Công tác lập kế hoạch Nhằm phục vụ cho công tác quản lý lưới điện phân phối đảm bảo việc ngăn ngừa và phát hiện sớm các sự cố trên lưới điện, trạm biến áp có thể xảy ra nhằm cung cấp điệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
PHẠM XUÂN TRƯỜNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Người hướng dẫn: TS Đào Thanh Bình
Hà Nội, 02/2016
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Phạm Xuân Trường
Đề tài luận văn: “Một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Hưng Yên”
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số HV: CB131121
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 22/4/2016 với các nội dung sau:
1 Tác giả đã chỉnh sửa lời trình bày, dùng từ chính xác, chỉnh sửa mục lục, , tài liệu tham khảo, bổ sung tài liệu tham khảo
2 Tác giả đã điều chỉnh phân biệt rõ hạn chế và nguyên nhân, phân biệt nguyên nhân chủ quan và khách quan
3 Tác giả đã chỉnh sửa, bỏ phần kiến nghị ở chương 3
Ngày 17 tháng 5 năm 2016
TS Đào Thanh Bình Phạm Xuân Trường
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PGS.TS Nguyễn Minh Duệ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “ Một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Hưng Yên ” là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, các đánh giá, kiến nghị đưa ra đều xuất phát từ thực tiễn sản xuất và kinh nghiệm bản thân, do tôi tự tìm hiểu, phân tích độc lập
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi sự kỷ luật của nhà trường
Hà N ội, ngày 15 tháng 2 năm 2016
Tác giả
Phạm Xuân Trường
Trang 4Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Các đồng chí lãnh đạo và tập thể CBCNV Công ty Điện lực Hưng Yên, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình,… đã ủng
hộ, giúp đỡ, góp ý trong quá trình thu thập, xử lý dữ liệu để tác giả nghiên cứu và đưa ra giải pháp có tính khả thi cho đề tài
Tác giả
Phạm Xuân Trường
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LƯỚI ĐIỆN VÀ QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN 4
1.1 KHÁI NIỆM VỀ LƯỚI ĐIỆN VÀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI 4
1.1.1 Khái niệm về lưới điện 4
1.1.2 Khái niệm về Lưới điện phân phối 4
1.1.3 Cấp điện áp 4
1.2 PHÂN LOẠI LƯỚI ĐIỆN 4
1.2.1 Phân loại theo nhiệm vụ: 4
1.2.2 Phân loại theo điện áp: 5
1.3 NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI 5
1.3.1 Công tác lập kế hoạch 5
1.3.1.1 Kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối 5
1.3.1.2 Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện phân phối 6
1.3.1.3 Kế hoạch vận hành lưới điện: 7
1.3.1.4 Kế hoạch thí nghiệm trên lưới điện phân phối 9
1.3.2 Công tác tổ chức quản lý lưới điện phân phối 10
1.3.3 Công tác kiểm tra, kiểm soát lưới điện phân phối 10
1.4 HỆ THỐNG TIÊU CHÍ CHÍNH ĐÁNH QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI 10
1.4.1 Điện áp 10
1.4.2 Các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối 11
1.4.3 Sự cố lưới điện 12
1.4.4 Tổn thất điện năng của lưới điện phân phối 12
Trang 61.4.5 Các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ KH 13
1.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI 14
1.5.1 Các nhân tố khách quan: 14
1.5.1.1 Môi trường chính trị – pháp luật : 14
1.5.1.2 Điều kiện tự nhiên: 15
1.5.1.3 Khoa học công nghệ thế giới: 15
1.5.1.4 Đặc điểm khách hàng(KH) 15
1.5.2 Các nhân tố chủ quan 16
1.5.2.1 Cơ sở hạ tầng 16
1.5.2.2 Nguồn nhân lực 16
1.5.2.3 Nguồn vốn 17
1.5.2.4 Trình độ kỹ thuật công nghệ 17
1.5.2.5 Quản trị doanh nghiệp 17
1.6 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI 18
1.6.1 Kinh nghiệm về quản lý lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Thái Bình 18
1.6.2 Kinh nghiệm về quản lý lưới điện phân phối của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương 19
1.6.3 Kinh nghiệm về quản lý lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Bắc Ninh 20
Kết luận chương 1 21
CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN 22
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN 22
2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển 22
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý 23
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động 27
2.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2015 27
Trang 7PHỐI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN 33
2.2.1 Hệ thống tiêu chí đánh giá công tác quản lý lưới điện 33
2.2.1 1 Điện áp 33
2.2.1 2 Các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện 34
2.2.1.3 Sự cố lưới điện 36
2.2.1.4 Chỉ số về tổn thất điện năng 39
2.2.1.5 Các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ khách hàng 40
2.2.2 Phân tích các nội dung quản lý lưới điện phân phối 40
2.2.2.1 Công tác lập kế hoạch 40
2.2.2.2 Công tác tổ chức quản lý lưới điện phân phối 45
2.2.2.3 Công tác kiểm tra, kiểm soát lưới điện phân phối 56
2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý lưới điện phân phối 59
2.2.3.1 Các nhân tố khách quan 59
2.2.3.2 Các nhân tố chủ quan 63
2.3 KẾT LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN 76
2.3.1 Ưu điểm 76
2.3.2 Những mặt còn tồn tại, hạn chế 76
2.3.2.1 Về nhân lực: 76
2.3.2.2 Về lưới điện phân phối: 77
2.3.2.3 Công tác tổ chức quản lý lưới điện: 77
2.3.2.4 Công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý lưới điện 78
2.3.2.5 Về khách hàng sử dụng điện: 78
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 78
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan 78
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan 79
Kết luận chương 2 80
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN 81
Trang 83.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TẠI TỈNH HƯNG
YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015 CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020 81
3.1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật định hướng phát triển 81
3.1.2 Dự báo nhu cầu phụ tải và quy hoạch lưới điện đến năm 2020 82
3.1.2.1 Quy hoạch lưới điện đến năm 2020 82
3.1.2.2 Nhu cầu của các phụ tải 85
3.1.3 Mục tiêu tổng quát 87
3.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI 87
3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực nhân sự quản lý lưới điện phân phối 87
3.2.1.1 Cơ sở lựa chọn giải pháp 87
3.2.1.2 Mục tiêu của giải pháp 87
3.2.1.3 Nội dung giải pháp 88
3.2.1.4 Kết quả kỳ vọng của giải pháp 89
3.2.2 Giải pháp đầu tư, cải tạo lưới điện phân phối 89
3.2.2.1 Căn cứ của giải pháp 89
3.2.2.2 Mục tiêu của giải pháp 90
3.2.2.3 Nội dung của giải pháp 90
3.2.2.4 Kết quả kỳ vọng của giải pháp 91
3.2.3 Giải pháp hiện đại hóa hệ thống đo đếm, thu thập thông số, điều khiển từ xa trong quản lý lưới điện phân phối 91
3.2.1.1 Căn cứ của giải pháp 91
3.2.1.2 Mục tiêu của giải pháp 92
3.2.1.3 Nội dung của giải pháp 92
3.2.3.4 Kết quả kỳ vọng của giải pháp 93
3.2.4 Giải pháp về dịch vụ KH 93
3.2.4.1 Căn cứ của giải pháp 93
3.2.4.2 Mục tiêu giải pháp 93
3.2.4.3 Nội dung của giải pháp 94
3.2.4.4 Kết quả kỳ vọng của giải pháp 95
