định được tổng vốn cần huy động và cơ cấu nguồn vốn đểtạo lên các tài sản cố định đó.
Huy động và xác định cơ cấu TSCĐ là khâu đầu tiên trong công tác quản lý
và sử dụng vốn nói chung, trong quản lý và sử dụng TSCĐ nói riêng trong doanhnghiệp Nó là cơ sở quan trọng trong công tác quản lý TSCĐ về sau trong doanhnghiệp Nếu việc huy động vốn và xác định cơ cấu TSCĐ hợp lý thì sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho công tác quản lý TSCĐ, là cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐtrong doanh nghiệp Chính vì đây là công tác rất quan trọng nên doanh nghiệp phảicăn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của mình, căn cứ vào khả năng huy độngvốn để xác định nhu cầu về vốn và xác định cơ cấu TSCĐ một cách hợp lý
Huy động vốn từ những nguồn nào và sử dụng như thế nào cho có hiệuquả? Đây là câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phảibiết làm ăn, hạch toán kinh tế, đặc biệt phải có ý thức tự chủ huy động vốn vàosản xuất kinh doanh
Ngoài việc huy động vốn thì việc xác định cơ cấu vốn, cơ cấu TSCĐ trongtổng vốn kinh doanh cũng rất quan trọng Cơ cấu TSCĐ phản ánh số lượng các bộphận hợp thành và tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng vốn TSCĐ Cũng như cácvấn đề kinh tế khác, khi nghiên cứu cơ cấu TSCĐ bao giờ cũng phải xem xét trênhai mặt là nội dung cấu thành và quan hệ tỷ lệ của mỗi bộ phận so với toàn bộ Vấn
đề đặt ra là phải xây dựng được cơ cấu TSCD hợp lý, phù hợp với trình độ khoa học
kỹ thuật, phù hợp với nhu cầu cần có để có thể sử dụng hiệu quả nhất
Sau khi lập xong kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản cố định, doanh nghiệptiến hành mua sắm, đầu tư tài sản cố định theo đúng kế hoạch Khi phát sinh các chiphí mua sắm ngoài kế hoạch, người phụ trách mua sắm đầu tư cần phải báo cáo banlãnh đạo để kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp
b Tổ chức quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
- Huy động tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 22Tài sản cố định sau khi được mua sắm, ĐTXD cần phải đưa vào vận hành,
sử dụng phục vụ sản xuất kinh doanh kịp thời Để việc huy động tài sản này là tốtnhất, doanh nghiệp cần xác định được cơ cấu tài sản của mình Cơ cấu tài sản cốđịnh trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: Đặc điểm của mặt hàngkinh doanh; Sự phân công lao động xã hội sâu sắc và sự hoàn thiện của tổ chức sảnxuất; Điều kiện khí hậu, địa lý và sự phân bố sản xuất
Khi có được cơ cấu tài sản cố định hợp lý, doanh nghiệp cần khai thác, sửdụng tối đa công suất tài sản cố định Doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra,theo dõi hiệu quả sử dụng của tài sản Kịp thời luân chuyển các tài sản để nâng caohiệu quả sử dụng TSCĐ
Giám đốc hoặc người đứng đầu các doanh nghiệp có nhiệm vụ nắm rõ tìnhhình tài sản thuộc phạm vi mình quản lý, giao nhiệm vụ rõ ràng cho các phòng chứcnăng, các đơn vị và giao cá nhân phụ trách Cán bộ công nhân viên (CBCNV) trongdoanh nghiệp có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản chung; khi phát hiện nguyênnhân có thể làm hư hỏng tài sản thì chủ động báo với đơn vị hoặc các phòng chứcnăng có liên quan để có biện pháp xử lý ngay, hạn chế thấp nhất sự thiệt hại của tàisản Những người được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng và bảo quản tài sản của đơn
vị nâng cao ý thức trách nhiệm, nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, nội quy đãđược quy định; giữ gìn không để tài sản bị mất mát; sử dụng hiệu quả và kịp thờiphát hiện những nguyên nhân có thể gây hư hỏng tài sản Tài sản cần được bảo trì,bảo dưỡng, sửa chữa theo định kỳ và tiêu chuẩn kỹ thuật do hãng sản xuất quy định
Huy động tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh còn có nghĩa là tài sản tạicác đơn vị phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, chế độ; bảo đảmtiết kiệm, hiệu quả để phục vụ công tác và các hoạt động của doanh nghiệp Nghiêmcấm việc sử dụng tài sản không đúng mục đích được giao; làm thất thoát, hư hỏnggây thiệt hại về tài sản của doanh nghiệp Mọi trường hợp làm mất hoặc hư hỏng tàisản, người quản lý sử dụng tài sản phải báo cáo kịp thời cho người đứng đầu doanh
nghiệp biết và tiến hành các thủ tục cần thiết để xử lý
- Khấu hao TSCĐ
Trang 23- Khái niệm khấu hao TSCĐ: Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán vàphân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất,
kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.(Thông tư 45/TT-BTC ngày 25/4/2013)
- Những tài sản cần phải trích khấu hao trong doanh nghiệp: Theo Thông tư
số 45/ 20013 / TT- BTC ngày 25/4/2013 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định:”Tất
cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sauđây: TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuấtkinh doanh; TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất; TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý
mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính); TSCĐkhông được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp;TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanhnghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như:nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch,nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ
sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng);TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàngiao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học; TSCĐ vô hình làquyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất lâu dài hợp pháp
- Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Theo Quyết định 45/ 2013/ BTC ngày 25/4/2013 của Bộ trưởng Bộ tài chính “Về ban hành chế độ quản lý, sửdụng và trích khấu hao TSCĐ”, gồm có các phương pháp trích khấu hao sau:Phương pháp khấu hao đường thẳng(tuyến tính); Phương pháp khấu hao theo số dưgiảm dần có điều chỉnh; Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
QĐ-* Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
Đây là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay đổitrong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ Phương pháp trích khấu hao đơngiản thường được các doanh nghiệp áp dụng
Trang 24Theo phương pháp này mức khấu hao bình quân(Mkhbq) được tính theocông thức sau:
Số năm sử dụngNếu đơn vị thực hiện trích khấu hao cho từng tháng thì:
12 thángSau khi tính được mức trích khấu hao của từng TSCĐ, doanh nghiệp phải xác địnhmức trích khấu hao của từng bộ phận sử dụng và hợp chung cho toàn doanh nghiệp
Để công việc tính toán mức khấu hao TSCĐ phải trích được đơn giản, khidoanh nghiệp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính thì mức khấu haoTSCĐ cần trích của tháng bất kỳ được tính theo công thức sau:
+
Khấu haoTSCĐ tăngtrong tháng -
Khấu haoTSCĐ giảmtrong tháng
(1.3)
* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Đây là phương pháp mà số khâu hao phải trích hàng năm của TSCĐ giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đó
TSCĐ trích khấu hao theo phương pháp này phải thỏa mãn đồng thời cácđiều kiện sau:
TSCĐ đầu tư mới(chưa qua sử dụng)
TSCĐ trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phảithay đổi, phát triển nhanh Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế caođược khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theophương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ Khi thực hiện khấuhao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi
Tỷ lệ khấu hao nhanh ổn định trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ
Trang 25* Phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm
Điều kiện áp dụng phương pháp khấu hao này là:
Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suấtthiết kế của TSCĐ
Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấphơn 50% công suất thiết kế
TSCĐ trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu haotheo sản lượng như sau:
sản xuất trong năm x Mkh cho 1 đơn vị sản phẩm (1.6)Trong trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCD thay đổidoanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ
Tuỳ mỗi loại hình sản xuất và phương pháp tính khấu hao theo năm, tháng hoặc theo sản phẩm mà doanh nghiệp đã lựa chọn để tiến hành tính toán cho phù hợp
Khi sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp cần quản lý khấu hao một cách chặt chẽ vì
có như vậy mới có thể thu hồi được vốn đầu tư ban đầu Các doanh nghiệp thườngthực hiện việc lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định(KHTSCĐ) hàng năm Thôngqua kế hoạch khấu hao, doanh nghiệp có thể thấy nhu cầu tăng giảm vốn cố địnhtrong năm kế hoạch, khả năng tài chính để đáp ứng nhu cầu đó Vì kế hoạch khấu
Trang 26hao là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xem xét, lựa chọn quyết định đầu tưđổi mới TSCĐ trong tương lai.
Sau khi xây dựng kế hoạch khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp cũng phảixây dựng kế hoạch phân phối và sử dụng quỹ khấu hao
TSCĐ của DN thường được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, vì vậykhấu hao trích lập được thường phải phân phối sử dụng một cách hợp lí
- Đối với TSCĐ hình thành từ nguồn vốn tự có thì toàn bộ số tiền khấu haođược sử dụng để tái đầu tư theo nhu cầu của DN
- Đối với TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà Nước thì số tiền khấuhao trích được phải nộp toàn bộ hoặc một phần cho ngân sách theo qui định
- Đối với TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay, số tiền khấu hao trích đượcdùng để trả nợ vốn và lãi vay theo thoả thuận giữa doanh nghiệp và chủ nợ
- Đối với TSCĐ thuê tài chính hoặc đi thuê ngoài, doanh nghiệp phải cân đối
để trả tiền thuê một cách hợp lý, theo sự thoả thuận giữa hai bên
* Bảo toàn và phát triển TSCĐ trong doanh ngiệp
- Thực chất của bảo toàn và phát triển TSCĐ là sau mỗi chu kỳ sản xuất kinhdoanh thì một phần giá trị TSCĐ được thu hồi do việc trích khấu hao, tích lũy lạitrong một quỹ khấu hao cơ bản
