1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

103 843 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 655,5 KB

Nội dung

Ông cha ta cócâu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.” Nước phần lớn dựa vào “Trời”, thiênnhiên phù hộ, còn phân bón chủ yếu là do con người làm ra và sử dụng… Trong những năm qua v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

TRẦN THẾ MẠNH

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÂN BÓN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

TRẦN THẾ MẠNH

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÂN

BÓN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Phan Thị Thái

Trang 4

Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, những tài liệu, số liệuđược sử dụng trong luận văn hoàn toàn đúng sự thật, có nguồn gốc rõ ràng và đề tàiluận văn tôi nghiên cứu là hoàn toàn mới, chưa từng được làm trước đây, hoàn toànkhông có bất kỳ sự sao chép nào trong đề tài này.

Hà Nôi, ngày 12 tháng 8 năm 2015

Tác giả

Trần Thế Mạnh

Trang 5

Qua thời gian học tập và nghiên cứu chương trình cao học quản lý kinh tếcủa trường Đại học Mỏ - Địa chất đã giúp tác giả nhận thức sâu sắc về cách thứcnghiên cứu, phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu và lựa chọn đề tài luận văntốt nghiệp cao học; đồng thời góp phần củng cố và nâng cao kiến thức chuyên mônđược vững vàng, nâng cao năng lực thực hành, khả năng thích ứng trước sự pháttriển của khoa học, kĩ thuật và kinh tế; có khả năng phát hiện, giải quyết độc lậpnhững vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo và phục vụ cho công tác hàng ngàyđược tốt hơn Việc thực hiện nhiều bài tập nhóm trong thời gian học đã giúp tác giảsớm tiếp cận được cách làm, phương pháp nghiên cứu, tạo tiền đề cho việc độc lậptrong nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

Cô giáo hướng dẫn: TS Phan Thị Thái đã giúp đỡ, hướng dẫn chu đáo, nhiệttình trong quá trình thực hiện để tác giả hoàn thành luận văn;

Các Thầy giáo, Cô giáo, các CBCV khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh, phòngđào tạo sau đại học và Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất, đã tạo điều kiện thuậnlợi cho tác giả trong quá trình tiến hành thực nghiệm đề tài và bảo vệ luận văn;

Các đồng chí lãnh đạo và các đồng nghiệp thuộc Công ty Điện lực Hưng Yên

đã giúp đỡ tác giả thực hiện việc nghiên cứu, thu thập các số liệu để hoàn thành luậnvăn; các đồng nghiệp là những người đã hoàn thành chương trình cao học, đã dành thờigian đọc, đóng góp, chỉnh sửa và hiệu chỉnh cho luận văn được hoàn thiện tốt hơn;

Những người trong gia đình, bạn bè của tác giả đã giúp đỡ, tạo điều kiện vềthời gian, động viên trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn;

Tác giả mong muốn được tiếp tục nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ và tạo mọiđiều kiện quan tâm giúp đỡ của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, các bạn bè, đồngnghiệp và người thân

Tác giả xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Trang 6

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lờı cảm ơn

Mục lục

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN BÓN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỌAT ĐỘNG KINH DOANH PHÂN BÓN 5

1.1 Tổng quan lý luận về phân bón và quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón 5

1.1.1 Một số lý luận về phân bón 5

1.1.2 Hoạt động kinh doanh phân bón 10

1.1.3 Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón 12

1.1.4 Cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón 15

1.1.5 Nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón .19

1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh phân bón 27

1.2 Thực tiễn trong quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh phân bón 30

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý phân bón ở một số quốc gia trên thế giới 30

1.2.2 Thực tiễn quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón trong nước 33

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hưng Yên đối với việc quản lý hoạt động kinh doanh phân bón 37

1.3 Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 38

Kết luận Chương 1 39

Trang 7

KINH DOANH PHÂN BÓN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN 41

2.1 Thực trạng thị trường phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 41

2.1.1 Nguồn cung phân bón 41

2.1.2 Cầu về phân bón trên thị trường tỉnh Hưng Yên 46

2.1.3 Biến động giá phân bón 48

2.2 Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 51

2.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 51

2.2.2 Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 55

2.2.3 Đánh giá kết quả quản lý Nhà nước kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 70

Kết luận chương 2 77

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÂN BÓN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2015-2020 78

3.1 Định hướng chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 - 2020 nói chung và định hướng quản lý thị trường của tỉnh Hưng Yên 78

3.1.1 Định hướng chiến lược phát triển Kinh tế xã hội giai đoạn 2015 -2020 của tỉnh Hưng Yên 78

3.1.2 Định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2020 của tỉnh Hưng Yên 80

3.2 Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 83

3.2.1 Định hướng tăng cường quản lý thị trường của tỉnh Hưng Yên 83

3.2.2 Một số giải pháp cụ thể 84

Kết luận Chương 3 90

KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

TT Tên bảng Trang

Bảng 2.1 Số lượng các cơ sở kinh doanh, cung ứng phân bón trên thị trường

tỉnh Hưng Yên 42Bảng 2.2 Danh sách các công ty, nhà máy cung ứng phân bón trên thị trường

tỉnh Hưng Yên trong năm 2014 44Bảng 2.3 Mức bón phân cho một số cây trồng hàng năm chủ yếu 46Bảng 2.4 Ước tính nhu cầu phân bón hàng năm cho sản xuất nông nghiệp tỉnh

Hưng Yên năm 2015 47Bảng 2.5 Giá phân bón các tháng năm 2014 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 50Bảng 2.6 Số lượng cán bộ tại các cơ quan quản lý Nhà nước về phân bón 54Bảng 2.7 Kết quả công tác quản lý cấp phép, thu hồi giấy phép kinh doanh phân

bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2014 59Bảng 2.8 Kết quả kiểm tra thủ tục đăng ký kinh doanh phân bón của các cơ sở

khảo sát trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2014 60Bảng 2.9 Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức kinh

doanh và sử dụng phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 63Bảng 2.10 Kết quả kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm đối với hoạt động

kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 67

Trang 10

TT Tên hình Trang

Hình 2.1 Các kênh cung ứng phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 41Hình 2.2 Diễn biến giá phân bón trên thị trường thế giới năm 2014 48Hình 2.3 Diễn biến giá phân bón trên thị trường trong nước năm 2014 49Hình 2.4 Sơ đồ bộ máy quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón

52

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là nước nông nghiệp trên 70% dân số sống ở nông thôn, ngườinông dân và tổ chức cơ sở nông dân chính là lực lượng nòng cốt tạo lên bước độtphá trong sản xuất nông nghiệp Thực tiễn sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mớicủa Đảng, nước ta từ một nước hàng năm phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực,nay là cường quốc xuất khẩu gạo, cà phê, tiêu, điều,… và một số sản phẩm hànghóa khác Đặc biệt trong những năm qua nền kinh tế đất nước chịu ảnh hưởng cuộckhủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, song nông nghiệp và kinh tếnông thôn luôn là “Trụ đỡ”, là nhân tố góp phần bảo đảm cho giải pháp kiểm chếlạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm an ninh lươngthực Quốc gia, góp phần quan trọng vào quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa vàhiện đại hóa đất nước

Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón là yếu tố quan trọng trong cung cấpdinh dưỡng cho cây trồng, tăng mầu mỡ cho đất trong nông nghiệp Ông cha ta cócâu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.” Nước phần lớn dựa vào “Trời”, thiênnhiên phù hộ, còn phân bón chủ yếu là do con người làm ra và sử dụng…

Trong những năm qua việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanhphân bón còn nhiều hạn chế, yếu kém, trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại phânbón giả, phân bón kém chất lượng, nhưng các chế tài xử phạt các hành vi vi phạm

về sản xuất và kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng còn rất nhẹ, hạnchế, không đủ sức răn đe… Bên cạnh đó người nông dân sản xuất còn rất bănkhoăn, lo lắng mà chưa có biện pháp, giải pháp hiệu quả vì ảnh hưởng lớn đến sứckhỏe con người do sử dụng phân bón một cách lạm dụng, không tuân thủ đúng quytrình kỹ thuật đã gây mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước vùng nôngthôn Chính vì vậy trong thời gian tới công tác quản lý phân bón phải thực hiệnnghiêm túc theo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 5/2007/QH11 ngày21/11/2007, Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 về quản lý phân bón.Các cơ quan quản lý Nhà nước tập trung một số nhiệm vụ cấp bách, tăng cường

Trang 12

kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, chất lượng phân bón

có những quy định cụ thể để dần loại bỏ phân bón giả, phân bón kém chất lượngbảo đảm quyền lợi của người nông dân

Hưng Yên là một tỉnh đồng bằng Sông Hồng mới tái lập tỉnh được 18 năm(1997-2014) có tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 923 km2, mật độ dân số trungbình là 1.227 người/km2 Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,nóng ẩm, hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt độ ẩm không khí trung bình năm

là 86% rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp đặc biệt những loại cây ngắn ngày

có giá trị kinh tế cao Toàn tỉnh Hưng Yên có diện tích đất nông nghiệp là 66.177

ha, trong đó đất cây trồng hàng năm là 57.074,3 ha chiếm (88,9%), cây lâu năm là

716 ha (chiếm 1,1%) Quỹ đất nông nghiệp Hưng Yên còn nhiều tiềm năng để khaithác, đặc biệt là tăng vụ và có thể tăng vụ đông lên 30.000ha, vì vậy lượng phân bón

để sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của cả tỉnh là rất lớn trên 450 ngàn tấn phânbón/năm Thị trường phân bón của Hưng Yên và công tác quản lý nhà nước về thị

trường này không nằm ngoài tình trạng chung trên Do đó đề tài “Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” là cấp thiết.

2 Mục đích của nghiên cứu của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý Nhà nước đốivới hoạt động kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, đề tài đề xuất một

số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinhdoanh phân bón trên địa bàn tình qua đó góp phần phát triển nông nghiệp nôngthôn, nâng cao đời sống của người nông dân, bảo vệ môi trường

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản lý Nhà nước về hoạtđộng kinh doanh đối với mặt hàng là phân bón trên địa bàn của tỉnh

+ Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian

Trang 13

Nghiên cứu các hoạt động kinh doanh phân bón tại các đại lý kinh doanhphân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, các số liệu thống kê tại các cơ quan quản lýNhà nước như: Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Sở Nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, Chicục Quản lý Thị trường tỉnh Hưng Yên và tham khảo một số nhà máy sản xuất phânbón của Việt Nam

- Phạm vi về thời gian

Nghiên cứu thực trạng về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanhphân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2012 -2014 đề xuất các giảipháp quản lý hoạt động kinh doanh phân bón đến năm 2020

4 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về quản lý Nhà nước đối với hoạtđộng kinh doanh phân bón

+ Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinhdoanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2012-2014

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước đốivới hoạt động kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong những nămtiếp theo

5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

+ Phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận là phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về mở cửa hội nhập kinh tếcông nghiệp hóa, hiện đại hóa

+ Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Phân tích, tổng hợp, thống kê mô tả số liệu và so sánh, bằng cách tập hợp,các báo cáo, phân tích các số liệu thống kê nhằm rút ra những nét nổi bật, nhữngđặc điểm qua các năm để nhận định, đánh giá Đồng thời sử dụng các phương

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận văn

* Ý nghĩa khoa học:

Đề tài đã hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ các lý luận, các chính sáchNhà nước về quản lý thị trường kinh doanh phân bón

Trang 14

* Ý nghĩa thực tiễn:

Đề tài đã đánh giá thực trạng thị trường phân bón và các chính sách quản lýNhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón tại Hưng Yên giai đoạn 2010 đến

2014, chi rõ những vấn đề còn tồn tại trong công tác này Trên cơ sở đó, đề tài đưa

ra một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh nhằmđịnh thị trường, đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân Vì vậy, tác giả hy vọng cóthể đem lại một cái nhìn tổng quan bao quát hơn về thực trạng quản lý Nhà nước đốivới hoạt động kinh phân bón hiện nay, mong muốn có thể giúp ích các cấp, cácngành có thẩm quyền có những giải pháp quản lý khoa học trong lĩnh vực sản xuấtkinh doanh phân bón giúp cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững và bảo vệquyền lợi người tiêu dùng Đồng thời, đề tài là một công trình khoa học, là tài liệutham khảo cho học tập và nghiên cứu

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấutrong 92 trang 10 bảng, 04 hình được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn về phân bón và quản lý Nhà nướcđối với hoạt động kinh doanh phân bón

Chương 2: Thực trạng thị trường phân bón và công tác quản lý Nhà nước đốivới hoạt động kinh doanh phân bón trên địa bàn Hưng Yên giai đoạn 2012-2014

Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạtđộng kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ PHÂN BÓN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỌAT ĐỘNG

KINH DOANH PHÂN BÓN1.1 Tổng quan lý luận về phân bón và quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón

1.1.1 Một số lý luận về phân bón

1.1.1.1 Khái niệm phân bón

Phân bón là một đầu vào quan trọng và đã được sử dụng từ lâu trong sản xuấtnông nghiệp Các loại phân bón hữu cơ và một số loại phân bón khai thác vô cơ đãđược sử dụng trong nhiều thế kỷ, trong khi các loại phân bón hoá học tổng hợp vô

cơ chỉ được phát triển mạnh từ thời cách mạng công nghiệp Sự hiểu biết và sử dụngtốt các loại phân bón là những thành phần quan trọng của cuộc Cách mạng Nôngnghiệp Anh tiền công nghiệp và cuộc cách mạng xanh công nghiệp ở thế kỷ 20

Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng vàcho năng suất, phẩm chất cao Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâmcanh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất

Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây Các chất dinhdưỡng chính trong phân là: đạm(N), lân(P), và kali(K) Ngoài các chất trên, còn cócác nhóm nguyên tố vi lượng Như vậy có thể hiểu phân bón là những chất hoặc hợpchất hữu cơ hoặc vô cơ có chứa một hay nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được đưavào trong sản xuất nông nghiệp với mục đính chính là cung cấp chất dinh dưỡng chocây trồng nhằm giúp chúng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao

Theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ có quyđịnh “Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồnghoặc có tác dụng cải tạo đất.”

