Kiến nghị đối với Chính Phủ

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 100 - 107)

Thứ nhất, cần có chỉ đạo điều hành của Đảng, Quốc hội và Chính phủ để xây dựng khôn khổ pháp lý cũng như tổ chức thực hiện.

Thứ hai, tiếp tục bổ sung, sửa đổi Luật NSNN nhằm đảm bảo tính khoa học, hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam. Trong đó có thể cho phép các đơn vị được lập dự toán theo kết quả đầu ra, thay vì theo kết quả đầu vào như hiện nay.

Khi xây dựng Luật NSNN chỉ nên xây dựng chung, có tình nguyên tắc; đảm bảo có tính ổn định lâu dài; còn những vấn đề cụ thể như mang tính định lượng, đặc biệt nội dung cụ thể như nhiệm vụ chi ngân sách, phương án xây dựng dự toán, hình thức cấp phát, thanh toán và quyết toán NSNN... nên đưa vào bộ luật NSNN thường niên. Như vậy, báo cáo quyết toán NSNN hàng năm cũng là một đạo Luật, theo đó việc bổ sung, sửa đổi những vấn đề có liên quan đến quá trình lập, chấp hành quyết toán NSNN sẽ diễn ra thường xuyên, hàng năm theo Luật định. Việc này sẽ không còn quan niệm là thay đổi Luật NSNN nữa; giành thời gian cho Quốc hội và chính phủ nghiên cứu những vấn đề lớn, có tính ổn định, lâu dài.

Thứ ba, Cần ban hành đồng bộ và kịp thời các bộ Luật và các văn bản hướng dẫn Luật nhằm bảo đảm tính thống nhất cao, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị trong quá trình thực hiện cũng như việc kiểm tra kiểm soát của các cơ quan chức năng.

Thứ tư, cần phải xây dựng trung tâm cung cấp dịch vụ công, xây dựng trung tâm cung cấp hàng hoá công: Thực tiễn cho thấy tại mỗi địa phương khác nhau cung

cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ giống nhau thì lại có giá cả khác nhau. Do đó, hàng hoá tại các đơn vị sử dụng NS mua về có sự khác biệt lớn về giá, gây lãng phí và khó kiểm soát của các cơ quan chức năng. Cho nên, phải hình thành trung tâm cung cấp hàng hoá công đảm bảo giá cả hàng hoá được quản lý trung toàn quốc.

Xây dựng trung tâm cung cấp dịch vụ xe công: Hàng năm, Nhà nước chi ra một khoản tiền rất lớn cho các đơn vị sử dụng NSNN mua sắm xe ô tô công. Vì vậy, số lượng xe ô tô tại cơ quan Nhà nước thì nhiều, nhưng hiệu quả sử dụng ô tô công tại các đơn vị này không cao (hàng năm chỉ có một vài cuộc họp, tập huấn), nhiều khi sử dụng sai mục đích, không đúng đối tượng, sử dụng cho công việc riêng mà không phải việc công, kéo theo đó là phải trả lương cho đội ngũ lái xe, chi phí xăng xe... gây lãng phí ngân sách nhà nước. Do đó phải hình thành một trung tâm cung cấp dịch vụ xe công (là đơn vị sự nghiệp có thu): Trung tâm này vừa cung cấp dịch vụ xe ô tô công cho các cơ quan Nhà nước trong giờ hành chính và ngoài giờ hành chính thì cung cấp như dịch vụ như các hãng taxi.

Thứ năm, Chính phủ cần phải ban hành nghị định phạt hành chính trong lĩnh lực kiểm soát chi thường xuyên NSNN (phạt đơn vị thực hiện chi, phạt cán bộ KBNN kiểm soát chi) từ đó có thể hạn chế được các khoản chi sai, không đúng tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.

