Trang phụ bìaLời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, hình MỞ ĐẦU...1 Chương 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH N
Trang 1***
-PHAN VĂN TÔN
TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2015
Trang 2***
-PHAN VĂN TÔN
TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Lê Hùng Sơn
HÀ NỘI - 2015
Trang 3Luận văn này đã được hoàn thành sau thời gian học tập và nghiên cứu củabản thân cá nhân tôi, với tất cả những thông tin, kết quả và số liệu trình bầy trongluận văn chưa có cá nhân nào công bố trước đó trong bất cứ công trình hay đề tàikhoa học nào.
Tôi cam đoan tất cả số liệu dẫn chứng trong luận văn hoàn toàn đúng vàtrung thực, những thông tin tham khảo được trích dẫn thể hiện rõ nguồn gốc thôngtin và hoàn toàn khách quan đúng sự thật
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với kết quả nghiên cứu này
Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2015
Tác giả
Phan Văn Tôn
Trang 4Luận văn này là sản phẩm khoa học lần đầu của tôi sau quá trình học tậpnghiên cứu tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất và được sự giúp đỡ nhiệt tình chỉ bảocủa thầy giáo PGS.TS Lê Hùng Sơn, Trường nghiệp vụ Kho bạc thuộc Kho bạcNhà nước Việt Nam.
Với tình cảm trân thành, Tác giả luận văn xin trân trọng biết ơn sâu sắc đếnĐào tạo sau đại học Trường Đại học Mỏ - Địa chất Thầy giáo PGS.TS Lê HùngSơn đã trực tiếp hướng dẫn Xin cám ơn Kho bạc Nhà nước tỉnh Hưng Yên, Hộiđồng khoa học chấm luận văn, các thầy cô giáo đang công tác tại Trường Đại học
Mỏ - Địa chất, bạn bè đồng nghiệp đã chia sẻ và đóng góp trong suốt quá trình họctập và nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn./
Tác giả
Trang 5Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, hình
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯNG YÊN 5
1.1 Cơ sở lý luận về kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc 5
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về kiểm soát chi ngân sách nhà nước 5
1.1.2 Kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 11
1.1.3 Những nhân tố tác động đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 14
1.2 Cơ sở thực tiễn về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 18
1.2.1 Sự cần thiết phải tổ chức kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 18
1.2.2 Kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước của một số nước trên thế giới 21
1.2.3 Kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở một số địa phương 23
1.2.4 Một số bài học rút ra về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với Kho bạc Nhà nước Hưng Yên 25
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 27
Kết luận chương 1 29
Trang 62.1 Tổng quan về Kho bạc Nhà nước Hưng Yên 302.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Kho bạc Nhà nướctỉnh Hưng Yên 302.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước tỉnh Hưng Yên 322.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN tỉnh Hưng Yên 342.2 Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạcNhà nước Hưng Yên 402.2.1 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Khobạc Hưng Yên 402.2.2 Phương thức chi trả, thanh toán 462.2.3 Kiểm soát các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước quaKho bạc Nhà nước Hưng Yên 482.3 Đánh giá thực trạng về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcqua Kho bạc Nhà nước Hưng Yên, 612.3.1 Kết quả đạt được về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcqua Kho bạc Nhà nước Hưng Yên 612.3.3 Nguyên nhân chủ yếu 68Kết luận chương 2 74Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯNG YÊN 763.1 Mục tiêu và phương hướng tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngânsách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hưng Yên 763.1.1 Mục tiêu tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhànước qua Kho bạc Nhà nước Hưng Yên 763.1.2 Phương hướng tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sáchnhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hưng Yên 79
Trang 73.2.1 Kiện toàn, củng cố chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công
tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước 80
3.2.2 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước 82
3.2.3 Phối hợp tốt với các cơ quan liên quan trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hưng Yên 83
3.2.4 Hoàn thiện công tác kiểm soát cam kết chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hưng Yên 85
3.2.5 Tăng cường tự kiểm tra công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hưng Yên 87
3.2.6 Xây dựng một cơ chế kiểm soát chi thống nhất 88
3.2.7 Hoàn thiện hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước 88
3.3 Kiến nghị thực hiện các giải pháp 89
3.3.1 Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước 89
3.3.2 Kiến nghị đối với Ủy ban Nhân Dân tỉnh Hưng Yên 91
3.3.3 Kiến nghị đối với cơ quan Tài chính 91
3.3.4 Kiến nghị đối với Chính Phủ 92
Kết luận chương 3 94
KẾT LUẬN 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
KBNN : Kho bạc Nhà nước
KSC : Kiểm soát chi
KT- XH : Kinh tế - xã hội
MLNS : Mục lục ngân sách
NSNN : Ngân sách nhà nước
QP-AN : Quốc phòng - An ninh
SDNS : Sử dụng ngân sách
TABMIS : Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạcTSCĐ : Tài sản cố định
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 9
Bảng 2.1: Chi thường xuyên NSNN các cấp qua Kho bạc Nhà nước Hưng Yên
49
Bảng 2.2: Tình hình chi các khoản thanh toán cá nhân các cấp ngân sách 54
Bảng 2.3: Chi nghiệp vụ chuyên môn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh 56
Bảng 2.4: Chi nghiệp vụ chuyên môn ngân sách huyện, ngân sách xã 57
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp chi nghiệp vụ chuyên môn ngân sách các cấp 58
Bảng 2.6: Chi mua sắm, sửa chữa ngân sách trung ương, tỉnh, huyện, xã 59
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp chi mua sắm, sửa chữa ngân sách các cấp 60
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp kết quả kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước 64
Tên hình Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN tỉnh, thành phố 34
Hình 2.2: Quy trình nghiệp vụ chi NSNN theo hình thứ rút dự toán 45
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế của Việt Nam đã chuyển sang nềnkinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, lĩnh vực tài chính- ngân sách nóichung và quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước nói riêng đã có sự đổi mớicăn bản, nhờ đó đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận Chi tiêu NSNN nhữngnăm qua, ngoài việc đảm bảo hoạt động có hiệu quả của bộ máy Nhà nước, ổn địnhđời sống KT-XH, còn tạo tiền đề, những cơ sở vật chất quan trọng góp phần thúcđẩy nền kinh tế phát triển, tác động tích cực vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.Chi NSNN có tác động đến mọi mặt của đời sống KT-XH, vì thế nếu quản lý chiNSNN tốt sẽ góp phần to lớn vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững an ninh-quốc phòng, giải quyết tốt các vấn đề xã hội; kiểm soát chi NSNN là một khâu củaquản lý NSNN, thực hiện tốt kiểm soát chi NSNN sẽ nâng cao hiệu quả chi NSNN
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nângcao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chi NSNN nói chung và lĩnh vựckiểm soát các khoản chi ngân sách nói riêng Điều đó thể hiện bằng việc Quốc hộiđã thông qua Luật NSNN ngày 16/12/2002, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách
2004 Đây là Luật quan trọng trong hệ thống luật pháp về tài chính của nước ta,được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạnchế của Luật NSNN năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtNSNN ban hành năm 1998, với mục tiêu quản lý thống nhất, có hiệu quả nền tàichính quốc gia; tăng cường phân cấp nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN; thực hiện cải cáchhành chính trong việc lập, chấp hành, kế toán và quyết toán ngân sách; củng cố kỷluật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả NSNN
Qua thời gian triển khai thực hiện Luật NSNN (sửa đổi) năm 2002, trong lĩnhvực quản lý và kiểm soát chi NSNN đã bộc lộ không ít những hạn chế từ khâu lập,chấp hành, kế toán và quyết toán NSNN đã làm hạn chế hiệu quả quản lý của các cơ
Trang 11quan chức năng và tác động tiêu cực đến hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN nóichung, một điểm có thể nhận thấy rõ ràng là trong nội dung hệ thống Luật NSNNhiện nay có sự lồng ghép giữa ngân sách địa phương và ngân sách trung ương Việcchưa phân cấp rõ ràng như hiện nay dẫn đến sự trùng lặp về thẩm quyền, tráchnhiệm giữa các cấp, gia tăng sức ép về mặt thời gian trong việc xem xét, quyết địnhngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách Điều đó cũng đồng nghĩa với việcthẩm quyền và tính chủ động của các cấp chính quyền địa phương trong việc xem
xét, quyết định ngân sách của cấp mình cũng bị giảm theo Công tác tổ chức chi và
kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN trong thời gian qua cũng đã bộc lộ mộtsố hạn chế như: có sự chồng chéo, trùng lắp trong kiểm soát giữa cơ quan Tài chínhvà Kho bạc; việc kiểm soát theo các tiêu chuẩn, định mức chưa thật sự đảm bảo dohệ thống tiêu chuẩn, định mức chưa phù hợp thực tế; quy trình cấp phát NSNN cònbất hợp lý, tuy phải qua nhiều khâu nhưng vẫn còn sơ hở, vốn NSNN không đượcchuyển thẳng đến các địa chỉ cần thanh toán, mà phần lớn vẫn chuyển qua và nằmtrên các tài khoản trung gian tại KBNN, Ngân hàng hoặc ở quỹ của đơn vị
Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về vấn đề nâng cao chất lượng kiểmsoát chi NSNN qua KBNN là vấn đề không mới nhưng là vấn đề đặt ra để các nhàkhoa học và chuyên môn tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện các văn bản pháp
lý, nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN qua KBNN, từ đó quản lý có hiệuquả việc sử dụng NSNN thông qua công tác kiểm soát chi của KBNN, góp phầnthực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng
Thực tế kiểm soát chi NSNN qua KBNN Hưng Yên đã có những chuyểnbiến tích cực, cơ chế kiểm soát chi NSNN qua KBNN đã từng bước được hoànthiện theo hướng hiệu quả, ngày một chặt chẽ và đúng mục đích hơn cả về quy
mô và chất lượng Mặc dù vậy quá trình thực hiện kiểm soát chi NSNN quaKBNN Hưng Yên vẫn còn tồn tại, hạn chế bất cập như: hiệu quả kiểm soát chiNSNN còn chưa cao, vẫn còn tình trạng lãng phí NSNN, chưa tạo được sự chủđộng cho các đơn vị sử dụng NSNN mặc dù đã có cơ chế khoán chi, tự chủ, tựchịu trách nhiệm sử dụng biên chế và kinh phí hoạt động, vẫn còn những khoản chi
Trang 12thường xuyên chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức quy định Mặt khác trong cơcấu chi NSNN tại Hưng Yên, chi thường xuyên chiếm tỷ lệ trên 70% tổng chiNSNN; nguồn thu trên địa bàn hạn hẹp, nhưng phải dành một phần không nhỏ đểchi cho đầu tư phát triển Vì vậy để đảm bảo kinh phí đáp ứng cho nhu cầu hoạtđộng của bộ máy quản lý Nhà nước trên địa bàn thì việc tăng cường kiểm soát chinhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên là vấn đề cấp thiết đangđược đặt ra.
