Kiểm soát các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua Kho bạc

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 57 - 69)

Nhà nước Hưng Yên.

- Kiểm soát cam kết chi NSNN đảm bảo các khoản chi NSNN (thuộc diện phải cam kết) đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, qua đó góp phần chống lãng phí nhằm tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế- xã hội, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia.

Góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và điều hành NSNN.

Ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực, phát hiện những điểm chưa phù hợp trong cơ chế quản lý để từ đó kiến nghị với các ngành, các cấp sửa đổi, bổ sung kịp thời để các cơ chế quản lý và KSC NSNN ngày càng được hoàn thiện, phù hợp và chặt chẽ hơn.

Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các gian lận, sai phạm, sai sót và lãng phí có thể xảy ra trong việc sử dụng kinh phí NSNN của các đơn vị, đảm bảo mọi khoản chi của NSNN được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Đồng thời nó góp phần ngăn chặn được tình trạng phát sinh nợ vượt quá mức kinh phí trong dự toán đã được duyệt, giảm tình trạng nợ đọng trong chi tiêu của các đơn vị SDNS cũng như nợ đọng của chính quyền, đặc biệt là chính quyền địa phương.

Do yêu cầu mở cửa và hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới, việc áp dụng quy trình kiểm soát, cam kết và thực hiện chi trả trực tiếp các khoản chi NSNN đến từng đối tượng sử dụng là rất cần thiết, góp phần minh bạch hoá hoạt động quản lý chi tiêu công, đồng thời thúc đẩy quá trình lành mạnh hoá các hoạt động giao dịch trong nền kinh tế.

KBNN Hưng Yên đã được áp dụng từ tháng 6 năm 2013 đáp ứng được yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, bảo đảm các khoản chi của đơn vị nằm trong dự toán, kế hoạch chi NSNN hàng năm được duyệt và tuân thủ các chế độ, định mức chi tiêu của Nhà nước quy định; mặt khác, giữ lại một khoản dự toán hoặc kế hoạch vốn tương ứng để bảo đảm chi trả khi đã đủ điều kiện để thanh toán. Tuy nhiên theo quy định hiện nay đối với chi thường xuyên chỉ những khoản mua sắm

mà giá trị hợp đồng 100 triệu đồng trở lên thì mới phải thực hiện cam kết chi, nên thực tế tại KBNN Hưng Yên các khoản chi mua sắm phải cam kết chi ít, do các đơn vị SDNS mỗi lần mua sắm hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ thường dưới 100 triệu và cũng không loại trừ trường hợp chia ra mua sắm nhiều lần để tránh thực hiện thủ tục cam kết chi.

- Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc là tổ chức kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo tất cả các khoản chi NSNN phải có đầy đủ các chứng từ hợp pháp, hợp lệ; có đầy đủ các điều kiện chi theo quy định của luật như: có trong dự toán được duyệt; đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức; được người có thẩm quyền chuẩn chi… Ngoài ra, nội dung kiểm soát còn gắn với công tác thanh toán, chi trả theo nguyên tắc mọi khoản chi NSNN được thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ.

Bảng 2.1: Chi thường xuyên NSNN các cấp qua Kho bạc Nhà nước Hưng Yên

Đơn vị tính: Triệu đồng Cấp ngân sách 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng Trung ương 746.670 28% 229.149 17% 183.248 18% Tỉnh 838.690 31% 408.426 30% 292.744 29% Huyện 768.536 28% 491.497 36% 375.764 37% Xã 336.454 13% 215.004 17% 155.401 16% Tổng 2.690.350 1.344.076 1.007.157

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của KBNN Hưng Yên)

Qua bảng 2.1 cho thấy KBNN tỉnh Hưng Yên đã thực hiện kiểm soátchi các khoản chi thường xuyên NSNN của ngân sách các cấp. Trong đó năm 2012 chi thường xuyên ngân sách tỉnh đạt 838.690 triệu đồng chiếm khoảng 31% chi thường xuyên NSNN, ngân sách huyện đạt 768.536 triệu đồng chiếm khoảng 28% chi thường xuyên NSNN. Năm 2013 chi thường xuyên ngân sách tỉnh đạt 408.426 triệu đồng chiếm khoảng 30% chi thường xuyên NSNN giảm 430.264 triệu đồng so với năm 2012, ngân sách huyện đạt 491.497 triệu đồng chiếm khoảng 36% chi thường xuyên NSNN giảm 277.039 triệu đồng. Năm 2014 chi thường xuyên ngân sách tỉnh đạt 292.744 triệu đồng chiếm khoảng 29% chi thường xuyên NSNN giảm 115.682

triệu đồng, ngân sách huyện đạt 375.764 triệu đồng chiếm khoảng 37% chi thường xuyên NSNN giảm 115.733 triệu đồng. Có thể thấy chi thường xuyên ngân sách tỉnh và ngân sách huyện chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi thường xuyên NSNN. Sở dĩ có điều này là do tỉnh Hưng Yên là tỉnh mới thành lập nên cở sở hạ tầng còn nghèo nên ngân sách chú trọng đầu tư cho các công trình ngân sách tỉnh và huyện để đẩy mạnh sự phát triển chung của toàn tỉnh. Mặt khác nhận thấy nguồn ngân sách các năm về sau giảm dần là do kinh tế chung toàn cầu cũng như kinh tế cả nước giảm sút vì vậy nguồn ngân sách cấp cho tỉnh Hưng Yên cũng giảm dần những năm gần đây, dừng thi công nhiều công trình xây dựng cơ bản và dừng mua sắm một số mặt hàng có giá trị lớn theo công văn hướng dẫn của Bộ Tài chính.