- Sự cần thiết của bảo toàn và phát triển TSCĐ: Bảo toàn vốn nói chung vàbảo toàn TSCĐ nói riêng là nhằm thu hồi lại số vốn đã bỏ ra ban đầu, còn phát triển
là sự tăng thêm về nguồn vốn sản xuất kinh doanh Trong quá trình sản xuất kinhdoanh, doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nói chung,TSCĐ nói riêng nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng Như vậy, bảotoàn và phát triển vốn nói chung, TSCĐ nói riêng là điều kiện tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp
- Phương thức bảo toàn TSCĐ của doanh ngiệp: Bảo toàn vốn nói chung vàbảo toàn TSCĐ nói riêng của doanh nghiệp là xác định đúng nguyên giá của TSCĐtheo giá trị thị trường để làm cơ sở tính đúng và tính đủ khấu hao TSCĐ để tạonguồn thay thế và duy trì năng lực sản xuất của TSCĐ Mức độ bảo toàn TSCĐ
Trang 27được xác định bằng cách so sánh số TSCĐ thực có tại thời điểm mỗi năm với giá trịphải bảo toàn mỗi năm Nếu số thực có tại thời điểm cuối mỗi năm lớn hơn hoặcbằng số thực có tại thời điểm đầu năm phải bảo toàn thì có nghĩa doanh nghiệp đãbảo toàn và phát triển TSCĐ Bảo toàn TSCĐ có nghĩa bảo toàn cả về mặt hiện vật
và về mặt giá trị
+ Bảo toàn về mặt giá trị có nghĩa là trong điều kiện có biến động lớn về giá,các doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước về việc điều chỉnhnguyên giá TSCĐ theo các hệ số đã tính toán xác định do cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền công bố Đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt, chịu sự kiểm soát củaNhà nước(đối với các doanh nghiệp nhà nước) đối với việc thu hồi vốn, thanh lý,nhượng bán TSCĐ
+ Bảo toàn về mặt hiện vật nghĩa là bảo toàn năng lực sản xuất của TSCĐ.Trong quá trình sử dụng TSCĐ vào mục đích sản xuất kinh doanh, doanh nghiệpphải quản lý chặt chẽ, không làm mất mát hư hỏng TSCĐ, thực hiện đúng quy định
về bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ
Trong quá trình sản xuất kinh doanh sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp đượcquyền chủ động thực hiện đổi mới, thay thế TSCĐ, kể cả những TSCĐ chưa hếtkhấu hao theo yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ, phát triển và nâng cao năng lựcsản xuất Tuy nhiên doanh nghiệp phải báo cáo lên cơ quan chủ quản và cơ quan tàichính để theo dõi, kiểm tra sử dụng không đúng mục đích, hoặc mua đi bán lại vớimục đích ăn chia chênh lệch giá vào vốn và nếu giảm vốn do thanh lý thì cũng phải
có ý kiến quyết định của cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính
- Các phương pháp bảo toàn và phát triển TSCĐ
+ Phương pháp 1: Định kỳ sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp TSCĐ
Đây là phương pháp làm cho TSCĐ của doanh nghiệp không bị hư hỏng,hỏng hóc, nếu có hư hỏng thì sẽ được sửa chữa, nâng cấp, giúp cho TSCĐ có tuổithọ lâu hơn, thời gian sử dụng dài hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ,giảm giá thành sản phẩm Ngoài ra biện pháp sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ theo định
Trang 28kỳ sẽ giúp doanh nghiệp tránh tình trạng sản xuất không liên tục, góp phần nâng caothời gian sử dụng TSCĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp.
+ Phương pháp 2: Phương pháp có khấu hao hợp lý
Chọn phương pháp khấu hao nào vừa phù hợp với loại hình doanh nghiệp lạivừa phản ánh chính xác giá trị hao mòn thực tế của TSCĐ Việc lựa chọn phươngpháp khấu hao hợp lý có ảnh hưởng quan trọng đến việc bảo toàn và phát triểnTSCĐ của doanh nghiệp, vì quỹ khấu hao sẽ phản ảnh nguồn thu hồi được là baonhiêu Thông thường mỗi doanh nghiệp chỉ sử dụng một phương pháp khấu hao chothuận lợi, nhưng cũng có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều phương pháp khấuhao Đó thường là các doanh nghiệp đa chức năng, nhiệm vụ
+ Phương pháp 3: Định kỳ đánh giá và đánh giá lại TSCĐ
Nếu sử dụng phương pháp này, doanh nghiệp sẽ chủ động nắm được tìnhhình thực tế của TSCĐ, từ đó có biện pháp điều chỉnh mức khấu hao hợp lý Khôngphải bất cứ nguyên giá TSCĐ ban đầu nào đã xác định cũng hoàn toàn chính xáccộng với những hao mòn hữu hình và vô hình khác cho nên sau một thời gian nhấtđịnh thì doanh nghiệp phải đánh giá lại TSCĐ Do đó dần dần mức trích khấu hao
sẽ được điều chỉnh lại hợp lý hơn, đúng hơn so với hao mòn thực tế
* Sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định
Trong quá trình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, các bộ phận chi tiết, cácphụ tùng bị hư hỏng hoặc hao mòn hoặc xảy ra những tình trạng không bìnhthường như nhờn ốc, vỡ van Ngoài việc phải giữ gìn, lau dầu, doanh nghiệpphải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa nhằm đảm bảo năng lực sản xuất bình thườngcủa TSCĐ Như vậy, việc giữ gìn và sửa chữa TSCĐ là một biện pháp quan trọng
để sử dụng TSCĐ có hiệu quả