Tựu trung lại: Phân bón là những chất hoặc hợp chất có chứa một hay nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất và chất lượng cao hoặc làm tăng độ phì nhiêu của

Trang 16

đất Hoặc có thể hiểu một cách đơn giản, phân bón là “ thức ăn” do con người

bổ sung cho cây trồng.

1.1.1.2 Phân loại phân bón

Hiện nay có hai phương pháp phân loại phân bón phổ biến đó là phân loại dựatrên ngồn gốc hình thành phân bón và phân loại theo cách sử dụng phân bón Giaiđoạn trước khi có Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ vềQuản lý phân bón thì việc phân loại phân bón chủ yếu phân loại theo cách sử dụngphân bón Sau khí có Nghị định 202/2013/NĐ-CP thì việc phân loại phân bón đượcphân loại theo nguồn gốc hình thành phân bón đồng thời phân cấp quản lý đối vớitừng loại phân bón đối với các cơ quan là Bộ Nông nghiệp và Bộ Công thương

a) Phân loại phân bón theo cách sử dụng phân bón

Theo cách sử dụng người ta chia phân bón thành 3 nhóm:

- Phân bón rễ: là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào nước

để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ

- Phân bón lá: là các loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá hoặcthân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân lá

- Chất cải tạo đất Là chất bón vào đất có tác dụng nâng cao độ phì, cải thiệnđặc điểm lý tính, hoá tính, sinh tính đất, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng,phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng nông sản tốt

b) Phân loại phân bón theo nguồn gốc hình thành

Trên thực tế, việc phân loại phân bón theo nguồn gốc hình thành có thể phânloại phân bón thành rất nhiều loại khác nhau như: phân hữu cơ, phân vô cơ, phântổng hợp, phân đa lượng, phân trung lượng, phân vi lượng, phân sinh hóa, Tuynhiên trong khuôn khổ của nghiên cứu này tác giả sử dụng cách phân loại phân bónđược quy định tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ,theo đó phân bón bao gồm: phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân bón khác

- Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc

từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng,trung lượng, vi lượng, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹthuật quốc gia, trong đó:

Trang 17

+ Chất dinh dưỡng đa lượng là các chất bao gồm đạm tổng số (Nts), lân hữuhiệu (P2O5hh), kali hữu hiệu (K2Ohh) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được;

+ Chất dinh dưỡng trung lượng là các chất bao gồm canxi (Ca), magie (Mg),lưu huỳnh (S), silic hữu hiệu (SiO2hh) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được;

+ Chất dinh dưỡng vi lượng là các chất bao gồm bo (B), côban (Co), đồng(Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể dễdàng hấp thu được

Theo Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30/9/2014 của Bộ Công thươngQuy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫnviệc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phânbón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ vềquản lý phân bón thì phân bón vô cơ bao gồm các loại sau:

* Phân bón đơn đa lượng hay còn gọi là phân khoáng đơn, gồm:

a) Phân đạm: Trong thành phần chính chỉ chứa một chất dinh dưỡng đalượng là đạm Các loại phân đạm bao gồm phân urê, nitrat amon, sunphat amoni,clorua amoni, các muối vô cơ dạng nitrat, xianamit và hợp chất chứa nitơ có bổsung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòasinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục;

b) Phân lân: Trong thành phần chính chỉ chứa một chất dinh dưỡng đa lượng

là lân Các loại phân lân bao gồm phân lân nung chảy, supephosphat đơn,supephosphat kép, supe phosphat giàu, canxi phosphat và các hợp chất có chứaphospho có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng,chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chốngvón cục;

c) Phân kali: Trong thành phần chính chỉ chứa một chất dinh dưỡng đa lượng

là kali Các loại phân kali bao gồm phân kali clorua, kali sulphat, kali clorat và cáchợp chất chứa kali có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất

sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng,chất chống vón cục

Trang 18

* Phân trung lượng: Trong thành phần chính chứa một hoặc nhiều chất dinhdưỡng trung lượng có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất

sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng,chất chống vón cục

* Phân vi lượng: Trong thành phần chính chứa một hoặc nhiều chất dinhdưỡng vi lượng có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sửdụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chấtchống vón cục

* Phân phức hợp: Trong thành phần có chứa ít nhất 2 (hai) chất dinh dưỡng

đa lượng liên kết bằng liên kết hóa học (Phân diamoni phosphat (DAP), monoamoniphosphat (MAP), sunlhat kali magie, kali nitrat, amoni polyphosphat (APP), nitrophosphat, kali dihydrophosphat…) có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm,chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễndịch cây trồng, chất chống vón cục

* Phân hỗn hợp: Được sản xuất bằng cách trộn từ hai loại phân bón vô cơ (N,

P, K) trở lên có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sửdụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chấtchống vón cục

- Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu

cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

- Phân bón khác là hỗn hợp của phân hữu cơ và phân vô cơ hoặc các loại

phân bón khác không thuộc loại phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ đã nêu ở trên.1.1.1.3 Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp

Từ xa xưa, nhân dân ta đã có những câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vìphân”, “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” cũng nói lên vai trò quan trọngcủa phân bón với cây trồng Vai trò của phân bón thể hiện ở các điểm chủ yếunhư sau:

- Đối với cây trồng: Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho

cây trồng sinh trưởng phát triển nếu chỉ lấy từ đất thì cây trồng hoàn toàn không đủ

Trang 19

chất dinh dưỡng mà phải lấy thêm phần lớn từ phân bón Phân bón chính là thức ănnuôi sống cây trồng Điều tra tổng kết ở khắp nơi trên thế giới đều cho thấy trong sốcác biện pháp kỹ thuật trồng trọt, bón phân luôn là biện pháp có ảnh hưởng lớn nhấtđến năng suất cây trồng.

Theo tổ chức FAO, trong thập niên 70-80 của thế kỷ XX, trên phạm vi trêntoàn thế giới trung bình phân bón quyết định 50% tổng sản lượng nông sản tăngthêm ở nước ta, cho đến năm 1990, trung bình phân bón làm tăng 35% tổng sảnlượng, bón 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên chất thu được 13 tấn hạt ngũ cốc Bónphân cân đối và hợp lý còn làm tăng chất lượng nông sản, cụ thể là làm tăng hàmlượng chất khoáng, protein, đường và vitamin cho sản phẩm Tuy nhiên, nếu thiếuchất dinh dưỡng, hoặc bón quá nhiều và không cân đối cũng có thể làm giảm năngsuất và chất lượng nông sản

- Đối với đất và môi trường: Bón phân làm tăng độ phì nhiêu cho đất, đất

tốt hơn, cân đối hơn, đặc biệt phân hữu cơ và vôi là biện pháp cải tạo đất rất hữuhiệu Ở những đất có độ phì nhiêu tự nhiên ban đầu thấp, tức là đất xấu thì việcbón phân càng có tác dụng rõ Việc sử dụng các chất phế thải trong các hoạtđộng đời sống của người và động vật, chất phế thải của công nghiệp để làm phânbón góp phần hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường Tuy vậy bón phânkhông hợp lý, không đúng kỹ thuật có thể làm cho đất xấu đi hoặc gây ô nhiễmmôi trường, phân hữu cơ có thể tạo ra nhiều các chất CH4, CO2, NH3, NO3,phân vô cơ tạo ra nhiều đạm ở thể khí làm đất trở nên độc với cây trồng và ônhiễm không khí, nguồn nước