a. Kiểm soát các khoản chi thanh toán cá nhân

* Kiểm soát chi lương và các khoản có tính chất tiền lương:

Đầu năm ngân sách đơn vị sử dụng ngân sách phải gửi Kho bạc nơi đơn vị giao dịch để kiểm tra và lưu trữ gồm: Dự toán chi thường xuyên NSNN năm được cấp có thẩm quyền duyệt; Bảng đăng ký hoặc thông báo biên chế quỹ tiền lương được cơ quan có thẩm quyên duyệt; Nếu năm ngân sách đơn vị chưa được giao chỉ tiêu biên chế, quỹ tiền lương thì tạm thời căn cứ vào số biên chế, quỹ tiền lương được giao năm trước để cấp phát, thanh toán.

Hàng tháng: Căn cứ vào danh sách chi trả lương, phụ cấp lương của đơn vị, bộ phận kế toán KBNN đối chiếu với bảng đăng ký biên chế quỹ tiền lương, sinh hoạt phí năm hoặc bảng đăng ký điều chỉnh của đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt (nếu có) kèm theo giấy rút dự toán NSNN do đơn vị sử dụng NSNN gửi đến, kế toán thực hiện:

+ Kiểm tra giấy rút dự toán NSNN bảo đảm các yếu tố trên giấy rút dự toán phải ghi rõ đầy đủ, rõ ràng, không tẩy xóa, ghi chi tiết theo mục lục ngân sách, tính chất nguồn kinh phí và cấp ngân sách, mẫu dấu chữ ký người chuẩn chi của đơn vị phải đúng với mẫu dấu chữ ký đã đăng ký với KBNN nơi đơn vị giao dịch.

+ Kiểm tra, đối chiếu khoản chi lương và phụ cấp lương với dự toán kinh phí và quỹ tiền lương được thông báo đảm bảo đúng với cấp thẩm quyền đã giao.

+ Kiểm tra bảng tăng, giảm biên chế quỹ tiền lương (nếu có)

+ Kiểm tra biên chế: Nếu có tăng biên chế thì tổng số biên chế không được vượt so với biên chế được thông báo

+ Sau kỳ lĩnh lương, nếu có tăng, giảm biên chế tiền lương thì đơn vị lập bổ sung và rút dự toán về tiền lương vào tháng sau cùng kỳ để chi trả.

Xử lý sau khi kiểm tra: Nếu hồ sơ của đơn vị chưa đầy đủ, không đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp thì Kho bạc trả lại và hướng dẫn đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định; Nếu việc chi tiêu không đúng chế độ hoặc tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã không đủ cấp phát, thanh toán thì từ chối thanh toán, thông báo và trả hồ sơ cho đơn vị đồng thời thông báo cho cơ quan Tài chính cùng cấp có liên quan nắm bắt được để kịp thời xử lý; Nếu đủ điều kiện cấp phát thanh toán, kế toán được phân công theo dõi đơn vị hoàn thiện chứng từ và chuyển tiền cho đơn vị.

* Đối với các khoản thanh toán cho cá nhân thuê ngoài

Căn cứ vào dự toán NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị để thực hiện; nhu cầu chi của đơn vị; nội dung thanh toán theo hợp đồng kinh tế; hợp đồng lao động; giấy rút dự toán NSNN của đơn vị, Kho bạc nhà nước thực hiện thanh toán trực tiếp cho người được hưởng hoặc cấp qua đơn vị để thanh toán cho người hưởng.

* Đối với phần chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức từ nguồn kinh phí tiết kiệm

Quỹ tiền lương, tiền công năm của cơ quan để tính trả thu nhập tăng thêm nêu trên không bao gồm khoản tiền công trả theo hợp đồng vụ việc.

* Chi trả thu nhập tăng thêm từ nguồn kinh phí tiết kiệm đối với đơn vị sự nghiệp Kho bạc Nhà nước căn cứ vào quyết định phân loại đơn vị sự nghiệp của cơ quan có thẩm quyền, kết quả tài chính trong năm, chênh lệch thu lớn hơn chi hàng quý (đối với trường hợp tạm chi thu nhập tăng thêm), phương án chi trả tiền lương và thu nhập tăng thêm của đơn vị cho từng người lao động quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, thực hiện kiểm soát, thanh toán cho đơn vị , cụ thể:

thu nhập tăng thêm trong năm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định.

+ Đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm cho người lao động, nhưng mức tối đa không quá 02 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định, sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định.