Với những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài:"Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, " làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2 Mục đích nghiên cứu của Đề tài
Luận văn hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi thườngxuyên NSNN qua KBNN; phân tích thực tiễn kiểm soát chi thường xuyên NSNNqua KBNN tỉnh Hưng Yên Từ đó rút ra những tồn tại, bất cập và đề xuất phươnghướng, giải pháp chủ yếu cùng các điều kiện thực hiện nhằm tăng cường kiểm soátchi thường xuyên NSNN qua KBNN Hưng Yên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Phạm vi nghiên cứu: Kiểm soát chi thường xuyên NSNN của hệ thống KBNNTỉnh Hưng Yên (gồm 11 đơn vị KBNN là: Văn phòng KBNN tỉnh, Phòng giao dịchthành phố và 9 huyện trực thuộc) Với Số liệu chi từ năm 2012 đến năm 2014
Đề tài nghiên cứu hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong mốiquan hệ với các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến kiểm soát chi thườngxuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở những kiến thức cơ bản đã tiếp thu được của khóa Cao học Quản lýkinh tế (2013-2015) của Trường Đại học Mỏ - Địa chất, cũng như kinh nghiệm công
tác, học viên vận dụng lý luận vào thực tiễn của vấn đề Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Trang 13Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi thường xuyênngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhànước qua Kho bạc Nhà nước Hưng Yên
- Đưa ra giải pháp tăng cường kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạcNhà nước Hưng Yên
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làmphương pháp chủ đạo Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác, cụ thể:Phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê so sánh, dùng hệ thống sơ đồ bảng biểuđể làm rõ bản chất của kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Hưng Yên
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về lý luận, Luận văn làm rõ những vẫn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chithường xuyên NSNN qua KBNN Hưng Yên
Về thực tiễn, Luận văn phân tích và đưa ra những giải pháp hoàn thiện kiểmsoát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Hưng Yên, từ đó giúp các nhà quản lýnhìn nhận đúng về kiểm soát và vận dụng vào quản lý chi NSNN
7 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của Luận văn được kết cấu thành 3chương được kết cấu trong 97 trang, 08 bảng và 02 hình
Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi thường xuyên ngânsách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Khobạc Nhà nước Hưng Yên
Chương 3: Giải pháp tăng cường kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Khobạc Nhà nước Hưng Yên
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯNG YÊN
1.1 Cơ sở lý luận về kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc.
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về kiểm soát chi ngân sách nhà nước
1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
NSNN là phạm trù kinh tế và phạm trù lịch sử Sự hình thành và phát triểncủa NSNN gắn với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hoá, tiền tệ trongphương thức sản xuất của các cộng đồng và Nhà nước của từng cộng đồng Nóicách khác, sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa tiền tệ là nhữngtiền đề cho sự phát, tồn tại và phát triển của NSNN
NSNN đã có quá trình ra đời và hình thành suốt thế kỷ XII đến thế kỷ XVIII.Cho đến nay, các Nhà nước khác nhau đều tạo lập và sử dụng NSNN, thuật ngữNSNN được sử dụng khá phổ biến ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới Tuy nhiên,khái niệm NSNN chưa thống nhất và NSNN được nhìn nhận dưới nhiều góc độkhác nhau: pháp lý, kinh tế, xã hội
Theo Từ điển thuật ngữ Tài chính- tín dụng: “NSNN là dự toán và thực hiện các khoản thu chi bằng tiền của Nhà nước trong khoảng thời gian (thường là một năm)”.
Theo Luật NSNN sửa đổi năm 2002 của Việt Nam: “NSNN là toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
1.1.1.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước
NSNN vừa là nguồn lực để nuôi dưỡng bộ máy Nhà nước, vừa là công cụhữu hiệu để Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hộinên có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, các hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn chặt với
quyền lực kinh tế, chính trị của Nhà nước và thực hiện các chức năng của Nhà nước
do Hiến pháp quy định
Trang 15Thứ hai, các hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước đều được tiến hành trên
cơ sở pháp lý như các luật thuế, pháp lệnh thuế, chế độ thu, chế độ chi, định mứcchi tiêu,… do Nhà nước ban hành
Thứ ba, nguồn lực tài chính chủ yếu hình thành nên ngân sách nhà nước là từ
giá trị sản phẩm thặng dư của xã hội và được hình thành chủ yếu qua quá trình phânphối lại mà trong đó thuế là hình thức phổ biến
Thứ tư, NSNN cũng có đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác Nét riêng biệt của
NSNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước là nó được chia thànhnhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng và chỉ sau đó NSNN mới được chi dùng cho nhữngmục đích nhất định, đã định trước
Nghiên cứu những đặc điểm của NSNN giúp ta tìm được phương thức vàphương pháp quản lý NSNN một cách hiệu quả
1.1.1.3 Vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế xã hội
Trong nền kinh tế thị trường vai trò của ngân sách nhà nước được thay đổi vàtrở nên hết sức quan trọng Trong quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc gia ngân sách nhànước có vai trò như sau:
- Vai trò huy động các nguồn Tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước:
Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của ngân sách nhà nước, để đảmbảo cho hoạt động của Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đòihỏi phải có những nguồn tài chính nhất định Những nguồn tài chính này được hìnhthành từ các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế Đây là vai trò lịch sử củangân sách nhà nước mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế nào ngânsách nhà nước đều phải thực hiện
- Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chống lạm phát
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh giữa các nhàdoanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trường làcung cầu và giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị
Trang 16trường Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm độtbiến và gây ra biến động trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanhnghiệp từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác.Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền kinh tếphát triển không cân đối Do đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng nhưngười tiêu dùng nhà nước phải sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị trường nhằmbình ổn giá cả thông qua công cụ thuế và các khoản chi từ ngân sách nhà nước dướicác hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và dự trữ tàichính Đồng thời, trong quá trình điều tiết thị trường ngân sách nhà nước còn tácđộng đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các công cụ tàichính như: phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham giamua bán chứng khoán trên thị trường vốn… qua đó góp phần kiểm soát lạm phát.