3.2.5 Giải pháp về lập kế hoạch kinh doanh dài hạn 96
Trang 93.2.5.1 Căn cứ của giải pháp 96
3.2.5.2 Mục tiêu của giải pháp 96
3.2.5.3 Nội dung của giải pháp 96
3.2.5.4 Kết quả kỳ vọng của giải pháp 97
3.2.6 Giải pháp về xây dựng văn hóa doanh nghiệp 97
3.2.6.1 Căn cứ của giải pháp 97
3.2.6.2 Mục tiêu của giải pháp 98
3.2.6.3 Nội dung của giải pháp 98
3.2.6.4 Kết quả kỳ vọng của giải pháp 98
Kết luận chương 3 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Phụ lục 1: ĐIỆN THƯƠNG PHẨM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 104
Phụ lục 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 105
Phụ lục 3: KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 106
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CMIS Hệ thống thông tin quản lý KH (Customes Management Information System)
phân phối (Distribution Management System)
EVN NPC Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (Northern Power Corporation)
MAIFI Chỉ số tần suất mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân
phối (Momentary Average Interruption Frequency Index)
MW Công suất tác dụng
NGC Công ty lưới điện cao thế miền Bắc
OMS Hệ thống quản lý trực tuyến (Online Management System)
PSS/E Hệ thống điện mô phỏng kỹ thuật (Power System Simulator for
Engineering)
Trang 11SAIDI Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối
(System Average Interruption Duration Index) SAIFI Chỉ số tần suất mất điện trung bình của lưới điện phân phối (System
Average Interruption Frequency Index) SAS Hệ thống tự động hóa trạm (Substation Automation System)
SCADA Hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu (Supervisory
Control And Data Acquisition)
SXKD Sản xuất kinh doanh
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các phòng chức năng của PCHY 24
Bảng 2.2: Các đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty Điện lực Hưng Yên 26
Bảng 2.3: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật năm 2011- 2015 28
Bảng 2.4: Chi tiết thương phẩm thực hiện từ năm 2011÷2015 29
Bảng 2.5: Số điểm điện áp thấp trên lưới 0,4KV 33
Bảng 2.6: Các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện giai đoạn 2012-2015 34
Bảng 2.7: Tổng hợp phân loại sự cố năm 2012- 2015 36
Bảng 2.8: Tổn thất điện năng của PCHY giai đoạn 2012-2015 39
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu dịch vụ khách hàng 40
Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch lưới điện 2011-2015 41
Bảng 2.11:Các đường dây trung thế có tỷ lệ tổn thất thực hiện cao hơn TTKT 49
Bảng 2.12: Các TBA có tỷ lệ tổn thất thực hiện cao hơn TTKT 50
Bảng 2.13: Số lượng khách hàng phát triển mới 53
Bảng 2.14: Tổng hợp đánh giá sự hài lòng của KH ( thang điểm 10) 54
Bảng 2.15: Qui định thời gian và hình thức kiểm tra lưới điện 56
Bảng 2.16: Tình hình vận hành các TBA 110kV 67
Bảng 2.17: Tình hình vận hành các TBA trung gian 35/10,5kV 67
Bảng 2.18: Tình hình vận hành các đường dây trung áp 35kV, 22kV và 10kV 68
Bảng 2.19: Phân bổ lao động tại PCHY các năm 2012-2015 70
Bảng 2.20: Cơ cấu độ tuổi lao động của PCHY các năm 2012 – 2015 71
Bảng 2.21 : Các chỉ tiêu quản trị doanh nghiệp năm 2014-2015 75
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Điện lực Hưng Yên 24
Hình 2.2: Điện thương phẩm, tổn thất, giá bán bình quân năm 2011 đến 2015 29
Hình 2.3: So sánh thương phẩm 5 thành phần năm 2014 và 2015 30
Hình 2.4: Tỷ trọng điện thương phẩm theo thành phần năm 2015 30
Hình 2.5: Tăng trưởng thành phần CNXD năm 2014 - 2015 31
Hình 2.6: Tăng trưởng thành phần QLTD năm 2014 - 2015 31
Hình 2.7: Công suất sử dụng cực đại năm 2011 đến 2015 33
Hình 2.7: Các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện 35
Hình 2.8: Sự cố thoáng qua trên đường dây trung áp thuộc 36
Hình 2.9: Sự cố vĩnh cửu trên đường dây trung áp 37
Hình 2.10: Sự cố thoáng qua trên thiết bị 37
Hình 2.11: Sự cố vĩnh cửu trên thiết bị 37
Hình 2.12: Sự cố hư hỏng MBA thuộc TSĐL 38
Hình 2.13: Tỷ trọng khách hàng 9 Điện lực đến 31/12/2015 53
Hình 2.14: Tỷ lệ giải quyết yêu cầu cấp điện vượt chỉ tiêu DVKH 53
Hình 2.15: Tỷ lệ vụ sự cố thoáng qua đường dây 57
Hình 2.16: Tỷ trọng đường dây trung thế là TSĐL và TSKH 64
Hình 2.17: Tỷ trọng TBA phân phối là TSĐL và TSKH 64
Hình 2.18: Tỷ trọng ĐZ trung thế TSĐL theo cấp điện áp 35, 22, 10 kV 65
Hình 2.19: Tỷ trọng TBA phân phối TSĐL theo cấp điện áp 35, 22, 10 kV 65
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt, là sản phẩm thiết yếu và được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế, đời sống của con người, là nhân tố quan trọng để phát triển sản xuất và kinh tế xã hội Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới cùng với
sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế nước ta đang trên
đà phát triển, đời sống xã hội không ngừng được nâng cao; các khu công nghiệp, khu đô thị, dân cư ngày càng nhiều, đòi hỏi nguồn điện cung cấp cho KH phải an toàn, liên tục, ổn định và chất lượng, linh hoạt trong phương thức cấp điện ở khu vực và trong cả hệ thống điện
Theo Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ thị trường phát điện cạnh tranh đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2012 và đến năm 2022 thị trường điện phân phối cạnh tranh sẽ đi vào hoạt động, cơ chế bao cấp cho ngành điện dần được loại bỏ và vị thế độc quyền của các Tổng công ty phân phối điện dần được xóa bỏ, môi trường kinh doanh điện năng ngày càng khó khăn, đối mặt với nguy cơ cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường điện ngày càng cao Chính vì vậy, đòi hỏi cần phải xây dựng và quản lý vận hành tốt hệ thống lưới điện nói chung và hệ thống lưới điện phân phối nói riêng nhằm đảm bảo cấp điện cho khách hàng (KH), nâng cao chất lượng dịch vụ khác hàng (DVKH), tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng điện và tính cạnh tranh trong việc cấp điện cho KH
Là một cán bộ công tác tại Công ty Điện lực Hưng Yên ( PCHY), hơn bao giờ hết, tác giả ý thức được rằng đã phải thay đổi công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối cho phù hợp với điều kiện mới, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, đáp ứng đầy đủ hơn nữa nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và thị
trường Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản
lý lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Hưng Yên” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 15- Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý thuyết công tác quản lý lưới điện Trình bày những khái niệm về lưới điện, lưới điện phân phối, phân loại lưới điện, các yêu cầu về công tác vận hành lưới điện, ý nghĩa về việc nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện phân phối
- Phân tích thực trạng công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Hưng Yên
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Hưng Yên như hoàn thiện đầu tư quy hoạch lưới điện, đổi mới công nghệ, nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý lưới điện cùng các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Hưng Yên