Giữ gìn và sửa chữa TSCĐ nhất là sửa chữa TSCĐ phải được tiến hành có kếhoạch Việc sửa chữa TSCĐ nói chung chia ra làm sửa chữa lớn và sửa chữa thườngxuyên Trong khi sửa chữa phải thay đổi phần lớn phụ tùng của TSCĐ, thay đổihoặc sửa chữa bộ phận chủ yếu của TSCĐ như thân máy, giá máy, phụ tùng lớn Việc sửa chữa như vậy đều thuộc phạm vi của sửa chữa lớn Sau khi sửa chữa lớn,
Trang 29thiết bị sản xuất có thể khôi phục được mức độ chính xác và công suất, có khi còn
có thể nâng cao công suất Đặc điểm của công tác sửa chữa lớn là có phạm vi rộng,thời gian dài, cần phải có thiết bị kỹ thuật và tổ chức chuyên môn sửa chữa lớn
Sửa chữa thường xuyên là sửa chữa có tính chất hàng ngày để giữ gìn côngsuất sử dụng đều đặn của TSCĐ Ví dụ như thay đổi lẻ tẻ những chi tiết đã bị haomòn ở những thời kỳ khác nhau Sửa chữa thường xuyên chỉ có thể giữ được trạngthái sử dụng đều đặn của TSCĐ chứ không thể nâng cao công suất của TSCĐ lênhơn mức chưa sửa chữa được Đặc điểm của sửa chữa thường xuyên là có phạm vinhỏ, thời gian ngắn, chi phí ít, tiến hành thường xuyên và đều đặn
Thực tiễn cho thấy rằng chế độ bảo dưỡng thiết bị máy móc là có nhiều ưuđiểm như khả năng ngăn ngừa trước sự hao mòn lớn và tình trạng hư hỏng bất ngờcũng như chủ động chuẩn bị đầy đủ khiến cho tình hình sản xuất không bị giánđoạn đột ngột Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà mỗi doanh nghiệp thực hiện chế độ sửachữa với các mức độ khác nhau
Thông thường khi tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ thường kết hợp với việchiện đại hoá, với việc cải tạo thiết bị máy móc Khi việc sửa chữa lớn, kể cả việchiện đại hoá, cải tạo máy móc, thiết bị hoàn thành thì nguồn vốn sửa chữa lớnTSCĐ giảm đi, vốn cố định tăng lên vì TSCĐ được sửa chữa lớn đã khôi phục ởmức nhất định phần giá trị đã hao mòn, nên từ đó tuổi thọ của TSCĐ được tăngthêm, tức là đã kéo dài thời hạn sử dụng Đây là một nội dung cần thiết trong quátrình quản lý sử dụng TSCĐ, nếu được tiến hành kịp thời, có kế hoạch kỹ lưỡng thìviệc tiến hành sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao
c Kiểm tra, kiểm soát tài sản cố định
Tài sản cố định (TSCĐ) tại doanh nghiệp được quản lý theo quy định củapháp luật về quản lý tài sản và được hạch toán theo chế độ kế toán
Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản
cố định Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùngthực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phậnnào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì được xác định là một đối
Trang 30tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định Một hệ thống gồm có nhiều bộ phận tài sảnriêng lẻ, liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụngkhác nhau và có chức năng hoạt động độc lập, đồng thời có sự đòi hỏi phải quản lýriêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó được xác định là một đốitượng ghi sổ kế toán tài sản cố định Tài sản cố định đã tính hao mòn hết giá trịnhưng vẫn còn sử dụng được doanh nghiệp vẫn tiếp tục quản lý theo quy định củapháp luật(Thông tư 45/TT- BTC hướng dẫn chế độ quản lý, trích khấu hao tài sản
cố định)
Tất cả các TSCĐ ở mọi nguồn vốn (ngân sách Nhà nước, coi như ngân sáchNhà nước, nguồn vốn vay, nguồn vốn tự bổ sung ) đều phải đăng ký vào sổ sáchkịp thời TSCĐ được phân loại thống kê và đánh mã số theo nhóm chủng loại vàdùng một số hiệu để quản lý gọi là mã số tài sản Mã số tài sản sẽ được dán vào tàisản và ghi vào hồ sơ, sổ theo dõi tải sản cố định của đơn vị, của doanh nghiệp Tùy
từng đơn vị mà có phòng ban chịu trách nhiệm cấp phát mã số tài sản và hướng dẫn
nơi dán mã số hiệu thống nhất trong doanh nghiệp
Mỗi đơn vị quản lý sử dụng: Phòng, Ban, tổ, đội sản xuất trực thuộc doanhnghiệp đều có sổ theo dõi TSCĐ theo mẫu thống nhất chung cả doanh nghiệp
(mẫu sổ căn cứ theo quy định trong chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành) Số
liệu trong sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng của đơn vị phải khớp với sổ TSCĐ của
bộ phận quản lý tài sản doanh nghiệp
Mọi việc ghi tăng, ghi giảm TSCĐ đều phải có chứng từ theo quy định hiệnhành gửi cho Phòng Tài chính - Kế toán để làm cơ sở ghi tăng, ghi giảm TSCĐ vềmặt kế toán Các phòng có liên quan và đơn vị quản lý sử dụng TSCĐ có tráchnhiệm phối hợp hoàn thành các chứng từ ghi tăng, ghi giảm TSCĐ theo quy địnhtrước khi gửi cho Phòng Tài chính - Kế toán
Các phòng chức năng có trách nhiệm ghi tăng, ghi giảm TSCĐ trên sổTSCĐ Đơn vị quản lý sử dụng TSCĐ có trách nhiệm ghi tăng, ghi giảm TSCĐ trên
sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng
Trang 31Việc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị sử dụng đều phải có Biên bản bàngiao TSCĐ được lưu tại các phòng ban trực tiếp phụ trách công việc này và tại cácđơn vị quản lý sử dụng có TSCĐ điều chuyển đi và điều chuyển đến, là cơ sở để cácphòng, các đơn vị quản lý sử dụng ghi tăng, ghi giảm TSCĐ tương ứng
Tài sản cố định được theo dõi quản lý sử dụng từ khi hình thành cho đến khi
có quyết định điều chuyển, thanh lý Đối với tài sản có quyết định thanh lý, bánphải được thực hiện việc thanh lý, bán theo quy định hiện hành