- Ngân sách nhà nước là công cụ định huớng phát triển sản xuất
Để định hướng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhà nước sử dụng công cụthuế và chi ngân sách Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặtkhác nhà nước sử dụng thuế với các loại thuế, các mức thuế suất khác nhau sẽ gópphần kích thích sản xuất phát triển và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vàonhững vùng những lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng đãđịnh Đồng thời, với các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vàocác ngành kinh tế mũi nhọn… Nhà nước có thể tạo điều kiện và hướng dẫn cácnguồn vốn đầu tư của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơcấu kinh tế hợp lý
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư
Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoágiàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, Nhà nước phải có một chính sách phân phốilại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân
cư Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng đểđiều tiết thu nhập, với các sắc thuế như thuế thu nhập luỹ tiến, thuế tiêu thụ đặc
Trang 17biệt… một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách mặt khác lại điều tiết một phần thunhập của tầng lớp dân cư có thu nhập cao Bên cạnh công cụ thuế, với các khoản chicủa ngân sách nhà nước như chi trợ cấp, chi phúc lợi cho các chương trình pháttriển xã hội: phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạchhoá gia đình… là nguồn bổ sung thu nhập cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp
Các vai trò trên của ngân sách nhà nước cho thấy tính chất quan trọng củangân sách nhà nước, với các công cụ của nó có thể quản lý toàn diện và có hiệu quảđối với toàn bộ nền kinh tế
1.1.1.4 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Chi thường xuyên NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ ngân sáchnhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện chức năng và cácnhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế xã hội Hay nói cách khác,chi thường xuyên là các khoản gắn liền với thực hiện chức năng các nhiệm vụthường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế xã hội
Qua khái niệm trên cho ta thấy:
Thứ nhất, chi thường xuyên NSNN là quá trình của nhiều hành vi, hành động
khác nhau của Nhà nước và có thế khái quát chúng thành ba nhóm đó là: Nhà nướcđề ra chủ trương, phương hướng, mục tiêu…về chi thường xuyên NSNN cho mộtkhoảng thời gian hay một chu kỳ nào đó; Nhà nước ban hành các chính sách, chế độvề chi thường xuyên NSNN: ban hành Luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư… về chithường xuyên NSNN và Nhà nước tổ chức chi cụ thể từng khoản chi từ NSNN
Thứ hai, chi thường xuyên ngân sách dựa trên các quyền lực vốn có của Nhà
nước Nhà nước có rất nhiều quyền lực, như: Quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế,quyền lực quân sự…và chúng đều là cơ sở, chỗ dựa cho hoạt động chi thườngxuyên NSNN
Thứ ba, chi thường xuyên NSNN được thực hiện dưới dạng tiền tệ.
1.1.1.5 Đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Thứ nhất, chi thường xuyên là những khoản chi mang tính liên tục Xuất phát
từ tồn tại của Nhà nước, từ việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế xã hội
Trang 18làm nảy sinh các khoản chi thường xuyên và đòi hỏi phải có tạo lập nguồn lực tàichính thường xuyên để trang trải.
Với đặc điểm trên, lựa chọn phương thức cấp phát như cấp dự toán, hay cấpbằng lệnh chi tiền, việc theo dõi các khoản chi đặt ra yêu cầu không để ngân sách bịtồn đọng, phân khúc, gây tình trạng nơi thừa nguồn nơi thiếu nguồn, gây căng thẳnggiả tạo khiến cho các khoản chi bị gián đoạn ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượngcông việc đôi khi còn gây những thiệt hại
Thứ hai, xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuối
cùng của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của NSNN cóhiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội.Chi thường xuyên đáp ứng cho các nhu cầu chi để thực hiện các nhiệm vụ Nhà nướcvề quản lý kinh tế, quản lý xã hội ngay trong năm ngân sách hiện tại
Khi nghiên cứu cơ cấu chi NSNN theo mục đích sử dụng cuối cùng của vốncấp phát, người ta phân loại các khoản chi thành hai nhóm: Chi tích lũy và chi tiêudùng Theo tiêu thức này thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên được xếp vàochi tiêu dùng bởi vì chi thường xuyên chủ yếu trang trải cho các nhu cầu về quản lýhành chính Nhà nước; về quốc phòng, an ninh; về các hoạt động sự nghiệp; các hoạtđộng xã hội khác do Nhà nước tổ chức Tuy nhiên có một số khoản chi thường xuyênmà người ta có thể coi nó như là những khoản chi có tính chất tích lũy đặc biệt
Vấn đề đặt ra đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên là kiểm soát cáckhoản chi sao cho vừa đúng luật, tuân thủ các quy định tài chính, các điều kiện chinhưng không thể chậm trễ cấp phát đối với những khoản chi không thể trì hoãn đượcnhư lương, phụ cấp, điện, nước, văn phòng phẩm, nghiệp vụ chuyên môn…
Thứ ba, phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu
tổ chức của bộ máy nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng cáchàng hóa công cộng Chi thường xuyên luôn phải hướng vào việc bảo đảm hoạtđộng bình thường của bộ máy Nhà nước Nếu một khi bộ máy quản lý nhà nướcgọn nhẹ, hoạt động hiệu quả thì số chi thường xuyên cho nó được giảm bớt vàngược lại
Trang 191.1.1.6 Phân loại chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Trong quản lý chi thường xuyên để đảm bảo chất lượng kiểm soát chi, tránhrủi ro trong chi tiêu công, các cơ quan quản lý đưa ra các tiêu thức phân loại theochi thường xuyên như sau:
* Theo từng lĩnh vực chi:
- Chi cho các hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn - xã: Chi sự nghiệpGiáo dục - đào tạo, sự nghiệp Y tế, sự nghiệp Văn hóa - Nghệ thuật, Thể dục - Thểthao, Phát thanh - Truyền hình, Thông tấn, Báo chí…
- Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước: Chi sự nghiệpNông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp, sự nghiệp khí tượng thủy văn, sựnghiệp đo vẽ bản đồ, sự nghiệp định canh, định cư và kinh tế mới…
- Chi cho các hoạt động quản lý Nhà nước: là các khoản chi cho các cơ quanhành chính Nhà nước thuộc bộ máy hành chính các cấp từ Trung ương đến địa phương
- Chi cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khácđược cấp kinh phí từ NSNN: là các khoản chi cho các tổ chức: Đảng Cộng sản ViệtNam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Mặt trận Tổ Quốc, Hôi cựu chiếnbinh, hội Nông dân tập thể, Hội liên hiệp phụ nữ
- Chi cho Quốc phòng - An ninh và trật tự, an toàn xã hội: Chi cho binh sĩ,cho sĩ quan, cho vũ khí và khí tài chuyên dụng của các lực lượng vũ trang…
- Chi khác: Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước, chi hỗ trợ quĩ Bảohiểm xã hội, phần chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dựán Nhà nước,…
* Theo nội dung kinh tế của các khoản chi thường xuyên:
- Các khoản chi cho con người thuộc khu vực hành chính - sự nghiệp: chitiền lương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể, tiền thưởng, các khoản đóng góptheo tiền lương và các khoản thanh toán khác cho cá nhân
- Các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn: Chi phí cho nghiên cứu, hội thảokhoa học; chi phí thuê mướn chuyên gia, giáo viên để tư vấn hoặc đào tạo cho đội ngũnghiên cứu, chi phí để tiến hành khảo sát, tham quan học tập những điển hình tiên tiếnvề nghiên cứu và ứng dụng qui trình công nghệ của một số hoạt động nào đó,
Trang 20- Các khoản chi khác: Chi cho con người có công với cách mạng, chi trợ giátheo chính sách của Nhà nước, chi lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội, chi bổsung cho ngân sách cấp dưới, chi hoàn thuế giá trị gia tăng,
1.1.1.7 Vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Chi thường xuyên NSNN gắn chặt với hoạt động của bộ máy Nhà nước, nótác động đến mọi hoạt động kinh tế xã hội và thường gắn với sự vận động của cáclĩnh vực tiền tệ Do đó, chi thường xuyên có vai trò rất quan trọng, vai trò đó thểhiện trên các mặt cụ thể như sau:
Một là, chi thường xuyên có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các chứcnăng của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội, là một trong những nhân tố có ý nghĩquyết định đến chất lượng, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước
Hai là, chi thường xuyên là công cụ để Nhà nước thực hiện mục tiêu ổn địnhvà điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, thực hiện cácchính sách xã hội… góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội
Ba là, thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện điều tiết, điều chỉnhthị trường để thực hiện các mục tiêu của Nhà nước Nói cách khác, chi thườngxuyên được xem là một trong những công cụ kích thích phát triển và điều tiết vĩ mônền kinh tế
Bốn là, chi thường xuyên là công cụ ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, anninh Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội , đảmbảo ổn định, an toàn xã hội và an ninh, quốc phòng
1.1.2 Kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
1.1.2.1 Khái niệm kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước:
Kiểm soát chi NSNN qua KBNN là quá trình xem xét các khoản chi NSNNđã được thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN quyết định chi gửi đến cơ quan Kho bạcnhằm đảm bảo chi đúng theo các chính sách chế độ, định mức chi tiêu do Nhànước quy định, đồng thời để phát hiện và ngăn chặn các khoản chi trái với quyđịnh hiện hành
Trang 211.1.2.2 Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Khobạc Nhà nước:
Một là, tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểm
soát trong quá trình chi trả, thanh toán Các khoản chi phải có trong dự toán ngânsách nhà nước được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyềnquy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủyquyền quyết định chi
Hai là, mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt
Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và MLNS Các khoản chi ngân sáchnhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toánbằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơquan nhà nước có thẩm quyền quy định
Ba là, việc thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN thực
hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội vàngười cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toántrực tiếp, KBNN thực hiện thanh toán qua đơn vị SDNS
Bốn là, trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi NSNN các
khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách Căn cứ vào quyết định của
cơ quan Tài chính hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, KBNNthực hiện việc thu hồi cho NSNN theo đúng trình tự quy định
Năm là, trong quá trình quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN,
cơ quan Tài chính có quyền quyết định thu hồi giảm chi NSNN đối với các khoảnchi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước Các đơn vị SDNScó trách nhiệm nộp ngân sách nhà nước kịp thời theo quyết định của cơ quan Tàichính KBNN căn cứ vào quyết định của cơ quan Tài chính và giấy nộp tiền của cácđơn vị SDNS để làm thủ tục thu hồi giảm chi ngân sách nhà nước
Sáu là, căn cứ vào quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
việc thu hồi các khoản chi sai chế độ, tham ô làm thất thoát tiền, tài sản nhà nước;KBNN thực hiện hạch toán kế toán thu hồi giảm chi ngân sách nhà nước theo đúng
Trang 22mục lục ngân sách nhà nước, sau khi các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước nộp đủ
các khoản phải thu hồi vào ngân sách nhà nước
1.1.2.3 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
a Kiểm soát chi thanh toán cá nhân
Căn cứ kiểm soát, thanh toán của KBNN bao gồm: bảng đăng ký biên chếquỹ lương đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, danh sách nhữngngười hưởng lương, bảng tăng giảm biên chế và quỹ tiền lương, bảng đăng ký họcbổng, sinh hoạt phí của học sinh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; bảng tănggiảm học bổng, sinh hoạt phí và các chi phí thuê lao động như tiền công phải có hợpđồng; trên cơ sở giấy rút dự toán ngân sách của đơn vị SDNS và các hồ sơ liênquan, KBNN tiến hành kiểm tra, kiểm soát, cấp thanh toán cho đơn vị Đơn vị thựchiện chi trả cho người được hưởng, mức tối đa không được vượt quá quỹ lương, họcbổng đã được duyệt Nhóm mục chi cho thanh toán cá nhân theo quy định tại mụclục NSNN
Đối với các khoản thanh toán cho các cá nhân thuê ngoài: căn cứ vào dự toánNSNN do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị; nội dung thanh toántheo hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng lao động, giấy rút dự toán NSNN của đơn vị,KBNN thực hiện thanh toán cho người được hưởng hoặc cấp qua đơn vị để thanhtoán cho người được hưởng
b Kiểm soát chi phí nghiệp vụ chuyên môn
Căn cứ vào nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn trong dự toán NSNN cơquan có thẩm quyền giao, chế độ tiêu chuẩn, định mức chi tiêu cho từng nghiệp vụchuyên môn và các hồ sơ chứng từ liên quan, giấy rút dự toán do thủ trưởng đơn vị
ký, KBNN thực hiện cấp phát theo 2 hình thức:
- Cấp phát thanh toán: KBNN kiểm tra hồ sơ chứng từ chi của các đơn vị nếuđủ điều kiện quy định thì làm thủ tục thanh toán trực tiếp cho đơn vị
- Cấp phát tạm ứng: Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện cấp phátthanh toán thì KBNN thực hiện cấp tạm ứng cho đơn vị
Các khoản chi trong nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tạimục lục NSNN
Trang 23c Kiểm soát mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc
KBNN kiểm tra, kiểm soát hồ sơ chứng từ chi bao gồm dự toán mua sắmtrang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định được cấp có thẩm quyền quy định, quyếtđịnh phê duyệt kết quả đấu thầu (đối với trường hợp đấu thầu), hoặc quyết định chỉđịnh thầu (đối với trường hợp chỉ định thầu), hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ,hóa đơn bán hàng, vật tư thiết bị, các hồ sơ chứng từ có liên quan, giấy rút dự toánngân sách Nếu đủ điều kiện thanh toán, KBNN thanh toán trực tiếp bằng chuyểnkhoản hoặc bằng tiền mặt qua đơn vị sử dụng NSNN để chi trả cho đơn vị cung cấphàng hóa, dịch vụ Trường hợp chưa đủ điều kiện thanh toán trực tiếp, KBNN cấptạm ứng cho đơn vị Sau khi thực hiện chi đơn vị phải gửi hóa đơn, chứng từ liênquan đến KBNN để thanh toán số tạm ứng, KBNN kiểm tra thấy đủ điều kiện theoquy định thì làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang thanh toán cho đơn vị Cáckhoản chi trong nhóm mục chi mua sắm, sửa chữa theo quy định tại mục lục NSNN
d Kiểm soát các khoản chi khác
Nhóm mục chi khác trong dự toán được giao của đơn vị sử dụng NSNN baogồm các khoản mục của mục lục NSNN không nằm trong 3 nhóm mục trên và cácmục từ 7500 đến mục 8150 Đối với những khoản chi đơn vị đề nghị thanh toán trựctiếp, KBNN kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ và điều kiện chi theo quy địnhvà thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ Đối với khoản chichưa đủ điều kiện thanh toán trực tiếp căn cứ vào dự toán NSNN, giấy rút dự toánngân sách (tạm ứng) KBNN thực hiện cấp tạm ứng Căn cứ bảng kê chứng từ thanhtoán và đối chiếu với các điều kiện chi NSNN nếu đủ các điều kiện quy định,KBNN làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp thanh toán tạm ứng cho đơn vị
1.1.3 Những nhân tố tác động đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Chi thường xuyên ngân sách nhà nước là hoạt động liên quan đến nhiềungành, nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều đơn vị, cá nhân trong xã hội Do vậy, việckiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước chịu tác động của nhiều nhân tốvới mức độ và phạm vi khác nhau Tuy nhiên, những nhân tố cơ bản, quan trọng và
Trang 24tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến hoạt động quản lý chi thường xuyên qua Kho bạcNhà nước có thể chia làm 2 nhóm: nhóm nhân tố bên ngoài và nhóm nhân tố bêntrong Kho bạc Nhà nước.
1.1.3.1 Nhân tố bên ngoài
Nhóm nhân tố bên ngoài gồm: Điều kiện kinh tế của quốc gia và cơ chế,chính sách, các quy định về quản lý chi thường xuyên NSNN
Quá trình sử dụng ngân sách nhà nước cho những mục đích chi tiêu Nhànước theo những yêu cầu nhất định, chỉ thực hiện khi quá trình sử dụng ngân sáchnhà nước bắt đầu triển khai Điều kiện đầu tiên để đảm bảo cho chương trình côngtác thực thi việc sử dụng là nguồn kinh phí ngân sách nhà nước được cấp Tùy theotừng mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra, với những tính toán về mặt kỹ thuật, khoahọc mà cần có một lượng kinh phí nhất định Với tư cách là chủ thể, Nhà nước xemxét khả năng nguồn vốn để cấp phát, nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra
Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển không tốt hoặc đang trong thời kỳkhủng hoảng, thu ngân sách nhà nước không đảm bảo sẽ dẫn đến tình trạng chingân sách luôn bị động, xảy ra tùy tiện giảm bớt kinh phí theo ý muốn chủ quan của
cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền về việc phân phối kinh phí ngân sách làm cho việcthực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo kế hoạch đề ra bị đảo lộn Nhưvậy, vì không có nguồn kinh phí đảm bảo, sẽ dẫn đến chi tiêu không có mục đích rõràng và nhất quán Có thể nói vai trò quản lý chi ngân sách nhà nước của các cơquan nhà nước có thẩm quyền đặc biệt của hệ thống Kho bạc Nhà nước bị ảnhhưởng một cách đáng kể
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật đã trởthành bộ phận không thể thiếu được Việc tới Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật và bảo vệ pháp luật theo đúng nghĩa củanó Bên cạnh ý thức pháp luật của người dân trong xã hội phải được đề cao và đạtđến trình độ giáo dục pháp luật cao Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạođiều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trongkhuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải đầyđủ, chuẩn tắc và đồng bộ
Trang 25Môi trường pháp lý về quản lý chi thường xuyên có ảnh hưởng nhiều tớiquản lý chi ở Kho bạc Nhà nước Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước làmột căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi tiêucũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngânsách các cấp chính quyền Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụthể kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu thường xuyên ngânsách nhà nước được chặt chẽ và hiệu quả hơn Hay như, sự phân định trách nhiệmcủa các cơ quan trong quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước cho chi thường xuyênảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý chi Chỉ trên cơ sở phâncông trách nhiệm rõ ràng của từng cơ quan sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chingân sách nhà nước đạt hiệu quả, không lãng phí sức tiền của Sự phân định tráchnhiệm nhiệm này phải được tôn trọng và được thể chế hóa thành Luật để từng cơquan cũng như cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyền hạncủa mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó công việc được tiến hành trôi chảy dựatrên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, góp phần nâng cao chất lượng quản lý chithường xuyên ngân sách nhà nước.