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý lưới điện phân phối và các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Hưng Yên giai đoạn 2012-2015
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất: Nghiên cứu lý thuyết về công tác quản lý lưới điện phân phối
- Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý lưới điện phân phối của PCHY giai đoạn từ 2012-2015, từ đó đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Hưng Yên (những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại, và nguyên nhân của những tồn tại)
- Thứ ba: Trên cơ sở lý thuyết và thực trạng công tác quản lý lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Hưng Yên, luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Hưng Yên
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp như phân tích kinh tế, phân tích thống kê, quy nạp và diễn giải, quan sát, so sánh, lấy số liệu thực tế để phân tích, đối chiếu, kết luận vấn đề Các phương pháp này được dùng để phân tích các
dữ liệu liên quan đến công tác quản lý lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Hưng
Trang 16Yên trong chương 2 của luận văn nhằm có cơ sở đưa ra các giải pháp phù hợp cho chương 3
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần hệ thống hoá lý thuyết những khái niệm
về lưới điện, lưới điện phân phối, các yêu cầu về công tác quản lý lưới điện phân phối
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn này là những gợi ý quan trọng cho việc xây dựng những giải pháp hiệu quả và khả thi trong hoàn thiện công tác quản lý lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Hưng Yên
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương gồm 100 trang với 19 bảng, 21 hình vẽ Nội dung chính của luận văn được bố cục trong 03 chương truyền thống:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về lưới điện và quản lý lưới điện phân phối
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý lưới điện phân phối của Công ty
Điện lực Hưng Yên
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Hưng Yên
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LƯỚI ĐIỆN VÀ QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN
1.1 KHÁI NIỆM VỀ LƯỚI ĐIỆN VÀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
1.1.1 Khái niệm về lưới điện
Theo Khoản 3, Điều 3, Luật Điện lực số 28/2004/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 03-12-2004 thì:
Lưới điện là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và các trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện
1.1.2 Khái niệm về Lưới điện phân phối
Theo Khoản 20, Điều 3 tại Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18-11-2015 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối thì:
Lưới điện phân phối là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện
có cấp điện áp đến 110 kV
1.1.3 Cấp điện áp
Theo Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18-11-2015 của
Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối thì:
Cấp điện áp là một trong những giá trị của điện áp danh định được sử dụng trong hệ thống điện, bao gồm:
- Hạ áp là cấp điện áp danh định đến 01 kV;
- Trung áp là cấp điện áp danh định trên 01 kV đến 35 kV;
- Cao áp là cấp điện áp danh định trên 35 kV đến 220 kV;
- Siêu cao áp là cấp điện áp danh định trên 220 kV
1.2 PHÂN LO ẠI LƯỚI ĐIỆN
Có nhiều cách phân loại lưới điện:
1.2.1 Phân loại theo nhiệm vụ:
- Lưới điện truyền tải: là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện
có cấp điện áp trên 110 kV;
- Lưới điện phân phối: là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp đến 110 kV
Trang 181.2.2 Phân loại theo điện áp:
- Lưới điện hạ áp là cấp điện áp danh định đến 01 kV;
- Lưới điện trung áp là cấp điện áp danh định trên 01 kV đến 35 kV;
- Lưới điện cao áp là cấp điện áp danh định trên 35 kV đến 220 kV;
- Lưới điện siêu cao áp là cấp điện áp danh định trên 220 kV
Ngoài ra, có thể phân loại lưới điện theo khu vực, số pha, công nghiệp, nông nghiệp…
1.3 NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
1.3.1 Công tác lập kế hoạch
Nhằm phục vụ cho công tác quản lý lưới điện phân phối đảm bảo việc ngăn ngừa và phát hiện sớm các sự cố trên lưới điện, trạm biến áp có thể xảy ra nhằm cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho khách hàng đồng thời nâng cao chất lượng điện áp, giảm suất sự cố trên lưới điện và trạm biến áp, gồm các nội dung cơ bản như sau:
1.3.1.1 Kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối
Theo Điều 24 tại Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18-11-2015 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối thì:
Kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối bao gồm các nội dung chính sau:
- Đánh giá hiện trạng lưới điện phân phối
- Dự báo nhu cầu phụ tải điện năm tới có xét đến 04 năm tiếp theo
- Đánh giá tình hình thực hiện đầu tư các công trình lưới điện phân phối đã được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối năm liền kề
- Danh mục các điểm đấu nối mới với KH lớn sử dụng lưới điện phân phối kèm theo dự kiến điểm đấu nối đã được thỏa thuận
- Các tính toán phân tích, lựa chọn sơ đồ kết lưới tối ưu, bao gồm: Tính toán
chế độ vận hành lưới điện phân phối; Tính toán ngắn mạch tới thanh cái trung thế
của các trạm 110 kV; Tính toán tổn thất điện áp trên lưới phân phối; Tính toán tổn thất điện năng trên lưới phân phối; Tính toán bù công suất phản kháng; Kế hoạch
thực hiện bù công suất phản kháng trên lưới điện phân phối
Trang 19- Danh mục các công trình đường dây và trạm biến áp phân phối điện xây mới hoặc cần cải tạo cho năm tới và tổng khối lượng đầu tư xây dựng mới và cải tạo lưới điện phân phối theo các cấp điện áp và các hạng mục công trình cho 02 năm
tiếp theo theo
- Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng mới và cải tạo lưới điện phân phối theo các
cấp điện áp
1.3.1.2 Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện phân phối
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa Lưới điện phân phối năm, tháng và tuần phục vụ cho việc lập kế hoạch vận hành lưới điện phân phối trong phạm vi quản lý
Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện phân phối được lập phải đáp ứng các yêu cầu Giảm thiểu ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, tin cậy và liên tục; Tối ưu việc phối hợp bảo dưỡng, sửa chữa nguồn điện và lưới điện
Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa năm: Trước ngày 01 tháng 6 hàng năm, KH
sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện
có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị phân phối điện các thông tin về kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho 02 năm tiếp theo đối với lưới điện 110 kV và 01 năm tiếp theo đối với lưới điện trung áp Trước ngày 01 tháng 7 hàng năm, Đơn vị phân phối điện
