(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN tỉnh, thành phố
- Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Hưng Yên được thực hiện theo Quyết định số 163/QĐ-KBNN của Tổng Giám đốc KBNN về việc Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, cụ thể xem phụ lục 1.
- Cơ cấu tổ chức KBNN Hưng Yên:
Kho bạc Nhà nước tổ chức theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương. Bộ máy giúp việc của Kho bạc Nhà nước tỉnh hiện nay gồm 10 phòng nghiệp vụ: Phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Kế toán NN, phòng Kiểm soát chi NSNN, phòng Kho quỹ, phòng Kiểm tra kiểm soát, phòng Tin học, phòng Tổ chức cán bộ, phòng
Ban Giám đốc Phòn g Tổng hợp Phòn g Kế toán Nhà nước Phòn g Kiểm soát chi NSN N Phòn g Kho quỹ Phòn g Thanh tra Phòn g Tổ chức cán bộ Phòn g Tin học Phòn g Hành chính, quản trị Phòn g Tài vụ Phòn g Giao dịch KBNN huyện, thị xã, thành phố Tổ Kế toán Tổ TH-HC Tổ Kho quỹ
Hành chính-Quản trị, phòng Tài vụ, phòng Giao dịch. Ngoài ra còn có 9 Kho bạc Nhà nước huyện trực thuộc.
Ban giám đốc KBNN tỉnh Hưng Yên có 1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc. Giám đốc KBNN tỉnh Hưng Yên chịu trách nhiệm toàn diện trước Tổng Giám đốc KBNN Trung ương và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, cán bộ, công chức, lao động của đơn vị.
Phó Giám đốc KBNN tỉnh Hưng Yên chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Lãnh đạo các phòng chuyên môn là trưởng phòng (riêng phòng kế toán là Kế toán trưởng nghiệp vụ). Giúp việc Trưởng phòng có Phó trưởng phòng.
Kho bạc Nhà nước tỉnh trực tiếp kiểm soát chi NSNN thuộc nguồn vốn ngân sách các cấp cho các đơn vị trên địa bàn theo sự phân công, phân cấp của cấp có thẩm quyền. Thực hiện chuyển tiếp và chuyển vốn xuống cho các Kho bạc Nhà nước huyện thuộc phạm vi quản lý của mình. Thực hiện báo cáo định kỳ và quyết toán vốn chi ngân sách các cấp dưới với Kho bạc Nhà nước cấp trên và cơ quan Tài chính địa phương. Tại Kho bạc Nhà nước tỉnh giao nhiệm vụ kiểm soát cho các phòng:
+ Phòng tổng hợp: Tham mưu, giúp Giám đốc KBNN tỉnh Hưng Yên trong việc: - Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, chủ trì đôn đốc triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của KBNN tỉnh Hưng Yên.
- Chủ trì phối hợp với các bộ phận có liên quan trong việc triển khai công tác phát hành và thanh toán công trái, trái phiếu Chính phủ
- Quản lý ngân quỹ KBNN Hưng Yên theo chế độ quy định
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính; là đầu mối đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch được phê duyệt.
- Tổng hợp, phân tích tình hình thu, chi NSNN trên địa bản tỉnh Hưng Yên, thực hiện chế độ báo cáo, thống kê thu, chi NSNN, kết quả phát hành và thanh toán công trái, trái phiếu Chính phủ theo quy định.
định, tổng hợp báo cáo thường xuyên và đột xuất theo quy định.
+ Phòng Kế toán Nhà nước: Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN theo quy định đối với các KBNN huyện, thị xã trực thuộc (trong đó có kiểm soát chi NSNN qua KBNN Hưng Yên). Thực hiện kiểm soát các khoản chi thường xuyên của NSNN qua KBNN tại Văn phòng KBNN tỉnh Hưng Yên theo quy định của Luật NSNN. Kiểm tra, xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua KBNN Hưng Yên, thực hiện công tác thông tin, điện báo; cung cấp số liệu về thu, chi NSNN phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành NSNN Chính quyền các cấp trên địa bàn. Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp và quyết toán số liệu thanh toán trên địa bàn.
+ Phòng Kiểm soát chi NSNN: Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thanh toán vốn Đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN các cấp trên địa bàn đối với KBNN các huyện thị xã trực thuộc. Trực tiếp thực hiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc NSNN các cấp trên địa bàn.