1.1.3.2 Nhân tố bên trong
Nhóm nhân tố bên trong bao gồm: Năng lực quản lý của người lãnh đạo Khobạc Nhà nước, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ thuộc Kho bạc Nhà nước,
tổ chức bộ máy và quy trình nghiệp vụ, công nghệ quản lý
Yếu tố con người, tổ chức, chính sách luôn có tầm quan trọng đặc biệt Tấtcả quy tụ lại ở năng lực quản lý của người lãnh đạo và biểu hiện chất lượng quản lýbằng hiệu quả hoạt động thực tiễn Việc đánh giá vấn đề này được thực hiện theonội dung sau: Năng lực đề ra sách lược trong hoạt động; đưa ra được kế hoạch triểnkhai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả,có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, chuyên giacũng như giữa các khâu, giữa các bộ phận của guồng máy;… Năng lực quản lý củangười lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt với hoạt động của Kho bạc Nhà nước nóichung và quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng Nếu năng lực của người lãnh
Trang 26đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các sách lược không phù hợp với thực tế thìviệc quản lý chi thường xuyên NSNN sẽ yếu, gây thất thoát, dễ gây lãng phí tronglĩnh vực này và ngược lại.
Năng lực chuyên môn của cán bộ Kho bạc Nhà nước là yếu tố quyết định hiệuquả quản lý chi thường xuyên NSNN Nếu năng lực chuyên môn cao sẽ loại trừ đượcsai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng vốn NSNN cho chi thườngxuyên Năng lực chuyên môn của cán bộ Kho bạc Nhà nước thể hiện ở năng lực phântích, xử lý các thông tin được cung cấp và giám sát, đối chiếu với các quy định hiệnhành của Nhà nước Nếu thiếu khả năng này, thất thoát, lãng phí trong hoạt độngquản lý chi thường xuyên sẽ không tránh khỏi và ngược lại
Tổ chức bộ máy và quy trình nghiệp vụ: Hoạt động quản lý chi thườngxuyên NSNN của Kho bạc Nhà nước triển khai được thuận lợi và có hiệu quả haykhông phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy và quy trình nghiệp vụ Trong đó đặcbiệt quan trọng là các quy trình nghiệp vụ quản lý, tổ chức bộ máy và quy trìnhquản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng
bộ phận trong quá trình thực hiện lập kế hoạch đến thanh toán vốn, quyết toán vốnchi thường xuyên có tác động rất lớn đến quản lý chi ngân sách Tổ chức bộ máyquản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm, rủi rotrong quản lý Quy trình quản lý được bố trí khoa học, rõ ràng sẽ góp phần quantrọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chithường xuyên ở Kho bạc Nhà nước, giảm các yếu tố sai lệch thông tin Từ đó nângcao được hiệu quả hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN ở Kho bạc
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong cuộc sống đã thực sự chứng tỏvai trò không thể thiếu được của nó Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng côngnghệ thông tin vào trong cuộc sống quản lý sẽ giúp tiết kiệm thời gian xử lý côngviệc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạotiền đề cho những cải cách về quy trình nghiệp vụ một cách hiệu quả hơn Chính vì lẽđó mà công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến chấtlượng và hiệu quả của công tác quản lý chi thường xuyên NSNN
Trang 27Có thể nói, Kho bạc Nhà nước là công cụ quan trọng của Nhà nước trongquản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng Hoạtđộng quản lý chi của Kho bạc Nhà nước phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố Có nhântố xuất phát từ nội tại của Kho bạc Nhà nước, có những nhân tố từ bên ngoài, có thểtác động gián tiếp hay trực tiếp.
Với những nhận thức về chi ngân sách nhà nước, quản lý chi thường xuyênngân sách nhà nước, vai trò của hệ thống Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiệnnhiệm vụ quản lý chi thường xuyên NSNN cũng như những nhân tố ảnh hưởng đếncông tác quản lý chi thường xuyên NSNN giúp chúng ta có được tư duy và cách nhìnmột cách khách quan, khoa học trong việc đánh giá thực trạng công tác quản lý chithường xuyên ngân sách nhà nước trong những năm gần đây, từ đó đề ra các giảipháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN qua hệ thống Kho
bạc Nhà nước trong thời gian tới
1.2 Cơ sở thực tiễn về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
1.2.1 Sự cần thiết phải tổ chức kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước là quá trình những cơquan có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ngânsách nhà nước theo các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy địnhvà trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chínhtrong từng giai đoạn Như vậy, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcđược đặt ra đối với mỗi quốc gia, dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển
Đối với nước ta hiện nay, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướclại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi xuất phát từ những lý do sau đây:
Thứ nhất, do yêu cầu của công cuộc đổi mới, trong quá trình đổi mới cơ
chế quản lý tài chính nói chung và cơ chế quản lý ngân sách nhà nước nói riêngđòi hỏi mọi khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước phải bảo đảm tiếtkiệm và có hiệu quả
Trang 28Điều này là một tất yếu khách quan, bởi vì nguồn lực của ngân sáchnhà nước bao giờ cũng có hạn, nó là nguồn của đất nước, trong đó chủ yếu là tiềncủa và công sức lao động do nhân dân đóng góp do đó không thể chi tiêu mộtcách lãng phí Vì vậy, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên ngân sáchnhà nước thực sự trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước, của cáccấp, các ngành và của toàn xã hội Thực hiện tốt công tác này sẽ có ý nghĩa rất tolớn trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung mọi nguồn lực tài chính để pháttriển kinh tế xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phầnlành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát Đồngthời góp phần nâng cao trách nhiệm và phát huy được vai trò của các ngành, cáccấp, các cơ quan, đơn vò có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng ngân sáchnhà nước Đặc biệt theo Luật ngân sách nhà nước quy định, hệ thống Kho BạcNhà nước chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát thanh toán, chi trả trực tiếptừng khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các đối tượng sử dụng đúngvới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được Nhà nước giao, góp phần lập lại
kỷ cương, kỷ luật tài chính
Thứ hai, do hạn chế của cơ chế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán tuy đã được thường xuyên sửa đổi và từngbước hoàn thiện, nhưng cũng chỉ có thể quy định được những vấn đề chung nhất,mang tính nguyên tắc Vì vậy, nó không thể bao quát hết được tất cả những hiệntượng nảy sinh trong quá trình thực hiện chi thường ngân sách nhà nước
Cũng chính từ đó cơ quan Tài chính và Kho Bạc Nhà nước thiếu cơ sở pháp
lý cụ thể cần thiết để thực hiện kiểm tra, kiểm soát từng khoản chi thường xuyênngân sách nhà nước Như vậy, cấp phát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đốivới cơ quan Tài chính chỉ mang tính chất phân bổ ngân sách nhà nước, còn đốivới Kho Bạc Nhà nước thực chất chỉ là xuất quỹ ngân sách nhà nước, chưa thựchiện được việc chi trả trực tiếp đến từng đơn vị sử dụng kinh phí, chưa phát huy hếtvai trò kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước Hơn nữa, cùng vớisự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế xã hội, công tác chi ngân sáchnhà nước cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn Điều này cũng làm cho cơ
Trang 29chế quản lý chi ngân sách nhà nước nhiều khi không theo kịp với sự biến độngvà phát triển của hoạt động chi ngân sách nhà nước, trong đó một số nhân tốquan trọng như: Hệ thống tiêu chuẩn định mức chi tiêu còn xa rời thực tế, thiếuđồng bộ, thiếu căn cứ để thẩm định; chưa có một cơ chế quản lý chi phù hợp và chặtchẽ đối với một số lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực chi đầu tư xây dựng cơ bản đãtạo ra môi trường tham nhũng lý tưởng cho những kẻ thoái hóa biến chất Mặtkhác, công tác kế toán, quyết toán cũng chưa được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽđã tạo ra những kẻ hở trong cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước Từ đó, mộtsố không ít đơn vò và cá nhân đã tìm cách lợi dụng, khai thác những kẻ hở đó của
cơ chế quản lý để tham ô, trục lợi, tư túi chia chác với nhau, gây lãng phí tài sảnvà công quỹ của Nhà nước Từ thực tế trên, đòi hỏi những cơ quan có thẩm quyềnthực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình chi tiêu để phát hiện và ngăn chặn kòpthời những hiện tượng tiêu cực của những đơn vò sử dụng kinh phí ngân sách nhànước cấp; đồng thời phát hiện những kẻ hở trong cơ chế quản lý để từ đó có nhữnggiải pháp và kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung kịp thời những cơ chế, chính sáchhiện hành, tạo nên một cơ chế quản lý và kiểm soát chi ngân sách nhà nước ngàycàng chặt chẽ và hoàn thiện
Thứ ba, do ý thức của các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp
Một thực tế khá phổ biến là các đơn vò thụ hưởng kinh phí được ngân sách nhànước cấp thường có chung một tư tưởng là tìm mọi cách sử dụng hết số kinh phíđược cấp, không quan tâm đến việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng và dự toánđã được duyệt Các đơn vị này thường lập hồ sơ, chứng từ thanh toán sai chế độ quyđịnh như không có trong dự toán chi ngân sách nhà nước đã được phê duyệt, khôngđúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; thiếu các hồ sơ, chứng từ pháp lý có liênquan… Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần thiết phải có một bên thứ ba - cơ quan chứcnăng có thẩm quyền, độc lập và khách quan, có kỹ năng nghề nghiệp, có vị trí pháp
lý và uy tín cao - để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và đưa ra ý kiến nhận xét,kết luận chính xác đối với khoản chi của đơn vị có nằm trong dự toán được duyệthay không; việc sử dụng các khoản chi này có đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩnđược duyệt hay không; có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo đúng quy định hay
Trang 30chưa… qua đó có giải pháp chấn chỉnh và xử lý kịp thời các gian lận, sai sót, ngănchặn các sai phạm và lãng phí có thể xảy ra trong việc sử dụng kinh phí ngân sáchnhà nước của các cơ quan, đơn vò, bảo đảm mọi khoản chi của ngân sách nhà nướcđược tiết kiệm và có hiệu quả.