Định kỳ, hàng năm doanh nghiệp tiến hành kiểm kê tài sản cố định Trongdoanh nghiệp, việc kiểm kê tài sản nói chung và TSCĐ nói riêng là công tác quantrọng trong việc quản lý sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp Căn cứ vào tài liệu củađợt kiểm kê để có tài liệu đối chiếu giữa số thực tế với số trên sổ sách, qua đó xácđịnh nguyên nhân gây ra số chênh lệch, xác định người có trách nhiệm về tình hìnhmất mát, hư hỏng cũng như phát hiện những đơn vị, cá nhân giữ gìn, sử dụng tốtTSCĐ, đồng thời báo cáo lên cấp trên về tình hình đã phát hiện ra để có những kiếnnghị và giải quyết nhất là đối với trường hợp thừa TSCĐ
Như vậy, thông qua công tác kiểm kê TSCĐ đã giúp cung cấp số liệu vềchủng loại của TSCĐ vừa tạo điều kiện để nắm vững tình hình chất lượng chungtrong doanh nghiệp Các doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để tiến hành việckiểm kê hàng năm Bởi vì nhiều kết quả của việc kiểm tra vào lúc này cho phépdoanh nghiệp có tài liệu chính xác trong việc lập ra kế hoạch năm tới
Ngoài việc kiểm kê TSCĐ, doanh nghiệp còn tiến hành việc đánh giá lạiTSCĐ Trong quá trình sử dụng lâu dài các TSCĐ có thể tăng năng lực sản xuất của
xã hội và việc tăng năng suất lao động đương nhiên sẽ làm giảm giá trị TSCĐ táisản xuất, từ đó mà không tránh được sự khác biệt giữa giá trị ban đầu của TSCĐ vớigiá trị khôi phục của nó Nội dung của việc đánh giá lại TSCĐ là việc xác địnhthống nhất theo giá hiện hành của TSCĐ Có như vậy thì mới xác định được hợp lýmức khấu hao nhằm hạch toán và tính giá thành sản phẩm được đúng đắn và nhưvậy việc tính toán các hiệu quả về tài chính mới được chính xác
Trang 32Công tác đánh giá lại TSCĐ rất phức tạp, nó đòi hỏi trình độ cán bộ, thờigian cần thiết Vì vậy, khi tiến đánh giá lại TSCĐ cần phải thực hiện nghiêm túc,chính xác thì mới đem lại quyền lợi cho bản thân doanh nghiệp
Tóm lại, kiểm kê định kỳ TSCĐ và đối chiếu số lượng thực tế với số lượngtrên sổ sách hạch toán kế toán và thống kê, xác định giá trị hiện còn của TSCĐ cótác dụng quan trọng đối với vấn đề quản lý TSCĐ TSCĐ trong đơn vị phải đượcquản lý bằng hiện vật và giá trị Giá trị của TSCĐ được ghi theo nguyên giá xâydựng hoặc mua sắm Trong quá trình sử dụng nếu có lắp thêm bộ phận (nâng cấpđối với TSCĐ là máy móc thiết bị - MMTB) hay cải tạo, mở rộng thêm (đối vớiTSCĐ là nhà cửa - vật kiến trúc) thì ghi bổ sung thêm vào nguyên giá tài sản
Thực hiện chế độ báo cáo công tác quản lý tài sản cố định: Định kỳ cácphòng, ban, đơn vị trong doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo số liệu và hiện trạngtài sản ở đơn vị mình để người quản lý doanh nghiệp biết và có định hướng đầu tưmua sắm, bổ sung hoặc đề nghị điều chuyển, thanh lý
Các phòng chức năng với nhiệm vụ quản lý về tài sản thống kê và báo cáo kịpthời về hiện trạng tài sản trong doanh nghiệp khi Ban Giám đốc yêu cầu; các báocáo định kỳ và đột xuất cho các Bộ, ngành có liên quan Tham mưu và đề xuất vớiBan Giám đốc về đầu tư mua sắm, về xử lý tài sản tại các đơn vị
d Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
* Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế theo chiều sâu, phảnánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực, và trình độ quản lý các nguồn lực
đó trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh
* Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
Trang 33doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân để có thể khai thác, sử dụng tối đa số tàisản của mình.
- Hiệu quả về mặt thời gian sử dụng
Hệ số giữa giờ máy làm
việc theo chế độ và giờ
máy làm việc theo lịch
+ Tổng số giờ máy theo lịch: là thời gian tính theo dương lịch (T1)
+ Tổng số giờ máy nghỉ theo chế độ: là số giờ máy nghỉ vào ngày lễ, chủnhật, nghỉ ngoài ca theo quy định (T2)
+ Tổng số giờ ca máy theo chế độ (T3): T3=T1-T2
+ Tổng số giờ máy nghỉ thực tế: là tổng số giờ máy nghỉ để sửa chữa lớnthực tế, nghỉ vì lý do cúp điện, thiếu nguyên liệu (T4)
+ Tổng số giờ máy làm thêm: là số giờ máy làm thêm vào ngày lễ, ngày chủnhật, làm thêm ngoài ca theo quy định(T5)
+ Tổng số giờ máy làm có hiệu lực thực tế (T6): T6= T3+T5-T4
Hệ số giữa giờ máy theo chế độ và giờ máy theo lịch phản ánh tình hình tăng
ca để tăng thêm thời gian làm việc của máy móc thiết bị, bởi vì thời gian nghỉ vào lễ
và chủ nhật cố định, nếu doanh nghiệp tăng ca thì thời gian làm việc theo chế độtăng lên và hệ số giữa giờ máy theo chế độ và giờ máy theo lịch cũng tăng Trongđiều kiện khoa học kỹ thuật phát triển nhanh thì đây là biện pháp giảm hao mòn vôhình TSCĐ
Hệ số sử dụng thời gian chế độ phản ánh tình hình tận dụng quỹ thời gianchế độ nếu chỉ tiêu tăng lên do doanh nghiệp giảm thời gian ngừng máy vì thiếuđiện, thiếu nguyên vật liệu, do hỏng máy thì đánh giá tích cực, ngược lại tăng lên
do tận dụng, bố trí thêm giờ, thêm ca cho công nhân vào ngày lễ và chủ nhật là biển
Trang 34hiện không tốt Nếu chỉ tiêu này giảm chứng tỏ thời gian ngừng máy tăng là biểuhiện không tốt cần tìm biện pháp khắc phục.