+ Phòng Kho quỹ: Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt, quản lý kho quỹ tại KBNN tỉnh Hưng Yên. Bảo quản tiền mặt, ấn chỉ có giá, ấn chỉ đặc biệt do KBNN tỉnh Hưng Yên quản lý, các tài sản tạm thu, tạm giữ, tạm gửi và tịch thu theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Tổ chức thực hiện vận chuyển tiền mặt, các giấy tờ có giá và ấn chỉ đặc biệt theo lệnh của cấp có thẩm quyền. Thống kê, tổng hợp và báo cáo các mặt hoạt động nghiệp vụ kho, quỹ theo chế độ quy định. Phối hợp với các bộ phận liên quan kịp thời làm rõ nguyên nhân các vụ thừa thiếu, mất tiền, tài sản trong kho, quỹ tại đơn vị, đề xuất, kiến nghị với Giám đốc KBNN Hưng Yên các biện pháp xử lý.
+ Phòng Thanh tra: Thực hiện công tác thanh tra kiểm tra các phòng ban và các Kho bạc huyện trực thuộc của KBNN tỉnh Hưng Yên.
+ Phòng Hành chính - Quản trị: Thực hiện công tác hành chính, quản trị: Quản lý tài sản, hành chính quản trị, văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu, bảo vệ tại KBNN tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên.
+ Phòng Giao dịch: Thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố và ngân sách xã phường; thực hiện công tác thu ngân sách trên địa bàn thành phố. Thực hiện quyết toán thu và quyết toán chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chi thường xuyên ngân sách thành phố và ngân sách xã phường.
Kho bạc Nhà nước huyện trực tiếp kiểm soát chi NSNN thuộc nguồn vốn ngân sách các cấp cho các đơn vị trên địa bàn theo sự phận công, phân cấp của cấp có thẩm quyền. Thực hiện báo cáo định kỳ và quyết toán vốn chi NSNN thuộc ngân sách các cấp với Kho bạc Nhà nước cấp trên và cơ quan Tài chính địa phương. Kho bạc huyện tổ chức thành tổ nghiệp vụ (tổ Tổng hợp - hành chính, tổ Kế toán và tổ Kho quỹ), trong đó tổ Tổng hợp- hành chính có nhiệm vụ tham mưu, giúp Giám đốc KBNN huyện trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, chủ trì đôn đốc triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của KBNN huyện; Chủ trì phối hợp với các bộ phận có liên quan trong việc triển khai công tác phát hành và thanh toán công trái, trái phiếu Chính phủ; Quản lý ngân quỹ KBNN huyện theo chế độ quy định; Thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN, vốn chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác được giao quản lý theo sự phân công của KBNN tỉnh; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện theo định kỳ, đột xuất cho KBNN tỉnh, cơ quan Tài chính địa phương và các cơ quan có thẩm quyền; Thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN, vốn chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác được giao quản lý; Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính; là đầu mối đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo theo quy định.Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch được phê duyệt; Tổng hợp, phân tích tình hình thu, chi NSNN trên địa bàn; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê thu, chi NSNN, kết quả phát hành và thanh toán công trái, trái phiếu Chính phủ theo quy định; Thực hiện công tác thống kê các hoạt động
nghiệp vụ KBNN theo quy định; tổng hợp báo cáo thường xuyên và đột xuất theo quy định; Phối hợp với phòng (tổ) Kế toán trong việc xác nhận số thanh toán vốn dầu tư cho dự án do phòng (tổ) Tổng hợp - hành chính trực tiếp kiểm soát, thanh toán; Tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân tại KBNN huyện theo quy định; Thực hiện công tác hành chính, quản trị: quản lý tài sản, hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu, bảo vệ tại KBNN huyện; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN huyện giao.