- Đối với hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng trọt: Sử dụng phân bón có liên

quan đến hiệu lực của các biện pháp kỹ thuật khác Ví dụ:sử dụng giống mới cầnkết hợp với bón phân hợp lý và đầy đủ Ngược lại, các biện pháp kỹ thuật khác cũngảnh hưởng đến hiệu lực của phân bón Ví dụ: Chế độ nước không thích hợp hoặc kỹthuật làm đất kém có thể làm giảm 10-20% hiệu lực phân bón

- Đối với thu nhập của người sản xuất: Do làm tăng năng suất và chất lượng

nông sản nên sử dụng phân bón hợp lý làm tăng thu nhập cho người trồng trọt [12]

Trang 20

1.1.2 Hoạt động kinh doanh phân bón

1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh phân bón

a) Khái niệm

Theo cách hiểu thông thường, kinh doanh phân bón là việc đưa ra một số vốnban đầu vào hoạt động trên thị trường phân bón để thu một lượng tiền lớn hơn saumột thời gian nào đó

Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả cụthể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu hoạt động kinh doanh phân bón là cáchoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh các mặt hàng phânbón trên thị trường

b) Đặc điểm

- Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh

có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp

- Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệmật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào,với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước Các mối quan hệ này giúpcho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp củamình ngày càng phát triển

- Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyếtđịnh cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinhdoanh Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuêlao động

- Hoạt động kinh doanh phân bón gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp,

là một ngành sản xuất quan trọng do đó nó chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước

- Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận

1.1.2.2 Điều kiện kinh doanh phân bón

Theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ vềQuản lý phân bón có quy định điều kiện kinh doanh phân bón đối với các tổ chức và

cá nhân như sau:

Trang 21

- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tưhoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanhphân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải bảo đảm giữđược chất lượng phân bón theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm,hàng hóa

- Công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ phân bón phải bảo đảm được chấtlượng và vệ sinh môi trường; có phương tiện vận chuyển phù hợp hoặc có hợp đồngvận chuyển phân bón

- Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa phân bón riêng, đáp ứngđược các điều kiện về bảo quản chất lượng phân bón trong thời gian kinh doanh.Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón, trường hợp không có kho chứa thì phải cócông cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ phân bón

- Có chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhậpkhẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh

- Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn

và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật

- Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn cụ thể điều kiện kinh doanh phânbón vô cơ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thểđiều kiện kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác

- Trường hợp tổ chức, cá nhân vừa kinh doanh phân bón vô cơ, vừa kinhdoanh phân bón hữu cơ và phân bón khác thì phải thực hiện các điều kiện kinhdoanh tại Điều này và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn

1.1.2.3 Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón

- Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh phân bón được nên trong phần trên.Trong quá trình kinh doanh nếu không đáp ứng được các điều kiện quy định nhưtrên sẽ bị đình chỉ có thời hạn kinh doanh phân bón cho đến khi đảm bảo đủ cácđiều kiện theo quy định;

Trang 22

- Áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng phân bón theo quy định nhằmduy trì chất lượng phân bón do mình kinh doanh;

- Kiểm tra nguồn gốc phân bón, nhãn phân bón, dấu hợp chuẩn, hợp quy vàcác tài liệu liên quan đến chất lượng phân bón;

- Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền trong việcthực hiện các điều kiện về kinh doanh phân bón theo quy định tại Nghị định này vàcác quy định của pháp luật có liên quan

1.1.3 Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón

1.1.3.1 Khái niệm quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón

a) Quản lý Nhà nước

Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý Nhà nước là sự tácđộng có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xãhội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xãhội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nướctrong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” [10]

Như vậy, quản lý Nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước,được sử dụng quyền lực để điều chỉnh các quan hệ xã hội Quản lý Nhà nước đượcxem là một hoạt động chức năng của Nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem

là hoạt động chức năng đặc biệt Quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa

Theo nghĩa rộng: quản lý Nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhànước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp

Theo nghĩa hẹp: quản lý Nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp

Quản lý Nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý Nhànước theo nghĩa rộng; quản lý Nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ banhành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạtđộng của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiếtcủa Nhà nước Hoạt động quản lý Nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiệnbởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thểquần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, traoquyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật

Trang 23

b) Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón

Từ những quan điểm, khái niệm về phân bón, hoạt động kinh doanh phânbón và quản lý Nhà nước đã nêu trong các mục trên, tác giả đi đến khái niệm quản

lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh phân bón như sau:

Quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh phân bón là sự tác động của chủ thể quản lý mà ở đây là các cơ quan quản lý của Nhà nước một cách liên tục, có tổ chức tới đối tượng quản lý là tập thể những tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón.

Hay có thể hiểu quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón làquá trình quản lý của các cơ quan bao gồm Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp &PTNT, UBND các cấp và một số ban ngành có liên quan như Bộ TN&MT, BộKH&ĐT, Bộ KH&CN về các hoạt động kinh doanh phân bón của các tổ chức, cánhân nhằm mục đích ổn định thị trường, đảm bảo chất lượng đối với các mặt hàngphân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân bón khác

1.1.3.2 Đặc điểm quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón

Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón về cơ bản là mộttrong những hoạt động quản lý Nhà nước do đó nó mang đặc điểm chung của quản

lý Nhà nước, bao gồm các đặc điểm sau:

- Quản lý Nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tínhmệnh lệnh đơn phương của nhà nước Quản lý Nhà nước được thiết lập trên cơ sởmối quan hệ “quyền uy” và “sự phục tùng”

- Quản lý Nhà nước mang tính tổ chức và điều chỉnh Tổ chức ở đây đượchiểu như một khoa học về việc thiết lập những mối quan hệ giữa con người với conngười nhằm thực hiện quá trình quản lý xã hội Tính điều chỉnh được hiểu là nhànước dựa vào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải thực hiệntheo quy luật xã hội khách quan nhằm đạt được sự cân bằng trong xã hội

- Quản lý Nhà nước mang tính khoa học, tính kế hoạch Đặc trưng này đòihỏi nhà nước phải tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối lên đối tượngquản lý phải có một chương trình nhất quán, cụ thể và theo những kế hoạch đượcvạch ra từ trước trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học

Trang 24

- Quản lý Nhà nước là những tác động mang tính liên tục, và ổn định lên cácquá trình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội Cùng với sự vận động biến đổi củađối tượng quản lý, hoạt động quản lý Nhà nước phải diễn ra thường xuyên, liên tục,không bị gián đoạn

Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh phân bón nên công tác quản lý Nhànước đối với hoạt động này còn mang một số đặc điểm riêng biệt như:

- Trước hết, chủ thể quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phânbón bao gồm hai chủ thể chính là Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp & PTNT, vàmột số chủ thể có liên quan bao gồm UBND các cấp, Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT, BộKH&CN