- Hiệu quả về mặt công suất
Hệ số công suất
sử dụng TSCĐ =
Σcông suất sử dụng thực tế của TSCĐ
(1.11)Σcông suất theo thiết kế của TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết, tình hình sử dụng công suất của tài sản cố định Tùytheo từng ngành nghề kinh doanh thì hệ số này khác nhau Đối với ngành Điện, hệ
số này lớn hơn 0,5 (50%) tức là tài sản đã sử dụng hiệu quả công suất, hệ số nàynhỏ hơn 0,5 cho thấy doanh nghiệp chưa được sử dụng hiệu quả, doanh nghiệp cần
có biện pháp để khai thác công suất máy tốt hơn
+ Q là giá trị sản lượng sản xuất
+ Gbq là nguyên giá bình quân của TSCĐ
- Chỉ tiêu hao phí TSCĐ
Suất hao phí TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bình quân (1.13)
Doanh thu thuầnChỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần thì cần bỏ ra bao nhiêuđồng nguyên giá TSCĐ
Hệ số hao mòn
Số khấu hao đã trích TSCĐ
(1.14)Nguyên giá TSCĐ bình quân
Hệ số này càng cao chứng tỏ TSCĐ của công ty đã cũ và lạc hậu Doanhnghiệp cần có kế hoạch, biện pháp sửa chữa thay thế để duy trì hoạt động thườngxuyên của doanh nghiệp
- Mức sinh lời của TSCĐ
Trang 35+ LN: là lợi nhuận trong kỳ do hoạt động sản xuất
+ Gbq: là nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ sảnxuất kinh doanh thì tạo ra được mấy đồng lợi nhuận
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản cố định
1.1.3.1 Những nhân tố khách quan
* Các quy định, chính sách của Đảng và Nhà nước
Trên cơ sở pháp luật và bằng các biện pháp, chính sách kinh tế, Nhà nướctạo môi trường và hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động Mỗi một sựthay đổi nhỏ trong chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước đều có ảnh hưởng to lớnđến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: quy định về trích khấuhao, tỷ lệ trích lập quỹ, quy định về đổi mới, thanh lý TSCĐ, thay thế mới TSCĐ,
* Lãi suất tiền vay
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí đầu tư của doanh nghiệp Vốnđầu tư TSCĐ là rất to lớn do vậy doanh nghiệp cần tính đến khoản chi phí này trong
dự án đầu tư Khi lãi suất tiền vay cao, nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản sẽ đẩynguyên giá tăng, không đúng với thực tế, làm tăng chi phí khấu hao, giảm lợi nhuậndoanh nghiệp
* Thị trường và cạnh tranh
Thị trường luôn biến động và có sự cạnh tranh gay gắt, bất cứ doanh nghiệpnào cũng phải đối mặt với những thay đổi và cạnh trnah khốc liệt và phải có nhữnggiải pháp để biến những thay đổi đó thành yếu tố có lợi cho mình hoặc hạn chếnhững rủi ro có thể xảy đến do những biến đổi đó mang lại Ngành Điện hiện nayvẫn là ngành độc quyền, được Nhà nước bảo hộ do vậy việc cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp rất ít Tuy vậy, tiến tới năm 2020, Nhà nước cho phép mở thị trườngbán điện cạnh tranh thì việc cạnh tranh sẽ diễn ra mạnh hơn Các doanh nghiệpmuốn tăng lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường thì phải giảm chi phí, hạ giá thành sảnphẩm hoặc làm cho sản phẩm của mình tốt hơn Và hoạt động sử dụng TSCĐ tốt sẽgiúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc này
* Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
Trang 36Khoa học kỹ thuật có tác động mạnh mẽ tới việc sử dụng TSCĐ vì nó lànguyên nhân chính trong việc gây ra hao mòn vô hình của TSCĐ do vậy doanhnghiệp cần có những biện pháp nâng cao việc quản lý và sử dụng TSCĐ.
1.1.3.2 Những nhân tố chủ quan
* Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp quyết định sản phẩm mà doanhnghiệp làm ra là cái gì, ngoài ra còn phụ thuộc và tính năng tác dụng của TSCĐ, màtính năng tác dụng của TSCĐ của doanh nghiệp được đầu tư, xây dựng xuất phát và
có mối quan hệ hai chiều với ngành nghề kinh doanh Vì vậy việc quyết định ngànhnghề kinh doanh cũng gần như việc quyết định sản phẩm mà TSCĐ sẽ đầu tư là gì
Như vậy, mỗi một ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có một cơ cấu vốnkinh doanh khác nhau Đối với ngành kinh doanh công nghiệp, vận tải truyền dẫn
và xây dựng thì tỷ trọng TSCĐ trong tổng vốn kinh doanh là rất lớn do nó có đặcđiểm là cần một khối lượng lớn máy móc thiết bị để cung ứng sản phẩm
* Chính sách của doanh nghiệp
Là yếu tố quyết định đén hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp Nếudoanh nghiệp có những chính sách đầu tưu TSCĐ đúng đắn, quy định yêu cầu vềquản lý và sử dụng TSCĐ phù hợp với quy trình sản xuất thì tài sản sẽ được sửdụng một cách có hiệu quả, đạt kết quả trong kinh doanh và ngược lại sẽ cho kếtquả xấu Doanh nghiệp cần có các biện pháp như:
- Khai thác và tạo lập nguồn vốn thích hợp để hình thành và duy trì quy môTSCĐ phù hợp
- Xây dựng và tổ chức thực hiện đúng quy trình sử dụng, bảo quản, bảodưỡng và sửa chữa TSCĐ nhằm duy trì năng lực phục vụ của TSCĐ và ngăn ngừatình trạng TSCĐ hư hỏng trước thời hạn sử dụng
- Khai thác tối đa công suất, công dụng của TSCĐ
- Bảo toàn và phát triển bộ phận giá trị đầu tư TSCĐ
* Trình độ quản lý TSCĐ
Để có thể tiến hành sản xuất thì phải có máy móc thiết bị hay nói khác đi làphải có TSCĐ TSCĐ là một điều kiện không thể thiếu được trong việc nâng cao
Trang 37năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm Để cho sản xuất đượctiến hành một cách liên tục thì một trong các điều kiện là phải vận dụng máy mócthiết bị, nếu máy móc thiết bị hỏng hóc thì phải có kế hoạch sửa chữa ngay Đây lànhân tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định nên doanh nghiệp cần phải có kế hoạchsửa chữa và cung cấp các yếu tố kịp thời để sửa chữa Theo chỉ số hệ số sử dụngmáy móc thiết bị thì thời gian sử dụng thực tế tỷ lệ nghịch với tổng quỹ thời gianchết của máy móc thiết bị, nghĩa là nếu kịp thời sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ thì hiệuquả sử dụng TSCĐ sẽ tăng lên.