Thứ tư, do tính đặc thù của các khoản chi thường ngân sách nhà nước
đều mang tính chất không hoàn trả trực tiếp Tính chất cấp phát trực tiếp khônghoàn lại của các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước là một ưu thế cực kỳ
to lớn đối với các đơn vò thụ hưởng ngân sách nhà nước Trách nhiệm của họ làphải chứng minh được việc sử dụng các khoản kinh phí bằng các kết quả công việc
cụ thể đã được Nhà nước giao Tuy nhiên, việc dùng những chỉ tiêu định tính vàđịnh lượng để đánh giá và đo lường kết quả công việc trong nhiều trường hợp làthiếu chính xác và gặp không ít khó khăn Vì vậy, cần phải có một cơ quan chứcnăng có thẩm quyền để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi của ngânsách nhà nước, bảo đảm tương xứng giữa khoản tiền Nhà nước đã chi ra với kết quảcông việc mà các đơn vị thụ hưởng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện
Thứ năm, do yêu mở cửa và hội nhập với nền tài chính khu vực và thế
giới Theo kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước của các nước và khuyếnnghị của các tổ chức tài chính quốc tế, việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chithường xuyên ngân sách nhà nước chỉ thực hiện có hiệu quả trong điều kiện thựchiện cơ chế chi trả trực tiếp từ cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước đến từngđối tượng sử dụng ngân sách, kiên quyết không chuyển kinh phí của ngân sáchnhà nước qua các cơ quan quản lý trung gian Có như vậy mới có thể bảo đảm đềcao kỷ cương, kỷ luật quản lý tài chính Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng kinh phí của ngân sách nhà nước
1.2.2 Kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước của một số nước trên thế giới
1.2.2.1 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước Cộng hoà Pháp
Quá trình chấp hành chi NSNN có sự tách biệt giữa chức năng chuẩn chi vàchức năng kế toán; Đề cao trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm vật chất của các kếtoán viên công cộng
Trang 31Chuẩn chi viên là người nắm giữ một khoản Ngân sách có trách nhiệm thayNhà nước cam kết về mặt pháp lý đối với người thứ ba; tính toán các khoản chi và
ra lệnh chi trả cho kế toán viên thực hiện Chuẩn chi viên cấp 1 và cấp 2, cấp 1 làngười đứng đầu cơ quan quyền lực hành chính như Thủ tướng, các Bộ trưởng, thủtrưởng đơn vị Chuẩn chi viên cấp 2 là các tỉnh trưởng, tương đương chủ tịchUBND tỉnh, họ có thể uỷ quyền cho cấp dưới tương đương như Giám đốc các sở ởViệt Nam
Kế toán viên được đặt dưới quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính, làngười duy nhất đủ tư cách điều khiển vốn công cộng và thông qua đó thực hiện việckiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ, chứng từ kế toán theo qui định củaPháp Luật Kế toán viên phải chịu trách nhiệm vật chất về các nghiệp vụ thu, chi màhọ đã kiểm soát, kế toán viên phải kí quỹ hoặc thế chấp bất động sản của mình đểbảo đảm chức năng thực thi nhiệm vụ
Kiểm soát viên tài chính là người kiểm soát giai đoạn đầu trước khi thực hiệncác cam kết chi để tránh sai sót trong quá trình thanh toán, chi trả
Qui trình thực hiện một khoản chi gồm các giai đoạn: Giai đoạn cam kết chi;giai đoạn kiểm tra nghiệp vụ giao dịch; giai đoạn ra lệnh chi; giai đoạn thanh toánchi trả của kế toán
1.2.2.2 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Singapore
Chính phủ Singapore quản lý Ngân sách theo kết quả đầu ra nhằm tạo ra
một khuôn khổ pháp lý thích hợp, khuyến khích thúc đẩy công viên chức làm việcmột cách hiệu quả và có tinh thần trách nhiệm
Đơn vị có quyền tự chủ về tài chính nếu đơn vị đó xác định được mục tiêucông việc và sản phẩm đầu ra; phân bổ Ngân sách theo sản phẩm đầu ra; có cơ chếkhuyến khích việc hoàn thành mục tiêu đề ra
Áp dụng cơ chế quản lý linh hoạt, trong đó Thủ trưởng cơ quan được quyềnphân bổ kinh phí chương trình và đơn vị trực thuộc; được đào tạo, tuyển dụng và bổnhiệm nhân viên; phê duyệt và quyết định công việc mua sắm
Singapore sử dụng 5 tiêu chí khác nhau để đánh giá kết quả hoạt động của
Trang 32một cơ quan, đơn vị tự chủ áp dụng phương thức lập Ngân sách theo kết quả đầu ra,đó là: Kết quả tài chính; số lượng sản phẩm; chất lượng dịch vụ; hiệu quả hoạtđộng; kết quả hoạt động.