- Thứ hai, đối tượng quản lý là các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạtđộng kinh doanh phân bón

1.1.3.3 Vai trò của quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón

Phân bón là một mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vàchiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu giá thành sản phẩm sản xuất nông nghiệp

Do vậy việc quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh phân bón đóng vai trò hếtsức quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nâng caothu nhập cho người dân Một số vai trò cụ thể trong công tác quản lý Nhà nước vềhoạt động kinh doanh phân bón được thể hiện trong các mặt sau:

- Hoàn thiện hệ thống lưu thông, phân phối đồng thời đảm bảo sự cân đốicung - cầu mặt hàng phân bón giữa các địa phương, vùng, miền và giữa các mùa vụtrong năm;

- Hạn chế tối đa các hành vi vi phạm về nhãn mác và chất lượng phân bón…qua đó góp phần bình ổn thị trường phân bón

- Hạn chế những gian lận trong quá trình sản xuất, kinh doanh phân bón qua

đó đảm bảo chất lượng và chủng loại theo đúng các tiêu chuẩn đã được ban hành vàđưa vào áp dụng cho từng mặt hàng phân bón được cung ứng trên thị trường

- Đảm bảo sự phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định và bền vững thông quaviệc quản lý đưa vào sử dụng các loại phân bón thân thiện với môi trường, khônggây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe con người và thiên nhiên

Trang 25

- Nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, qua đó đảm bảo thu nhập ổnđịnh cho người dân, tạo sự tin tưởng của người dân vào các chính sách của Đảng vàNhà nước.

- Góp phần phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống của người nông dângóp phần vào việc xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh

1.1.4 Cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón

Giai đoạn trước khi có Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón thì

hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về phân bón nói chung và hoạt động kinh doanhphân bón nói nói riêng ở trung ương có 3 Bộ cùng tham gia quản lý gồm: Bộ Nôngnghiệp và PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ; tuy nhiên chưaphân định rõ Bộ nào chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ thống nhất quản lýphân bón Do vậy, chưa có cơ quan nào thực sự nắm vững về các hoạt động sảnxuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón Việc quản lý còn phân tán và cóphần chồng chéo

Ở địa phương, cơ quan quản lý chất lượng phân bón không đồng nhất giữacác địa phương, có nơi giao cho phòng Trồng trọt hoặc phòng Kỹ thuật thuộc SởNông nghiệp và PTNT, có nơi lại giao cho Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cụcQuản lý chất lượng Hầu hết các địa phương chưa có cán bộ chuyên trách theo dõi,quản lý phân bón, đội ngũ cán bộ thiếu chuyên môn, thường xuyên bị thay đổi;thiếu trang thiết bị và kinh phí phân tích, kiểm định chất lượng

Do sự bất cập trong phân cấp quản lý về phân bón của các cơ quan quản lýNhà nước, ngày 27/11/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 202/2013/NĐ-CP

về Quản lý phân bón qua đó đã phân rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với từng

cơ quan quản lý Nhà nước về các mặt hàng phân bón cụ thể

1.1.4.1 Cơ quan quản lý trung ương

* Bộ Công thương

Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ về Quản lýphân bón quy định Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện

Trang 26

quản lý Nhà nước về phân bón đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh phânbón vô cơ Theo đó Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quanthực hiện các nội dung về quản lý phân bón như sau:

- Trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phânbón, các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và chính sách phát triểnphân bón; xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;

- Ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về phânbón vô cơ; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phân bón vô cơ;

- Quản lý sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ;

- Chỉ định, quản lý hoạt động các phòng kiểm nghiệm phân bón vô cơ;

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về phân bón vô cơ; thuthập và quản lý các thông tin, tư liệu về phân bón vô cơ; hợp tác quốc tế trong lĩnhvực phân bón vô cơ;

- Đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật

về phân bón vô cơ;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về xuấtkhẩu, nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ

Trường hợp thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân vừa sản xuất phân bón

vô cơ, vừa sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác, Bộ Công thương chủ trì,phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện

Đối với hoạt động kinh doanh phân bón vô cơ Bộ Công thương giao CụcQuản lý thị trường chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo lực lượng Quản lý thịtrường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh vàchất lượng phân bón theo quy định Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước cóthẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực sảnxuất, kinh doanh và chất lượng phân bón thuộc trách nhiệm quản lý của ngành CôngThương và xử lý vi phạm pháp luật theo quy định [1]

* Bộ Nông nghiệp & PTNT

Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ về Quản lýphân bón quy định Bộ Nông nghiệp & PTNT chịu trách nhiệm trước Chính phủ

Trang 27

thực hiện quản lý Nhà nước về phân bón đối với các hoạt động sản xuất và kinhdoanh phân bón hữu cơ, phân bón khác Theo đó Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nội dung vềquản lý phân bón như sau:

- Ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về phânbón hữu cơ và phân bón khác; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phânbón hữu cơ và phân bón khác;

- Quản lý sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác;

- Chỉ định, quản lý hoạt động các phòng kiểm nghiệm phân bón hữu cơ vàphân bón khác;

- Tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo người lấy mẫu phân bón trong lĩnhvực phân bón;

- Thực hiện khuyến nông, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và hướng dẫnviệc sử dụng phân bón;

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; thu thập và quản lý cácthông tin, tư liệu về phân bón hữu cơ và phân bón khác; đào tạo, bồi dưỡng, tuyêntruyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về phân bón hữu cơ và phân bónkhác; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phân bón hữu cơ và phân bón khác;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về sử dụngphân bón; về sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác

Cục Trồng trọt là cơ quan quản lý chuyên môn được Bộ Nông nghiệp &PTNT giao trực tiếp quản lý đối với các hoạt động kinh doanh phân bón hữu cơ vàphân bón khác, cụ thể như sau:

- Thực hiện quản lý việc sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, chấtlượng, đặt tên phân bón hữu cơ và phân bón khác; việc lấy mẫu, khảo nghiệm và sửdụng phân bón

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về sảnxuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, chất lượng phân bón hữu cơ và phân bónkhác; về người lấy mẫu, khảo nghiệm, sử dụng phân bón trên địa bàn cả nước theoquy định của pháp luật [2]

Trang 28

1.1.4.2 Cơ quan quản lý địa phương

* Ủy ban nhân dân các cấp

Chỉ đạo hướng dẫn sử dụng phân bón có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường Ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bóntrên địa bàn

Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chấtlượng phân bón cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng

Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bónthuộc địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật

Phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôntrong kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hoạt động đầu

tư sản xuất, kinh doanh phân bón thuộc địa bàn quản lý

* Sở Công thương

Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất,kinh doanh phân bón vô cơ thuộc địa bàn quản lý

Tiếp nhận bản công bố hợp quy phân bón vô cơ, lập danh sách các tổ chức,

cá nhân đã đăng ký công bố hợp quy và gửi Thông báo xác nhận công bố hợp quychất lượng phân bón vô cơ về Bộ Công Thương

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến

và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng phân bón vô cơcho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng Tiếp nhận đề nghịcủa các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ để tổ chức hội thảo,giới thiệu mô hình phân bón vô cơ theo quy định của pháp luật

Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón vô cơthuộc địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật Định kỳ kiểm tra hoạt động kinhdoanh phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.Tham gia phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôntrong kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hoạt động sảnxuất, kinh doanh phân bón vô cơ thuộc địa bàn quản lý

Trang 29

Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cótrách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thanh tra, kiểmtra việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chất lượng phânbón theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, CụcQuản lý thị trường, Sở Công Thương trên địa bàn được giao quản lý và xử lý viphạm hành chính theo quy định của pháp luật [1]

* Sở Nông nghiệp & PTNT

Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi về sản xuất, kinhdoanh phân bón hữu cơ, phân bón khác và sử dụng phân bón ở địa phương

Thẩm định nội dung và cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo khuyến nông,khuyến cáo sử dụng phân bón hiệu quả, hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương

Tiếp nhận công bố hợp quy về điều kiện sản xuất và chất lượng phân bóncủa các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phân bón hữu cơ và phân bón khác;gửi Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy về Cục Trồng trọt theo quy định

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến,hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về sản xuất, chất lượng phân bón cho tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người sử dụng

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về sảnxuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, chất lượng phân bón hữu cơ và phân bónkhác; về người lấy mẫu, khảo nghiệm, sử dụng phân bón trên địa bàn theo quy địnhcủa pháp luật [2]

1.1.5 Nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón

1.1.5.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động kinh doanhphân bón

Phân bón là loại vật tư thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp, tác động trực tiếpđến hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp, việc tăng cường công tác quản lýNhà nước để người nông dân được sử dụng phân bón bảo đảm chất lượng nhằmnâng cao hiệu quả của sản xuất là hết sức cần thiết Do đó, thị trường phân bón nóichung và hoạt động kinh doanh phân bón nói riêng luôn được sự quan tâm sát sao

Trang 30

của các cơ quan quản lý, phân bón là một trong 14 mặt hàng quan trọng thuộc danhmục nhà nước bình ổn giá và là mặt hàng kinh doanh có điều kiện.

Giai đoạn trước khi có Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 củaChính Phủ về quản lý phân bón ra đời, có thể nói dù các cơ quan quản lý Nhà nước,các lực lượng chức năng đã có nhiều nỗ lực và tăng cường phối hợp, việc quản lýthị trường phân bón hiện nay còn ít nhiều bất cập

Hệ thống văn bản pháp luật đồ sộ liên quan đến phân bón và việc phân côngtrách nhiệm còn phân tán, có phần chồng chéo, chưa thống nhất Hiện nay, có 02 BộLuật (Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật),

03 Nghị định, 07 Thông tư, 03 bộ Quy phạm khảo nghiệm về phân bón… quy địnhliên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh phân bón và nhiều văn bản quy định cóliên quan khác

Về phân công trách nhiệm ở cấp trung ương, có 03 Bộ cùng tham gia quản lý

là các Bộ Công Thương, Khoa học - Công nghệ và Bộ NN&PTNN; ở địa phương,tùy từng nơi mà đầu mối quản lý phân bón sẽ là Phòng Trồng trọt hoặc Phòng Kỹthuật thuộc Sở NN&PTNT, hoặc Chi cục Bảo vệ thực vật, hoặc Chi cục Quản lý thịtrường… Trong đó, trách nhiệm chính về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính tronghoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón gần như được mặc nhiên giao cho lựclượng Quản lý thị trường

Trong bối cảnh biến động chung của nền kinh tế, phân bón-loại vật tư thiếtyếu phục vụ ngành trồng trọt luôn biến động về giá và nguồn cung đã tác động rấtlớn đến sản xuất Lợi dụng lúc giá phân bón biến động ở mức cao, một số doanhnghiệp sản xuất và kinh doanh đã đưa ra thị trường nhiều loại phân bón kém chấtlượng, phân bón giả gây thiệt hại cho người nông dân, làm ảnh hưởng tới sản xuấtnông nghiệp và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh của thị trường phân bóntrong nước

Trước tình hình đó, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 202/2013/NĐ-CPngày 27/11/2013 về quản lý phân bón nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước

về lĩnh vực phân bón nói chung và hoạt động kinh doanh phân bón nói riêng

Trang 31

Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật về phân bón cũng như có liênquan (hiện đang còn hiệu lực tính đến tháng 6/2015) bao gồm:

* Luật, Nghị định

- Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 5/2007/QH12, ngày 21/11/2007;

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 68/2006/QH11, ngày 29/6/2006;

- Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lýphân bón

- Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về Nhãn hàng hoá

- Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp

Ngoải ra còn có một số nghị định có liên quan như: Nghị định

75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-75/2008/NĐ-CPngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về hàng hóa thuộc danh mụcbình ổn giá, Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luậtthương mại về Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinhdoanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện,…

* Thông tư hướng dẫn

- Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá

cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản

- Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT hướng dẫn về hoạt động chứng nhận hợpqui, công bố hợp qui thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Thông tư ban hành Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và

sử dụng ở Việt Nam được ban hành bổ sung hàng quý

- Thông tư 29/2014/TT-BCT ngày 30/9/2013 của Bộ Công thương Quy định

cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấpphép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón kháctại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ vềquản lý phân bón

Trang 32

- Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp &PTNT Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nướccủa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.1.5.2 Cấp phép kinh doanh và thu hồi các loại giấy phép kinh doanh phân bón

Sản phẩm phân bón có vai trò rất quan trọng với sản xuất nông nghiệp cũngnhư nền kinh tế của nước ta do đó, trách nhiệm xã hội của các cơ sở kinh doanhphân bón là rất cao Trong khi đó, mục tiêu của các cơ sở kinh doanh là lợi nhuậnnên không phải lúc nào các cơ sở kinh doanh phân bón cũng chú ý đầy đủ tráchnhiệm của mình Do đó, nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo lập và quản

lý các cơ sở kinh doanh phân bón

Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn cụ thể điều kiện kinh doanh phân bón

vô cơ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể điềukiện kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác

Trường hợp tổ chức, cá nhân vừa kinh doanh phân bón vô cơ, vừa kinhdoanh phân bón hữu cơ và phân bón khác thì phải thực hiện các điều kiện kinhdoanh tại Điều này và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trong quá trình kinh doanh, các đại lý phân bón phải thực hiện các thủ tục vềĐại lý quy định trong Luật Thương mại Người bán hàng phân bón phải thực hiệncác quy định về quyền và nghĩa vụ quy định trong Luật Chất lượng sản phẩm, hànghoá Phân bón khi vận chuyển phải có bao bì hoặc dụng cụ chứa đựng chắc chắn đểđảm bảo chất lượng và không gây ô nhiễm môi trường

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân chỉ được tổ chức hội thảo, giới thiệu, xây dựng

mô hình trình diễn đối với các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón; việcquảng cáo phân bón trên các phương tiện thông tin đại chúng phải tuân thủ quy địnhpháp luật về quảng cáo; các loại phân bón hoặc nguyên liệu để sản xuất phân bón cóchứa các chất thuộc Danh mục hàng nguy hiểm, các loại phân bón có chứa các chất

Trang 33

thuộc Danh mục các các chất độc hại trong quá trình sản xuất, lưu thông phải tuânthủ theo các quy định liên quan