Một điều cần lưu ý đó là người lao động là người sử dụng trực tiếp TSCĐ,
do vậy cần có chính sách đào tạo, khen thưởng hay kỷ luật đúng đắn để giúp chocông tác quản lý và sử dụng TSCĐ có hiệu quả
* Chủng loại và chất lượng nguyên liệu đầu vào
Để tiến hành sản xuất thì ngoài các yếu tố như máy móc thiết bị, lao động,còn có yếu tố quan trọng nữa là nguyên vật liệu Nếu hai yếu tố là máy móc thiết bị
đã chuẩn bị tốt rồi mà nguyên vật liệu không có hoặc không đủ, không đúng chủngloại, chất lượng và không đúng thời gian cung ứng thì liệu sản xuất có được tiếnhành hay không? Nếu một trong các yêu cầu đó không được thỏa mãn, không đượcđáp ứng thì sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng tớihiệu quả sử dụng máy móc thiết bị và TSCĐ nói chung của doanh nghiệp
1.1.4 Đặc điểm ngành điện ảnh hưởng đến công tác quản lý TSCĐ
Đặc điểm cơ bản có thể dễ dàng nhận thấy là TSCĐ đối với ngành điện làtính chuyên dùng của nó trong lĩnh vực vận hành và sản xuất kinh doanh Hiện nàycác doanh nghiệp ngành Điện đang quản lý hệ thống điện được đầu tư xây dựngqua nhiều thời kỳ, từ những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ 20 đến nay trong khi cácthiết bị này đều đòi hỏi phải đảm bảo các tiêu chuẩn chặt chẽ về kỹ thuật để vừađảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt trong khi vận hành đồng thời đảm bảo an toàn chocon người trong quá trình vận hành và quản lý Nhìn chung, hệ thống lưới điện vàthiết bị điện của ngành Điện không ngừng được đổi mới qua hàng năm bằng cáchmua sắm các công nghệ mới từ các nước tiên tiến như Nga, Trung Quốc, Pháp và
Trang 38Nhật, Mỹ Nhờ vậy mà độ tin cậy cung cấp điện, truyền tải điện cho các kháchhàng không ngừng được cải thiện đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanhđiện năng của ngành Điện Tuy nhiên, do nguồn vốn còn hạn hẹp nên nhiều TSCĐ
có công nghệ còn lạc hậu chưa được cải tạo thay thế kịp thời dẫn đến sự thiếu đồng
bộ trong hệ thống sản xuất, truyền tải và phân phối điện, ảnh hưởng đến tính liêntục và khả năng sử dụng tối đa công suất của thiết bị gây nên tổn thất điện năng, độtin cậy và tính liên tục trong cung cấp điện bị hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả sảnxuất kinh doanh
Ngoài đặc điểm trên do hệ thống lưới điện và thiết bị điện của ngành Điệncòn nằm phân tán ở mọi miền đất nước Đặc điểm này đã khiến cho việc quản lýTSCĐ của các doanh nghiệp ngành Điện không phải là nhiệm vụ đơn giản Tuynhiên, dưới sự chỉ đạo khoa học của Thủ tướng Chỉnh phủ, ban lãnh đạo Tập đoànĐiện lực Việt Nam, đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật đã lựa chọn đượcnhững phương thức vận hành lưới điện khá hợp lý đảm bảo nâng cao năng lựcđường dây tải điện và các trạm biến áp Ngoài ra, Ngành Điện đã đào tạo một độingũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề thiết bị điện, thực hiện biện pháp hỗ trợkhách hàng trong việc sử dụng điện an toàn, có hiệu quả Tạo cơ sở vững chắc đểđảm bảo nâng cao được hiệu quả sử dụng TSCĐ
1.2 Thực tiễn công tác quản lý tài sản cố định tại các Công
ty Điện lực Việt Nam
Với đặc thù là ngành kinh doanh mặt hàng đặc biệt- điện năng, tài sản cốđịnh nhiều, phân bố khắp mọi nơi, hầu như ngoài trời ít có phương tiện bảo vệ nêncông tác theo quản lý TSCĐ tại các Công ty Điện lực rất phức tạp, khó khăn Tuyvậy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam(EVN) đã ban hành quy định quản lý TSCĐ đểthống nhất cách thức quản lý trong toàn Tập Đoàn
Về quản lý, các Công ty Điện lực có bộ phận(kế toán phối hợp với kỹ thuật
và quản lý xây dựng) chuyên làm nhiệm vụ tính toán nguyên giá, khấu hao Tỷ lệkhấu hao và thời gian trích khấu hao theo khung do Tập đoàn Điện lực Việt Namxây dựng, ban hành đã được sự chấp thuận của Bộ Tài Chính và Bộ Công
Trang 39Thương.Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ trích khấu hao và thời gian trích khấu hao chưathực sự hợp lý đối với các Công ty Đối với các Công ty Điện lực thuộc vùng núi,hải đảo, biên giới tỷ lệ trích khấu hao hằng năm theo khung hiện hành là cao do sảnlượng thấp Hằng năm tại các Công ty Điện lực tiến hành kiểm kê và đánh giá lạiTSCĐ nhằm phát hiện ra TSCĐ thừa thiếu, để xác định nguyên nhân, có biện pháp