phải hoàn thành dự thảo kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho 02 năm tiếp theo đối với lưới điện 110 kV và 01 năm tiếp theo đối với lưới điện trung áp Trường hợp không thống nhất với kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa của Đơn vị phân phối điện, trước ngày 10 tháng 7 hàng năm, KH sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có quyền gửi văn bản đề nghị Đơn vị phân phối điện điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa năm Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm xem xét, điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa năm phù hợp với đề nghị
của KH Trường hợp không thể điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa theo yêu cầucủa KH, Đơn vị phân phối điện phải thông báo cho KH bằng vănbản và nêu rõ
lý do Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, Đơn vị phân phối điện phải hoàn thành và công bố kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho 02 năm tiếp theo đối với lưới điện 110
Trang 20kV và 01 năm tiếp theo đối với lưới điện trung áp trên trang thông tin điện tử của đơn vị
Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tháng: Trước ngày 15 hàng tháng, Đơn vị phân phối điện phải hoàn thành dự thảo kế hoạch kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tháng tới Trước ngày 25 hàng tháng, Đơn vị phân phối điện phải hoàn thành và công bố kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho tháng tới trên trang thông tin điện tử của đơn vị
Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tuần: Hàng tuần, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho 02 tuần kế tiếp Trường hợp có thay đổi so với kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tháng, trước 10h00 thứ Hai hàng
tuần, KH sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng, Đơn vị phân phối và bán
lẻ điện phải cung cấp cho Đơn vị phân phối điện các thông tin Trước 16h00 thứ Năm hàng tuần, căn cứ kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tháng và thông tin do KH sử
dụng lưới điện phân phối và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện cung cấp, Đơn vị phân
phối điện phải hoàn thành và công bố kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho 02 tuần tiếp theo trên trang thông tin điện tử Trước 16h00 thứ Sáu hàng tuần, căn cứ kế
hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tuần do Đơn vị phân phối điện công bố, các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho lưới điện phân phốitrong phạm vi quản lý và thông báo đến KH bị ảnh hưởng
1.3.1.3 Kế hoạch vận hành lưới điện:
suất đặt từ 30 MW trở xuống đấu nối vào lưới điện phân phối
Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch vận hành năm tới và công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng thời thông báo kế hoạch vận hành năm tới của lưới điện 110 kV, các tổ
Trang 21máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối cho KH sử dụng lưới điện phân phối
có trạm điện riêng, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện
và các đơn vị liên quan để phối hợp thực hiện
từng nhà máy điện có công suất đặt từ 30 MW trở xuống đấu nối vào lưới điện phân
phối
Trước ngày 25 hàng tháng, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm hoàn thành
kế hoạch vận hành tháng tới và công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng
thời thông báo kế hoạch vận hành tháng tới của lưới điện trung áp và 110 kV, các tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối cho KH sử dụng lưới điện phân phối
có trạm điện riêng, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện và các đơn vị liên quan để phối
chữa trong 02 tuần tới; Dự kiến thời gian và phạm vi ngừng cung cấp điện trong 02
tuần tới; Dự kiến sản lượng điện năng và công suất phát trong 02 tuần tới của từng nhà máy điện có công suất đặt từ 30 MW trở xuống đấu nối vào lưới điện phân
phối
Trước 16h00 thứ Năm hàng tuần, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch vận hành của 02 tuần tới và công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng thời thông báo kế hoạch vận hành 02 tuần tới của lưới điện trung áp và
Trang 22110 kV, các tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối cho KH sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện và các đơn vị liên quan biết để phối hợp thực hiện
Trước ngày 16h00 thứ Sáu hàng tuần, căn cứ kế hoạch vận hành tuần đã công bố, Đơn vị phân phối điện và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch vận hành tuần của lưới điện hạ áp và thông báo tới KH bị ảnh hưởng trong phạm vi quản lý của mình
vi ngừng cung cấp điện ngày tới; Dự kiến sản lượng điện năng và công suất phát
từng giờ ngày tới của từng nhà máy điện có công suất đặt từ 30 MW trở xuống đấu nối vào lưới điện phân phối
Trước 16h00 hàng ngày, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm hoàn thành
và công bố phương thức vận hành ngày tới trên trang thông tin điện tử của đơn vị
1.3.1.4 Kế hoạch thí nghiệm trên lưới điện phân phối
Thời hạn thí nghiệm định kỳ được thực hiện theo quy định hoặc hướng dẫn
của nhà sản xuất thiết bị Trường hợp không có quy định hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất thì thời hạn thí nghiệm định kỳ do đơn vị sở hữu thiết bị quyết định nhưng không quá 03 năm
Nội dung thí nghiệm định kỳ được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị Trường hợp không có hướng dẫn của nhà sản xuất thì thực hiện đầy đủ các nội dung kiểm tra định kỳ được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật điện quốc gia
do Bộ Công Thương ban hành
Thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa, củng cố kịp thời các nguyên nhân dẫn đến làm giảm khả năng cung cấp điện an toàn, liên tục của hệ thống điện Đồng thời có kế hoạch để khắc phục các khiếm khuyết đã được phát hiện trong công tác kiểm tra, kiểm soát lưới điện
Trang 231.3.2 Công tác tổ chức quản lý lưới điện phân phối
- Đảm bảo chất lượng điện:
+ Xử lý nhanh sự cố khi có sự cố xẩy ra
+ Chất lượng điện áp
+ Các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện
+ Cung cấp điện an toàn, ổn định cho khách hàng
- Công tác giảm tổn thất điện năng
- Công tác nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
1.3.3 Công tác kiểm tra, kiểm soát lưới điện phân phối
Mục đích là nhằm phát hiện để ngăn ngừa, củng cố kịp thời các nguyên nhân dẫn đến làm giảm khả năng cung cấp điện an toàn, liên tục của hệ thống điện Đồng thời có kế hoạch để khắc phục các khiếm khuyết đã được phát hiện trong công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình cung ứng điện
Trong chế độ vận hành bình thường điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu
nối được phép dao động so với điện áp danh định như sau:
Tại điểm đấu nối với KH sử dụng điện là ± 05 %;
Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là + 10% và - 05 %;
Trường hợp nhà máy điện và khách sử dụng điện đấu nối vào cùng một thanh cái trên lưới điện phân phối thì điện áp tại điểm đấu nối do Đơn vị phân phối điện quản lý vận hành lưới điện khu vực quyết định đảm bảo phù hợp với yêu cầu