Phân bón khi lưu thông trên thị trường phải có hóa đơn, chứng từ để chứngminh nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP củaChính phủ quy định về hóa đơn chứng từ và Thông tư số 60/2011/TTLT-BTC-BCA-BCT ngày 12/5/2011 hướng dẫn chế độ hóa đơn chứng từ đối với hàng hóanhập khẩu lưu thông trên thị trường

1.1.5.3 Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng phân bón

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốcgia về chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác; quy định việc công bố hợpquy đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác sản xuất trong nước và nhập khẩu;tổng hợp và công bố danh sách phân bón hữu cơ và phân bón khác đã công bố hợpquy; quy định hạn mức sản xuất, nhập khẩu loại phân bón để khảo nghiệm

Bộ Công thương xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón vôcơ; quy định việc công bố hợp quy đối với phân bón vô cơ sản xuất trong nước và nhậpkhẩu; tổng hợp và công bố danh sách phân bón vô cơ đã công bố hợp quy

Việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với các loại phân bón vô

cơ thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bốhợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

Việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với các loại phân bón hữu

cơ và phân bón khác thực hiện theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướngdẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm viquản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đối với các loại phân bón chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chấtlượng, khi sản xuất hoặc nhập khẩu trên nhãn sản phẩm phải ghi rõ “hàng mẫu”hoặc “sản phẩm nghiên cứu hoặc khảo nghiệm”, không được kinh doanh

Trang 34

Phân bón lưu thông trên thị trường phải ghi nhãn theo quy định tại Nghị định89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 của Chính phủ quy định về ghi nhãn hàng hóa vàThông tư 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 hướng dẫn một số điều của Nghịđịnh 89/2006/NĐ-CP Nhãn hàng hoá là phân bón bắt buộc phải thể hiện các nộidung sau: Tên hàng hoá; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm vềhàng hoá; Xuất xứ hàng hoá; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Thành phầnhoặc thành phần định lượng; Thông tin, cảnh báo an toàn; Hướng dẫn sử dụng,hướng dẫn bảo quản.

1.1.5.4 Hướng dẫn, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh phân bón

Cơ quan chức năng trong quản lý Nhà nước hướng dẫn, tuyên truyền các cácquy định quản lý phân bón nói chung và hoạt động kinh doanh phân bón nói riêng

để các cơ sở kinh doanh và người dân hiểu và thực hiện theo đúng các quy định củapháp luật

Việc kiểm tra hoạt động kinh doanh phân bón theo quy định được thực hiệntheo kế hoạch hàng năm Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu viphạm các quy định thì thực hiện kiểm tra đột xuất

Nội dung kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh phân bón gồm: i) Tư cáchpháp nhân và việc thực hiện các điều kiện kinh doanh phân bón và ii) Việc tuân thủcác quy định về quản lý chất lượng phân bón

Nội dung xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh phân bón được quyđịnh cụ thể tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổcông nghiệp cụ thể như sau:

- Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh phân bón

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không cóchứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nhập khẩu hoặc nơi cungcấp phân bón

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau:

Trang 35

Kinh doanh phân bón không có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh bảo đảmgiữ được chất lượng phân bón;

Kinh doanh phân bón không có công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ bảo đảmchất lượng phân bón;

Kinh doanh phân bón không có kho chứa phân bón

+ Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc nơi sản xuất, nhậpkhẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1Điều này;

Đình chỉ hoạt động kinh doanh phân bón từ 01 tháng đến 03 tháng trongtrường hợp không có công cụ, thiết bị chứa đựng, không có kho chứa phân bón cóthể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường đối với hành

vi vi phạm quy định tại khoản 2 nêu trên

- Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng

1 Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kinhdoanh phân bón đã quá thời hạn sử dụng

2 Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinhdoanh phân bón đã bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ

3 Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu phân bón kinh doanh đã quá thời hạn sử dụng, phân bón đã bị đìnhchỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ đối với hành vi vi phạm quy định

4 Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy phân bón kinh doanh đã quá thời hạn sử dụng, phân bón bịđình chỉ sản xuất, phân bón bị đình chỉ tiêu thụ gây hại cho sức khỏe con người, vậtnuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 vàkhoản 2 nêu trên

Ngoài ra, các hành vi vi phạm khác bị xử lý theo các văn bản pháp luật khác

có liên quan như vi phạm về chế độ hóa đơn chứng từ, thuế, môi trường, an toànphòng chống cháy nổ, như:

Trang 36

Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về giá: Không niêm yết giá, bánkhông đúng giá niêm yết, không thực kiện đăng ký giá…

Vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh: Kinh doanh không có Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh; kinh doanh sai mặt hàng, ngành nghề, địa điểm

Các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong kinh doanh phân bónđều bị xử lý theo quy định của pháp luật tại các văn bản của pháp luật có liênquan Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổchức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân

Ngoài nội dung xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh phân bónđược quy định cụ thể tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chínhphủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vậtliệu nổ công nghiệp cụ thể như sau, hoạt động kinh doanh phân bón còn chịu quyđịnh của Nghị định số 80/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thươngmại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Nội dung một số quy định đối với hoạt động kinh doanh phân bón như sau:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinhdoanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm kinh doanh ghi trong giấychứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạtđộng kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tụchoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉkinh doanh hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định ở trên trong trường hợp kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh,kinh doanh có điều kiện [7]

Trang 37

Đối với vi phạm hành chính về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chất lượngsản phẩm, hàng hóa, phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đồng đối với một trong cáchành vi: không duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳtheo quy định; không tiến hành các biện pháp khắc phục khi phát hiện sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ không phù hợp công bố hợp chuẩn; không thông báo bằng vănbản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả khắc phục sự không phù hợptrước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vào sử dụng, lưu thông, khaithác, kinh doanh… Phạt tiền từ 100 triệu đến 150 triệu đồng đối với một trong cáchành vi: sử dụng hồ sơ, tài liệu giả mạo, sai sự thật để đăng ký hoạt động đánh giá

sự phù hợp hoặc đăng ký chỉ định đánh giá sự phù hợp; không thực hiện đánh giá sựphù hợp nhưng cấp kết quả đánh giá sự phù hợp; giả mạo hồ sơ, tài liệu đánh giá sựphù hợp; thực hiện hoạt động tư vấn cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận; gianlận trong hoạt động đánh giá sự phù hợp… [6]

1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh phân bón

1.1.6.1 Các quy định pháp luật của Nhà nước liên quan đến quản lý hoạt động kinhdoanh phân bón

Hiệu lực quản lý Nhà nước muốn được nâng cao thì trước hết phải có một hệthống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ, thể chế hóa được các đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước Chấtlượng của pháp luật là vấn đề đầu tiên, rất quan trọng

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường phápchế Theo đó, pháp luật về xây dựng là công cụ quan trọng để Nhà nước, xã hội đấutranh phòng ngừa và chống vi phạm trong các hoạt động kinh doanh phân bón, gópphần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền

và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,nâng cao hiệu lực của quản lý Nhà nước