xử lý kịp thời Việc đánh giá lại TSCĐ đảm bảo đúng với giá trị thị trường củaTSCĐ trước khi lập báo cáo tài chính Công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ đượccác Công ty quan tâm để TSCĐ hoạt động liên tục không ảnh hưởng đến sản xuất.TSCĐ được theo dõi trên thẻ, mở sổ theo dõi chi tiết TSCĐ, phản ánh nguồn hìnhthành Đối với mỗi tài sản cố định(máy móc thiết bị, dụng cụ) trước khi đưa vào sửdụng đều được tiến hành chạy thử, thí nghiệm
Về sử dụng: Máy móc thiết bị, TSCĐ tùy từng Công ty Điện lực mà hoạtđộng với công suất và cường độ khác nhau Ở các Công ty Điện lực thuộc vùng núi,biên giới, hải đảo, nơi dân cư thưa thớt, công nghiệp ít phát triển thì máy móc thiết
bị hoạt động với công suất và cường độ làm việc thấp Với phương pháp khấu haotuyến tính, tỷ lệ 10%/ năm làm cho quỹ khâu hao tăng nhanh nhưng hiệu quả sửdụng tài sản không tương xứng Đây là một bất hợp lý mà các Công ty Điện lực ởvùng cần xem xét Ở các Công ty Điện lực thuộc vùng đồng bằng, khu đông dân cư,nhiều cụm công nghiệp thì máy móc thiết bị, TSCĐ luôn luôn hoạt động với côngsuất và cường độ làm việc cao Có nhiều điểm, hệ thống đường dây và máy biến áp
bị quá tải, gây chập cháy đường dây và máy biến áp Với đặc điểm của các khu vựcnày, phương pháp tính khấu hao trên đã được bù đắp nhanh chóng, tạo điều kiệncho Công ty tái đầu tư và tái đầu mở rộng đáp ứng được nhu cầu phát triển củadoanh nghiệp
Như vậy, tùy theo đặc điểm tình hình sản xuất, kinh doanh, vị trí các Công tytiến hành quản lý TSCĐ cho phù hợp sao cho hiệu quả sử dụng TSCĐ là cao nhất
Áp dụng vào Công ty Điện lực Hưng Yên, cần phải xem lại phương pháptrích khấu hao tài sản cố định cho phù hợp với tình hình sử dụng của từng loại tàisản Cần tiến hành điều chuyển tài sản cố định hợp lý, đảm bảo tài sản cố định được
sử dụng đúng mục đích, đúng nơi, đúng công suất để nâng cao hiệu quả sử dụng
Trang 401.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý tài sản tại các doanh nghiệp
Nguyền Thị Thu Hiên- “Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại các doanh nghiệp khai thác than hầm lò - Áp dụng cho Công ty TNHH 1 TV 45 –Tổng công ty Đông Bắc Luận văn Thạc sỹ Kinh tế
(năm 2012) Luận văn đã: Khái quát chung các lý luận về hiệu quả sử dụng TSCĐ
và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ; đưa ra bức tranh tổng quan
về về việc sử dụng tài sản cố định trong các doanh nghiệp khai thác than hầm lò nóichung và tại Công ty TNHH 1 TV 45 nói riêng trong giai đoạn hiện nay và đưa ramột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công tyTNHH 1 TV 45 - Tổng công ty Đông Bắc Tuy nhiên, một số giải pháp đưa rakhông thể áp dụng vào Công ty Điện lực Hưng Yên
Đặng Bích Ngọc- “Tăng cường quản lý tài sản cố định tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông”, luận văn Thạc sĩ kinh tế(năm 2008) Trong bài này,
tác giả nêu lên những vấn đề cơ bản về quản lý tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệpcông, thực trạng công tác quản lý tài sản cố định tại Học viện Bưu chính Viễnthông, qua thực trạng đó để đánh giá về công tác quản lý tài sản cố định tại đơn vị
Từ việc đánh giá những điều đã làm được và những vấn đề tồn tại, nguyên nhân, tácgiả đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý tài sản
cố định tại Học viện bưu chính viễn thông Trong bài này, người viết không nêu đủcác nội dung của công tác quản lý tài sản cố định Nội dung quản lý tài sản chỉ cóhuy động tài sản cố định vào sản xuất; kiểm tra kiểm soát tài sản cố định, chưa đềcập đến nội dụng lập kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản cố định, khấu hao tài sản cốđịnh, bảo toàn và phát triển tài sản cố định, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định; cácchỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản còn thiếu Các nội dung trong bài viết chỉ
áp dụng được với các đơn vị là đơn vị sự nghiệp công, không áp dụng được cho cácdoanh nghiệp
Phan Hồng Mai - “Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam”, luận án Tiến sĩ kinh tế (năm 2012) Luận án nêu lên cơ sở lý
luận về quản lý tài sản trong các doanh nghiệp ngành xây dựng: khái quát về tài sản