Kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 30 - 32)

Nhà nước của một số nước trên thế giới

1.2.2.1 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước Cộng hoà Pháp.

chức năng kế toán; Đề cao trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm vật chất của các kế toán viên công cộng.

Chuẩn chi viên là người nắm giữ một khoản Ngân sách có trách nhiệm thay Nhà nước cam kết về mặt pháp lý đối với người thứ ba; tính toán các khoản chi và ra lệnh chi trả cho kế toán viên thực hiện. Chuẩn chi viên cấp 1 và cấp 2, cấp 1 là người đứng đầu cơ quan quyền lực hành chính như Thủ tướng, các Bộ trưởng, thủ trưởng đơn vị. Chuẩn chi viên cấp 2 là các tỉnh trưởng, tương đương chủ tịch UBND tỉnh, họ có thể uỷ quyền cho cấp dưới tương đương như Giám đốc các sở ở Việt Nam.

Kế toán viên được đặt dưới quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính, là người duy nhất đủ tư cách điều khiển vốn công cộng và thông qua đó thực hiện việc kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ, chứng từ kế toán theo qui định của Pháp Luật. Kế toán viên phải chịu trách nhiệm vật chất về các nghiệp vụ thu, chi mà họ đã kiểm soát, kế toán viên phải kí quỹ hoặc thế chấp bất động sản của mình để bảo đảm chức năng thực thi nhiệm vụ.

Kiểm soát viên tài chính là người kiểm soát giai đoạn đầu trước khi thực hiện các cam kết chi để tránh sai sót trong quá trình thanh toán, chi trả.

Qui trình thực hiện một khoản chi gồm các giai đoạn: Giai đoạn cam kết chi; giai đoạn kiểm tra nghiệp vụ giao dịch; giai đoạn ra lệnh chi; giai đoạn thanh toán chi trả của kế toán.

1.2.2.2. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Singapore

Chính phủ Singapore quản lý Ngân sách theo kết quả đầu ra nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý thích hợp, khuyến khích thúc đẩy công viên chức làm việc một cách hiệu quả và có tinh thần trách nhiệm.

Đơn vị có quyền tự chủ về tài chính nếu đơn vị đó xác định được mục tiêu công việc và sản phẩm đầu ra; phân bổ Ngân sách theo sản phẩm đầu ra; có cơ chế khuyến khích việc hoàn thành mục tiêu đề ra.

Áp dụng cơ chế quản lý linh hoạt, trong đó Thủ trưởng cơ quan được quyền phân bổ kinh phí chương trình và đơn vị trực thuộc; được đào tạo, tuyển dụng và bổ

nhiệm nhân viên; phê duyệt và quyết định công việc mua sắm.

Singapore sử dụng 5 tiêu chí khác nhau để đánh giá kết quả hoạt động của một cơ quan, đơn vị tự chủ áp dụng phương thức lập Ngân sách theo kết quả đầu ra, đó là: Kết quả tài chính; số lượng sản phẩm; chất lượng dịch vụ; hiệu quả hoạt động; kết quả hoạt động.

Cơ quan tự chủ tài chính được coi là hoạt động hiệu quả nếu đạt được các mục tiêu chức năng, nhiệm vụ của mình và đạt kế hoạch sản phẩm đầu ra.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w