kỹ thuật vận hành lưới điện phân phối và đảm bảo chất lượng điện áp cho KH sử
dụng điện
Trong chế độ sự cố đơn lẻ hoặc trong quá trình khôi phục vận hành ổn định sau sự cố, cho phép mức dao động điện áp tại điểm đấu nối với KH sử dụng điện bị
Trang 24ảnh hưởng trực tiếp do sự cố trong khoảng + 05 % và - 10 % so với điện áp danh định
Trong chế độ sự cố nghiêm trọng hệ thống điện truyền tải hoặc khôi phục sự
cố, cho phép mức dao động điện áp trong khoảng ± 10 % so với điện áp danh định 1.4.2 Các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối
Theo Điều 12 tại Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18-11-2015 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối thì
- Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối (System Average Interruption Duration Index - SAIDI): Được tính bằng tổng thời gian mất điện của các KH sử dụng điện, các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện, của Đơn vị phân phối điện trong một quý, chia cho tổng số KH sử dụng điện, các Đơn
vị phân phối và bán lẻ điện mua điện, của Đơn vị phân phối điện trong quý đó, theo công thức:
1 1
j
j
n i i i j
SAIDI SAIDI
K
K T SAIDI
(phút)
Trong đó:
Ti: Thời gian mất điện lần thứ i kéo dài trên 5 phút trong quý j;
Ki: Số KH sử dụng điện, các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của, Đơn vị phân phối điện, bị ảnh hưởng bởi lần mất điện thứ i trong quý j;
n: Số lần mất điện kéo dài trên 5 phút trong quý j;
K: Tổng số KH sử dụng điện, các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện, của Đơn vị phân phối điện trong quý j
- Chỉ số tần suất mất điện trung bình của lưới điện phân phối (System Average Interruption Frequency Index - SAIFI): Được tính bằng tổng số lần mất điện của
KH sử dụng điện, các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện, của Đơn vị phân phối điện trong quý, chia cho tổng số KH sử dụng điện, các Đơn vị phân phối
và bán lẻ điện mua điện, của Đơn vị phân phối điện trong quý đó, theo công thức:
Trang 25=
=
=4
1
j
j
j SAIFI SAIFI
K
n SAIFI
(lần)
Trong đó:
n: Số lần mất điện kéo dài trên 5 phút trong quý j;
K: Tổng số KH trong quý j của Đơn vị phân phối điện
- Chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình, của lưới điện phân phối (Momentary Average Interruption Frequency Index - MAIFI): Được tính bằng tổng
số lần mất điện thoáng qua của KH sử dụng điện, các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện, của Đơn vị phân phối điện trong quý, chia cho tổng số KH sử dụng điện, các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện, của Đơn vị phân phối điện trong quý đó, theo công thức:
∑
=
=
=4
1
j
j
j MAIFI MAIFI
K
m MAIFI
(lần)
Trong đó:
m: Số lần mất điện thoáng qua trong quý j;
K: Tổng số KH sử dụng điện, các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện, của Đơn vị phân phối điện trong quý j
1.4.3 Sự cố lưới điện
Chỉ tiêu này phản ánh số lần sự cố thoáng qua, số lần sự cố vĩnh cửu trong một khoảng thời gian cấp điện cho khách hàng, thường thống kê theo tháng, năm và theo các tuyến đường dây phân phối hoặc các TBA
1.4.4 Tổn thất điện năng của lưới điện phân phối
Theo Điều 14 tại Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18-11-2015 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối thì:
Tổn thất điện năng của lưới điện phân phối bao gồm: Tổn thất điện năng kỹ thuật là tổn thất điện năng gây ra do bản chất vật lý của đường dây dẫn điện, trang thiết bị điện trên lưới điện phân phối và tổn thất điện năng phi kỹ thuật là tổn thất điện năng do ảnh hưởng của các nhân tố trong quá trình quản lý kinh doanh điện mà
Trang 26không phải do bản chất vật lý của đường dây dẫn điện, trang thiết bị điện trên lưới điện phân phối gây ra
Tổn thất điện năng là hiệu số tổng lượng điện năng nhận đầu nguồn với
tổng điện năng thương phẩm bán ra cho các hộ tiêu thụ điện trong cùng một khoảng thời gian, được xem là mất mát (tổn thất) trong hệ thống phân phối điện
Lượng tổn thất điện năng điện tính bằng công thức:
∆A= Ađn- Atp
Trong đó:
∆A Lượng điện bị tổn thất trong quá trình phân phối tính từ nơi nhận điện đầu nguồn đến các hộ tiêu dùng điện (đơn vị: kWh)
Ađn: Sản lượng điện nhận đầu nguồn (đơn vị: kWh)
Atp: Sản lượng điện thương phẩm thực hiện bán cho các hộ tiêu dùng điện (đơn vị: kWh)
Mức tổn thất điện năng về mặt giá trị được tính bằng lượng điện bị tổn thất
về mặt hiện vật nhân với giá bán điện bình quân của một kWh điện trong khoản thời gian đó:
Gh = Ptb * ∆A Trong đó:
Gh: Giá trị điện năng bị tổn thất (đơn vị: đồng)
∆A Lượng điện bị tổn thất (đơn vị: kWh)
Ptb: Giá bán điện bình quân 1 kWh (đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu này phản ánh sản lượng điện tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện bị mất mát, tiêu hao và phản ánh hiệu quả kinh tế trong công tác quản lý vận hành và kinh doanh điện năng
1.4.5 Các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ KH
Theo Điều 16 tại Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18-11-2015 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối thì:
- Thời gian xem xét, ký thỏa thuận đấu nối và thực hiện đấu nối mới hoặc
thời gian điều chỉnh đấu nối cho KH
- Thời gian thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện
Trang 27- Chất lượng trả lời kiến nghị, khiếu nại của KH bằng văn bản được đánh giá trên các tiêu chí: Mức độ rõ ràng trong việc trả lời kiến nghị, khiếu nại của KH bằng
văn bản thể hiện thông qua văn bản trả lời và Tỷ lệ số văn bản trả lời khiếu nại của
KH trong thời gian quy định (Có trên 95% văn bản trả lời khiếu nại bằng văn bản có nội dung trả lời rõ ràng và tuân thủ các quy định của pháp luật trong thời hạn 05 ngày làm việc)
- Chất lượng tiếp nhận khiếu nại của KH qua điện thoại được đánh giá trên tiêu chí tỷ lệ số cuộc gọi của KH được tiếp nhận trong thời gian quy định (Có trên 80% các cuộc điện thoại của KH được tiếp nhận trong thời gian 30 giây)
1.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
1.5.1 Các nhân tố khách quan:
Nhân tố khách quan là các nhân tố bên ngoài tác động đến công tác quản lý lưới điện của PCHY, PCHY chỉ có thể hạn chế những tác động tiêu cực và tận dụng những tác động tích cực của nó mà không thể kiểm soát được hoàn toàn nhân tố này, cụ thể là:
1.5.1.1 M ôi trường chính trị – pháp luật :
Các nhân tố môi trường chính trị – pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp điện nói riêng Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Các văn bản luật và dưới luật được Nhà nước ban hành có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh điện năng của Việt Nam từ việc thành lập, tổ chức, hoạt động, mục tiêu, nhiệm vụ nhằm đảm bảo sản xuất, truyền tải, phân phối, tiêu thụ điện an toàn, tin cậy, hiệu quả bên cạnh đó còn đảm bảo các mục tiêu về chính trị, an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế và an sinh xã hội
Trang 281.5.1.2 Điều kiện tự nhiên:
Các nhân tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu,… Các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý vận hành lưới điện Địa hình và
sự phát triển cơ sở hạ tầng tác động đến việc lựa chọn xây dựng mạng lưới điện phân phối của doanh nghiệp điện; khí hậu, độ ẩm sẽ ảnh hưởng đến việc vòng đời của trang thiết bị điện, ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho các KH của doanh nghiệp điện
Điều này tác động đến các doanh nghiệp theo hướng làm cho doanh nghiệp phải chú ý tới các điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng ở mức độ khác nhau, cường độ khác nhau đối với từng loại doanh nghiệp ở các địa điểm khác nhau
và nó cũng tác động theo cả hai xu hướng cả tiêu cực và tích cực
1.5.1.3 Khoa học công nghệ thế giới:
Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, nhân tố kỹ thuật – công nghệ cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật – công nghệ ở mọi lĩnh vực đều tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan Sự phát triển của công nghệ hiện nay gắn chặt với sự phát triển của công nghệ thông tin Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin, đặc biệt là những thông tin về thị trường Xóa bỏ các hạn chế về không gian, tăng năng suất lao động
Khoa học công nghệ thế giới đã có những bước tiến nhảy vọt, nhiều thiết bị truyền tải và phân phối điện được chế tạo với công nghệ càng ngày càng cao, đã tạo
ra điều kiện thuận lợi cho ngành điện nói chung và đối với PCHY nói riêng có cơ hội tận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào trong hoạt động sản xuất- kinh doanh bán điện
1.5.1.4 Đặc điểm khách hàng(KH)
Khách hàng là những người mua sắm và tiêu dùng những sản phẩm và dịch
vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn cá nhân Họ là người tiêu dùng sản phẩm
Trang 29do quá trình sản xuất tạo ra Theo các nhà kinh tế học, việc tiêu dùng của họ một mặt được xem như là việc sử dụng hoặc huỷ bỏ một tài sản kinh tế, mặt khác cũng
là cách họ tự thể hiện mình
Khách hàng có thể là một cá nhân, một gia đình, hoặc một nhóm người Để quyết định mua sắm một sản phẩm, người tiêu dùng ( khách hàng ) còn chịu tác động của các yếu tố khác nhau trong đó có bốn yếu tố chính là: những nhân tố văn hóa, những nhân tố mang tính chất xã hội, những nhân tố mang tính chất cá nhân và những nhân tố tâm lý
1.5.2 Các nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan là các nhân tố nội tại, bên trong doanh nghiệp, đây là các nhân tố mà doanh nghiệp có thể quản trị được chúng để đạt được mục tiêu đã đề ra như:
mỉ từ khâu tuyển dụng tới việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trìng độ chuyên môn cho người lao động, nhất là đội ngũ các cán bộ quản lý
Trang 30Lực lượng lao động là một trong những nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp Nó đóng vai trò trọng tâm và then chốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bởi vì, trình độ, năng lực, thái độ tích cực của người lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động góp phần vào kết quả sản xuất kinh doanh đề
ra Do đó để năng suất lao động tăng, hiệu quả kinh doanh cao doanh nghiệp phải
bố trí công việc phù hợp với độ tuổi, chuyên môn, năng lực, tâm sinh lý cũng như các nhân tố phù hợp về mặt địa lý, địa phương,… của người lao động
1.5.2.3 Nguồn vốn
Không một doanh nghiệp nào có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh mà không có vốn Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn trong doanh nghiệp được hình thành từ 3 nguồn chính: Vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn vay: được phân bổ dưới hai hình thức là vốn cố định và vốn lưu động
Điện năng được Nhà nước xếp vào nhóm ngành công nghiệp nặng, chi phí để đầu tư xây dựng cũng như chi phí để quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa là rất lớn làm cho tài sản cố định của ngành điện cũng rất lớn đây là những nguyên nhân gây ra khó khăn cho ngành điện trong việc huy động vốn và sử dụng vốn tối ưu để đạt hiệu kinh doanh
1.5.2.4 Trình độ kỹ thuật công nghệ
Kỹ thuật và công nghệ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngày nay vai trò của kỹ thuật và công nghệ được các doanh nghiệp đánh giá cao Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
1.5.2.5 Quản trị doanh nghiệp
Nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp Đội ngũ các nhà
Trang 31quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành đạt của một doanh nghiệp
Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức
bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu
tổ chức đó
PHỐI
1.6.1 Kinh nghiệm về quản lý lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Thái Bình
Công ty Điện lực Thái Bình là đơn vị trực thuộc EVN NPC - EVN, tiền thân là Điện lực Thái Bình được thành lậpvào ngày 8/6/1966 Công ty Điện lực Thái Bình
có nhiệm vụ đáp ứng năng lượng điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị và đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình Tính đến 31/12/2015, Công ty Điện lực Thái Bình có 893 CBCNV, quản lý và bán điện cho 484.473 KH, với sản lượng điện năm 2015 là 1 tỷ 541 triệu kWh, tổn thất điện năng đạt 7,71%, thời gian mấy điện trung bình của lưới điện phân phối SAIDI 1906 phút/KH/ năm
* Trong công tác lập kế hoạch: Công ty Điện lực Thái Bình đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch và phấn đấu tổ chức thực hiện tốt, cụ thể các kế hoạch đó là:
- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng
- Lập kế hoạch sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên
- Lập kế hoạch vận hành
- Lập kế hoạch thí nghiệm lưới điện
* Trong công tác tổ chức quản lý lưới điện phân phối: Toàn Công ty đã thực hiện tốt các mặt công tác sau:
- Đảm bảo chất lượng điện phân phối:
+ Quản lý vận hành lưới điện
+ Xử lý nhanh sự cố khi có sự cố xảy ra
+ Cung cấp điện an toàn, ổn định cho KH
Trang 32- Công tác giảm tổn thất điện năng
- Công tác nâng cao chất lượng dịch vụ KH
* Trong công tác kiểm tra, kiểm soát lưới điện phân phối: Trong quá trình sản xuất kinh doanh phát hiện để ngăn ngừa, củng cố kịp thời các nguyên nhân dẫn đến làm giảm khả năng cung cấp điện an toàn, liên tục của hệ thống điện Đồng thời có kế hoạch để khắc phục các khiếm khuyết đã được phát hiện trong công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình cung ứng điện
(Nguồn Công ty Điện lực Thái Bình)
1.6.2 Kinh nghiệm về quản lý lưới điện phân phối của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương
Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương ( PCHD ) là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc EVN NPC, tiền thân là Sở Quản lý và phân phối điện Hải Hưng ( Điện lực Hải Hưng ) được thành lập ngày 8/4/1969 Năm 1997, Điện lực Hải Hưng tách ra thành Điện lực Hải Dương và Điện lực Hưng Yên theo Quyết định số: 252 ĐVN/TCCB-LĐ ngày 14/03/1997 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam Tính đến 31/12/2015, PCHD có 1.352 CBCNV, quản lý và bán điện cho 519.137 KH, với sản lượng điện năm 2015 là 3 tỷ 898 triệu kWh, tổn thất điện năng đạt 5,11%, thời gian mấy điện trung bình của lưới điện phân phối SAIDI là 840 phút/KH/ năm