+ Đối với đơn vị kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ, đơn vị được quyết định tổng mức chi trả thu nhập tăng thêm trong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định.

Trong năm, căn cứ vào mức chênh lệch thu lớn hơn chi hàng quý xác định được; đơn vị lập giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (thanh toán) để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức trong đơn vị theo quý gửi Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước thanh toán theo mức thủ trưởng đơn vị đề nghị đảm bảo trong phạm vi dự toán được giao và tối đa không quá 60% số chênh lệch thu lớn hơn chi đơn vị xác định được theo quý.

Kết thúc năm ngân sách, trước ngày 31/01 năm sau, đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi và kinh phí chi thu nhập tăng thêm của năm trước theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đề nghị thanh toán tiếp thu nhập tăng thêm cho người lao động. Trên cơ sở văn bản đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toán phần chi thu nhập tăng thêm cho đơn vị đảm bảo không vượt quá mức quy định.

Sau khi quyết toán của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi theo quyết toán được duyệt dành để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động cao hơn số đơn vị tự xác định, căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ và đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước thanh toán phần thu nhập tăng thêm cho đơn vị.

để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động thấp hơn số đơn vị tự xác định, thì số đã chi trả thu nhập tăng thêm vượt so với quyết toán được duyệt, đơn vị phải sử dụng quỹ dự phòng ổn định thu nhập (nếu có) để bù đắp. Trường hợp sau khi dùng quỹ dự phòng ổn định thu nhập vẫn không đủ bù đắp thì trừ vào chênh lệch thu lớn hơn chi dành để chi trả thu nhập tăng thêm của năm sau; trường hợp năm sau không có chênh lệch thu lớn hơn chi thì trừ vào quỹ tiền lương của đơn vị. Căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền và đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi giảm chi ngân sách nhà nước.

* Chi trả thu nhập tăng thêm từ nguồn kinh phí tiết kiệm đối các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính

Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức theo hệ số tăng thêm quỹ tiền lương, nhưng tối đa không quá 1,0 (một) lần so với quỹ tiền lương tính theo mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định; Chi khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích; Chi cho các hoạt động phúc lợi trong cơ quan; Chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động kể cả những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; Chi thêm cho người lao động khi thực hiện tinh giản biên chế; Trường hợp xét thấy khả năng kinh phí tiết kiệm không ổn định, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ có thể trích một phần số tiết kiệm được để lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

Tạm chi trước thu nhập tăng thêm: Để động viên cán bộ công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; căn cứ tình hình thực hiện của quý trước, nếu xét thấy cơ quan có khả năng tiết kiệm được kinh phí; Thủ trưởng cơ quan căn cứ vào số kinh phí có thể tiết kiệm được để quyết định tạm chi trước thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức trong cơ quan theo quý. Mức tạm chi hàng quý tối đa không quá 60% quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định trong một quý của cơ quan.

Kết thúc năm, trước ngày 31/01 năm sau, cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ tự xác định số kinh phí tiết kiệm được của năm trước gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thanh toán thu nhập tăng thêm theo chế độ quy định. Trên cơ sở

văn bản đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toán thu nhập tăng thêm cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ (bao gồm cả thanh toán tạm ứng và thanh toán trực tiếp) bảo đảm không vượt quá mức tối đa quy định.

Khi quyết toán của cơ quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp số kinh phí thực tiết kiệm cao hơn, đơn vị được tiếp tục chỉ trả thu nhập tăng thêm theo chế độ quy định. Trường hợp số kinh phí tiết kiệm thấp hơn số cơ quan thực hiện chế độ tự chủ xác định, căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền và đề nghị của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, thì Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi bằng cách trừ vào kinh phí tiết kiệm năm tiếp theo của cơ quan.

Bảng 2.2: Tình hình chi các khoản thanh toán cá nhân các cấp ngân sách

Đơn vị: Triệu đồng Cấp ngân sách Năm 2012 Tỷ trọng Năm 2013 Tỷ trọng Năm 2014 Tỷ trọng

Ngân sách TW 29.215 15% 27.635 14% 25.412 13%

Ngân sách tỉnh 62.824 31% 59.127 30% 56.452 30%

Ngân sách huyện 93.764 47% 88.172 46% 85.128 45%

Ngân sách xã 15.134 7% 16.543 10% 18.756 12%

Tổng 200.937 191.477 185.748

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của KBNN Hưng Yên)

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: Tỷ trọng chi các khoản thanh toán cá nhân ngân sách tỉnh đạt tỷ trọng cao nhất vì số lượng cán bộ ngân sách huyện chiếm số lượng lớn nhất trong toàn bộ số lượng cán bộ toàn tỉnh. Đồng thời nhận thấy ngân sách chi trả các khoản chi cho cá nhân ngân sách TW, ngân sách tỉnh và ngân sách huyện giảm dần, còn ngân sách xã thì tăng cụ thể:

+ Chi các khoản thanh toán cá nhân ngân sách TW năm 2012 là 29.215 triệu

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 57 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w