Tổ kế toán tham mưu, giúp Giám đốc KBNN huyện trong việc tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách; Kiểm soát các khoản chi thường xuyên của NSNN theo quy định; Thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN huyện quản lý, các khoản tạm thu, tạm giữ, ký cược, ký quỹ, tiền, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN huyện, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật; thống kê, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN huyện; Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN huyện; Mở và quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN huyện tại Ngân hàng thương mại theo chế độ quy định, thực hiện thanh toán qua Ngân hàng theo quy định; Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại KBNN huyện; Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN huyện; Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch đã được phê duyệt; Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số liệu về thu, chi NSNN qua KBNN huyện; Thực hiện phát hành và thanh toán công trái, trái phiếu Chính phủ; Thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN huyện; Thực hiện công tác thống kê, điện báo, báo cáo số liệu về thu, chi NSNN phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền; tổng hợp báo cáo kế toán và báo cáo thống kê thuộc lĩnh vực kế toán theo chế độ quy định; Quản lý kinh phí nội bộ, thực hiện hạch toán kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán tình hình sử dụng các khoản kinh phí do KBNN tỉnh cấp và các nguồn kinh phí khác theo quy định; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc
KBNN huyện giao.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập cũng giống như các đơn vị khác trong ngành, Kho bạc Nhà nước Hưng Yên cũng gặp phải không ít khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, đội ngũ cán bộ hầu hết còn non trẻ mới được tuyển dụng, vừa thiếu, vừa hạn chế về năng lực tổng hợp và điều hành. Trước tình hình đó Kho bạc Nhà nước Hưng Yên đã có những biện pháp gắn việc học tập văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ công chức. Bên cạnh đó được sự quan tâm của lãnh đạo trực tiếp Kho bạc Nhà nước, của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp, giúp đỡ của các cấp, các ngành trên địa bàn, cán bộ công chức KBNN Hưng Yên đã nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Qua chặng đường 18 năm xây dựng và phát triển, cùng với sự ổn định và phát triển của ngành KBNN, Kho bạc Nhà nước Hưng Yên không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Vai trò và chức năng, nhiệm vụ của Ngành đã được KBNN Hưng Yên triển khai tổ chức thực hiện tốt, vị thế của KBNN Hưng Yên đối với chính quyền địa phương và nhân dân đã được khẳng định. Quản lý chặt ché, đúng chế độ, hiệu quả, an toàn quỹ NSNN, hoàn thành tốt nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, xây dựng, giữ gìn và phát huy tốt truyền thống đoàn kết nội bộ trong đơn vị. Bộ máy tổ chức dần được kiện toàn ổn định và hoạt động hiệu quả. Chất lượng cán bộ, công chức ngày càng được nâng lên. Đội ngũ cán bộ công chức giỏi chuyên môn nghiệp vụ có phẩm chất đạo đức trong sáng và “cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của ngành. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư đồng bộ, hiện đại, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Trụ sở làm việc luôn được bảo vệ tuyệt đối an toàn, xanh, sạch đẹp, thuận tiện cho khách hành giao dịch và hoạt động nghiệp vụ quản lý nội bộ, văn minh văn hoá công sở.
Bên cạnh đó Ban Lãnh đạo KBNN Hưng Yên rất quan tâm đến công tác cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân có giao dịch với KBNN. Mới đây nhất KBNN Hưng Yên đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Sở, Ban Ngành trong tỉnh ban hành bộ thủ tục hành
chính mới. Đây là một bước tiến mới trong công tác cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đến giao dịch, đẩy nhanh tiến độ giải quyết công việc, giảm bớt phiền hà trong giao dịch, thanh toán. Và hiện nay, thực hiện chiến lược phát triển của ngành toàn đơn vị đang huy động mọi nguồn lực, nỗ lực tập trung cao độ chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai thành công, có hiệu quả dự án Tabmis, một trong ba cấu phần lớn nhất của dự án cải cách tài chính công.
2.2. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hưng Yên
2.2.1. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Hưng Yên
a. Điều kiện thủ tục thanh toán
+ Đã có trong dự toán chi ngân sách nhà nước được giao;
+ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
+ Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được uỷ quyền quyết định chi;
+ Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán. b. Thành phần hồ sơ
- Hồ sơ gửi đầu năm:
+ Dự toán chi ngân sách nhà nước;
+ Bảng đăng ký biên chế, quỹ tiền lương, học bổng, sinh hoạt phí, bảng tăng giảm biên chế quỹ tiền lương (khi có phát sinh) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt; Bảng tăng, giảm học bổng, sinh hoạt phí được cơ quan nhà nước phê duyệt (gửi khi phát sinh).
+ Danh sách những người hưởng lương và phụ cấp lương;
+ Bảng kê các hợp đồng lao động có xác nhận của thủ trưởng đơn vị; - Hồ sơ gửi lần đầu:
+ Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền, quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh của cấp có thẩm quyền.
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ;
+ Thông báo thu tiền của đơn vị cung cấp dịch vụ
+ Phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ (đối với những trường hợp mua sắm nhỏ không có hợp đồng mua bán); hoá đơn bán hàng, vật tư, thiết bị;
- Hồ sơ gửi khi tạm ứng (đối với các khoản chi được tạm ứng): + Giấy rút dự toán (tạm ứng), mẫu C2-02/NS
- Hồ sơ gửi khi thanh toán:
+ Giấy rút dự toán (mẫu C2-02/NS)
+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, mẫu C2-03/NS
+ Bảng kê chứng từ thanh toán có chữ ký của kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN (Mẫu 01 thông tư số 161/TT-BTC).
+ Tuỳ theo từng nội dung chi khách hàng giao dịch gửi các hồ sơ, chứng từ