Thứ sáu, tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương cho công chức, viên chức Nhà nước. Tiền lương là nguồn thu nhập chính đối với mỗi công chức, viên chức Nhà nước. Trong những năm gần đây tuy Chính phủ đã thực hiện nhiều lần cải cách chính sách tiền lương nhưng vẫn ở mức thấp, thực tế cho thấy tiền lương không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống cần thiết cho công chức, viên chức Nhà nước. Vì vậy, các đơn vị sử dụng NSNN đã tìm mọi cách lách Luật nhằm bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức của đơn vị mình. Do đó, việc kiểm soát các khoản chi NSNN của Kho bạc đối với đơn vị sự dụng NSNN luôn gặp khó khăn. Nên Chính phủ phải có một chính sách cải cách tiền lương mang tính đột phá phù hợp với điều kiện kinh tễ xã hội.

Sau khi phân tích thực trạng KSC thường xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn Tỉnh Hưng Yên, tác giả đề xuất mục tiêu, phương hướng và giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn Tỉnh Hưng Yên.

Mục tiêu: Tất cả các khoản chi thường xuyên NSNN đều được kiểm soát chặt chẽ qua KBNN đúng Luật, phù hợp với xu hướng cải cách tài chính công; phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các cơ quan, các cấp trong quản lý điều hành NSNN; xây dựng quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN bảo đảm tính khoa học.

Phương hướng: Tiếp tục hoàn thiện phương thức cấp phát theo dự toán; cải tiến quy trình cấp phát thanh toán chi thường xuyên NSNN; xây dựng hệ thống kế toán NSNN và hệ thống thanh toán hiện đại; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát trên cơ sở đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình; bộ máy KBNN được kiện toàn tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu quả; tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế toán công, quản lý ngân quỹ và quản lý nợ.

Giải pháp: Xây dựng một hệ thống chính sách đầy đủ rõ ràng và thống nhất; áp dụng quy trình kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, theo đó Nhà nước không can thiệp vào sử dụng các khoản chi phí NSNN đã cấp cho các đơn vị mà chỉ quan tâm đến hiệu quả các nguồn kinh phí đó; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn Tỉnh Hưng Yên, Nâng cao năng lực phẩm chất đội ngũ cán bộ KBNN trên địa bàn Tỉnh Hưng Yên qua việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, có cơ chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng; hiện đại hoá công nghệ thông tin bằng cách xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin KBNN, trong đó lấy hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc làm xương sống nhằm đáp ứng các yêu cầu cải cách quản lý tài chính Ngân sách; hoàn thiện phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước của các cấp trên địa bàn, như phân định quyền hạn, trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý, quy định về trách nhiệm pháp lý và vật chất; hoàn thiện kiểm soát cam kết chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc đảm bảo cho các khoản đã cam kết chi.

Trên cơ sở các biện pháp đã đề xuất, Tác giả đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ và các bộ ngành liên quan, với KBNN, cụ thể: Nhà nước cần tiếp tục sửa đổi bổ sung Luật NSNN nhằm bảo đảm tính khoa học, hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam; hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN theo hướng bảo đảm chủ động của các cấp chính quyền địa phương; hoàn thiện tiêu chuẩn định mức chi thường xuyên NSNN; hoàn thiện hệ thống kế toán NSNN từ cơ quan quản lý Ngân sách, cơ quan quản lý quỹ Ngân sách đến đơn vị sử dụng Ngân sách; hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm soát, kiểm toán NSNN; nâng cao chất lượng dự toán chi thường xuyên NSNN; xây dựng hệ thống thanh toán KBNN hiện đại bảo đảm thanh toán mọi khoản thu, chi NSNN và các đơn vị giao dịch được an toàn, nhanh chóng và kịp thời; tiếp tục thực hiện dự án cải cách Tài chính công; tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương cho cán bộ công chức Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn; cần phải xây dựng trung tâm cung cấp dịch vụ công để giảm những khoản chi phí mà Nhà nước phải trả; xây dựng mức phạt hành chính đối với cán bộ kiểm soát chi sai và đơn vị thực hiện chi sai theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.