Trong quá trình hoạt động cung ứng điện cho KH trên địa bàn tỉnh, PCHD
có một số kinh nghiệm về quản lý quá trình cung ứng điện:
- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng
- Lập kế hoạch sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên
- Lập kế hoạch vận hành
- Lập kế hoạch thí nghiệm lưới điện
* Trong công tác tổ chức quản lý lưới điện: PCHD đã thực hiện tốt các mặt công tác sau:
- Đảm bảo chất lượng điện cung ứng:
+ Quản lý vận hành mạng lưới điện
+ Xử lý nhanh sự cố khi có sự cố xảy ra
+ Cung cấp điện an toàn, ổn định cho KH
Trang 33- Công tác giảm tổn thất điện năng
- Công tác nâng cao chất lượng dịch vụ KH
* Trong công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình cung ứng điện: Trong quá trình sản xuất kinh doanh phát hiện để ngăn ngừa, củng cố kịp thời các nguyên nhân dẫn đến làm giảm khả năng cung cấp điện an toàn, liên tục của hệ thống điện Đồng thời có kế hoạch để khắc phục các khiếm khuyết đã được phát hiện trong công tác
kiểm tra, kiểm soát quá trình cung ứng điện
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương )
1.6.3 Kinh nghiệm về quản lý lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Bắc Ninh
Công ty Điện lực Bắc Ninh (PCBN) được thành lập ngày 14/3/1997 trên cơ sở tách ra từ Điện lực Hà Bắc, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1997 PCBN hoạt động theo cơ chế hạch toán phụ thuộc EVN NPC, có tài khoản riêng, có con dấu riêng, được ủy quyền ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đơn vị trong và ngoài ngành trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, phù hợp với phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp của EVN NPC Tính đến 31/12/2015, PCBN có
893 CBCNV, quản lý và bán điện cho 385.227 KH, với sản lượng điện năm 2015 là
4 tỷ 092 triệu kWh, tổn thất điện năng đạt 4,42 %, thời gian mấy điện trung bình của lưới điện phân phối SAIDI 2370 phút/KH/ năm
* Trong công tác lập kế hoạch: PCBNđã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch và phấn đấu tổ chức thực hiện tốt, cụ thể:
- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng
- Lập kế hoạch sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên
- Lập kế hoạch vận hành
- Lập kế hoạch thí nghiệm lưới điện
* Trong công tác tổ chức quản lý lưới điện: PCBN đã thực hiện tốt các công tác:
- Đảm bảo chất lượng điện năng:
+ Quản lý vận hành mạng lưới điện
+ Xử lý nhanh sự cố khi có sự cố xảy ra
+ Cung cấp điện an toàn, ổn định cho KH
- Công tác giảm tổn thất điện năng
Trang 34- Công tác nâng cao chất lượng dịch vụ KH
* Trong công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình quản lý lưới điện: Trong quá trình sản xuất kinh doanh phát hiện để ngăn ngừa, củng cố kịp thời các nguyên nhân dẫn đến làm giảm khả năng cung cấp điện an toàn, liên tục của hệ thống điện Đồng thời có kế hoạch để khắc phục các khiếm khuyết đã được phát hiện trong công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình quản lý lưới điện
(Nguồn: Công ty Điện lực Bắc Ninh )
K ết luận chương 1
Chương 1 của luận văn đã hệ thống lý thuyết về quản lý lưới điện phân phối (khái niệm, bản chất của công tác quản lý lưới điện phân phối, các nhân tố, đặc điểm riêng của ngành điện có ảnh hưởng tới công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối) đồng thời nêu nên thực tiễn công tác quản lýlưới điện phân phối của các
doanh nghiệp kinh doanh điện năng để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Công ty Điện lực Hưng Yên Chương 1 được viết rất chọn lọc tạo cơ sở vững trắc cho việc trình bày những thực trạng công tác quản lý lưới điện phân phối của Công
ty Điện lực Hưng Yên ở chương 2 và đề ra các giải pháp phù hợp, mang tính khả thi
ở chương 3
Trang 35CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN
2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển
Công ty Điện lực Hưng Yên (tên gọi ban đầu là Điện lực Hưng Yên được tách ra từ Điện lực Hải Hưng) được thành lập từ tháng 4/1997 với nhiệm vụ cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và là một trong
27 Điện lực thành viên của Công ty Điện lực 1 (nay là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc) Tại thời điểm thành lập, Điện lực Hưng Yên có 14 đơn vị trực thuộc với tổng
số 239 CBCNV
Đến tháng 6 năm 2010, thực hiện Đề án chuyển đổi mô hình hoạt động theo chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước Điện lực Hưng Yên được chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - con, và được đổi tên là Công ty Điện lực Hưng Yên
Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, thấy rõ lợi thế về địa hình và tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, sự hình thành các KCN, cụm công nghiệp, các dự án đầu tư có quy mô ngày càng lớn, PCHY đã chủ động đề nghị với UBND tỉnh Hưng Yên, EVN NPC, EVN và Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) cho khảo sát, lập quy hoạch phát triển lưới điện tỉnh Bộ trưởng Bộ công nghiệp đã phê duyệt quy hoạch phát triển lưới điện tỉnh Hưng Yên giai đoạn 1998-2005, có xét đến 2010, quyết định số 1168/QĐ-BCN phê duyệt quy hoạch phát triển lưới điện tỉnh giai đoạn 2006-2010, có xét đến 2015 Đây là điều kiện, tiền đề để PCHY xây dựng phát triển nguồn và lưới điện đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng của phụ tải, đặc biệt là phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Trong thời gian qua, các đơn vị trực thuộc EVN và PCHY đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn nhiều công trình điện như: đầu
tư xây dựng mới nhiều công trình đường dây trung áp, cấp điện đến hàng rào các KCN và các trạm biến áp 110kV: Kim Động, Lạc Đạo, Giai Phạm, TP Hưng Yên, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Giang và hàng ngàn trạm biến áp phân phối; nâng công suất các trạm biến áp 110kV Kim Động, Giai Phạm, Lạc Đạo đáp ứng đủ nhu cầu
Trang 36về điện trên địa bàn, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Cùng với sự quan tâm đầu tư xây dựng lưới điện, công tác phát triển KH được PCHY cải tiến theo cơ chế một cửa với các thủ tục hành chính đơn giản, thuận lợi cho KH và thời gian cấp điện nhanh chóng, kịp thời phục vụ sản xuất Bên cạnh
đó, điện phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng được PCHY hết sức quan tâm, đặc biệt trong các dịp đổ ải, chống hạn, chống úng Các đơn vị sản xuất và các phòng chức năng định kỳ kiểm tra ngày đêm đường dây và trạm biến áp, sẵn sàng khắc phục và
xử lý nhanh các sự cố, đảm bảo cấp điện ổn định, liên tục phục vụ sản xuất
Công tác kinh doanh điện năng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của PCHY, các phong trào thi đua “kinh doanh giỏi”, “giảm tổn thất điện năng” đã được phát động tới từng cá nhân, tập thể Nhờ vậy, trong những năm qua, PCHY đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh doanh điện năng
Sản lượng điện thương phẩm năm 2015 đạt 2.740 triệu kWh tăng gấp 25 lần