Pháp chế vừa là mục đích, vừa là yêu cầu của việc xây dựng và thực hiện phápluật, do vậy, sự hiện diện đầy đủ của một hệ thống các quy phạm pháp luật có chất

Trang 38

lượng tốt và việc thực hiện nghiêm minh là nhu cầu tất yếu của quản lý Nhà nước.Nếu hệ thống pháp luật về trách nhiệm hành chính không hoàn chỉnh thì không thể có

cơ sở cho quá trình thực thi pháp luật tốt, cho dù có đầu tư nhiều tiền của và nhân lực

Có thể nói, Pháp luật về quản lý phân bón nói chung và quản lý hoạt động kinh doanhphân bón nói riêng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo cho việc quản lýNhà nước về hoạt động kinh doanh phân bón đạt được hiệu quả cao

1.1.6.2 Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh phân bón

Là một bộ phận thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, do đó, tổchức bộ máy quản lý Nhà nước về phân bón cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việcđảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực phân bón, chỉ khi tổchức bộ máy hoàn chỉnh, hợp lý thì việc thực hiện pháp luật mới được phối hợp mộtcách nhịp nhàng và đảm bảo

Thực tế, giai đoạn trước khi có Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ

về quản lý phân bón, việc phân công trách nhiệm ở cấp trung ương, có 03 Bộ cùngtham gia quản lý là các Bộ Công Thương, Khoa học - Công nghệ và BộNN&PTNN; ở địa phương, tùy từng nơi mà đầu mối quản lý phân bón sẽ là PhòngTrồng trọt hoặc Phòng Kỹ thuật thuộc Sở NN&PTNT, hoặc Chi cục Bảo vệ thựcvật, hoặc Chi cục Quản lý thị trường… Trong đó, trách nhiệm chính về kiểm tra, xử

lý vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón gần như đượcmặc nhiên giao cho lực lượng Quản lý thị trường

Việc phân công không rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhànước trong quản lý các hoạt động sản xuất và kinh doanh phân bón đã dẫn tới sựkém hiệu quả trong công tác quản lý, số vụ vi phạm được phát hiện vẫn ít hơn sovới thực tế, nhiều phân bón kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, phân bón nhậplậu,… vẫn xuất hiện trên thị trường làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuấttrồng trọt của người dân

1.1.6.3 Cán bộ, công chức làm công tác quản lý

Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về phân bón nói chung và đối với hoạtđộng kinh doanh phân bón nói riêng, trình độ, năng lực cán bộ, công chức làm công

Trang 39

tác quản lý rất được chú trọng, bởi đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực,hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Chỉ khi cán bộ, công chức -những người thực thi pháp luật nắm vững luật pháp, thực hiện đúng chức tráchnhiệm vụ, xử lý nghiêm minh, công tâm, khách quan, không bị sa ngã trước mọicám dỗ, giữ vững lập trường, phẩm chất đạo đức thì việc quản lý của nhà nước đốivới hoạt động kinh doanh phân bón mới được đảm bảo một cách đúng đắn.

1.1.6.4 Cơ sở vật chất và tài chính công trong hoạt động quản lý Nhà nước đối vớihoạt động kinh doanh phân bón

Hoạt động quản lý Nhà nước trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đặt ra yêu cầu

về nguồn lực để đảm bảo cho sự vận hành có hiệu quả Nguồn lực bao gồm cảnguồn nhân lực và nguồn vật lực Nguồn vật lực, tức cơ sở vật chất và nguồn lực tàichính cho hoạt động quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón cóảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước

Cơ sở vật chất ở đây bao gồm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp

vụ, phương tiện, công cụ hỗ trợ… của các cơ quan quản lý Nhà nước Sự tác độngcủa cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực tài chính đối với việc quản lý Nhà nước vềxây dựng thể hiện ở chỗ: chỉ khi hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn lực tàichính được cung cấp đầy đủ thì mới đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi mà hoạtđộng quản lý Nhà nước về xây dựng đặt ra, từ đó mới ngăn chặn, xử lý được cáchành vi vi phạm pháp luật

1.1.6.5 Nhận thức của các bên tham gia vào thị trường phân bón

Việc siết chặt công tác quản lý thị trường phân bón theo hướng hoàn thiện cơ

sở pháp lý, có đủ chế tài để răn đe hành vi vi phạm là việc làm cấp bách Tuy nhiên,người sử dụng các sản phẩm nông nghiệp cũng cần có thêm kiến thức và kinhnghiệm sử dụng qua công tác tuyên truyền, tập huấn từ ngành chuyên môn để có thểchủ động phân biệt được chất lượng của một số loại phân bón thông dụng qua đólàm chủ ruộng đồng là việc làm quan trọng không kém Nếu như vậy, mới có thểnâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước qua đó góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất

Trang 40

nông nghiệp hướng tới bền vững với chi phí sản xuất phù hợp, mang lại lợi nhuậncho nông dân và hạn chế những hệ lụy về môi trường.

Việc thanh tra, kiểm soát phân bón giả cũng không hề đơn giản Trong khimáy móc hỗ trợ nhận biết còn thiếu; đồng thời, số tiền xử phạt lại chẳng thấm vàođâu so với lợi nhuận mà doanh nghiệp sản xuất cũng như các của hàng kinh doanhphân bón giả thu được Do đó để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đốivới hoạt động kinh doanh phân bón thì ngoài việc ban hành các chế tài quản lý phânbón thích hợp thì việc nâng cao nhận thức đối với các hành vi bị cấm theo quy địnhcủa pháp luật trong hoạt động kinh doanh phân bón của các chủ cơ sở kinh doanhphân bón là hết sức quan trọng và cần thiết

1.2 Thực tiễn trong quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh phân bón

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý phân bón ở một số quốc gia trên thế giới

1.2.1.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Tại thị trường phân bón ở Nhật Bản, các hợp tác xã (HTX) chiếm thị phầnrất cao, Liên minh HTX Trung ương Nhật bản - NFACA giữ vị trí độc quyền với72% thị phần của thị trường phân bón Nhật năm 1997, nếu tính cả các HTX nôngnghiệp cơ sở thì thị phần này lên tới 98% Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thị phần ápđảo của HTX trong hệ thống phân phối phân bón tầm quốc gia của Nhật bản:

- Do tính chất đơn giản của mặt hàng phân bón: Với việc tiêu chuẩn hoá

cao độ về mặt chất lượng, phân bón hóa học là loại hàng hoá thích hợp cho cả sảnxuất và phân phối hàng loạt, đồng thời cũng rất thích hợp với phương thức kinhdoanh HTX

- Do cơ cấu sản xuất tập trung: Sản xuất phân bón của Nhật bản tập trung

trong một số ít nhà sản xuất lớn Trong khi đó, Liên minh các HTX Nhật Bản, đãthành lập Trung tâm thu mua phân bón - đầu mối tập trung các đơn hàng khối lượnglớn từ mạng lưới HTX thành viên Đây là kiểu tổ chức điển hình trong kinh tế HTXnhằm tập hợp các hộ nông dân nhỏ để đạt được khối lượng mua lớn, tạo thế mặc cảvới một số ít nhà sản xuất lớn độc quyền;

Ngày đăng: 06/11/2015, 11:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w