Cơ quan tự chủ tài chính được coi là hoạt động hiệu quả nếu đạt được cácmục tiêu chức năng, nhiệm vụ của mình và đạt kế hoạch sản phẩm đầu ra
1.2.3 Kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở một số địa phương
1.2.3.1 Kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạcNhà nước Hải Dương
KBNN Hải Dương thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990, hoạtđông trên một địa bàn gồm 11 huyện Từ ngày thành lập đến nay, KBNN HảiDương luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong đó một nhiệm vụ trọngtâm là quản lý quỹ NSNN
Đi đôi với công tác thu NSNN, KBNN Hải Dương đã thực hiện tốt công táckiểm soát chi NSNN, đảm bảo các khoản chi đều có trong dự toán được duyệt, đúngđối tượng, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định, giải quyết kịp thời mọi khókhăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, vừa đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắcquản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng Ngân sách Qua côngtác kiểm soát chi, KBNN Hải Dương đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốnNSNN, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng
Từ năm 1990 đến năm 2013, tổng số chi NSNN qua KBNN Hải Dương là 10.680 tỷđồng Tính riêng năm 2013, tổng chi NSNN là 642 tỷ đồng, tăng 48 lần so với năm
1990, bằng 132% so với năm 2010 Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyênNSNN, KBNN Hải Dương đã từ chối hàng trăm món tiền với tổng số tiền lên đến hàng
tỷ đồng Tính riêng năm 2013, KBNN Hải Dương đã từ chối thanh toán 98 món với tổngsố tiền là 930 triệu đồng
Để đạt được kết quả trên, KBNN Hải Dương đã tập trung làm tốt một số côngtác sau:
- Nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý NSNN và các quy định
Trang 33trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN Ngay từ khi Luật NSNN có hiệu lựcvà các chế độ về quản lý chi được ban hành, KBNN Hải Dương đã tổ chức triển khai đếntoàn thể cán bộ công chức, đồng thời Kho bạc phối hợp với cơ quan Tài chính tham mưucho UBND tỉnh tổ chức triển khai Luật NSNN và các văn bản liên quan cho các đơn vị
sử dụng kinh phí NSNN trên địa bàn
- Nghiên cứu ứng dụng tin học vào công tác chi và kiểm soát chi thườngxuyên NSNN Công tác tin học được KBNN Hải Dương luôn quan tâm và đã hỗ trợđắc lực cho công tác chi ngân sách và kiểm soát chi thường xuyên NSNN Mạng nội
bộ và nối mạng về KBNN luôn hoạt động thông suốt, các chương trình ứng dụngphục vụ cho công tác chi và kiểm soát chi được triển khai kịp thời Đặc biệt là cùngvới toàn hệ thống KBNN đơn vị đã triển khai thành công TABMIS, không chỉ kếtnối trong hệ thống KBNN mà đối với cả cơ quan Tài chính Thực hiện tốt chươngtrình thanh toán song phương điện tử với Ngân hàng trên địa bàn, những khoảnthanh toán trước đây khi thực hiện bằng phương pháp thủ công phải mất vài ngàythì hiện nay chỉ mất vài phút với sự hỗ trợ của chương trình thanh toán điện tử 1.2.3.2 Kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạcNhà nước Hải Phòng
Từ khi Luật NSNN có hiệu lực (năm 1997), vai trò của KBNN trong côngtác quản lý, kiểm soát chi NSNN đã được xác lập rõ và từng bước đưa việc sử dụngNSNN vào nề nếp
Chi thường xuyên NSNN các cấp năm sau luôn cao hơn năm trước KBNN HảiPhòng đã siết chặt công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, thực hiện rất nghiêm túcchủ trương của Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định nền kinh tế trong năm
Tuy nhiên, đáng lưu ý là hình thức chi bằng lệnh chi tiền chiếm một tỷ lệ quácao trong tổng chi ngân sách của tỉnh Hải Phòng, chiếm hơn 50% Qua đó có thểđánh giá công tác điều hành vốn của cơ quan Tài chính làm chưa tốt Và công táckiểm soát chi thường xuyên sẽ chưa thật hiệu quả nếu số chi của hình thức Lệnh chitiền còn quá cao như vậy
Ngoài việc kiểm soát chi thương xuyên NSNN theo các điều kiện trên,
Trang 34KBNN Hải Phòng còn thực hiện kiểm soát chi theo các chương trình cấp bách củaChính phủ Ví dụ như: năm 2008 thực hiện các biện pháp để kiềm chế lạm pháp củaChính phủ, KBNN Hải Phòng đã thực hiện được việc kiểm soát tiết kiệm 10% chithường xuyên NSNN nhằm kiềm chế lạm phát.
Năm 2011, thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, KBNN Hải Phòng đã kiểmsoát chi tiêu tất cả các đơn vị sử dụng NSNN Thực hiện cắt giảm 10% dự toán năm
2011 và 10% kinh phí của 9 tháng cuối năm 2011 Ngừng mua các thiết bị vănphòng kể từ ngày 24/2/2011
Tình hình hoạt động và quy mô quản lý NSNN qua KBNN Hải Phòng nămcho thấy năm sau luôn cao hơn năm trước Kết quả công tác kiểm soát chi thườngxuyên tại KBNN Hải Phòng cho thấy tổng số món KBNN Hải Phòng từ chối thanhtoán lên đến con số vài trăm món trong một năm, giá trị từ chối thanh toán lên đếnvài tỷ đồng Qua kết quả kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNNqua KBNN Hải Phòng những năm gần đây cho thấy KBNN có vai trò quan trọng
trong việc kiểm soát các khoản chi thường xuyên của NSNN
1.2.4 Một số bài học rút ra về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với Kho bạc Nhà nước Hưng Yên.
Từ những kinh nghiệm kiểm soát thường xuyên NSNN tại các KBNN ở cácđịa phương trong nước và ngoài nước nêu trên, có thể rút ra một số bài học đối vớiKBNN Hưng Yên như sau:
Một là, phải nhận thức được rằng công tác kiểm soát chi không phải chỉ đơn
thuần là công việc của KBNN mà nó bao gồm nhiều khâu liên quan đến nhiều cấp,ngành và nhiều cơ quan, đơn vị Vì vậy, để thực hiện tốt công tác kiểm soát chithường xuyên NSNN qua KBNN, Kho bạc phải biết phối hợp tốt với các cơ quan đơnvị trên địa bàn, tranh thủ sự chỉ đạo, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương
Hai là, nhận thức tầm quan trọng của yếu tố con người trong công tác quản
lý NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN Để công tác kiểm soát chi thườngxuyên NSNN qua KBNN ngày càng hoàn thiện hơn thì trước hết đội ngũ cán bộcông chức KBNN nói chung và cán bộ KSC thường xuyên nói riêng cũng phải được
Trang 35hoàn thiện Để làm được điều đó, Kho bạc phải tăng cường công tác cán bộ trong tấtcả các khâu từ bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng Việc bố trí cán bộ làm côngtác KSC, không chỉ chú trọng khả năng chuyên môn mà còn phải chọn người có đạođức tốt, liêm khiết, công minh.
Ba là, tăng cường ứng dụng tin học vào các hoạt động nghiệp vụ KBNN,
đặc biệt là công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN
Bốn là, nên hạn chế hình thức chi thường xuyên bằng lệnh chi tiền Từ việc
quan sát cách kiểm soát chi của KBNN Hải Phòng, KBNN Hưng Yên cũng nhậnthấy rằng hình thức chi bằng lệnh chi tiền chiếm một tỷ lệ quá cao trong tổng chingân sách làm giảm vai trò chức năng kiểm soát chi NSNN của KBNN, phải có ýkiến đóng góp với cơ quan Tài chính cùng cấp và KBNN cấp trên trong việc điềuhành kiểm soát chi NSNN hướng tới sự hợp lý và hoàn thiện
Năm là, cần bám sát văn bản hướng dẫn của Nhà nước trong công tác kiểm
soát chi thường xuyên sẽ giúp chúng ta tránh được sai sót trong quy trình kiểm soátchi thường xuyên Trong việc kiểm soát chi thường xuyên của KBNN Hưng Yên,đối với khoản mua sắm từ 20 triệu đồng trở lên đến dưới 100 triệu đồng thì cơ quan,đơn vị mua sắm lấy báo giá của ba đơn vị cung cấp tài sản khác nhau làm cơ sở đểlựa chọn đơn vị cung cấp rẻ nhất; phải có hợp đồng mua bán, hóa đơn tài chính,biên bản nghiệm thu, giấy rút dự toán gửi đến Kho bạc làm cơ sở thanh toán Ở đâytheo hướng dẫn Theo Thông tư 161/2012/TT-BTC ra ngày 02/10/2012 quy định chế
độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ởtrường hợp này cần phải có thêm chỉ định thầu tức là quyết định lựa chọn nhà cung cấpdịch vụ tốt nhất (chứ không đơn thuần là rẻ nhất) của thủ trưởng đơn vị sử dụngNSNN Cho thấy việc kiểm soát chi thường xuyên phải bán sát vào các văn bản, quyếtđịnh, hướng dẫn của Nhà nước đưa ra để thực hiện vai trò nhiệm vụ kiểm soát chiNSNN một cách tốt nhất có thể
Tóm lại, với những nhận thức về chi thường xuyên NSNN và quản lý thường
xuyên NSNN; KSC thường xuyên NSNN và nhiệm vụ, vai trò của KBNN trong việcKSC thường xuyên NSNN đã giúp chúng ta có được tư duy và cái nhìn một cách
Trang 36khách quan, khoa học trong việc đánh giá thực trạng công tác quản lý và KSC NSNNđối với các khoản chi thường xuyên qua KBNN Hưng Yên trong những năm gần đây.
Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý và kiểm soát chiNSNN đối với các khoản chi thường xuyên tại KBNN Hưng Yên trong thời gian tới
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày01/04/1990, trong quá trình hoạt động của Hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam,luôn có những chính sách đổi mới và hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý,chức năng, nhiệm vụ và các chính sách chế độ của Nhà nước, để đáp ứng với sựphát triển toàn diện của đất nước Luật NSNN; Chiến lược phát triển hệ thốngKBNN; các hội thảo, đề tài khoa học; những nghiên cứu của các nhà khoa học trongvà ngoài ngành; các luận văn, bài báo viết về KBNN với nhiều góc độ khác nhau,có thể nêu một số nghiên cứu với các nội dung cơ bản sau:
Bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Thị Nhơn, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước
về “Triển khai chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020”, nêu lên:
cần phải tăng cường công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chínhvới mục tiêu đổi mới toàn diện cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ theo hướngđơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế
Trong bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Anh, nói về “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020”, khảng
định: Ngay từ đầu mới thành lập, KBNN đã xác định nguồn nhân lực là một trongnhững nguồn lực cơ bản, phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong chiếnlược quản lý nền công vụ và trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Thạc sĩ Hoàng Thị Xuân có bài viết đăng trên tạp chí Quản lý Ngân quỹ
quốc gia “ Đề xuất và giải pháp quy trình kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”, nêu lên tầm quan trọng của ngân sách nhà nước tác động đến
tình hình KT-XH nói chung và nền tài chính nói riêng, từ đó xác định việc quản lývà sử dụng hiệu quả các khoản chi ngân sách có ý nghĩa hết sức to lớn, góp phầnnâng cao nguồn lực tài chính, thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Trang 37Thạc sĩ Nguyễn Văn Quang và Thạc sĩ Hà Xuân Hoài có bài đăng trên mục
Nghiên cứu và trao đổi của tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia nói về “Tích hợp quy trình kiểm soát cam kết chi và quy trình kiểm soát chi ngân sách Nhà nước- một yêu cầu chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước”, nhận định kiểm soát cam kết
chi ngân sách nhà nước là việc thực hiện một khâu kiểm soát quan trọng trong chutrình quản lý chi ngân sách Nhà nước
Đề tài “Quản lý chi NSNN qua Kho bạc trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá” của
tác giả Lương Quang Tịnh, Luận văn thạc sĩ bảo vệ năm 2000 tại Học viện Chính trịQuốc gia Hồ Chí Minh Trên cơ sở khái quát lý thuyết và đánh giá thực trạng quản
lý chi NSNN qua Kho bạc trên địa bàn trước khi có Luật NSNN và sau khi thựchiện Luật NSNN, luận văn đề xuất các giải pháp cụ thể thiết thực nhằm hoàn thiệnvà nâng cao hiệu quả trong quản lý chi NSNN qua Kho bạc trên địa bàn
Đề tài “Hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua KBNN Thanh Hóa” của tác giả
Nguyễn Thị Thanh Hà, Luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Học viện Chính trị- Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh năm 2008 Luận văn đã trình bày khái quát cơ sở lý luậnchung về kiểm soát chi NSNN qua KBNN; Thực trạng tình hình chi, thực trạngkiểm soát chi NSNN qua KBNN; Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi NSNN quaKBNN Thanh Hóa nhằm góp phần xây dựng KT-XH của tỉnh ngày càng giàu mạnh,nâng cao đời sống nhân dân
Đề tài “Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho
bạc nhà nước Việt Nam (lấy ví dụ tại KBNN Nam Định)” Tác giả Vũ Văn
Yên-khoa Kinh tế Chính trị của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, bảo vệ năm 2008,trên cơ sở phần thực trạng tác giả nghiên cứu về cơ sở pháp lý, quy trình, phươngthức chi trả, thanh toán, phân tích số liệu chi thường xuyên NSNN để thấy đượcnhững thành tựu cần tiếp tục duy trì và phát huy, những tồn tại, hạn chế cần khắcphục, đề ra những phương hướng để hoàn thiện chi NSNN qua KBNN ngày càngđược hiệu quả
Và còn có một số luận văn đề cập đến công tác kiểm soát chi NSNN quaKBNN như Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Lương Ngọc Tuyền, trường Đại học kinh tế
Trang 38Thành phố Hồ Chí Minh về: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”; Luận văn thạc sĩ Trần Trọng Sơn:
“Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước quận Cầu giấy”, trường Đại học kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội
Về lý luận và thực tiễn, các tác giả đã đưa ra nhiều những vấn đề quan trọngliên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Đánh giá kết quả đạt được,nêu lên những hạn chế, từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu, đề xuất những kiếnnghị để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nướcqua Kho bạc Nhà nước
Kết luận chương 1
Trình bày khái niệm về ngân sách nhà nước, đặc điểm của ngân sách nhà
nước Vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế xã hội, Khái niệm về kiểm
soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước, nguyên tắc, nội dung kiểm soát chithường xuyên ngân sách nhà nước Trên cơ sở đó, khái niệm kiểm soát chi thườngxuyên NSNN và đặc điểm kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN; Phânloại kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN, điều kiện cấp phátthanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đặc biệt tác giả đi sâuphân tích những nhân tố tác động đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN quaKBNN giúp Nhà quản lý có được tư duy và cách nhìn nhận khách quan, khoa họctrong việc đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhànước trong những năm gần đây, từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểmsoát chi thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN trong thời gian tới Ngoài ra tácgiả đã đưa ra kinh nghiệm kiểm soát chi ngân sách nhà nước ở một số nước trên thêgiới và một số ở địa phương từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về kiểm soát chithường xuyên ngân sách nhà nước đối với KBNN Hưng Yên trong quá trình đổimới, ngoài ra tác giả còn nghiên cứu các công trình đã được hoàn thiện và nâng caohiệu quả trong việc kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯNG YÊN
2.1 Tổng quan về Kho bạc Nhà nước Hưng Yên
Tổ chức bộ máy hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcqua Kho bạc Nhà nước Hưng Yên
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Kho bạc Nhà nước tỉnh Hưng Yên.
a Lịch sử hình thành của KBNN tỉnh Hưng Yên
Ngày 1/4/1990, hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính đượctái thành lập, được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹNSNN, các quỹ tài chính của Nhà nước, huy động vốn cho NSNN và cho đầu tưphát triển và là mối duy nhất thực hiện nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán NSNN.Qua 25 năm, hệ thống KBNN đã nỗ lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mìnhnhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính - ngân sách góp phần vào công cuộc xâydựng đất nước trong giao đoạn hội nhập và phát triển
Sau 25 năm thành lập và phát triển, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã vượt quanhiều khó khăn, từng bước ổn định và phát triển, cùng với toàn ngành Tài chính đạtđược nhiều kết quả trong xây dựng chính sách, quản lý quá trình phân phối nguồnlực của đất nước, góp phần tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Có thể khẳng định rằng, hệ thống KBNN đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổimới và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia thông qua việc tập trung nhanh, đầyđủ nguồn thu cho ngân sách nhà nước đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của Chínhphù, huy động một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; kế toán vàcung cấp thông tin kịp thời về tình hình thu, chi ngân sách phục vụ sự chỉ đạo điềuhành của các cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương, nâng cao chất lượngquản lý, hiệu quả sử dụng NSNN
KBNN Hưng Yên được thành lập theo Quyết định số 1143/TC/QĐ/TCCB
Trang 40ngày 14 tháng 12 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chính thức đi vào hoạtđộng từ ngày 01/01/1997; KBNN tỉnh Hưng Yên có trụ sở trên đường Chu MạnhChinh, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, có tư cách phápnhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hưng Yênvà Ngân hàng TMCP ngoại thương Hưng Yên để thực hiện giao dịch, thanh toántheo yêu cầu của Pháp luật.
b Quá trình phát triển của KBNN tỉnh Hưng Yên
Trải qua 18 năm hình thành và phát triển, KBNN tỉnh Hưng Yên đã trưởngthành và ngày càng hoàn thiện về năng lực chuyên môn cũng như trình độ quản lý.Điều đó được minh chứng thông qua các số liệu sau:
* Về bộ máy tổ chức:
KBNN tổ chức theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương Bộ máy giúpviệc của KBNN tỉnh Hưng Yên gồm:
+ 10 phòng nghiệp vụ: Phòng Tổng hợp, phòng Kế toán NN, phòng Kiểmsoát chi NSNN, phòng Kho quỹ, phòng Thanh tra, phòng Tin học, phòng Tổ chứccán bộ, phòng Hành chinh- quản trị, phòng Tài vụ, phòng Giao dịch
+ Ngoài ra còn có 9 Kho bạc huyện trực thuộc: KBNN Văn Lâm, KBNN MỹHào, KBNN Yên Mỹ, KBNN Khoái Châu, KBNN Kim Động, KBNN Ân Thi,KBNN Phù Cừ, KBNN Tiên Lữ, KBNN Văn Giang
* Về năng lực chuyên môn:
Năm 2012, KBNN tỉnh Hưng Yên có 207 cán bộ công chức trong đó trình độtrên cao học chiếm 7%, trình độ đại học chiếm 72%, trình độ khác như cao đẳng,trung cấp chiếm 21%
Năm 2014, KBNN tỉnh Hưng Yên có 200 cán bộ công chức trong đó trình độtrên cao học chiếm 12%, trình độ đại học chiếm 74%, trình độ khác như cao đẳng,trung cấp chiếm 14%
Có thế thấy cán bộ công chức tại KBNN tỉnh Hưng Yên đã không ngừngnâng cao, bồi dưỡng trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi khách quantrong công cuộc đổi mới và phát triển ngành Kho bạc nói chung và KBNN tỉnh