so với năm 1997 đứng thứ 4 trong EVN NPC, Doanh thu năm 2015 đạt trên 4,24 nghìn tỷ đồng tăng hơn 85 lần so với năm 1997, tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện năm 2015 là 6,27% giảm 8,78 % so với năm 1997
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của EVN, EVN NPC; Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; sự giúp đỡ của các Ban ngành đoàn thể tỉnh, sự ủng hộ của Chính quyền địa phương các huyện, thành phố, sự chia sẻ của KH và nhân dân trên địa bàn tỉnh; nhờ sự nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, vận dụng sáng tạo các giải pháp, tháo gỡ khó khăn của tập thể CBCNV, PCHY liên tục hoàn thành xuất sắc các lĩnh vực công tác, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu về điện phát triển kinh tế- xã hội và phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh; được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương, cờ thi đua, Bằng khen, Giấy khen và các danh hiệu cao quý Năm 2014, PCHY đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý
Năm 1997, khi mới thành lập PCHY có 14 đơn vị trực thuộc ( 5 phòng chức năng, 2 Đội sản xuất và 5 chi nhánh điện, một trạm biến áp 110kV )
Hiện nay, PCHY có 22 đơn vị trực thuộc gồm 12 phòng chức năng, 09 Điện
Trang 37lực, 01 phân xưởng Ban giám đốc PCHY (gồm 01 giám đốc và 04 phó giám đốc) Giám đốc PCHY là người quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm trước pháp luật
và Tổng giám đốc EVN NPC về toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của PCHY
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Điện lực Hưng Yên
Bảng 2.1: Các phòng chức năng của Công ty Điện lực Hưng Yên
Kế toán trưởng Các phó giám đốc
Trang 389 Phòng Kinh doanh KD P9
(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự - PCHY)
+ Văn phòng có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, vận tải, bảo vệ, thi đua khen thưởng, thông tin tuyên truyền, văn hoá doanh nghiệp,quảng bá thương hiệu của Công ty và quan hệ cộng đồng
+ Phòng Kế hoạch, vật tư có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác
kế hoạch sản xuất kinh doanh và vật tư toàn Công ty; Công tác phát triển kinh doanh đa ngành nghề; công tác quy hoạch và chiến lược phát triển toàn Công ty
+ Phòng Tổ chức nhân sự có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác
tổ chức bộ máy; công tác cán bộ; công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực; công tác lao động tiền lương, chế độ bảo hộ lao động; các chế độ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đổi mới doanh nghiệp của toàn Công ty
+ Phòng Kỹ thuật có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý
kỹ thuật, vận hành, sửa chữa hệ thống điện; công tác khoa học và công nghệ; công tác thí nghiệm, kiểm định vật tư, thiết bị điện toàn Công ty
+ Phòng Tài chính kế toán có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý kinh tế tài chính, hạch toán kế toán toàn Công ty
+ Phòng Thanh tra bảo vệ và Pháp chế có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác thanh kiểm tra, bảo vệ và pháp chế trong toàn Công ty
+ Phòng Điều độ có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác điều độ, thực hiện chế độ vận hành tối ưu lưới điện và thực hiện công tác chỉ huy điều hành lưới điện toàn Công ty
+ Phòng Quản lý đầu tư có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác ĐTXD toàn Công ty và thực hiện chức năng chủ đầu tư, chủ nhiệm điều hành dự án
+ Phòng Kinh doanh có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác kinh doanh điện năng và điện nông thôn
+ Phòng Công nghệ thông tin có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác công nghệ thông tin áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Trang 39+ Phòng An toàn cho Giám đốc về công tác an toàn lao động và bảo hộ lao động trong toàn Công ty
+ Phòng Kiểm tra, giám sát mua bán điện có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện, công tác kiểm toán năng lượng trong phạm vi toàn Công ty
Các phòng chức năng của Công ty thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo về lĩnh vực được phân công, ngoài ra còn thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể khác khi cần thiết
Bảng 2.2: Các đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty Điện lực Hưng Yên
10 Phân xưởng Sửa chữa thiết bị và xây lắp điện PXSCTB&XLĐ XL
(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự - PCHY)
09 Điện lực là các đơn vị quản lý vận hành các thiết bị điện, kinh doanh điện năng, kinh doanh các dịch vụ viễn thông và các hoạt động kinh doanh khác (theo phân cấp) trên địa bàn được giao quản lý; quản lý vận hành và khai thác hệ thống máy tính trang bị tại Điện lực phục vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo hiệu quả; tham gia công tác quy hoạch và phát triển lưới điện trên địa bàn được giao quản lý; phục
vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội của địa phương
- Phân xưởng Sửa chữa thiết bị và xây lắp điện thực hiện các hoạt động có tính chất sản xuất như xây lắp, sửa chữa đường dây và trạm biến áp được giao nhiệm vụ
Trang 402.1.3 Lĩnh vực hoạt động
- Sản xuất, kinh doanh điện năng;
- Quản lý vận hành lưới điện đến cấp điện áp 35 kV;
- Đầu tư, xây dựng và cải tạo lưới điện đến cấp điện áp 35 kV;
- Tư vấn, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 35 kV;
- Tư vấn giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 35 kV;
- Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện;
- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Gia công, chế tạo các phụ tùng, phụ kiện cho lưới điện;
- Kinh doanh vật tư, thiết bị điện, vật liệu điện;
- Bán lẻ đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện trong các cửa hàng chuyên doanh;
- Kinh doanh và cho thuê phương tiện vận tải, thiết bị nâng, nhà xưởng;
- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao;
- Đại lý bảo hiểm
2.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2015
Năm 2015 và giai đoạn 5 năm qua (2011- 2015) Công ty Điện lực Hưng Yên thực hiện nhiệm vụ SXKD trong bối cảnh nền kinh tế của đất nước vẫn chưa hoàn toàn phục hồi, nguồn vốn dành cho ĐTXD, sửa chữa lưới điện còn hạn chế Do đó, lưới điện nhiều chỗ chưa được đầu tư căn bản, kịp thời vẫn còn nhiều đường dây có điện áp thấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong quản lý vận hành, kinh doanh bán điện
Tuy nhiên, Công ty Điện lực Hưng Yên đã nhận được sự chỉ đạo, quan tâm đặc biệt của Tổng Công ty; UBND các cấp; các sở ngành, cùng với sự đoàn kết, phấn đấu của cán bộ nhân viên và sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của Ban Lãnh đạo Công ty, trong 5 năm qua (2011- 2015) Công ty Điện lực Hưng Yên đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu SXKD EVN NPC giao, đảm bảo cấp điện ổn định phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh, không có tai nạn lao động xảy ra, thu nhập của người lao động được ổn định và cải thiện, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động