KẾT LUẬN

Kho bạc Nhà nước Hưng Yên được giao nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách nhà nước trên địa bàn Hưng Yên. Hàng năm chi thường xuyên ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi của ngân sách nhà nước trên địa tỉnh. Quản lý và kiểm soát khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước có hiệu quả là nhiệm vụ cấp bách, giúp cho cấp ủy, chính quyền các cấp chủ động trong điều hành ngân sách nhà nước địa phương. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN Hưng Yên được thực hiện dựa trên cơ sở các quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhằm phát huy hiệu quả, tiết kiệm chi, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí tài sản công cho Nhà nước.

Trên cơ sở đề tài luận văn được lựa chọn và triển khai nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ đặt ra, đó là:

1. Hệ thống hoá và làm rõ thêm các vấn đề lý luận về ngân sách nhà nước, chi ngân sách nhà nước, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN và vai trò của KBNN trong kiểm soát thanh toán các khoản chi từ ngân sách nhà nước.

2. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách tổng quan, có hệ thống thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN Hưng Yên trong những năm gần đây. Qua đó, chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của kết quả và những hạn chế đó.

3. Đề xuất những giải pháp có thể vận dụng vào thực tiễn và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN nói chung và qua KBNN Hưng Yên nói riêng.

Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN là một vấn đề khá phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước trên phạm vi toàn quốc nói chung và Hưng Yên nói riêng; Điều đó đòi hỏi phải có sự đầu tư, nghiên cứu công phu và toàn diện hơn.

1. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 03/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, ngày 13/03/2006, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 về việc hướng

dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

3. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2007 về việc hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, Hà Nội

5. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27 tháng 11 năm 2008 về việc hướng dẫn quản lý và kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 về việc Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012, Quy định

việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan. nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, Hà Nội.

8. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày ngày 10 tháng 01 năm 2013 về việc Hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

9. Bộ Tài chính (2014), Công văn số 2133/BTC- HCSN ngày 19/02/2014 về việc Hướng dẫn mua sắm tài sản năm 2014, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Chính phủ (2005), Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định “chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý đối với cơ quan Nhà nước”.

12. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định

“quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”.

13. Chính phủ (2011) “Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”, Hà Nội.

14. Chính phủ (2014) “ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014”, Hà Nội.

15. Điều Nguyễn Công Điều, Đổi mới phương thức kiểm soát chi và vị thế, vai trò của KBNN, Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia số 135 (9/2013), Hà Nội.

16. Học viện Tài chính (2005), Giáo trình lý thuyết Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

17. Học viện Tài chính (2008), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính,

Hà Nội.

18. Kho bạc Nhà nước (2009),Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 về việc ban hành Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

19. Kho bạc Nhà nước (2013), Quyết định số 161/QĐ-KBNN ngày 19 /02/2013 của Tổng Giám đốc KBNN về một số quy trình nghiệp vụ kế toán Nhà nước trong điều kiện áp dụng Tabmis.

20. Kho bạc Nhà nước Hưng Yên (2012-2014), Báo cáo tổng hợp hàng năm của Kho bạc Nhà nước Hưng Yên, năm 2012- 2014.

(Kho bạc Nhà nước ) số 139+140 (1+2/2014), Hà Nội.

22. Lê Hùng Sơn (2011), Giải pháp nào góp phần hạn chế nợ đọng ở khu vực công,

Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 108 (5/2011), Hà Nội.

23. Lê Hùng Sơn (2012), Tăng cường kiểm soát chi tiêu công thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia (Kho bạc Nhà nước) số 115+116 (1+2/2012), Hà Nội.

24. Lê Hùng Sơn, Lê Văn Hưng (2013), Giáo trình Kho bạc Nhà nước, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Hà Nội.

25. Lê Hùng Sơn, Lê Văn Hưng (2013), Giáo trình Ngân sách Nhà nước, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Hà Nội.

26. Phan Tất Thắng (2014), Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Kiến Xương KBNN tỉnh Thái Bình, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội.

27. Dương Công Trinh, Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 135 (9/2013), Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 100 - 107)